Chiều thứ Hai 12 /8/2013, linh mục Phaolô Văn Chi, phó Giám Đốc
VietCatholic, đã có cuộc mạn đàm về thực trạng chà đạp tự do tôn giáo tại Việt
Nam với linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải, dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Chân thành
cám ơn VietFace TV Australia đã giúp thu hình buổi phỏng vấn này.
1. Giáo Hội Việt Nam đã có 118 vị thánh Tử Đạo được tuyên
phong và có lẽ còn một con số đông đảo hơn nữa những người đã hy sinh mạng sống
để minh chứng cho niềm tin Kitô. Với tư cách là một nhà nghiên cứu về giáo sử,
xin cha phác họa sơ một vài nét về sự bất khoan dung tôn giáo của các nhà cầm
quyền trong các triều đại vua chúa tại Việt Nam.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: Từ năm 1615, khi các thừa sai Dòng Tên đến truyền
giáo ở Quảng Nam, đến năm 1886, khi kết thúc cuộc bách hại của Văn Thân, có
khoảng hơn một trăm nghìn người đã chịu tử đạo ở Việt Nam, trong số đó 117 vị
được tuyên phong hiển thánh và 1 vị được tuyên phong á thánh. Chế độ cộng sản
Việt Nam thường cho rằng Công Giáo gắn liền với tiến trình thực dân hóa ở Việt
Nam và các cuộc bách hại kia xuất phát từ những nguyên nhân chính trị. Thế
nhưng thực tế thì khác. Các tín hữu thời bấy giờ đã không bị kết án vì đã tham
gia lật đổ chính quyền, nhưng họ bị kết án vì đã không chịu từ bỏ niềm tin tôn
giáo của mình, trái lại đã tích cực tuyên xưng và loan truyền niềm tin ấy. Vua
quan và giới nho sĩ đương thời vì quá thiếu hiểu biết, quá bảo thủ, quá tham
lam và quá gắn bó với Nho giáo... nên đã ban hành các sắc chỉ cấm đạo; những
người theo đạo hay truyền đạo bị phân sáp, bắt bớ, bỏ tù hoặc giết chết, trong khi
tài sản và cở sở thờ tự của họ bị cướp phá. Tàn khốc nhất và giết nhiều người
nhất là các cuộc bách hại của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và của phong
trào Văn Thân trong thế kỷ XIX.2. Đến thời kỳ cộng sản, tình hình xem ra còn tồi tệ hơn. Đâu là những nét đặc trưng nhất, thưa cha? Đặc biệt sự kiện Tòa Khâm Sứ, Giáo Xứ Thái Hà mà Cha đã chứng kiến, xin Cha cho quý khán thỉnh giả biết về những sự kiện đặc biệt này.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: Vâng! Thời cộng sản thống trị Việt Nam thì tình hình tồi tệ hơn. Vì cộng sản thì duy vật và vô thần lại chủ trương bạo lực cách mạng. Chế độ cộng sản coi các tôn giáo tự bản chất là đối kháng với họ. Họ quan niệm rằng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước nhất phải diệt trừ tôn giáo, nếu diệt trừ chưa được thì họ cô lập, khống chế, phân hóa và làm tha hóa các tôn giáo. Để thực hiện mục đích này họ đã lập ra ngành công an tôn giáo và ban tôn giáo trong bộ máy chính quyền. Họ độc quyền sử dụng hệ thống giáo dục đào tạo và bộ máy truyền thông để xuyên tạc và tấn công các tôn giáo. Khi cần, họ huy động cả hệ thống chính trị bao gồm nhiều tổ chức chính trị, xã hội và “tôn giáo” khác nhau để bao vây, cô lập, tấn công và diệt trừ tôn giáo. Bởi thế các cuộc bách hại tôn giáo diễn ra khi trắng trợn, khi tinh vi, thường xuyên hơn và tàn bạo hơn thời phong kiến. Hơn nữa nạn nhân của các cuộc bách hại không chỉ là Công Giáo mà còn là mọi tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Hòa Hảo, Tin Lành, Cao Đài...Chưa có thời nào các tôn giáo ở Việt Nam lại bị đại nạn khủng khiếp như thời cộng sản hiện nay.
Giáo xứ Thái Hà của DCCT Việt Nam và Tòa Giám Mục Hà Nội
cũng là những trường hợp điển hình. Tại hai nơi này những thập niên trước đây,
đã có những giáo sĩ bị trục xuất, bị giam cầm và bị chết trong các trại cải tạo
của chế độ cộng sản hiện nay. Năm 2008, chính quyền Hà Nội mưu toan chia chác
khu đất của Tòa TGM Hà Nội mà trước đây dùng làm Tòa Khâm Sứ, và khu đất của
giáo xứ Thái Hà, nơi từ lâu giáo xứ đã dự định xây nhà thờ, với bằng chứng giả
dối rằng các linh mục phụ trách thời trước đã “bàn giao” cho nhà nước. Tòa Giám
Mục Hà Nội và DCCT Hà Nội đã trưng ra những bằng chứng và viện dẫn những điều
khoản của các bộ luật của nhà nước Việt Nam để bảo vệ tài sản của mình. Thế
nhưng bất chấp pháp luật do mình làm ra, nhà nước VN đã dùng bạo lực cưỡng
chiếm bất hợp pháp 2 khu đất này. Vì thế, các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân tập
trung tại hai khu đất kia để cầu nguyện nhằm bảo vệ công lý và sự thật. Nhà
nước đưa quân đội, công an, dân phòng, chó nghiệp vụ và các tổ chức chính trị
xã hội đến đàn áp giáo dân và bắt gần 100 người trong đó có 8 người bị giam giữ
dài ngày và truy tố ra tòa án. Điều đáng nói hơn là nhân vụ cướp bóc này, các
phương tiện truyền thông của chế độ, các trường học, các tổ chức chính trị theo
lệnh của nhà cầm quyền đã phát động một cuộc “chiến tranh” chống lại Công Giáo
bằng những tuyên truyền, vu cáo, xuyên tạc, chụp mũ, đe dọa các giáo sĩ và giáo
dân ở nhiều nơi bằng những hành động bẩn thỉu, đê hèn mà thế giới văn minh
không thể tưởng tượng nổi.
3. Cha đã chứng kiến những đau thương của Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là Giáo Hội Miền Bắc từ năm 1954 tới 1975, rồi từ năm 1975 đến nay, Cha có thể cho qúy khán giả biết được những nét đặc thù như Quý Cha Chính Vinh, Quý Cha và Quý Ông Trùm bị bắt giam, và sự hạn chế Tôn Giáo thế nào?
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: Tôi đã thấy nhiều xóm đạo, nhiều nhà thờ, nhiều tu viện bị xóa xổ hoặc cướp phá, hoặc chiếm dụng. Tôi đã thấy nhiều hình thức bách hại đạo khác nhau, khi tinh vi, khi trắng trợn. Tôi đã thấy nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân bị sách nhiễu, bắt bớ, quản chế, giam cầm và tù đày. Bố tôi phục vụ nhà thờ bị cộng sản sách nhiễu và đe dọa thường xuyên. Bác Antôn Vinh, người đỡ đầu cho tôi, bị bắt đi tù chỉ vì tích cực phục vụ giáo xứ. Linh mục nghĩa phụ của tôi, cha Giuse Vũ Quang Điện ở làng Phúc Nhạc quê tôi cũng bị sách nhiễu và đe dọa, rồi cuối cùng còn bị bắt giam nhiều năm trời, mãi đến năm 1988 mới được trả tự do. Trong tu viện Thái Hà chúng tôi, hai cha Canada bị trục xuất, cha Giuse Vũ Ngọc Bích, bị bắt giam 6 tháng và sau đó còn bị khủng bố và mưu sát nhiều lần; thầy Marcel Văn và thầy Clemente Đạt thì bị bắt giam và bị chết trong tù cộng sản. Bao nhiêu tín hữu và các linh mục, tu sĩ ở Thái Hà trong đó có tôi đã bị đe dọa và ngăn cản sống niềm tin tôn giáo của mình. Tôi đã phải tu học kín đáo và thụ phong linh mục bí mật và đến giờ này nhà nước VN vẫn chưa công nhận tôi là linh mục.
Cha có nói đến Cha Chính Vinh ở Hà Nội. Khi tôi đến Thái Hà tu học năm 1987 thì ngài đã bị bắt và bị chết từ lâu ở trại Cổng Trời. Tôi được biết về ngài qua lời kể lại của cha Vũ Ngọc Bích, của Đức Cha Lê Đắc Trọng, của ông Kiều Duy Vĩnh, của một số tù nhân đã từng ở với ngài và của nhiều giáo dân lớn tuổi sống ở Hà Nội. Ngài đã bị đầy đọa cho đến chết trong trại Cổng Trời, địa ngục trần gian của chế độ cộng sản Việt Nam, chỉ vì ngài đã dám ngăn chặn bàn tay lông lá của bạo quyền cộng sản can thiệp vào sinh hoạt nội bộ của GH. Ngài được xem như vị tử đạo điển hình ở Miền Bắc thời hiện đại, một biểu tượng của lòng trung tín sắt son với Chúa và sự bất khuất trước sự bách hại tôn giáo của chế độ cộng sản. Có bao nhiêu giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân, vì đức tin đã phải trả giá bằng mạng sống mình như cha Chính Vinh? Nhiều lắm. Chưa thể thống kê được.
Nhưng từ giáo xứ Tam Châu nơi tôi sinh sống thuở thiếu thời đến các giáo xứ tôi
đi qua trên nẻo đường phục vụ thuộc các giáo phận khác nhau ở Miền Bắc, hầu như
nơi nào cũng có giáo dân bị tù đầy hoặc bị chết vì đức tin. Có lần tôi đến Cao
Mại ở Thái Bình, người dân nơi đây kể cho tôi nghe họ đã bị cộng sản phóng hỏa
đốt nhà thờ và hàng trăm giáo dân đã bị tàn sát thế nào. Một số người sống sót
đã cho tôi xem các vết chém còn lưu lại trên thân thể họ. Ít năm trước đây khi
xây nhà thờ mới họ còn thấy hài cốt của anh em đồng đạo đã bị giết và bị vùi
lấp vội vàng chôn vội bên cạnh nhà thờ. (ca dao Công Giáo nói: Đau thương Cao
Mại, quằn quại Phú Ninh-Hai nơi bị cộng sản thực hiện những cuộc tàn sát diệt
chủng thuộc Thái Bình và Bùi Chu). Tất cả những người này là những nạn nhân
điển hình của chế độ cộng sản. Theo lời chia sẻ của của ông Kiều Duy Vĩnh, một
cựu tù chính trị, khi ông gặp những người Công Giáo chúng tôi ở Hà Nội, thì các
tù nhân Công Giáo bỏ mình trong các trại tù cộng sản kia là những vị thánh.
Hiện nay cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bách hại tôn giáo bằng những hình thức và mức độ khác nhau tùy từng khu vực tín đồ cư ngụ. Các tín đồ ở các vùng sâu vùng xa, vùng tôn giáo là thiểu số thì vẫn bị bách hại nặng nề hơn. Thí dụ, tôi thấy bóng dáng của sự diệt chủng và phân sáp những bản làng Công Giáo này. Năm 2005, tôi đến một bản người Hmong ở huyện Sông Mã, Sơn La, thì được biết người dân ở đây theo đạo vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Những người nam lớn tuổi đưa đức tin về đây đều đã bị nhà cầm quyền bắt bớ với lý do “buôn thuốc phiện” rồi sau đó họ bị đánh chết trong tù dù án chỉ vài năm. Cũng ở bản đó tôi gặp những phụ nữ khóc lóc kể lể cho tôi nghe họ bị cán bộ ép lên bệnh viện và “lôi con trong bụng ra”. Bởi vậy trong bản chỉ thấy vài người nam tuổi xấp xỉ 30 mà người lớn nhất khi ấy là 35 rồi sau đó là đến con cái của họ. Có một số thiếu nữ không lấy được chồng vì những người nam cùng thời trong bản đã bị giết từ khi còn là thai nhi theo kiểu cưỡng bách trên đây. Đến năm 2010 tôi lại biết một số bản ở huyện Mộc Châu, người dân bị phân sáp và cô lập chỉ vì theo Công Giáo.
4. Ở các nước cộng sản, nhà cầm quyền thường hình thành những tổ chức trong lòng Giáo Hội để khống chế và thao túng. Hội Công Giáo Yêu Nước ở Trung quốc là một điển hình. Cha nhận định thế nào về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam?
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: UB này ngày trước ở Miền Bắc mang danh là Ủy ban Liên lạc Công Giáo Yêu nước. Sau năm 1975 UB này đổi tên là UBĐKCGYN. Sau cùng vào giữa những năm 1990 thì bỏ đi hai chữ “yêu nước” cuối cùng nên có người nói là UBĐK “hết yêu nước”. Đây là một tổ chức mang danh Công Giáo do Đảng Cộng sản nhào nặn lên, nhằm mục đích lũng đoạn và thao túng GH Công Giáo, tiến tới chỗ xây dựng một GH quốc doanh độc lập với Tòa Thánh Vatican theo kiểu GH quốc doanh Trung Quốc. Ở Miền Bắc từ ban đầu cho đến những năm 1990, UB này ít có tiếng nói và ảnh hưởng, vì ngay từ khi UB mới xuất hiện, các Đức Giám Mục ở Miền Bắc khi ấy đã có thái độ rõ ràng, dứt khoát và mạnh mẽ: Rút phép thông công những linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia UB, rút phép thông công những giáo dân tham dự thánh lễ của các linh mục tham gia UB.
Hiện nay cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bách hại tôn giáo bằng những hình thức và mức độ khác nhau tùy từng khu vực tín đồ cư ngụ. Các tín đồ ở các vùng sâu vùng xa, vùng tôn giáo là thiểu số thì vẫn bị bách hại nặng nề hơn. Thí dụ, tôi thấy bóng dáng của sự diệt chủng và phân sáp những bản làng Công Giáo này. Năm 2005, tôi đến một bản người Hmong ở huyện Sông Mã, Sơn La, thì được biết người dân ở đây theo đạo vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Những người nam lớn tuổi đưa đức tin về đây đều đã bị nhà cầm quyền bắt bớ với lý do “buôn thuốc phiện” rồi sau đó họ bị đánh chết trong tù dù án chỉ vài năm. Cũng ở bản đó tôi gặp những phụ nữ khóc lóc kể lể cho tôi nghe họ bị cán bộ ép lên bệnh viện và “lôi con trong bụng ra”. Bởi vậy trong bản chỉ thấy vài người nam tuổi xấp xỉ 30 mà người lớn nhất khi ấy là 35 rồi sau đó là đến con cái của họ. Có một số thiếu nữ không lấy được chồng vì những người nam cùng thời trong bản đã bị giết từ khi còn là thai nhi theo kiểu cưỡng bách trên đây. Đến năm 2010 tôi lại biết một số bản ở huyện Mộc Châu, người dân bị phân sáp và cô lập chỉ vì theo Công Giáo.
4. Ở các nước cộng sản, nhà cầm quyền thường hình thành những tổ chức trong lòng Giáo Hội để khống chế và thao túng. Hội Công Giáo Yêu Nước ở Trung quốc là một điển hình. Cha nhận định thế nào về Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Việt Nam?
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: UB này ngày trước ở Miền Bắc mang danh là Ủy ban Liên lạc Công Giáo Yêu nước. Sau năm 1975 UB này đổi tên là UBĐKCGYN. Sau cùng vào giữa những năm 1990 thì bỏ đi hai chữ “yêu nước” cuối cùng nên có người nói là UBĐK “hết yêu nước”. Đây là một tổ chức mang danh Công Giáo do Đảng Cộng sản nhào nặn lên, nhằm mục đích lũng đoạn và thao túng GH Công Giáo, tiến tới chỗ xây dựng một GH quốc doanh độc lập với Tòa Thánh Vatican theo kiểu GH quốc doanh Trung Quốc. Ở Miền Bắc từ ban đầu cho đến những năm 1990, UB này ít có tiếng nói và ảnh hưởng, vì ngay từ khi UB mới xuất hiện, các Đức Giám Mục ở Miền Bắc khi ấy đã có thái độ rõ ràng, dứt khoát và mạnh mẽ: Rút phép thông công những linh mục, tu sĩ và giáo dân tham gia UB, rút phép thông công những giáo dân tham dự thánh lễ của các linh mục tham gia UB.
Bởi thế UB Liên lạc Công
Giáo Yêu nước bị tẩy chay, bị cô lập và hầu như bị vô hiệu hóa tác dụng. Ở TGP
Hà Nội ngoại trừ một số giáo gian từ mấy chục năm gần đây, không có linh mục
hoặc tu sĩ nào tham gia UB này. Tuy nhiên, ở Miền Nam, sau năm 1975, UBĐKCG
phát triển rộng rãi ở các địa phương. Nơi UB có đại bản doanh và là nơi có các
linh mục “yêu nước” xung kích trong việc chống phá GH là Sài Gòn. Hồi năm 1994
hay 1995 gì đó Bộ Truyền giáo có gửi thư cho Đức Cha Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch
HĐGMVN, yêu cầu xử lý vấn đề các linh mục tham gia UBĐKCG. Nhưng không hiểu sao
sau đó nhiều linh mục vẫn ngang nhiên tham gia UB. Mấy năm gần đây, trong số
các linh mục “lãnh tụ” của UB ban này ở SG, có người chết, có người thì mất
chức chính xứ, có người về già, có người thu mình lại trong bối cảnh bùng nổ
thông tin và phản biện... nên hoạt động của UB này có vẻ bớt ồn ào hơn những
năm trước. Nói chung trên phạm vi cả nước, UBĐKCG tuy chưa đạt được mục đích
ban đầu của nó, nhưng nó cũng gây nên những hậu quả tại hại và lâu dài cho Giáo
Hội, đặc biệt là tại những nơi UB này phát triển mạnh.
5. Những cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và nhà nước Việt Nam đã kéo dài qua rất nhiều vòng. Cha có hy vọng nào về những cuộc đàm phán này không?
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: Các cuộc đàm phán không mang lại cho chúng ta những kết quả mong muốn. Tòa Thánh Vatican và nhà nước Việt Nam bắt đầu đàm phán từ năm 1990. Về vấn đề quan hệ ngoại giao, sau 23 năm đàm phán, hai bên vẫn chưa bình thường hóa. Có lẽ trong lịch sử chưa bao giờ Vatican lại có một cuộc đàm phán dài ngày như thế. Tình trạng này sẽ còn kéo dài. Vì Việt Nam không không dám qua mặt Trung Quốc trong vấn đề bang giao với Vatican. Hơn nữa chế độ cộng sản Việt Nam rất kiêu ngạo, có nhiều mặc cảm và thường có những toan tính nhỏ nhen, thực dụng, thiển cận, thiếu tầm nhìn xa trông rộng. Họ không muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Vatican vì họ nghĩ họ chả được lợi lộc gì trong chuyện này.
Về vấn đề tự do tôn giáo, qua mấy chục năm đàm phán, Vatican chỉ đạt được những kết quả rất khiêm tốn, những thỏa thuận để giải quyết những vụ việc đơn lẻ, không có tính cách quyết định và không phải là nội dung căn bản của vấn đề tự do tôn giáo, trong khi đó, một cách căn bản và toàn diện, Việt Nam vẫn không có tự do tôn giáo, giáo dân và Giáo hội Việt Nam căn bản vẫn bị phân biệt đối xử, thậm chí bị đàn áp. Những gì mà nhà nước Việt Nam đồng ý đáp ứng cho Vatican thông qua đàm phán thì cũng là những cái mà các tôn giáo khác ở VN đạt được không qua đàm phán. Những gì mà nhà nước Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của Vatican thì thường cũng là những cái các tôn giáo khác không được đáp ứng. Việt Nam có khoảng 92 triệu dân, Công Giáo chỉ chiếm hơn 7 % dân số, bởi thế tôi không tin là một mình phái đoàn ngoại giao của Vatican có thể mang lại tự do tôn giáo cho người Công Giáo VN, vì vấn đề này liên quan đến toàn thể các tôn giáo ở Việt Nam.
5. Những cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và nhà nước Việt Nam đã kéo dài qua rất nhiều vòng. Cha có hy vọng nào về những cuộc đàm phán này không?
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải: Các cuộc đàm phán không mang lại cho chúng ta những kết quả mong muốn. Tòa Thánh Vatican và nhà nước Việt Nam bắt đầu đàm phán từ năm 1990. Về vấn đề quan hệ ngoại giao, sau 23 năm đàm phán, hai bên vẫn chưa bình thường hóa. Có lẽ trong lịch sử chưa bao giờ Vatican lại có một cuộc đàm phán dài ngày như thế. Tình trạng này sẽ còn kéo dài. Vì Việt Nam không không dám qua mặt Trung Quốc trong vấn đề bang giao với Vatican. Hơn nữa chế độ cộng sản Việt Nam rất kiêu ngạo, có nhiều mặc cảm và thường có những toan tính nhỏ nhen, thực dụng, thiển cận, thiếu tầm nhìn xa trông rộng. Họ không muốn bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Vatican vì họ nghĩ họ chả được lợi lộc gì trong chuyện này.
Về vấn đề tự do tôn giáo, qua mấy chục năm đàm phán, Vatican chỉ đạt được những kết quả rất khiêm tốn, những thỏa thuận để giải quyết những vụ việc đơn lẻ, không có tính cách quyết định và không phải là nội dung căn bản của vấn đề tự do tôn giáo, trong khi đó, một cách căn bản và toàn diện, Việt Nam vẫn không có tự do tôn giáo, giáo dân và Giáo hội Việt Nam căn bản vẫn bị phân biệt đối xử, thậm chí bị đàn áp. Những gì mà nhà nước Việt Nam đồng ý đáp ứng cho Vatican thông qua đàm phán thì cũng là những cái mà các tôn giáo khác ở VN đạt được không qua đàm phán. Những gì mà nhà nước Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của Vatican thì thường cũng là những cái các tôn giáo khác không được đáp ứng. Việt Nam có khoảng 92 triệu dân, Công Giáo chỉ chiếm hơn 7 % dân số, bởi thế tôi không tin là một mình phái đoàn ngoại giao của Vatican có thể mang lại tự do tôn giáo cho người Công Giáo VN, vì vấn đề này liên quan đến toàn thể các tôn giáo ở Việt Nam.
Sống với chế độ cộng sản chúng tôi kinh
nghiệm một điều là không bao giờ quyền tự do của mình được tôn trọng nếu mình
không quyết liệt đấu tranh. Tất nhiên là đấu tranh bằng phương pháp hòa bình.
Chỉ có người ngây ngô mới tin rằng đối với một chế độ hận thù tôn giáo, một chế
độ lì lợm, vô liêm sỉ và tàn bạo như chế độ CSVN, chỉ cần một chủ thể ngoại
giao như Tòa Thánh Vatican là đủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến tự do
tôn giáo mà không cần sự đấu tranh của cộng đồng Công Giáo và của toàn thể các
tín đồ của các tôn giáo. Việc Tòa Thánh Vatican đàm phán với nhà nước VN là cần
thiết, nhưng sự đoàn kết trong một mặt trận tranh đấu chung của mọi cá nhân, tổ
chức, và tôn giáo ở Việt Nam mới là quyết định mang lại tự do tôn giáo cho VN.
Vì chế độ cộng sản VN luôn tin tưởng và áp dụng nguyên tắc “vừa đánh vừa đàm”
và “thực tế mặt trận quyết định kết quả đàm phán” chứ không phải là ngược lại.
Thực tế từ cuối năm 2006 khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước
cần quan tâm về tự do tôn giáo và từ đâu năm 2007 sau những lần gặp gỡ Đức Giáo
Hoàng Bênêđíctô thứ 16 của những người đứng đầu chế độ CSVN, thì nhà cầm quyền
Việt Nam lại càng đàn áp giáo dân nói riêng và các tôn giáo nói chung một cách
trắng trợn và dã man hơn những năm trước đó. Từ năm 1988 đến nay, chưa khi
nào tôi thấy nhà nước Việt Nam bách hại Công Giáo và đàn áp giáo dân
một cách trắng trợn và dã man như 6 năm vừa qua.
Nguồn Vietcatholic
Nguồn Vietcatholic