"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

ĐTC Phanxicô chủ sự giờ cầu nguyện vì hòa bình với hơn 100.000 người


VRNs (09.09.2013) – Sài Gòn - Như đã thông báo vào Chúa Nhật tuần trước về một ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự giờ cầu nguyện vào tối thứ bảy vừa qua với ước tính gần 100.000 người.

Không khí của sự kiện

Đáp lời lời mời gọi của Đức Thánh Cha, các Kitô hữu và người Hồi giáo đã cùng tụ tập cầu nguyện theo cách thức riêng của tôn giáo mình, tại Quảng trường Thánh Phêrô. Nhiều người còn mô tả biến cố đại kết này là một “phép lạ”. Buổi canh thức kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ, đã phá vỡ những rào cản trong niềm tin để cùng nhau cầu nguyện cho sự chấm dứt chiến tranh tại Syria.

Cờ của các quốc gia trên thế giới tung bay dọc hai bên quảng trường : từ lá cờ của Syria, Trung Quốc, Argentina đến những lá cờ cầu vồng của hòa bình. Buổi cầu nguyện bao trùm bởi không khí thiền định với sự hiện diện của nhiều người dân Syria và các tín đồ Hồi giáo. Theo cộng đồng Ả Rập tại Ý, đã có hàng trăm người tham dự. Họ đọc kinh Koran như cách Kitô hữu đọc kinh Kính Mừng.


Tuy nhiên, cũng có sự chia rẽ trong cộng đồng người Syria tham dự tại đêm canh thức. Một nhóm ủng hộ hệ tư tưởng của ”phiến quân” tách riêng với nhóm “ủng hộ người dân Syria.”

Nói với những người tham dự tại đêm canh thức, Đức Thánh Cha Phaxicô mời gọi “Đức tin Kitô giáo thúc giục bản thân tôi nhìn lên Thánh Giá. Tôi ao ước mọi người nam và nữ thiện chí cùng nhìn lên Thánh Giá dù chỉ trong giây lát! Ở nơi đó, chúng ta nhận biết được câu trả lời của Thiên Chúa: [Người] không đáp trả bạo lực bằng bạo lực, không đáp trả cái chết bằng ngôn ngữ của cái chết. Trong sự thinh lặng của Thánh Giá, tiếng ồn ào của vũ khí bị chấm dứt và ngôn ngữ của hòa giải, tha thứ, đối thoại và hòa bình được cất lên. “

Ngài cho biết, “khi con người chỉ nghĩ về chính mình”, “cho phép mình bị mê hoặc bởi quyền lực và thống trị” “đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa thì tất cả các mối quan hệ khác đều bị phá vỡ cũng như mọi thứ đều bị hủy hoại, và sau đó cánh cửa [tâm hồn] mở ra cho bạo lực, sự thờ ơ, và xung đột.”

Hoa Kỳ đang tiếp tục tìm kiếm ủng hộ

Trong khi Đức Thánh Cha tái khẳng định “hòa bình chỉ xuất hiện trong hòa bình” và “bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến cái chết”. Thì theo BBC, Hoa Kỳ đang tiếp tục tìm kiếm ủng hộ từ liên minh Ả-rập, để tập hợp hậu thuẫn cho các hành động quân sự chống lại Tổng thống Bashar al-Assad.

Trước đó, ngoại trưởng John Kerry đã cho biết, số lượng các nước sẵn lòng tham gia vào hành động quân sự chống chính quyền Syria đã ở mức ‘hai con số’. Phát biểu ở Paris, ông nói thế giới không thể ‘ngồi yên xem thảm sát’ sau khi Chính phủ Syria bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân nước này.

Cắt giảm viện trợ cho người tị nạn Syria tại Libăng

Một nguồn tin đáng buồn từ Asianews cho biết, Liên Hợp Quốc đang giảm viện trợ lương thực đến các trại tị nạn ở Libăng. Theo UNHCR (cơ quan của Liên Hợp Quốc về người tị nạn), các quỹ trong năm 2013 không đủ để trang trải toàn bộ ngân sách. Vì lý do này, việc cắt giảm viện trợ sẽ ảnh hưởng tới ít nhất 400 nghìn người tị nạn. Trong số đó có nhiều người tị nạn từ Syria chạy sang Libăng vì cuộc chiến giữa Bashar al-Assad và quân nổi dậy.

Theo nguồn tin từ Reuteurs,Với sự tài trợ hiện tại, trong vòng một tháng nữa, hơn 400.000 người tị nạn Syria ở Libăng sẽ không còn nhận được hỗ trợ lương thực”
Phát ngôn viên Roberta Russo cho biết, “Do thiếu vốn, chúng tôi buộc phải cắt giảm một số khoản cho vay trực tiếp. Nếu không sớm có sự gia tăng trong việc tài trợ, chúng tôi sẽ không còn có thể giúp đỡ các gia đình khó khăn, chưa kể đến làn sóng người tị nạn có thể tăn cường vì cuộc chiến ” .

Trong trường hợp Hoa Kỳ có hành động quân sự, tình hình có thể sẽ càng xấu hơn. Một nguồn cho AsiaNews rằng, cuộc tấn công quân sự đối với Syria sẽ tạo ra một làn sóng gia tăng người tị nạn đến Libăng, lên hơn 12.000 người mỗi ngày.

Và cuối cùng, xin giới thiệu đến quí vị các diễn biến của buổi cầu nguyện và diễn văn của Đức Thánh Cha hôm thứ 7 vừa qua.

Các diễn biến chính của buổi cầu nguyện

(Zenit) Đêm canh thức được bắt đầu chính từ lúc 7 giờ chiều (theo giờ Rôma) với các diễn biến chính như sau :
- Đức Thánh Cha chào đón đám đông tụ tập tại quảng trường
- Sau đó, bài thánh ca “Veni Creator” (Lạy Thần Khí Sáng tạo) được cất lên, tiếp theo là kinh cầu Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình.
- Bức ảnh icon Đức Mẹ là Đấng bảo vệ dân thành Rôma (Salus Populi Romani) được bốn vệ binh Thuỵ Sĩ  khiêng từ cột trụ Obelisk ở trung tâm quảng trường thánh Phêrô cùng với 4 em nhỏ cầm trên tay lẵng hoa.
- Chuỗi Mân Côi được xướng lên đi kèm với các bài đọc là những bài thơ của Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Đức Giáo Hoàng có một lòng sùng kính đặc biệt đối với vị thánh trẻ của dòng Cát Minh này. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu được cả thế giới yêu quý với tên gọi “Bông hoa Nhỏ.”
- Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra một bài suy niệm
- Chầu Thánh Thể
- 25 phút cầu nguyện với âm nhạc và các bài đọc.
- Sự kiện kết thúc vào 11 giờ với Phép lành Thánh Thể

ĐTC Phanxicô chia sẻvới 100.000 tín hữu, hôm qua, 08.09.2013

Diễn văn của Đức Thánh Cha

“Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp” (St 1,12, 18, ​​21, 25 ). Trình thuật Kinh Thánh miêu tả về sự khởi đầu của lịch sử thế giới và của nhân loại, cho chúng ta biết về một Thiên Chúa đã ngắm nhìn tạo vật, chiêm ngưỡng, và [Ngài] tuyên bố: “Thật là tốt đẹp”.

Anh chị em thân mến, điều này cho phép chúng ta bước vào trái tim của Thiên Chúa và chính từ bên trong Ngài, ta đón được nhận sứ điệp của Ngài.

Chúng ta có thể tự hỏi: ý nghĩa của sứ điệp này là gì? Sứ điệp này nói gì với tôi, với các bạn,
và với tất cả chúng ta?

1. Sứ điệp ấy nói với chúng ta cách đơn giản rằng, thế giới của chúng ta nằm trong trái tim và tâm trí của Thiên Chúa, là “ngôi nhà của sự hòa hợp và hòa bình “, đó cũng là không gian mà trong đó mọi người có thể tìm thấy một nơi thích hợp và cảm thấy như “ở nhà”, bởi vì [Thiên Chúa] là “sự thiện”.

Toàn thể thụ tạo hình thành nên một sự thống nhất hài hòa và tốt đẹp, nhưng trên tất cả, nhân loại, – được dựng nên theo hình ảnh giống với Thiên Chúa -, là một gia đình, trong đó các mối quan hệ được ghi khắc bởi tình huynh đệ thực sự không chỉ trong lời nói : tha nhân thực sự là anh chị em để yêu, và mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, trung tín và là sự thiện, phản ánh tất cả các mối quan hệ của con người và mang lại sự hài hòa cho toàn thể thụ tạo. Thế giới của Thiên Chúa là một thế giới mà tất cả mọi người cảm thấy có trách nhiệm đối với người khác, cũng như vì lợi ích của người khác .

Tối hôm nay, trong sự suy gẫm, chay tịnh và cầu nguyện, mỗi người chúng ta nên lắng mình xuống và tự hỏi: Đây có phải là thế giới mà tôi thực sự mong muốn? Đây có phải là thế giới mà tất cả chúng ta đều mang trong con tim của mình? Chúng ta có thực sự mong muốn về một thế giới hòa hợp và hòa bình, – trong chính chúng ta – , trong cả các mối quan hệ của chúng ta với những người khác, như trong gia đình, trong các thành phố, và giữa các quốc gia hay không? Và tự do đích thực không phải là việc lựa chọn cách thức để hướng đến lợi ích của mọi người thông qua tình yêu hay sao?

2. Nhưng sau đó chúng ta lại tự hỏi: Đây có phải là thế giới mà chúng ta đang sống? Tuy công trình sáng tạo vẫn giữ được vẻ đẹp và vẫn còn là một công trình tốt đẹp, khiến chúng ta tràn ngập sự kính ngạc. Nhưng cũng có cả „bạo lực, chia rẽ, bất đồng, chiến tranh “. Điều này xảy ra khi con người, – là tột đỉnh của công trình sáng tạo – , dừng việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự tốt lành, và rút vào sự ích kỷ của riêng mình .

Khi con người chỉ nghĩ về chính mình, về những gì có lợi cho mình và đặt mình vào vị trí trung tâm, khi con người cho phép mình bị mê hoặc bởi các thần tượng của quyền lực và thống trị, khi con người đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa thì tất cả các mối quan hệ khác đều bị phá vỡ cũng như mọi thứ đều bị hủy hoại, và sau đó cánh cửa [tâm hồn] mở ra cho bạo lực, sự thờ ơ, và xung đột.

Đây chính xác là những gì mà các đoạn văn trong sách Sáng Thế muốn dạy chúng ta trong câu chuyện về sự sa ngã : con người bước vào cuộc xung đột với chính mình, con người nhận ra mình trần truồng và lẩn trốn vì con người cảm thấy sợ (x. St 3 : 10 ), con người sợ cái nhìn của Thiên Chúa, con người cáo buộc người đàn bà vốn là thịt bởi thịt mình (x.c 12); con người phá vỡ sự hài hòa với các thụ tạo, con người bắt đầu giơ tay chống lại và giết anh em của mình. Chúng ta có thể nói điều này hay không, từ sự hài hòa con người đi đến sự “bất hòa” (disharmony)? Không, không phải là “bất hòa”, hoặc là hòa hợp hoặc là chúng ta rơi vào sự hỗn loạn, nơi có bạo lực , cãi vã , xung đột, sợ hãi ….

Và chính trong sự hỗn loạn này mà Thiên Chúa chất vấn lương tâm của con người: “A-ben em ngươi đâu rồi?” Cain trả lời: ”Con không biết. Con là người giữ em con hay sao?” (St 4:9). Chúng ta cũng sẽ được hỏi câu hỏi này, thật là tốt nếu chúng ta tự chất vấn chính mình: Con là người trông giữ anh em con hay sao?  Đúng vậy, anh chị em là những người trông coi anh em của mình! [Chúng ta] là con người khi [chúng ta] chăm sóc lẫn nhau!

Tuy nhiên, khi sự hòa hợp bị đổ vỡ thì sự biến thái xuất hiện : người anh em cần được chăm sóc và yêu thương trở thành một kẻ thù để giao chiến, để giết chóc.Thứ bạo lực nào xảy ra vào thời điểm đó, đã có bao nhiêu cuộc xung đột , bao nhiêu cuộc chiến tranh đã ghi đấu trong lịch sử của chúng ta! Chúng ta cần nhìn vào sự đau khổ mà rất nhiều anh chị em phải gánh chịu.

Đây không phải là sự ngẫu nhiên, nhưng là sự thật : chúng ta làm hồi sinh Cain trong mọi hành vi bạo lực và trong mọi cuộc chiến tranh. Tất cả chúng ta! Thậm chí ngày nay, chúng ta vẫn tiếp tục lịch sử của sự xung đột giữa anh em với nhau, thậm chí ngày nay chúng ta vẫn giơ tay để chống lại anh em mình. Chúng ta vẫn để mình bị hướng dẫn bởi các thần tượng, bởi sự ích kỷ, bởi những lợi ích riêng của chúng ta, và thái độ này vẫn tiếp tục hiện diện. Chúng ta cũng đã hoàn thiện vũ khí của mình, lương tâm của chúng ta đã chìm vào giấc ngủ , và chúng ta đã mài dũa các ý tưởng để biện minh cho chính mình. Như thể đó là bình thường, chúng ta tiếp tục gieo rắc sự hủy diệt, đau khổ, chết chóc! Bạo lực và chiến tranh chỉ dẫn đến cái chết, họ nói về cái chết ! Bạo lực và chiến tranh là ngôn ngữ của cái chết!

Sau cảnh hỗn loạn của lũ lụt, khi trời tạnh mưa, cầu vồng xuất hiện và chim bồ câu trở lại với một nhánh ô liu . Hôm nay, tôi cũng nghĩ về cây ô liu, – đại diện cho các tôn giáo khác nhau, được trồng ở Plaza de Mayo ở Buenos Aires vào năm 2000, và tôi cầu xin cho sự hỗn loạn không còn nữa, chiến tranh không còn nữa, và hòa bình [được ngự trị].

3. Ở điểm này, tôi tự hỏi chính mình: Liệu có thể đi theo con đường của hòa bình không? Chúng ta có thể thoát ra khỏi vòng xoáy của đau khổ và cái chết không? Chúng ta có thể học lại cách sống và đi trong đường lối của hòa bình hay không? Khẩn cầu sự giúp đỡ của Thiên Chúa, dưới cái nhìn từ mẫu của Đức Mẹ, Đấng bảo vệ dân thành Rôma (Salus Populi Romani), và là Nữ Vương Hòa Bình. Tôi [có thể] nói: Vâng, tất cả mọi người đều có thể [bước theo con đường của hòa bình]! Từ mọi nơi trên thế giới trong đêm nay, tôi mong muốn được nghe chúng ta kêu lên: Vâng, tất cả mọi người đều có thể [bước theo con đường của hòa bình] ! Hơn thế nữa, tôi muốn mỗi người chúng ta, từ kẻ nhỏ nhất đến người lớn nhất, cả những người được kêu gọi để cai trị quốc gia, hãy đáp trả: Vâng, chúng tôi muốn!

Đức tin Kitô giáo thúc giục bản thân tôi nhìn lên Thánh Giá. Tôi ao ước mọi người nam và nữ thiện chí cùng nhìn lên Thánh Giá dù chỉ trong giây lát! Ở nơi đó, chúng ta nhận biết được câu trả lời của Thiên Chúa: [Người] không đáp trả bạo lực bằng bạo lực, không đáp trả cái chết bằng ngôn ngữ của cái chết. Trong sự thinh lặng của Thánh Giá, tiếng ồn ào của vũ khí bị chấm dứt và ngôn ngữ của hòa giải, tha thứ, đối thoại và hòa bình được cất lên. Tối nay, tôi cầu xin Thiên Chúa cho các Kitô hữu và các anh chị em thuộc các tôn giáo khác, cũng như mọi người nam và nữ có thiện chí, có thể kêu lên một cách mạnh mẽ rằng : bạo lực và chiến tranh không bao giờ là con đường dẫn đến hòa bình!

Mọi người giờ đây hãy nhìn vào sâu thẳm trong lương tâm của mình và lắng nghe những lời này: Hãy để lại đằng sau những lợi ích cá nhân đang làm chai cứng con tim của bạn, hãy vượt qua sự thờ ơ khiến trái tim bạn không còn nhạy cảm đối với người khác, hãy chiến thắng những lý lẽ chết chóc, và mở ra cho đối thoại và hòa giải. Hãy nhìn vào sự đau khổ của những người anh em – tôi đang nghĩ về các trẻ : hãy nhìn vào sự đau khổ của anh em chúng ta, dừng tay lại và hãy tái lập sự hòa hợp đã bị tan vỡ, và tất cả điều này đạt được không phải do xung đột nhưng bởi cuộc gặp gỡ ! Xin cho tiếng ồn của vũ khí được dừng lại ! Chiến tranh luôn luôn là sự thất bại của hòa bình, chiến tranh luôn luôn là một thất bại của nhân loại .

Hãy để những lời của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI vang lên một lần nữa: “Đừng chống lại nhau nữa ! … Đừng bao giờ lặp lại chiến tranh nữa, Đừng bao giờ lặp lại chiến tranh nữa!” (Bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc năm 1965). “Hòa bình chỉ xuất hiện trong hòa bình. Hòa bình thì không tách rời khỏi những đòi hỏi về công lý, nhưng được nuôi dưỡng bởi sự hy sinh cá nhân, lòng khoan dung, thương xót và tình yêu” ( Sứ điệp ngày thế giới hoà bình năm 1975). Anh chị em thân mến, tha thứ, đối thoại, hòa giải – đó là ngôn ngữ của hòa bình tại Syria thân yêu, tại Trung Đông , và trên thế giới! Chúng ta hãy cầu nguyện tối nay cho sự hòa giải và hòa bình, chúng ta hãy lao công cho hòa giải và hòa bình, và để cho mình trở thành những người nam và nữ của sự hòa giải, hòa bình ở khắp mọi nơi! Amen.

Pv.VRNs Tổng hợp

-----------------------------------------------
Papst betet mit Zehntausenden für Frieden in Syrien

"Möge der Krach der Waffen verstummen": Papst Franziskus fordert mit Zehntausenden Gläubigen ein Ende der Gewalt in Syrien. Einen Militärschlag der USA lehnt er ab.

Zehntausende Menschen sind dem Aufruf von Papst Franziskus gefolgt und bei einer Friedenswache auf dem Petersplatz in Rom für ein Ende der Gewalt in Syrien eingetreten. Im gemeinsamen Gebet rief Franziskus vor bis zu 100.000 Gläubigen zu einer friedlichen Lösung im Syrien-Konflikt auf. Christen, Muslime und Juden in vielen Teilen der Welt unterstützten die Initiative.

"Heute Abend bitte ich den Herrn, dass wir Christen und unsere Brüder und Schwestern aus anderen Religionen (...) mit aller Kraft ausrufen: Gewalt und Krieg sind niemals der Weg zum Frieden!" "Möge das Waffenrasseln aufhören", mahnte das Oberhaupt der katholischen Kirche. Krieg bedeute immer das Scheitern des Friedens, er sei immer eine Niederlage für die Menschheit. "Wir haben unsere Waffen vervollkommnet, unser Gewissen ist eingeschlafen, und wir haben ausgeklügeltere Begründungen gefunden, um uns zu rechtfertigen."

Die Andacht im Vatikan gilt als eine der größten Massenveranstaltungen in einem westlichen Land gegen einen möglichen Militäreinsatz der USA in Syrien. Zugleich war die Friedenswache ein Novum in der katholischen Kirche. Nie zuvor gab es ein ähnliches Ereignis auf dem Petersplatz, obschon mehrere Päpste entschieden gegen Krieg und Gewalt gepredigt haben. Dennoch hob der Vatikan hervor, dass die Andacht rein religiöser Natur sei und kein politisches Ereignis.

Großmufti appelliert an Muslime

Flaggen in Regenbogenfarben flatterten über den Köpfen der Gläubigen. Bischöfe auf der ganzen Welt griffen die Initiative des Papstes auf und veranstalteten ähnliche Friedenswachen in ihren Bistümern, verbunden mit einem Tag des Fastens. Auch in Syriens Hauptstadt Damaskus versammelten sich Christen. Der Großmufti von Damaskus dankte dem Papst und rief die Muslime auf, sich ebenfalls an dem Tag des Fastens zu beteiligen.
Bereits in den vergangenen Wochen hatte Franziskus sich immer wieder für Dialog und Versöhnung in dem Bürgerkriegsland Syrien stark gemacht und ein militärisches Einschreiten strikt abgelehnt. Wesentlich ist dabei sein Friedensaufruf "Nie wieder Krieg" vom 1. September: "Wir wollen, dass in unserer von Spaltungen und Konflikten zerrissenen Gesellschaft der Frieden ausbricht."Zudem hatte Franziskus in einem Brief an den russischen Präsidenten und Vorsitzenden des G20-Gipfels, Wladimir Putin, dafür geworben, den Bemühungen um Frieden für Syrien eine Chance zu geben.

Der päpstliche Aufruf zum Gebetstag hatte ein starkes Echo ausgelöst, und auch aus den nichtchristlichen Religionen kam dafür viel Zustimmung. Muslime und Juden beteiligten sich an dem Gebet für den Frieden. Der Vatikan wertete die Initiative des Papstes als das "Herzstück" seines Einsatzes gegen Gewalt und Krieg, so wie Johannes Paul II. einst gegen den Golfkrieg mobil zu machen versucht hatte.

Quelle: zeit.de