Nhà thờ chính toà thánh Gioan ở Kuala Lumpur
Cha Lawrence Andrew, giám đốc tờ Herald, nói
rằng “Giáo hội không bao giờ
muốn làm một vụ kiện chính trị hoặc gây ra nguyên nhân xung
đột về tôn giáo”. Nhưng các nhà hoạt động trong phong trào Perkasa, một
tổ chức dân tộc chủ nghĩa Hồi giáo, đã tìm cách tác động đến các thẩm
phán và vụ kiện này có thể bị lợi dụng dễ dàng. Tổng thư ký của Perkasa,
Syed Hassan Syed Ali, đã kêu gọi “tất
cả các tín đồ Hồi giáo tại Malaysia hãy đoàn kết trong vụ kiện này”.
Cha Andrew nhận định: Họ đã “tạo thêm căng thẳng tôn giáo bằng
cách gây ra nỗi lo ngại và hoang mang nơi các tín đồ Hồi
giáo khi nói rằng Giáo hội đe dọa tính thánh thiêng
của Hồi giáo”. Cha nhấn mạnh rằng Giáo Hội “kêu gọi các nhà chức trách phải có hành
động với những người tạo ra sự bất ổn và tình trạng bất ổn bằng cách khai
thác vấn đề liên quan đến việc sử dụng từ Allah”.
Thủ tướng Najib Razak trong những ngày qua đã cố gắng trấn
an dư luận; ông nói rằng “Malaysia
đã không trở thành một nhà nước Hồi giáo chính thống”, vấn đề là “hiểu được những nhạy cảm về tôn
giáo của mọi người mới là điều quan trọng”.
Vụ án này nổ ra vào năm 2008 khi Bộ Nội vụ đe dọa tịch
thu tờ tuần san Herald của giáo phận Kuala Lumpur, thu
hồi phép sử dụng từ Allah trong ấn bản của tờ báo này, đó
là từ duy nhất để chỉ “Thiên Chúa” trong ngôn ngữ địa phương Mã Lai.
Điều này đã thúc đẩy Giáo Hội Công Giáo khởi
kiện. Vào năm 2009, Tòa án đã phán quyết phía Giáo Hội thắng
kiện, và phía chính phủ đã đệ đơn kháng cáo mà cho đến nay vẫn còn bị
đình chỉ.
Thống kê năm 2010 cho biết, Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất
tại Malaysia với 61,3% dân số, tiếp theo là Phật giáo (19,3%), Thiên Chúa giáo
(9,2%) và Ấn giáo (6,8%).
Minh Đức
(Theo Agenzia Fides 24-08-2013)