Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước nên cuộc sống định canh định cư đã được định hình từ lâu trong đời sống của cư dân nông nghiệp, và cũng chính vì vậy mà ngôi nhà có một giá trị quan trọng đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Ngôi nhà chính là cái tổ ấm bảo vệ con người trước những khắc nghiệt của thiên nhiên và là yếu tố đảm bảo cho một cuộc sống định cư ổn định.
Vì thế đối với người Việt chúng ta ngôi nhà là tất cả: trong nhiều tình huống đôi khi nhà được đồng nhất với gia đình (ví dụ: cả nhà cùng quây quần bên bếp lửa…), đôi lúc nhà lại được dùng để chỉ vợ hoặc chồng (ví dụ: nhà em đi làm đến tối mới về…), có lúc lại được mở rộng nghĩa để chỉ những khái niệm khác như nhà nước, nhà văn, nhà thơ, nhà báo… và đặc biệt hầu như tất cả các không gian kiến trúc của người Việt đều xuất phát từ chữ “nhà”: nhà ga, nhà thương, nhà máy, nhà hàng, nhà tưởng niệm…, và các công trình tôn giáo tín ngưỡng cũng không ngoại lệ: nơi thờ Phật thì gọi là nhà chùa, nơi thờ Chúa thì gọi là nhà thờ, và đó là một nét rất đặc trưng của kiến trúc truyền thống dân tộc: công trình kiến trúc trước hết phải là một cái nhà.
Những nét đơn sơ mộc mạc của ngôi nhà dân gian Việt Nam đã được kết tinh lại bằng một thứ ngôn ngữ kiến trúc trau chuốt mượt mà hơn, đó chính là ngôi đình làng, nơi được xem là trung tâm hay tiểu triều đình của cộng đồng làng xã, và cũng vì lẽ đó mà kiến trúc đình làng đã được nhiều nhà nghiên cứu xem là hình ảnh tiêu biểu nhất của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Phải chăng những chiếc mái với đầu đao cong vút lên của những ngôi đình làng tiêu biểu như đình Đình Bảng, đình Chu Quyến, đình Tây Đằng… chính là hình ảnh của những ngôi nhà mái cong hình thuyền đã được khắc họa trên trống đồng Đông Sơn? Vâng! Đó chính là sự thể hiện rõ nét nhất về việc bảo lưu, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, những mái nhà hình thuyền bằng những vật liệu thô sơ tranh tre mái lá xa xưa đã được chuyển tải một cách tài tình thành những mái ngói với những đầu đao cong vút rất đặc trưng và độc đáo của kiến trúc truyền thống dân tộc.
Phật giáo khi vào nước ta từ khoảng đầu công nguyên cũng đã mất một thời gian khá lâu để tìm được chỗ đứng ổn định trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, và mãi cho đến thời Lý, Trần từ thế kỷ thứ XI trở đi thì đạo Phật mới thật sự được phổ biến và phát triển một cách mạnh mẽ. Song hành với đạo Phật thì ngôi chùa cũng đã có những bước phát triển theo hướng “Việt hóa” để dần trở thành một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt. Phật giáo xuất phát từ Ấn độ với những kiến trúc bằng gạch đá, kiến trúc chính là những ngôi tháp thờ Phật – Stupa hình quả chuông hay hay hình cái bát úp khi qua đến Trung Quốc (nhánh Phật giáo đại thừa) đã biến đổi thành những bảo tháp nhiều tầng mái (là sự kết hợp giữa kiến trúc tháp và kiến trúc vọng lâu của Trung Quốc), và khi sang đến Việt Nam thì kiến trúc tháp chỉ còn là thành phần phụ, thành phần chính là ngôi chùa bằng gỗ với không gian thờ Phật bên trong theo đúng mô hình thờ cúng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Ở Ấn Độ hay Trung Quốc thì kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhờ ngôi tháp, còn ở Việt Nam là nhờ ngôi chùa, mà hình thức bên ngoài của nó là sự mô phỏng lại hình dáng ngôi nhà Việt hay ngôi đình làng. Phỏng theo ngôi nhà truyền thống ba gian mà người ta đã tạo nên những ngôi chùa với những đặc điểm quen thuộc với những đường nét kiến trúc tinh tế hơn, cũng là chiếc mái với đầu đao cong vút lên (tiêu biểu nhất là chùa Tây Phương), cũng là những bộ cửa bức bàn, những tỉ lệ tầm thước hài hòa và những gam màu sắc trang nhã lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, lấy kiến trúc tô điểm cho thiên nhiên, và lấy thiên nhiên để làm đẹp cho công trình. Những hình ảnh này dần càng trở nên quen thuộc đến mức đôi khi nhìn thấy những kiến trúc với chiếc mái ngói đầu đao cong lên thì nhiều người lại liên tưởng ngay đến kiến trúc ngôi chùa mà không hề biết rằng nó được phỏng theo kiến trúc ngôi đình làng hay kết tinh từ những ngôi nhà dân gian truyền thống, và đó cũng chính là quá trình “Việt hóa” của ngôi chùa Việt.
Muộn hơn Phật giáo, đạo Thiên Chúa mới vào Việt Nam từ thế kỷ XVII nhưng đã nhanh chóng có được một chỗ đứng vững chắc trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Do thời gian tiếp cận chưa lâu nên kiến trúc nhà thờ Công giáo vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm và định hình để hình thành riêng một phong cách kiến trúc nhà thờ theo kiểu người Việt. Trong thời gian đầu, nhà thờ Công giáo chỉ là những ngôi nhà nguyện đơn sơ và phần lớn dựa vào kiến trúc bản địa thời bấy giờ để thực hành tôn giáo, ví dụ như nhà nguyện trong khuôn viên nhà thờ lớn Hà Nội chỉ là một ngôi nhà đơn sơ theo kiến trúc thời Nguyễn, hay ngôi nhà nguyện cổ trong Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, hay một số nhà nguyện ở các địa phương khác cũng theo hình thức kiến trúc tương tự, thậm chí có những nơi chỉ được dựng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá… Cho đến thế kỷ XIX, khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam, thì họ đã áp đặt kiểu kiến trúc Roman và Gothic vào kiến trúc nhà thờ, và tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn và nhà thờ lớn tại Hà Nội.
Đây là hình thức kiến trúc đã được hình thành và phát triển tại châu Âu trong các thế kỷ trước, và cũng khá dể dàng nhận biết kiểu kiến trúc này qua hình thức cuốn cung nguyên và cung gãy, và phạm vi áp dụng chủ yếu là trong các nhà thờ Công giáo. Do đây là kiểu kiến trúc được người Pháp áp đặt trong quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam, và mặc dù trong quá trình triển khai thì người Pháp cũng đã cải biến ít nhiều bằng cách đưa một số chi tiết trang trí của người Việt vào, chẳng hạn như những chi tiết trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam trong khu vực cung thánh của nhà thờ lớn Hà Nội, hay hệ thống mái ngói kiểu phương đông của nhà thờ Cửa Bắc, hay các chi tiết kiến trúc Việt, Hoa trong nhà thờ Cha Tam… với mục đích “Việt hóa” một phần nhưng vẫn chưa tạo được một kiểu kiến trúc tôn giáo thật sự thân thuộc với người Việt. Trong suốt quá trình phát triển, người Kitô hữu Việt Nam vẫn luôn mong muốn tìm ra cho mình một hình thức kiến trúc riêng, một không gian thờ phụng Thiên Chúa riêng theo kiểu của người Việt.
Nhà mái cong hình thuyền trên trống đồng
Chùa Tây Phương
Phật giáo khi vào nước ta từ khoảng đầu công nguyên cũng đã mất một thời gian khá lâu để tìm được chỗ đứng ổn định trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, và mãi cho đến thời Lý, Trần từ thế kỷ thứ XI trở đi thì đạo Phật mới thật sự được phổ biến và phát triển một cách mạnh mẽ. Song hành với đạo Phật thì ngôi chùa cũng đã có những bước phát triển theo hướng “Việt hóa” để dần trở thành một hình ảnh quen thuộc trong tâm thức người Việt. Phật giáo xuất phát từ Ấn độ với những kiến trúc bằng gạch đá, kiến trúc chính là những ngôi tháp thờ Phật – Stupa hình quả chuông hay hay hình cái bát úp khi qua đến Trung Quốc (nhánh Phật giáo đại thừa) đã biến đổi thành những bảo tháp nhiều tầng mái (là sự kết hợp giữa kiến trúc tháp và kiến trúc vọng lâu của Trung Quốc), và khi sang đến Việt Nam thì kiến trúc tháp chỉ còn là thành phần phụ, thành phần chính là ngôi chùa bằng gỗ với không gian thờ Phật bên trong theo đúng mô hình thờ cúng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Ở Ấn Độ hay Trung Quốc thì kiến trúc Phật giáo nổi tiếng nhờ ngôi tháp, còn ở Việt Nam là nhờ ngôi chùa, mà hình thức bên ngoài của nó là sự mô phỏng lại hình dáng ngôi nhà Việt hay ngôi đình làng. Phỏng theo ngôi nhà truyền thống ba gian mà người ta đã tạo nên những ngôi chùa với những đặc điểm quen thuộc với những đường nét kiến trúc tinh tế hơn, cũng là chiếc mái với đầu đao cong vút lên (tiêu biểu nhất là chùa Tây Phương), cũng là những bộ cửa bức bàn, những tỉ lệ tầm thước hài hòa và những gam màu sắc trang nhã lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, lấy kiến trúc tô điểm cho thiên nhiên, và lấy thiên nhiên để làm đẹp cho công trình. Những hình ảnh này dần càng trở nên quen thuộc đến mức đôi khi nhìn thấy những kiến trúc với chiếc mái ngói đầu đao cong lên thì nhiều người lại liên tưởng ngay đến kiến trúc ngôi chùa mà không hề biết rằng nó được phỏng theo kiến trúc ngôi đình làng hay kết tinh từ những ngôi nhà dân gian truyền thống, và đó cũng chính là quá trình “Việt hóa” của ngôi chùa Việt.
Nhà nguyện cổ trong Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn
Muộn hơn Phật giáo, đạo Thiên Chúa mới vào Việt Nam từ thế kỷ XVII nhưng đã nhanh chóng có được một chỗ đứng vững chắc trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Do thời gian tiếp cận chưa lâu nên kiến trúc nhà thờ Công giáo vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm và định hình để hình thành riêng một phong cách kiến trúc nhà thờ theo kiểu người Việt. Trong thời gian đầu, nhà thờ Công giáo chỉ là những ngôi nhà nguyện đơn sơ và phần lớn dựa vào kiến trúc bản địa thời bấy giờ để thực hành tôn giáo, ví dụ như nhà nguyện trong khuôn viên nhà thờ lớn Hà Nội chỉ là một ngôi nhà đơn sơ theo kiến trúc thời Nguyễn, hay ngôi nhà nguyện cổ trong Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, hay một số nhà nguyện ở các địa phương khác cũng theo hình thức kiến trúc tương tự, thậm chí có những nơi chỉ được dựng tạm bằng tranh, tre, nứa, lá… Cho đến thế kỷ XIX, khi người Pháp đặt chân vào Việt Nam, thì họ đã áp đặt kiểu kiến trúc Roman và Gothic vào kiến trúc nhà thờ, và tiêu biểu cho kiểu kiến trúc này là nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn và nhà thờ lớn tại Hà Nội.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ Cửa Bắc
Nhà thờ Phát Diệm
Đây là hình thức kiến trúc đã được hình thành và phát triển tại châu Âu trong các thế kỷ trước, và cũng khá dể dàng nhận biết kiểu kiến trúc này qua hình thức cuốn cung nguyên và cung gãy, và phạm vi áp dụng chủ yếu là trong các nhà thờ Công giáo. Do đây là kiểu kiến trúc được người Pháp áp đặt trong quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam, và mặc dù trong quá trình triển khai thì người Pháp cũng đã cải biến ít nhiều bằng cách đưa một số chi tiết trang trí của người Việt vào, chẳng hạn như những chi tiết trang trí theo nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam trong khu vực cung thánh của nhà thờ lớn Hà Nội, hay hệ thống mái ngói kiểu phương đông của nhà thờ Cửa Bắc, hay các chi tiết kiến trúc Việt, Hoa trong nhà thờ Cha Tam… với mục đích “Việt hóa” một phần nhưng vẫn chưa tạo được một kiểu kiến trúc tôn giáo thật sự thân thuộc với người Việt. Trong suốt quá trình phát triển, người Kitô hữu Việt Nam vẫn luôn mong muốn tìm ra cho mình một hình thức kiến trúc riêng, một không gian thờ phụng Thiên Chúa riêng theo kiểu của người Việt.
Có lẽ những trăn trở đó của những người Kitô hữu đã được Thiên Chúa quan phòng và Người đã thánh hóa những ước mong đó, ban ơn trên soi sáng để Cha Phê rô Trần Lục, mà mọi người vẫn quen gọi là Cha Sáu, tạo ra một đóa hoa tuyệt tác trong lịch sử nhà thờ Công giáo Việt Nam, đó chính là nhà thờ Phát Diệm – một ngôi nhà thờ theo phong cách thuần Việt, từ những không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh của kiến trúc phương Đông, cho đến các hình dáng, kiểu thức kiến trúc, các chi tiết trang trí đều hòa quyện vào nhau trong cùng một phong cách kiến trúc truyền thống dân tộc mà vẫn không hề làm giảm đi sự linh thiêng huyền diệu của một ngôi thánh đường. Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần “Các nguyên tắc thích nghi phụng vụ của công đồng chung Vaticano II” trong việc chọn lựa các hình thức, kiểu mẫu kiến trúc địa phương để áp dụng vào việc xây cất nhà thờ.
Chính vì vậy mà linh mục Trần Văn Khả đã phải thốt lên: “Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, một công trình thích nghi phụng vụ về phương diện nghệ thuật đi trước công đồng chung Vaticano II”, đơn giản là vì nhà thờ Phát Diệm được hoàn thành trước công đồng chung Vaticano II đến gần 70 năm. Hơn nữa ngày xưa kiến trúc Roman và Gothic ra đời dựa trên quan điểm Thiên Chúa là đấng tối cao và ngài ngự ở trên cao, chính vì vậy kiến trúc nhà thờ đều tập trung làm cho cao vút lên với mục đích là để cây thập tự giá và tượng Chúa càng cao càng tốt nên kiến trúc Gothic đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.
Còn quan điểm ngày hôm nay lại cho rằng Thiên Chúa ở giữa chúng ta nên những truyền thống kiến trúc luôn hướng tới sự hòa hợp thân thiện như kiến trúc Việt Nam chúng ta sẽ rất dễ dàng lột tả được tư duy này và đây cũng là một điểm lợi thế để chúng ta tiếp tục trên con đường định hình một phong cách kiến trúc nhà thờ Việt, một phong cách kiến trúc luôn luôn phản ánh giấc mơ của con người Việt Nam, đó chính là giấc mơ về một cuộc sống chan hòa hạnh phúc, trong đó thiên nhiên, vạn vật và con người cùng hòa quyện vào nhau trong Chúa như nhạc sĩ Văn Cao đã từng viết trong bài hát Làng Tôi: “Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung…”.
(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh trên Internet)
Ths KTS Nguyễn Bảo Tuấn
(Nguồn: Nghệ thuật Công giáo)
(Bài viết có sử dụng một số hình ảnh trên Internet)
Ths KTS Nguyễn Bảo Tuấn
(Nguồn: Nghệ thuật Công giáo)