Tháng Tư tới, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ phong thánh cùng lúc cho hai Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII. Mỗi vị đại diện cho phong cách và thành tích trái ngược nhau trong tư cách là Giám mục Rôma: Đức Gioan XXIII là người triệu tập Công đồng Vatican II và mở toang cánh cửa của Giáo hội ra cho mọi người; trong khi Đức Gioan Phaolô II củng cố và sắp xếp Giáo hội cho ngay ngắn khi mà một số người nghĩ Giáo hội mất kiểm soát.
Ngay từ những phát biểu đầu tiên khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô đã vạch ra một con đường khác hẳn với con đường của Đức Gioan Phaolô II và vị tiền nhiệm của mình – Đức Bênêdictô XVI. Ngài vạch ra cách tiếp cận trực tiếp tham gia vào, giản dị và dễ hiểu, trong khi Đức Gioan Phaolô II thu hút hàng triệu người tới tham dự các sự kiện có ý nghĩa không rõ ràng và Đức Bênêdictô XVI, vừa là Giám mục Rôma vừa là nhà thần học Joseph Ratzinger, thích được ở yên một mình khi ngài viết sách và các tông huấn.
Đức Phanxicô đã nhanh chóng khởi động một phong thái lãnh đạo không loại trừ thông qua cố vấn và thảo luận, được chứng minh trong việc ngài sẽ triệu tập Thượng hội đồng ngoại lệ vào tháng 10 tới. Cùng lúc, ngài âm thầm nhưng quyết đoán nhìn thẳng vào Giáo hội theo chiều hướng cởi mở nếu không muốn nói là mới mẻ.
Nhưng Giáo hội còn bao nhiêu là việc phải giải quyết. Người ta thấy rằng khi trả lời cánh nhà báo trên chuyến bay trở về Rôma từ Brazil và trong các cuộc phỏng vấn với các tạp chí của Dòng Tên hồi năm ngoái, chính Đức Giáo Hoàng đã tìm cách ngăn chặn nạn lạm dụng tình dục và đồng tính như là những đề tài trọng tâm mà Giáo hội ưu tư.
Tuy nhiên, Giáo hội có những vấn đề và cải cách mà gần 50 năm qua chưa giải quyết được. Đó là:
Thói giáo sĩ trị, cơ cấu lại mục vụ và tấm vé gia nhập hàng giáo sĩ gây nhiều tranh cãi đối với Giáo hội là sự khiết tịnh – điều mà Đức Phaolô VI không cho Công đồng Vatican II thảo luận;
Sự thiếu hiểu biết về cơ thể con người đã được phản ánh trong bộ quy tắc đạo đức tính dục của Giáo hội, đặc biệt được thể hiện trong vấn đề ngừa thai gây nhiều tranh cãi;
Nạn trung ương tập quyền và háo danh trong bộ máy quản trị của Giáo hội;
Tai họa kinh khủng của nạn lạm dụng tình dục đã làm suy yếu uy tín của Giáo hội trước các vấn đề đạo đức;
Tính chất của các thủ tục pháp lý của Giáo hội đã lỗi thời;
Và có lẽ vấn đề lớn nhất là loại trừ phụ nữ ra khỏi các vị trí có quyền đưa ra các quyết định quan trọng.
Việc cho phép phong thánh Đức Gioan XXIII vào tháng tới trở thành bằng chứng rõ ràng về phong cách và đường hướng mục vụ trong triều đại của ngài với tư cách là Giám mục Rôma.
Án phong thánh cho Đức Gioan XXIII đã từng bị trì hoãn. Đức Phanxicô đã bỏ qua thủ tục thông thường và đơn giản tuyên bố rằng Đức Gioan XXIII xứng đáng được phong thánh.
Những người ủng hộ và yêu mến Đức Gioan Phaolô II đã hát ca khúc phong thánh Santo Subito ngay tại lễ tang ngài, nhưng thủ tục phong thánh vẫn tiếp tục được xúc tiến. Những người ủng hộ ngài đã công khai tuyên bố ngài là Gioan Phaolô Vĩ đại ngay khi ngài qua đời.
Việc kết hợp phong thánh cho hai vị giáo hoàng không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đâu. Vì tất cả các nhà lãnh đạo đều biết rằng muốn chế ngự thay đổi đòi hỏi nhà lãnh đạo giành được số phiếu ủng hộ áp đảo của cộng đoàn, tổ chức, hay quốc gia của nhà lãnh đạo đó khi những thay đổi dần hé lộ công khai. Vatican nói riêng và Giáo hội nói chung thực sự bị phân hóa bởi phe nhóm, Đức Phanxicô phải hợp nhất mọi phe nhóm lại với ngài khi ngài giúp Giáo hội đối diện thực tại của những thách đố và giải quyết trong tinh thần xây dựng.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ ra cách mà ngài muốn giải quyết các vấn đề căng thẳng trong đời sống Giáo hội qua thảo luận cởi mở, tham gia đầy đủ vào cuộc đối thoại này và một tiến trình dẫn tới những kết luận cụ thể. Cùng với các vấn đề thời sự khác, chủ đề của Thượng hội đồng ngoại lệ – đời sống gia đình, những thử thách của nó và làm thế nào để không loại trừ những người đã li dị và tái hôn khỏi cộng đoàn Giáo hội – là chủ đề mà cách thức giải quyết nó có thể chỉ qua cố vấn và đón nhận tất cả.
Làm Giám tỉnh Dòng Tên những năm 1970, ngài được nhìn nhận rộng rãi như một nhân vật độc tài và khẳng định cái tôi của mình như chính ngài đã thừa nhận. Khi các tu sĩ Dòng Tên ở Argentina bị chia rẽ, ngài đã gây tức giận cho nhiều người bằng phong cách của mình. Nhưng ngài đã học được bài học từ thất bại đó. Điều quan trọng trong cách quản trị của Dòng Tên là quan hệ làm việc tốt đẹp và sự cởi mở cần thiết giữa người lãnh đạo với những người còn lại.
Sau thất bại việc làm Giám tỉnh, tu sĩ Jorge Mario Bergoglio có một cơ hội nữa để học biết thế nào là quản trị khi ngài làm Tổng Giám mục tổng giáo phận Buenos Aires. Ở đó, cách tiếp cận của ngài là rất dứt khoát sau khi đã nghiên cứu sâu rộng và có được tư vấn đầy đủ của những người liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi quyết định mà ngài đưa ra.
Cách làm như thế có nghĩa là thay đổi chỉ xảy ra từ từ. Nhưng để quản trị hiệu quả trong những tình huống thường có xung đột, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cần quản trị theo cách không loại trừ, như được phản ánh tượng trưng trong lễ phong thánh chung vào tháng tới.
Người ta loại bỏ được những căng thẳng trong khi cùng lúc vững vàng hướng dẫn theo hướng tích cực – ngăn chặn các nhóm bằng cách phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II và còn nhấn mạnh điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự mong muốn là một cuộc trở về tinh thần Công đồng Vatican II như tinh thần sinh động của Giáo hội. Đó là lý do tại sao án phong thánh cho Đức Gioan XXIII nhanh chóng được hoàn thành.
Bước ngoặt trong cuộc đời Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau thất bại trong khi làm Giám tỉnh Dòng Tên xảy ra trước một bức ảnh trong nhà thờ Đức Bà Tháo gỡ khó khăn ở nước Đức. Để làm những gì mà ngài rõ ràng muốn làm, Đức Mẹ sẽ luôn phù hộ.
Lm. Michael Kelly, giám đốc điều hành ucanews.com.