"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Tưởng niệm cố tổng thống Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm trong một tấm ảnh chụp cả gia đình (thứ hai từ trái)

BBC-30.10.2013 | Thứ Bảy ngày 2/11 sắp tới sẽ là tròn 50 năm ngày ông Ngô Đình Diệm, tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa, bị sát hại trong một cuộc đảo chính vào năm 1963 cùng với bào đệ của ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu.

Hiện nay, các cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã tưởng niệm hoặc đang chuẩn bị lễ tưởng niệm hai ông đồng thời nhắc nhớ lại thời kỳ Đệ nhất Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam do hai ông lãnh đạo.

Thánh lễ tưởng niệm

Giáo xứ Việt Nam Paris tại thủ đô Pháp quốc thông báo sẽ tổ chức lễ giỗ cho hai ông Diệm-Nhu vào ngày 02.11.2013 tới với sự tham gia của ông Ngô Đình Quỳnh, thứ nam của ông Ngô Đình Nhu. Thánh Lễ bắt đầu vào lúc 11 giờ và sẽ do Linh mục Mai Đức Vinh chủ tế.

Vào cuối buổi lễ sẽ diễn ra buổi giới thiệu và bán sách „Le République du Vietnam et les Ngô Đình“ (Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô Đình) do các con của ông bà Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Quyên và Ngô Đình Quỳnh cùng với bà Jacqueline Willemetz chấp bút từ di cảo của bà Trần Lệ Xuân.

Trước đó, hôm 26.10.2013, tại Boston thuộc tiểu bang Massachusetts của Hoa Kỳ đã diễn ra lễ  „Kỷ niệm lần thứ 50 ngày giỗ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm“ cùng với kỷ niệm ngày lập quốc của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 26.10.1956.

Hình ảnh trên video được lan truyền trên mạng cho thấy bàn thờ ông Diệm dựa trên nền cờ vàng ba sọc đỏ (quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa) và buổi lễ có sự tham gia của đông đảo Việt kiều, phần lớn đã lớn tuổi.

Một số cựu quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng hòa đã chào di ảnh của cố Tổng thống Diệm. Tại buổi lễ, sau lễ chào quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa và Mỹ, những người tham dự đã dành phút mặc niệm „chí sĩ Ngô Đình Diệm suốt cuộc đời vì nước vì dân đã bị thảm sát vì bất khuất trước thế lực đại cường và vì quyết tâm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết“, theo lời của người dẫn chương trình.

Tổng thống đầu tiên

Ngô Đình Diệm sinh năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thuộc Trung phần Việt Nam. Ông là tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi ông bị sát hại vào ngày 02.11.1963.


Ông bị các tướng dưới quyền đảo chính sau hàng loạt hành động phản kháng của Phật giáo bị chính quyền của ông đàn áp đẫm máu. Hành động đảo chính này được cho là „do Mỹ giật dây“ để thay ngựa giữa dòng.

Kể từ sau khi hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị sát hại, dòng họ Ngô Đình cũng trải qua nhiều biến cố.

Hai người con gái của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là Ngô Đình Lệ Thủy và Ngô Đình Lệ Quyên lần lượt qua đời vào năm 1967 và 2012 vì tai nạn giao thông.

Bản thân bà Trần Lệ Xuân cũng sống những năm tháng cuối đời trong lặng lẽ và qua đời hồi năm 2011 ở một bệnh viện ở Rome ở tuổi 87.

Hiện nay, giới trẻ Việt Nam trong nước nhiều người không biết gì về ông Ngô Đình Diệm ngoài việc ông là tổng thống của miền Nam ngày xưa.

..................................
„Chẳng điều ác nào họ không làm được“

Hàng năm, cứ đến ngày 2 tháng 11, nhiều người và đoàn thể đã cùng nhau tổ chức lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu và các chiến sĩ đã vị quốc vong thân. Tại sao nhiều người Việt đã coi ngày 2 tháng 11 như một ngày quốc tang?

LỜI TỰ THÚ

Để bảo vệ chủ quyền quốc gia, cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu  đã từ chối không cho Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam, Hoa Kỳ đã dùng một số tướng tá Việt Nam làm đảo chánh và giết hai ông trong ngày 2.11.1963. Trong một cuốn băng được công bố ngày 29.3.2003, Tổng Thống Johnson đã tiết lộ:

“Lúc đầu họ nói với tôi về ông Diệm. Ông ta tham nhũng và ông ta phải bị giết. Vì thế, chúng ta đã giết ông ta. Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và xử dụng một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa để hạ sát ông ta. Bây giờ chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”

AI RA LỆNH GIẾT?

Ông William R. Corson, một nhân viên CIA cao cấp tại Sài Gòn năm 1963, được Tổng Thống Kennedy ra lệnh điều tra xem việc gì đã xẩy ra trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963. Ông Corson trả lời:

“Mọi chỉ thị đến từ Averell Harriman... Các lệnh đưa đến cái chết của ông Diệm và bào đệ của ông ta phát xuất từ Harriman và được phụ tá quân sự của Henry Cabot Lodge thực hiện.”
(On instructions from Averell Harriman... The order that ended in the deaths of Diem and his brother originated with Harriman and were carried out by Henry Cabot Lodge’s own military assistant.) 

Averell Harriman (1891 – 1986) lúc đó là Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách về chính trị được Tổng Thống Kennedy trao cho nhiều quyền hành và ông ta đã lộng hành. Phụ tá quân sự của ông Cabot Lodge nói ở đây là Lucien Conein. Người thi hành lệnh của Lucien Conein là Trung Tướng Dương Văn Minh, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân và Đại Úy Nguyễn Văn Nhung. Các tướng lãnh khác không hay biết gì về lệnh giết ông Diệm và ông Nhu.

BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ

Theo Tướng Trần Văn Đôn, thành phần tham gia đảo chánh ngoài Tướng Tôn Thất Đính còn có các tướng Mai Hữu Xuân, Trần Thiện Khiêm, Lê Văn Kim, Phạm Xuân Chiểu, Nguyễn Khánh (đang ở Pleiku), Đỗ Cao Trí (đang ở Đà Nẵng) và các đại tá Đỗ Mậu, Trần Ngọc Huyến, Nguyễn Vinh Xuân và Nguyễn Khương (Việt Nam nhân chứng tr.191). Theo báo cáo của CIA, Sư Đoàn 5 ở Biên Hòa do Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy ở cách Sài Gòn 20 dặm là lực lượng chính. Cả sư đoàn tham gia đảo chánh “All with coup” (báo cáo ngày 29.10.1963).

Trong thực tế, Tướng Dương Văn Minh tuy là tư lệnh lực lượng đảo chánh, nhưng ông chỉ có nhiêm vụ bắt và giết ông Diệm và ông Nhu, còn việc tổ chức và chỉ huy cuộc đảo chánh đều do Tướng Trần Thiện Khiêm (con cưng của ông Diệm, một nhân viên CIA) điều khiển và lực lượng chính trong cuộc đảo chánh là Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu (con cưng của ông Nhu).

Tất cả “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” này đã được lãnh “tiền thưởng” của Mỹ sau khi đảo chánh thành công. Riêng Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm được Mỹ dùng điều khiển chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa và đã làm mất miền Nam Việt Nam.

CÔNG CỤ ĐỂ GÂY BIẾN LOẠN

Vì các tổ chức “xã hội dân sự” do Mỹ thành lập như Đảng Dân Chủ Tự Do của Bác Sĩ Phan Quang Đán, Khối Liên Minh Dân Chủ của Luật sư Hoàng Cơ Thụy, Mặt Trận Quốc Gia Đoàn Kết của Nguyễn Tường Tam và Phan Khắc Sửu, Khối Tự Do Tiến Bộ hay nhóm Caravelle, v.v. đều không làm nên cơm cháo gì, Mỹ phải xử dụng Phật Giáo làm công cụ gây biến loạn để dựa vào đó ra lệnh đảo chánh, đưa tới những hậu quả rất bi thảm cho Phật Giáo và cho miền Nam Việt Nam:

(1) Làm công cụ cho Mỹ để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thành công rồi bị Mỹ loại. Nổi lên chống Mỹ và cướp chính quyền bị Mỹ bật đèn xanh cho Quân Lực VNCH dẹp tan.

(2) Bỏ Mỹ đi theo làm công cụ cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, sau khi chiến thắng, đi đón “Quân Giải Phòng” về, tổ chức “Mừng Giải Phóng” và “Sinh Nhật Bác Hồ”, nhưng sau đó bị CSVN gọi là “Phật Giáo phản động”, 90% tiếp tục đi theo làm công cụ cho Cộng Sản, một phần nhỏ chống lại và trở về với Mỹ.

(3) Trở về với Mỹ và bị Mỹ dùng làm con bài thí, Giáo Hội Ấn Quang vỡ tan thành nhiều mảnh, nội bộ chia rẽ nghiêm trọng, một nhóm lại quay về với CSVN dưới danh nghĩa “Về Nguồn”!

Với những thất bại thê thảm như vậy, thay vì Giác Ngộ và trở về với Con Đường Giải Thoát của Đức Phật, một số đã quay lại đánh phá chế độ Ngô Đình Diệm và Công Giáo để che đậy mặc cảm tội lỗi, coi Vọng Ngữ như Con Đường Giải Thoát!

“Những ai vi phạm luật Nhất Thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng điều ác nào họ không làm được.”

Lời Kinh Pháp Cú này đã hoàn toàn ứng nghiệm.

Ngày 2.11.2013
Lữ Giang

Ghi chú: Một số người đã đọc các tài liệu "được giải mã" trên Thư Viện Hoa Sen, cơ quan “hoằng pháp” của Phật Giáo, và cho chúng tôi biết nhiều đoạn trong những tài liệu này đã được dịch sai, sửa đổi lại hay tách ra khỏi toàn bộ để xuyên tạc. Chúng tôi không ngạc nhiên về chuyện này, vì Kinh Pháp Cú đã nói những người như thế “chẳng điều ác nào họ không làm được”.


.......................................
HT Thích Quảng Đức tự thiêu hay ... bị thiêu?





"Sư" VC nằm vùng Nguyễn Công Hoan đổ xăng vào đầu, vào người HT Thích Quảng Đức

Theo lời tố cáo của ông Trần Trung Quân, bà Hàn Giang Trần Lệ Tuyền và Video ghi lại HT Thích Quảng Đức “không tự tẩm xăng tự thiêu”. Hình ảnh, tài liệu cho thấy Thích Quảng Đức bị Nguyễn Công Hoan chích thuốc mê man, tê liệt, xong bị tưới xăng đốt sống ngày 11.06.1963 tại Sài gòn.

Lửa Từ Bi“

Bây giờ, là những ngày đầu của mùa Xuân Canh Dần 2010. Đã bốn mươi bảy năm dài trôi qua, nhưng có lẽ không riêng tôi, mà rất nhiều người trong chúng ta khi nghe đến tên «Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu», với ngọn «Lửa Từ Bi» đã bừng bừng đốt cháy một người đã hôn mê qua những tấm hình trên các trang báo. Có những tấm hình người ta đã cho thấy «Hòa thượng Thích Quảng Đức» đang bốc cháy, hoặc có tấm hình cho thấy có một người cầm can xăng đang đổ từ vai xuống người của Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Cách đây bốn mươi bảy năm, vào lúc 7 giờ sáng ngày 11.06.1963, (nhằm ngày 20.04. âm lịch) những kẻ sát nhân này; trong đó có Trần Quang Thuận đã chở Hòa thượng Thích Quảng Đức đến ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn, để đốt chết. Ngoài Trần Quang Thuận còn có Nguyễn Công Hoan là dân biểu lưỡng triều, nghĩa là trước 30.04.1975 Nguyễn Công Hoan là dân biểu của Việt Nam Cộng Hòa và sau ngày mất nước Nguyễn Công Hoan cũng tiếp tục là dân biểu tỉnh Phú Khánh của bọn việt-gian-cộng-sản. Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là người đồng hương với Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Theo những tài liệu cũ, thì suốt trong thời gian cuối đời của Hòa thượng Thích Quảng Đức, sau khi đã „được“ Phật Giáo Ấn Quang đã ra lệnh phải bức tử, Nguyễn Công Hoan luôn luôn ở bên cạnh Thượng Tọa Thích Quảng Đức để „theo dõi sức khỏe“. Nhưng thực ra là mỗi ngày Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) đóng vai là một y tá đã chích cho Hòa thượng Thích Quảng Đức bằng „thuốc trợ tim“, đến nỗi đã khiến cho Hòa thượng Thích Quảng Đức từ từ biến thành một kẻ vô hồn. Bởi vậy, nên mọi người đều thấy khi được dìu đến nơi để phải chịu đốt, thì Hòa thượng Thích Quảng Đức đã hoàn toàn hôn mê, bất động và ngồi như một bức tượng đá trong ngọn „Lửa Từ Bi“.

Và, chính Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là tên giả sư đã tự tay cầm một can xăng để tưới từ trên vai xuống người của Hòa thượng Thích Quảng Đức. Rồi cũng chính Nguyễn Công Hoan đã dùng chiếc Zipo loại lớn để bật lửa rồi đốt cháy Hòa thượng Thích Quảng Đức trong lúc ông đã bị hôn mê hoàn toàn, theo „Lệnh Bức Tử“ của Phật Giáo Ấn Quang.

Trước đây, tôi đã viết về cái chết của Hòa Thượng Thích Quảng Đức và dân biểu lưỡng triều Nguyễn Công Hoan, là lúc Nguyễn Công Hoan đang có mặt tại nước Mỹ.

Tưởng cũng nên nhắc lại: Vào năm 1977, trong lúc đương là dân biểu của bọn việt-gian-cộng-sản của tỉnh Phú Khánh, Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) đã cùng Trần Bình Nam, tức Trần Văn Sơn, cựu Trung tá Hải Quân – cựu dân biểu VNCH; nhưng Trần Bình Nam vì là người thân của Dương Văn Minh, và là bạn chí thiết của Nguyễn Công Hoan, nên không bị vào tù „cải tạo“ mà vẫn sát cánh kề vai bên Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) là dân biểu của Việt-gian-cộng-sản.

Cả Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã dùng một chiếc thuyền chỉ có hai người là bạn thân thiết với nhau cùng với người tài công, để lên đường “vượt biển“ tại bãi biển Nha Trang. 

Sau đó, cả Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã đến nước Mỹ. Tôi nhớ lúc đó, đã có nhiều tờ báo; trong đó có „Văn Nghệ Tiền Phong“ của ông Nguyễn Thanh Hoàng, đã lên tiếng và đặt nghi vấn về chuyện „vượt biển“ của hai người này. Song rồi theo thời gian, mọi chuyện cũng đã đi vào quên lãng.

Nguyễn Công Hoan hiện đang sống trên đất Mỹ, nhưng y không hề ra mặt hay lên tiếng. Riêng Trần Bình Nam, tức Trần Văn Sơn là thường xuyên viết bài đưa lên nhiều trang điện báo.

Xin mọi người đừng quên: Trần Bình Nam là bạn thân thiết của Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh), từng hoạt động với nhau, và cũng cùng nhau lên thuyền „vượt biển“ vào tháng 5 năm 1977, là thời điểm bọn việt-gian-cộng-sản đang kềm kẹp người dân trong trong bàn tay sắt thép một cách kinh hoàng nhất; nhưng Nguyễn Công Hoan và Trần Bình Nam đã thuận buồm xuôi gió trên một chiếc thuyền du lịch để sang nước Mỹ.

Đến đây, tôi xin được trích đoạn lại về cuộc đốt người này, qua cuốn sách “Trong Lòng Địch” của tác giả Trần Trung Quân, từ trang số 99 đến trang 114, đã xuất bản vào năm 1984, như sau. Kính mời quý vị cùng theo dõi:

...
„Vào khoảng 4 giờ rưỡi sáng, Vũ Mạnh Trường mới đi vào công tác cụ thể. Trung úy Dương Quang Lâm, phụ tá của Vũ Mạnh Trường chăm chú ghi từng tên một, và tên người được trao phó cho công tác. Chính Vũ Mạnh Trường cũng đã thấm mệt. Nhấp một ngụm trà cho thấm giọng, Trường đưa đôi mắt đỏ lừ gườm gườm nhìn Thích Trí Quang.

- Làm cách mạng không thể không có máu đổ. Nếu là máu nhà sư thì càng tốt nữa. Sự thù hận của dân chúng đối với Diệm-Nhu càng ngùn ngụt bốc cao hơn không còn sức mạnh nào ngăn chặn nỗi nữa. Bộ chính trị trung Ương đảng đã nhận rõ tình hình và quyết định rằng, chỉ vài nhà sư chết thảm là bọn Diệm-Nhu sẽ sụp đổ vô phương cứu vãn. Cho nên Đảng đã quyết định là phải giết sư để xúc tiến công cuộc thống nhất đất nước. Đồng chí Kiều Tuấn Cương (bí danh của Thích Trí Quang) nghĩ thế nào?

Thích Trí Quang ấp úng:
- Dạ … dạ …

Vũ Mạnh Trường quắc mắt đập mạnh tay xuống bàn giận dữ:
- Tôi yêu cầu đồng chí phát biểu ý kiến về sự thực hiện kế hoạch của đảng, có yêu cầu đồng chí tán thành hay phản đối đâu mà đồng chí dạ …

Thích Trí Quang ngồi im, gục mặt xuống. Cả hội trường không ai phát biểu ý kiến nào.

Trường đắc chí, hất mặt lên, lớn tiếng dõng dạc:
- Đảng ta đã trù liệu cả rồi. Bộ Chính Trị ủy ban Trung ương Đảng là những „đỉnh cao trí tuệ của loài người“. Chúng ta bì sao kịp! Mà địch cũng không thể nào chống đỡ nỗi. Đảng có lệnh chúng ta phải khích động hoặc tạo điều kiện khích động các sư tự thiêu để cúng dường Tam Bảo! Có thế mới hấp dẫn được dư luận thế giới, mới gây căm thù sâu sắc trong dân chúng đối với chính quyền miền Nam được. Này, đồng chí Cương, thằng Giác Đức nó dám tự thiêu không?

- Chắc là không đâu, đồng chí. Nó nói thì hăng lắm, nhưng chỉ ba hoa thôi. Nó là học trò tôi, tôi biết rõ nó lắm. Háo danh, nhưng rất hèn.

- Thế còn Thích Hộ Giác?

- Hộ Giác cũng vậy, háo danh. Cái mộng của nó là mò lần lên chiếm ghế Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đặng nở mặt với đời. Cái thứ như thế mà đòi hỏi nó hy sinh thì thật là khó. Chỉ có ai hy sinh cho nó leo lên thì chắc nó ký cả hai tay mà thôi.

- Thích Thanh Từ thế nào?

- Thích Thanh Từ là đệ tử của Thích Thiện Hoa. Thầy Thích Thiện Hoa còn ở Bến Tre chưa lên. Không có lệnh của thầy thì hắn chắc không chịu làm việc gì.

Đến đây, Cao Đăng Chiếm mới lên tiếng:
- Việc này, đồng chí Hằng có thể làm được.

Hằng, tức Thích Thiện Minh giật mình đánh thót, vội nhỏm dậy:
- Thưa đồng chí …

Nhưng Chiếm đã khoát tay ra dấu cho Hằng ngồi xuống, cười nhạt:
- Tôi không bảo đồng chí tự thiêu đâu mà lo ngại. Đồng chí còn đắc dụng vào nhiều việc khác. Tôi chỉ nói rằng, với tài miệng lưỡi của đồng chí và lòng tín cẩn của Thích Quảng Đức nơi đồng chí, chắc đồng chí thừa sức cải tạo tư tưởng của Thích Quảng Đức, để hắn tình nguyện tự thiêu.

Thích Thiện Minh cười tít mắt. Cao Đăng Chiếm đã gãi đúng chỗ ngứa của tên đội lốt thầy chùa để làm chính trị và có nhiều anh hùng tính cá nhân này. Thích Thiện Minh vặn mình mấy lượt cho khắp hội trường phải ngó lại nhìn hắn, rồi mới lên tiếng:
- Cái đó, thì mấy anh khỏi lo. Quảng Đức đã bị tôi thuốc nước rồi. Ngày hôm kia trả lời cuộc phỏng vấn của tụi báo chí ngoại quốc, tôi đã gài cho Quảng Đức kẹt cứng rồi. Tôi đã nhân danh Thích Quảng Đức mà tuyên bố như vầy: “Nếu Diệm không phóng thích tất cả tù nhân chính trị, không ban hành một chế độ đặc biệt cho các tôn giáo, trong đó có Phật Giáo được treo cờ Phật Giáo ngang hàng với quốc kỳ, thì thầy Thích Quảng Đức nguyện sẽ tự thiêu để gióng lên tiếng chuông báo động với thế giới về những hành động kỳ thị tôn giáo, nhằm tiêu diệt Phật giáo của chính phủ Diệm-Nhu. Và Hội đồng Ấn Quang sẽ đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc”.

Trường gật gù có vẻ tán thưởng:
- Thái độ của Quảng Đức lúc ấy như thế nào?

- Quảng Đức không nói gì, chỉ cúi đầu nhìn xuống. Nhưng tôi biết hắn có vẻ hơi thất vọng. Tuy nhiên, tính Quảng Đức rất ôn hòa và vị tha, lại dễ xiêu lòng, nên sau đó, tôi đã thêu dệt cả một tòa sen rực rỡ trên niết bàn đang chờ đợi ông ta, nhờ ông ta hy sinh vì Phật Pháp. Ông ta sẽ đắc đạo, sẽ thành Phật, và bức chân dung của ông sẽ được thờ phượng ở khắp các chùa sau này … Kết quả có đến 80 phần trăm là Quảng Đức nghe tôi và sẵn sàng hy sinh. Điều tôi lo ngại là chúng ta không ra tay gấp, rủi gặp Hộ Giác, gặp những tên ba hoa như Hộ Giác lỡ miệng xúi bậy ông ta bỏ ý định thì hỏng hết.

Ngày tự thiêu của thầy Quảng Đức gần kề bao nhiêu, thì sức khỏe của thầy sa sút bấy nhiêu. Tim thầy mệt cầm canh. Gần như cả ngày thầy không hề nói một câu, ngoài việc tụng kinh niệm Phật. Ý thầy đã quyết chết và sẵn sàng “vị pháp vong thân” rồi, nên tùy thân xác còn lưu lại nơi trần thế, hồn thầy đã bay vào thế giới khác. Lúc này, Thích Thiện Minh ra lệnh cho Huỳnh Văn Thạnh phải suốt ngày cận kề bên thầy Quảng Đức, không được rời thầy nửa phút. Không phải hắn lo cho sức khỏe của thầy, nhưng là đề phòng mật vụ VNCH bắt mất thầy thì thực là xôi hỏng bỏng không. Cộng sản đã mất bao nhiêu thì giờ để thuyết phục vừa áp lực thầy tự thiêu cúng dường, thì không thể sơ hở trong phút chót được. Thích Trí Quang đã thức trắng mấy đêm liền để dọn tinh thần cho thầy, trong khi Huỳnh Văn Thạnh nâng giấc thầy còn hơn cha mẹ, lo giặt giũ quần áo, lo từng miếng ăn tới ngụm nước uống cho thầy. Để về sau, chính hắn đã tưới xăng lên người thầy và châm lửa đốt thầy.

Huỳnh Văn Thạnh theo cộng sản từ năm 1959, nhưng hắn không tập kết ra Bắc. Cộng sản để hắn ở miền Nam làm công tác tình báo cho Việt cộng ở khu 5. Tới năm 1962, hắn được biệt phái qua khu Dương Minh Châu, cho xâm nhập vào Sài Gòn hoạt động trong chiến dịch giáo vận. Năm 1964, cho phù hợp với đường lối và chính sách mới của Việt cộng là “gây ung thối trong hàng ngũ quốc gia” Thạnh được triệu ra khu, ẩn bóng một thời gian và sau đó Việt cộng làm hộ tịch giả cho hắn mang tên mới là Nguyễn Công Hoan, và cho hắn về Sài Gòn hoạt động chính trị công khai, đứng phe đối lập với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1966 tới năm 1972, nhiều lần cán bộ nằm vùng vận động tối đa rồi mới đưa hắn ra ứng cử dân biểu quốc hội VNCH, và hắn đắc cử tại đơn vị Phú Yên.

Sau ngày cộng sản chiếm Sài Gòn, Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, xuất đầu lộ diện nguyên hình, tích cực tuyên truyền cho cộng sản và chỉ điểm cho công an việt cộng bắt không biết bao nhiêu chiến sĩ quốc gia chân chính. Để trả công cho hắn, việt cộng cho hắn vào quốc hội của cộng sản, để lừa bịp dư luận rằng cái quốc hội của cộng sản không hoàn toàn chỉ gồm những đảng viên hay tay sai của cộng sản, mà còn gồm cả một số dân biểu, nghị sĩ “ Ngụy” đã biết ăn năn hối cải trở về với “cách mạng”.

Tuy nhiên, Nguyễn Công Hoan vào múa may ở quốc hội của cộng sản một thời gian, thì những tên chủ nhân việt cộng của hắn thấy cũng không lừa bịp nỗi ai, nên bèn cho hắn “vượt biên tỵ nạn” để ra nước ngoài làm công tác kiều vận. Nguyễn Công Hoan đã vượt biển sang Nhật, sau đó, nhờ thủ đoạn và móc nối chính trị hắn đã tới được nước Mỹ một cách ngon lành. Nhưng cái mác dân biểu lưỡng trào của hắn và cuộc tỵ nạn mờ ám của hắn đã bị đồng bào nghi kỵ, cho nên hắn chẳng làm được trò trống gì. Hiện nay, hắn trùm mền núp bóng một tên sư hổ mang để chờ một cơ hội khác.

Đó là những chuyện xảy ra về sau, mà đa số chúng ta, nhất là bạn đọc của Văn Nghệ Tiền Phong đều biết rõ. 

Nay xin trở lại với chuyện “tự thiêu của thầy Thích Quảng Đức”. Vấn đề mà Việt cộng lo ngại nhất là làm sao mang một thùng xăng khá lớn để có thể đốt cháy thầy Quảng Đức ngay tức khắc để các cơ quan công quyền không kịp cứu. 


Mang một thùng xăng lớn tới nơi mà chúng định thiêu thầy Quảng Đức cho trót lọt không phải dễ, vì an ninh VNCH đã rõ mưu đồ của việt cộng. Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, chính là tên đã được việt cộng trao cho trọng trách cung cấp xăng đốt thầy Thích Quảng Đức, và Thích Thiện Minh là người được đề cử để giám sát vụ này, nên hắn rất lo lắng. Đêm hôm trước khi xảy ra vụ “tự thiêu”, chính Thích Thiện Minh biểu tài xế lái xe chở đi gặp Huỳnh Văn Thạnh để cho biết rằng xăng đã được giấu trong hai thùng nhỏ đựng dầu hôi trong gánh hàng của một nữ cán bộ việt cộng đóng vai người đi bán hàng rong buổi sớm.

Thích Thiện Minh hỏi:
- Bao nhiêu lít?

Thạnh trả lời:
- 15 lít, thưa thầy.

- 15 lít đủ đốt không con?

-Dư sức mà thầy, 5 lít cũng đủ chết ba Quảng Đức rồi!

- Phần kế hoạch F2 con cẩn thận nhé.

- Thầy yên tâm, trước khi “ xuất hành” con sẽ gửi thêm một mũi Trenxinne nữa. sau đó, con sẽ bồi thêm hai mũi trợ tim Haldol là đủ.

- Vậy à. Tốt lắm, công con to lắm …

Bảy giờ sáng, ngày 20 tháng 4 năm 1963 (ngày âm lịch ) dương lịch là ngày 11-6-1963, không khí bên trong chùa buồn như đám ma. Tăng ni ai nấy đều mặt mày ủ rũ thương cho thầy Quảng Đức chỉ chốc lát nữa đây sẽ bị đưa lên giàn hỏa để “bảo vệ đạo pháp”. Ngoại trừ một số ít cán bộ việt cộng và tay sai núp áo cà sa giết người cho cộng sản, là hăm hở chờ đợi giờ phút xảy ra biến cố.

Ngay từ lúc 4 giờ sáng, Huỳnh Văn Thạnh đã vô giường thầy Quảng Đức, lật mông thầy lên để chích cho thầy một mũi Trenxinne, mà hắn thỏ thẻ thưa là “thuốc trợ tim” để thầy mau bình phục sức khỏe. Thầy Quảng Đức ngủ mê man, ngủ say sưa như một đứa trẻ thơ trong nôi, sau khi đã no sữa, ống thuốc Trenxinne thấm, cơ thể thầy Thích Quảng Đức bỗng mềm nhũn, ngắt véo, thầy cũng không biết đau.

Lúc ấy Huỳnh Văn Thạnh, tức Nguyễn Công Hoan, mới ra dấu cho đàn em chạy vào lau mình mẩy cho thầy, và thay cho thầy bộ áo cà sa mới toanh. Thế là việt cộng đã chuẩn bị xong để đưa thầy Thích Quảng Đức ra cúng tổ … Các Mác!“

………

Trên đây, là những trích đoạn về lệnh bức tử Hòa thượng Thích Quảng Đức của Phật giáo Ấn Quang, tiền thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và bọn việt-gian-cộng-sản, trong cuốn „Trong Lòng Địch“ của tác giả Trần Trung Quân.

Tôi cũng cần phải nhắc lại: Vào tháng 5-1977, Nguyễn Công Hoan, tức Huỳnh Văn Thạnh đã cùng Trần Bình Nam lên một chiếc thuyền và rời bãi biển Nha Trang, chỉ có hai người này và tài công, và cả hai hiện đang có mặt trên đất Mỹ.

Và, vì đây là một bài viết có liên quan đến đoạn phim vừa đưa lên: You Tube video: Bo Tat Quang Duc (Monge budista suicidio), nên một lần nữa, tôi lại phải mời quý độc giả hãy cùng đọc lại những lời của cựu Đại đức Thích Huệ Nhật, tức Mục sư Tin Lành Nguyễn Huệ Nhật, trong cuốn sách “Từ Áo Cà Sa Đến Thập Tự Giá”. Ông đang có mặt tại Đức quốc, để cùng nhau suy gẫm:

......................................
Những người tự thiêu cho đạo pháp
Nguyễn Huệ Nhật
  
“Tôi xin giới hạn trong phạm vi hiểu biết của cá nhân mình, và những gì tôi viết sau đây cũng là một số kinh nghiệm và nhận xét của riêng tôi, sau ba lần tưởng đã chết nhưng nay tôi còn sống 

Người tự thiêu đầu tiên trong thời kỳ Phật giáo đấu tranh chống lại kỳ thị tôn giáo dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm là Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngài là một vị tu sĩ bán thế xuất gia, nghĩa là có vợ con trước khi đi tu. Con ruột ngài cũng là đệ tử nổi tiếng của ngài sau khi ngài hy sinh. Ngài chỉ nổi tiếng sau khi hy sinh.

Cũng như tất cả các vị thánh tăng đã nối tiếp tự thiêu cho Đạo Pháp, bản thân Hòa Thượng Thích Quảng Đức không hề biết rằng, kết quả tốt do sự hy sinh của ngài chỉ là nhất thời từ 1-11-1963, còn hậu quả xấu do sự hy sinh của ngài là lâu dài từ mùa hè 1966 đến nay. Vì sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Phật giáo Việt Nam chỉ thắng thế nhất thời, để rồi càng bị CSVN lợi dụng sâu sắc hơn, và đưa những cuộc đấu tranh kế tiếp đến ngày 30-4-1975, cho cộng sản Việt Nam lên cướp chính quyền.

Nhìn lại quá trình, chỉ hai năm đầu sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Hội Phật Học VN đã trở thành GHPGVNTN nổi như cồn, nhưng đó là thời gian manh nha đưa GHPGVNTN đến tình trạng suy đồi và phân rẽ ngay trên đỉnh cao thế lực của họ. Năm 1966, GHPGVNTN chia rẽ thảm khốc giữa hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang. 

Chưa bao giờ lịch sử Phật giáo Việt Nam có sự căm thù nhau, phân rẽ nhau tệ hại như thế. Vụ đem bàn thờ Phật ra đường để đấu tranh trong mùa hè 1966, là một bằng chứng suy tàn nhất của tinh thần và tổ chức Phật giáo Việt Nam. Nếu tôi kể ra những bất đồng của các vị lãnh đạo PG trong vụ Đem Phật Ra Đường, thì rất phiền. Những cuộc tranh giành đẫm máu trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự cho đến nay vẫn còn giữ kín, trừ vụ kéo sập dãy nhà do Đại đức Thích Đức Nghiệp xây lên sát lề đường Trần Quốc Toản là không thể dấu diếm được.

Tôi ngẫm nghĩ Thượng tọa Thích Trí Quang chỉ là một mẹ mìn rất đắc lực của cộng sản Bắc Việt. Ông bắt cóc niềm tin của đa số Phật tử, để biến họ thành phương tiện hữu hiệu nhất cho cộng sản Bắc Việt vào xâm chiếm miền Nam, và ông đã cho cộng sản Bắc Việt vắt chanh bỏ vỏ tất cả nhân, tài, vật lực do niềm tin ấy mà có. Khi công việc bắt cóc ấy hoàn thành, mẹ mìn Thích Trí Quang ngồi im lặng rung đùi và được cộng sản Việt Nam bảo vệ kỹ, không ai dám động một sợi lông chân của ông.

Tôi tin chắc rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức đã không hình dung nổi hậu quả tang thương về sau nầy, đối với Phật giáo nói riêng, và dân tộc nói chung, qua sự hy sinh của ngài. Chính người con trai ruột của ngài, người đã trở thành một vị Thượng tọa nổi tiếng tại ngôi chùa của ngài để lại trên đường Trương Minh Giảng, đã sống ba chìm bảy nổi mang nhiều tăm tiếng và cũng bị tù đày trong chế độ cộng sản.

Lần tự thiêu thứ nhất tại Sài Gòn là lần tôi hoàn toàn chờ đợi theo sự sắp xếp và tổ chức của Ủy Ban Liên Phái, nhưng không thực hiện được, vì tình hình sao đó.

Một người khác là thầy Lưu Bổn, đệ tử của Hòa Thượng T.M.H chùa TL, Huế, cũng đã nhảy xuống giếng sâu tự tử tại chùa Phật giáo Đà Nẵng, vào mùa hè 1972, sau khi bị nghi ngờ một chuyện xấu. Mười lăm phút trước khi nhảy xuống giếng, thầy Lưu Bổn ngồi ăn trưa với tôi một cách lặng lẽ.

Một người bạn khác của tôi tên T. An, cũng đi tu ở chùa Phổ Đà tại Đà Nẵng, ông mở một trường Bồ Đề ở gần ga xe lửa Đà Nẵng, cũng đã tự thiêu vì một chuyện riêng, nhưng sau đó được dư luận báo chí cho là tự thiêu vì ý nghĩa lớn lao khác. Trong thế giới tôn giáo đã lâm lụy vào những cơ mưu chính trị thời Việt Nam Cộng Hòa, một vài trường hợp các tu sĩ tự tử bằng cách tự thiêu đã được gán cho những ý nghĩa cao cả “Ý nghĩa cao cả” ấy được áp đặt cho mục đích khác, mà người tự thiêu không đặt ra, nhưng sau cùng những người bà con của họ cũng được hưởng tiếng thơm “Thánh Tử Đạo”. Cũng có nhiều vụ tự thiêu do ý định tự tử để giải quyết chuyện riêng, nhưng khi thực hiện, họ lại nêu lý do thiêng liêng để che đậy chuyện bậy bạ. Hoặc là người tự tử bằng cách tự thiêu xong rồi, sau đó mới được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng. Thời đó, nhiều vụ tự thiêu đã bị lạm dụng. Người tình nguyện tự thiêu thì đông, nhưng người đáng được chấp nhận thì ít. Vì một người có đời sống không sáng sủa, nếu được chấp nhận cho tự thiêu, sẽ có nguy cơ làm mất niềm tin của nhiều người khác. Tất cả những người tình nguyện tự thiêu đều là những người không sáng giá khi còn sống. Những người sáng giá nghĩ rằng mình cần sống để làm việc có kết quả hơn.

Những người nêu trên đều quen thân với tôi, nên tôi biết một số lý do tại sao họ đã tự thiêu. Giống như những người thất tình, những thí sinh thi rớt, những đứa con giận cha mẹ, những người bị thất bại làm ăn … Họ không còn thiết sống nữa. Họ tìm đến cái chết để trốn chạy một thực tại bất đắc chí bằng cái chết tự sát”.
…………..

Quý độc giả vừa đọc qua những trang sách của tác giả Trần Trung Quân và cựu Đại đức Thích Huệ Nhật. Nên biết, sau khi chiếm được miền Nam tự do cho đến hôm nay, thì bọn việt-gian-cộng-sản đã trả công cho Phật giáo Ấn Quang bằng rất nhiều hình thức; trong đó, có nhiều con đường mang tên Thích Quảng Đức.


Đem bàn thờ Phật "xuống đường"

Riêng tôi, vì đã vô cùng căm phẫn trước những hình ảnh của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã bị cả lũ người bất lương, vô nhân tính và tàn ác, khi đem sinh mạng của Hòa thượng Thích Quảng Đức ra để làm phương tiện cho cứu cánh. Bởi vậy, nên tôi phải viết lên bài này, với tất cả tâm thành, tôi ước mong cho mọi người đừng bao giờ đem sinh mạng của bất kể người đó là ai để làm vật hy sinh. Bởi mỗi sinh mạng của một con người trên thế gian này, đều do Trời sinh, thì xin mọi người hãy để cho Trời diệt.

TT Ngô Đình Diệm tiếp phái đoàn Phật Giáo tại dinh tổng thống ngày 01.06.1961