"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Lịch sử Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn


Năm 1659, Đức Thánh Cha Alexandre VII phái ba Giám mục thuộc Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris sang Á châu mở đầu công cuộc truyền giáo dưới sự chỉ đạo của Thánh Bộ Truyền Giáo. Đức cha Cotolendi Đại diện Tông tòa cho Giáo hội Trung Hoa. Đức cha Pallu Đại diện Tông tòa cho Giáo hội Đàng Ngoài. Đức cha Lambert Đại diện Tông tòa cho Giáo hội Đàng Trong. Ngài đã giao cho các vị Huấn Dụ năm 1659, tóm tắt về ba điểm sau:

Nói mà không làm là Công Giáo giả hiệu


GNsP: Kitô hữu không thể tuyên bố mình “rất Công giáo” nhưng lại không sống theo những gì Chúa Kitô dạy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các tín hữu như trên trong bài giảng lễ sáng thứ Ba 23.02 tại nguyện đường Santa Marta.

Hy vọng trổ bông giữa sa mạc?

Bài thuyết trình về Đ
ức Cậy Kitô Giáo 
của linh mục Timothy Radcliffe OP tại Đại hội Thánh Thể Cebu 2016

Vào quãng thời gian này cách đây 1 năm, tôi có dịp ghé thăm các cộng đoàn Kitô hữu tại Iraq, với một người anh em cùng dòng người Mỹ là anh Brian Pierce. Chúng tôi mong sẽ củng cố niềm hy vọng cho họ. Như chuyện vẫn hay xảy ra, chính họ mới là người dạy cho chúng tôi biết hy vọng có nghĩa là gì. Chúng tôi được nói cho biết rằng, có hai từ Ả-rập cùng có nghĩa là “hy vọng”: “amal”, chỉ một sự lạc quan, phấn khởi theo kiểu con người ta. Và “raja”, nghĩa là niềm cậy trông, hy vọng vào Thiên Chúa, một nhân đức đối thần (theological virtue). Các anh chị em Iraq của chúng ta hầu như chẳng có lý do gì để mà “amal”. Rõ ràng là họ đã mất tất cả mọi sự; họ không chắc là mình sẽ còn được đón tiếp tại Kurdistan bao lâu nữa. Các tín hữu Kitô hầu như đã tháo chạy hết. Họ không tin các chính phủ Tây phương, là thứ mà họ bảo là thà tin vào dầu còn hơn. Tất cả trước mắt hoặc là ở trong các trại, hoặc là phải lưu xứ sống tại một đất nước nào đó. Và như thế, họ đặt tất cả niềm cậy trông của mình nơi Thiên Chúa.

Chay tịnh


Chay là nhìn lại chính mình 
Chay là để giữ đẹp xinh tâm hồn
Chay là lời nói thêm khôn
Chay là thanh tẩy xác hồn sạch trong

Thế giới thần bí của thánh Phanxicô


Nói đến thánh Phan-xi-cô người ta thường nghĩ tới cuộc đời cụ thể của ngài, một con người sống nghèo khó, huynh đệ, thân thiện với thiên nhiên, với mọi loài thụ tạo. Người ta hầu như không  biết gì đến các di cảo của ngài (ngoại trừ kinh Hoà Bình, mà kinh này cũng không trực tiếp phát xuất từ ngài), và từ đó không biết gì về thế giới nội tâm và nhất là thế giới thần-bí của Ngài.