"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Kế thừa văn học Công Giáo trong thời kỳ khủng hoảng


Chữ Quốc Ngữ

Trong bản tổng kết cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời đọc tại Lễ Phát Giải 30-6-2011, tôi có thưa: “Nhờ các nhà truyền giáo, người Việt Nam đã có thể dùng chữ Quốc Ngữ thay cho chữ Hán và chữ Nôm. Chăc chắn không ai chối cãi được rằng, mục đích ban đầu và chính yếu của chữ Quốc ngữ khi được thành lập là để chuyển tải Lời Chúa đến cho mọi người.

Và tiếp nối công trình các vị thừa sai, cách đây 6 năm, trên mạng lưới điện toán toàn cầu, xuất hiện một trang mới: mangluoidunglac.net, dunglac.net, rồi dunglac.org… Đây là sáng kiến độc đáo của cố Lm. Andre Trần Cao Tường, một người đầy tâm huyết với việc xiển dương văn học ViệtNam, nói chung và Văn Học Công Giáo VN nói riêng. Đây là một nỗ lực mới nhằm Rao Giảng Tin Mừng bằng Việt Ngữ, băng Văn Học VN, và bằng Hội Nhập Văn Hóa VN”

Huấn dụ về "cha mẹ giáo dục con cái"


Để mở đầu cuộc thảo luận hôm nay, tôi xin gởi đến quí anh chị ba đóa hoa, hái từ sách Huấn Ca "có con cái, trai hay gái, cha mẹ hãy lo giáo dục chúng" (HC 7.24-25). Bằng không, "chúng trở nên mất dậy và làm nhục cho cả cha lẫn mẹ" (HC 22.3-5). Trái lại, "cả kho tàng của thế giới cũng không quí bằng có một người con được giáo dục tốt" (HC 26,28).

Lạy Chúa, xin dạy con yêu mến


Lạy Chúa, xin cho con nhìn những việc phải làm
mà không quên những người cần yêu mến;
Và nhìn những người cần yêu mến
vẫn không quên những việc phải làm.

Xin hãy cho con nhìn 
những nhu cầu thật sự của người khác.
Thật rất khó khi không muốn chỗ của người khác,
để không trả lời thay cho họ,
không quyết định thay cho họ.

Ðến cuối đời, có gì để tiếc?


Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.” Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.” Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết. 

Satan, nguồn gốc mọi xung khắc bạo lực giữa con người

Phỏng vấn triết gia Claudio Tardini, về phương pháp hoạt động của Satan, nguồn gốc của mọi xung khắc chiến tranh và bạo lực giữa con người với nhau trên thế giới


Năm 1999, triết gia René Girard người Pháp cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Đã thấy Satan từ trời rơi xuống như ánh chớp”, trong đó ông áp dụng cho Belzebul “lý thuyết vật hiến tế”, dựa trên hiến tế của người vô tội để chuộc sự dữ. Mới đây một trong những môn sinh của ông là triết gia Claudio Tardini, đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề “Ma qủy, có lẽ thế. Suy tư trở lại Satan ngày nay”. Mục đích là thử thành lập một “khoa ma qủy học hữu lý” và trao ban trở lại quyền công dân cho Satan trong tư tưởng ngày nay, bằng cách trốn chạy chủ trương nghi hoặc duy lý cũng như các lo sợ của thuyết duy tín.

Trí nhớ giảm sút phải làm sao?

Đôi lúc, bạn có cảm giác mất trí nhớ tạm thời nên chẳng biết mình đang và cần làm gì? Càng lớn tuổi, con người càng hay quên.
Đó là lý do bạn nên quan tâm, chăm sóc cho "bộ nhớ" của mình từ bây giờ. Trí nhớ và hoạt động trí tuệ nói chung là chức năng thần kinh cao cấp của con người. Ở mỗi người, trí nhớ lại có những phương thức hoạt động phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, gia đình, vị thế xã hội của họ. 

Những năm Thìn trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam

WHĐ (19.01.2012) – Nhân dịp Năm mới Nhâm Thìn 2012, WHĐ điểm lại một số sự kiện của lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam diễn ra trong các năm Thìn, từ những ngày đầu tiên - khi hạt giống Tin Mừng được gieo vãi trên quê hương Việt Nam...

Thế kỷ XVII

1652 – Nhâm Thìn:
– Tác phẩm Lịch sử Vương quốc Đàng ngoài (bản tiếng La Tinh) của Alexandre de Rhodes được ấn hành tại Rôma.
– Tác phẩm Tường trình về Đàng Trong của Alexandre de Rhodes được ấn hành tại Paris. Trong tác phẩm này, Alexandre de Rhodes tường thuật hoạt động truyền giáo của ngài ở Đàng Trong vào năm 1644-1645, trong đó nhắc đến việc bắt đạo năm 1644 và cuộc tử đạo của Thầy giảng Anrê Phú Yên ngày 26-07-1644.


Thảo kính cha mẹ là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa

Ngày Tết Việt Nam luôn có một ý nghĩa gia đình rất sâu đậm. Dù đi đâu xa người ta vẫn cố gắng về quê ăn Tết. Ngày xuân gia đình đoàn tụ, con cái chúc tuổi cha mẹ, học trò chúc tuổi thầy cô, kẻ dưới chúc tuổi người trên, bà con bạn bè thăm viếng nhau. Ngày Tết mọi người được liên kết trong niềm vui yêu thương chia sẻ. Ngày Tết còn liên kết người sống với người chết, hiệp thông con cháu với tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời. Nhiều người có thói quen đi tảo mộ những ngày trước Tết. Nhiều giáo xứ tổ chức Thánh lễ tại nghĩa trang để cầu nguyện cho những người thân yêu đã an nghĩ. Người ta tin rằng dịp đầu năm ông bà tổ tiên về sum họp với con cháu. Niềm tin đó có tác dụng tích cực giúp người sống luôn nhớ tới cội nguồn, sống hiếu thảo, ăn ở xứng đáng với dòng tộc của mình.

Đức Maria Ở Buổi Đầu Đạo Công Giáo Việt Nam


Ngày nay, ít có người Công Giáo Việt Nam nào lại không biết đến người mang tên Inikhu, nhất là những người đã nghe qua lịch sử truyền giáo tại Việt Nam. Đó là người được chính sử Việt Nam của Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (1), gọi là người khởi đầu công việc truyền “đạo dị đoan của Gia Tô” hay “tả đạo Gia Tô”. Chính sử Triều Tự Đức nhắc đến truyện xẩy ra cách đó hơn 300 năm để giải thích lệnh tái cấm đạo của Huyền Tông Mục Hoàng Đế năm 1663, như một bào chữa cho chính sách diệt Kitô Giáo của các vua nhà Nguyễn, một chính sách vốn là của cha ông!

12 điều mà mọi người Công Giáo phải trả lời được



Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng ta phải trả một giá rất đắt cho nó: Khi dân chúng được quyền tự do muốn nói gì thì nói, họ đôi khi dùng sự tự do đó để nói những điều ngớ ngẩn.  Và đó là 12 điều mà chúng tôi sẽ bàn ở đây.

Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến, trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công Giáo có nhiệm vụ phải trả lời.

Những đóng góp của đạo Công Giáo với văn hóa Việt

Đạo Công giáo du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XVI. Các sử gia Công giáo lấy mốc năm 1533 vì có ghi trong Khâm định sử thông giám cương mục. Nhưng tư liệu này không chắc chắn vì ghi theo “ dã sử”. Hơn nữa, giáo sĩ Inikhu nói ở sách này, cho đến nay vẫn không ai rõ tung tích. Đồng thời cả trong phần “ cương”  và “mục” của sách trên cũng nói rằng, “ trước đã có lệnh cấm rồi”. Chứng tỏ tôn giáo này có trước cả thời điểm 1533. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn, đạo Công giáo đã có nhiều đóng góp với văn hoá Việt.