"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Chuyện Cha Trương Bửu Diệp


Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhiều chuyện nổi tiếng, như về lúa gạo, về muối, về nhãn, về... Công tử Bạc Liêu (1900-1973) trong thời Pháp thuộc, về vụ án Đồng Nọc Nạn của những năm 1928-1930, và về ngôi nhà thờ họ Tắc Sậy với sự linh ứng của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, mà gần đây cả trong nước lẫn ngoài nước ai cũng biết.


Thư của Đức TGM Dr. Werner Thissen gửi các Cộng Đoàn trong TGP Hamburg dịp Năm Đức Tin


Anh Chị Em trong Tổng Giáo Phận Hamburg thân mến,

Trong một truyện ngắn của nhà văn Franz Kafka có một người nhiều năm cứ quanh quẩn trước một cánh cửa. Anh ta muốn nhất định phải vào và tìm cách mãi. Thế nhưng ở đó có một người khác đứng trước cửa và không cho anh ta vào. Như một người canh cửa trước một tiệm nhảy. Thời gian sau người canh cửa này ngưng việc đó và nói: “Cánh cửa này chỉ dành cho anh. Bây giờ thì tôi sẽ đi và đóng nó lại.”

“Cửa Đức Tin” – đó là từ khoá quan trọng đối với sứ điệp cho Năm Đức Tin của Đức Thánh Cha Bênêdikt XVI. Mọi người được mời gọi để đi qua cửa này. Nhưng cũng giống như trong truyện của Kafka, có nhiều chướng ngại tạo khó khăn hoặc làm cho việc bước qua cửa Đức Tin trở thành bất khả thi.

Đức tin và tội lỗi


Đôi khi chúng ta hành động như thể tội lỗi chỉ là những “vết đen” đối lập với chúng ta hoặc là những “món nợ” của chúng được “ghi” ta trong sổ sách của Thiên Chúa.

Chuyện người bại liệt trong trình thuật Mc 2,1-12 khiến chúng ta biết rõ hơn về thực chất của tội lỗi. Tội lỗi “lớn” hơn lầm lỗi. Tội lỗi là khoảng cách xa giữa chúng ta với Thiên Chúa, Đấng là Nguồn Sống và Sức Mạnh. Thánh Thần Thiên Chúa là “sức mạnh” phải có trong chúng ta nếu chúng ta muốn có sự sống và sức sống đích thực.

Hai ngàn năm lịch sử Ơn Cứu Độ ... nhưng vẫn chưa được cứu rỗi?


Peter Seewald: Giáo-lí ơn cứu-độ đã được loan-truyền từ hai ngàn năm và từ hai ngàn năm nay có một Giáo-hội bước theo đức Ki-tô dấn-thân cho hòa-bình, công-lí và tình yêu. Nhưng vào thời-điểm kết-thúc thiên niên-kỷ thứ hai sau Kitô, kết-quả tổng-kê xem ra nghèo-nàn như chưa từng có. Thậm chí một nhà văn Mỹ, ông Louis Begley, gọi thế-kỷ 20 là "một tang lễ ma-quái". Đó là một hoả-ngục gây nên bởi tội-ác giết người, thảm-sát tập-thể và bạo-lực, nghĩa là một tổng-hợp gói trọn mọi thứ kinh-hoàng.

Nguồn gốc và tên gọi của Chuỗi Mân Côi

Tượng Đức Mẹ trao chuỗi Mân Côi cho thánh Đaminh

Tên gọi

 Mai Khôi, Môi Khôi, Mân Côi hay Văn Côi là cách đọc khác nhau của hai chữ Hán mà sách „Đại Nam Quốc Âm Tự Vị“ của Paulus Huỳnh Tịnh Của phiên âm là môi khôi, còn „Hán Việt Từ Điển“ của Đào Duy Anh phiên âm là mai khôi. Cách đọc đúng theo âm Hán Việt hiện đại là môi côi.

Tiếng La-tinh là Rosarium, tiếng Bồ và tiếng Ý là Rosario, tiếng Pháp là Rosaire, tiếng Anh là Rosary, tiếng Đức là Rosenkranz, có 3 nghĩa như sau:
1. Một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng (Rosa, Rose = Hoa Hồng)
2. Một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ;
3. Một vườn Hoa Hồng.

Lời kinh tuyệt vời

Kinh Mân côi là một vũ khí, nhưng là vũ khí hòa bình luôn đem lại hiệu quả tích cực.

Phụng vụ bước vào tháng Mân Côi. Suốt tháng mười này, lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi. Mọi tín hữu được cùng với Đức Mẹ trên từng cây số cuộc đời Chúa Giêsu và theo phong cách của Đức Mẹ là „lưu giữ và suy niệm trong lòng“ qua từng lời kinh chuỗi hạt Mân côi.