"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Thập Giá và Thánh Giá

Tôi thấy thập giá khắp nơi, trên mộ bia trong nghĩa trang, trên tháp cao nhà thờ, bên bàn thân lễ, trên ngực áo, bên vành tai, trên tường đá. Nhiều thập giá quá. Đức Kitô bị đóng đanh trên thập giá. Thập giá đã mặc nhiên được coi như biểu tượng của Kitô hữu. Nơi nào thấy thập giá, người ta nghĩ ngay nơi ấy có đạo Chúa. Vậy có thể nói nơi nào có thập giá, nơi ấy có Đức Kitô không?

Tôi không nghĩ vậy.


Người con hoang trở về...

Cuộc trở lại của kí-giả Peter Seewald, người phỏng-vấn hồng-i Joseph Ratzinger trong sách “Muối Cho Đời”


Nửa thế kỷ sau Công Đồng Vatican II: một Năm Đức Tin và một cuộc tranh luận


WHĐ (08.02.2012) / CNS – Năm mươi năm trước, vào tháng Mười, Chân phước Gioan XXIII cùng với hơn 2.500 giám mục và các vị Bề trên Dòng tu từ khắp nơi trên thế giới đã quy tụ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô để khai mạc Công đồng chung Vatican II.

Ba năm sau, công đồng Vatican II ban hành 16 văn kiện lớn về những vấn đề cơ bản như thẩm quyền của hàng giáo phẩm, chú giải Kinh Thánh, và vai trò riêng của giáo sĩ và giáo dân. Các tài liệu này và những cuộc bàn thảo để hình thành chúng, đã làm thay đổi cách Giáo hội Công giáo hiểu và trình bày chính mình trong bối cảnh hiện đại của nền văn hóa và xã hội thế tục.

Giáo chủ Cộng Sản Karl Marx là người thờ quỷ Sa-tăng

Người Trung Quốc và Việt Nam từ nhỏ đến lớn bị cưỡng chế truyền bá lý luận chủ nghĩa Marx, tuy nhiên bản thân chúng ta lại không hề chân chính hiểu rõ Marx. Trong viện nghiên cứu Marx ở Moscow có hơn 100 đầu sách do Marx viết, tuy nhiên chỉ có 13 quyển được xuất bản. Marx viết nhiều như vậy, rốt cuộc là về điều gì? Vì sao không cho xuất bản? Muốn giấu giếm điều gì đây?
Gần đây, xem thấy trên mạng lưu truyền một số bài viết về Marx và Sa-tăng giáo, tôi đã tìm được mấy cuốn sách tiếng Anh nói về sinh hoạt và công tác của Marx [1,2], nhờ đó mới biết bình sinh không để nhiều người biết của Marx.

Truyện Cổ Tích Chưa Ðược Kể


Sau khi nhấp miếng trà, cụ chậm rãi đặt chiếc ly sành nhỏ xuống mặt bàn đen bóng màu gỗ gụ, bắt đầu câu chuyện:
- Ngày xửa ngày xưa...

Cụ mới bắt đầu có thế, lũ trẻ đã thiu thiu ngủ. Cụ dừng lại không kể nữa. Duy nhất còn đứa bé tò mò xin cụ đừng vì lũ trẻ kia mà bỏ dở. Hai ông cháu bên buổi chiều tháng tư, rù rì tâm sự với nhau. Rồi cụ chết đi, câu truyện truyền lại cho đứa trẻ duy nhất ấy. Cũng may, vì thế mà hôm nay còn dấu tích câu truyện này.

Dạ Vũ: "Cát Bụi Tình Ca" - 18.02.2012


(click lên hình để xem rõ hơn)


Nhạc và Lời


Con chim hót, con người hát. Người cũng hót được như chim. Chẳng hạn, huýt sáo. Nhưng chỉ có người mới hát. Vì chỉ có người mới biết dùng cổ họng, môi, má, miệng, lưỡi phát ra tiếng nói. Tiếng nói khác hẳn những tiếng động trong thiên nhiên như tiếng gió thổi, tiếng sét đánh hay tiếng kêu của loài vật. Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng nói là một cấu âm (son articulé).  Lời được kết bằng những tiếng nói. Hát là kết hợp nhạc và lời. Chỉ có con người mới hát, vì chỉ có người mới nói. Vẹt cũng nói, nhưng "nói như vẹt", không xúc cảm, không ý tứ hay ý nghĩa gì cả.

6 lý do để kiêng thịt ngày thứ sáu

Có 6 lý do để kiêng thịt ngày Thứ Sáu hàng tuần:


1. Truyền thống ăn cá và không ăn thịt đưa chúng ta trở lại Tàu ông Noe (Noah’s Arche) khi xảy ra Đại hồng thủy 40 ngày đêm, gia đình ông Noe chỉ ăn cá chứ không ăn thịt.

2. Việc thành lập huyền bí của việc sám hối ngày Thứ Sáu là Luca 5, 35: “Sẽ có ngày chàng rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay”. Chúa Kitô “bị đem đi” khỏi chúng ta vào ngày Thứ Sáu và chúng ta cũng ăn chay vào những “ngày đó”, nghĩa là các ngày Thứ Sáu. Mỗi Chúa nhật là “Lễ Phục sinh nhỏ”, nghĩa là mỗi ngày Thứ Sáu là một “Thứ Sáu Tuần Thánh nhỏ”. Nếu bạn đi dự tiệc vào Chúa nhật, bạn cần ăn chay ngày Thứ Sáu.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 2012


VATICAN. Thứ bẩy 11-2-2012 sắp tới là Ngày Thế Giới các bệnh nhân lần thứ 20, năm nay được cử hành với chủ đề "Hãy đứng lên và đi; đức tin của con đã cứu con!" (Lc 17,19). Trong thời gian qua, ĐTC đã cho công bố sứ điệp của ngài để hướng dẫn suy tư và việc cử hành ngày này, đồng thời ngài mời gọi các tín hữu nêu cao giá trị của các bí tích chữa lành là bí tích Hòa giải và bí tích Xức dầu bệnh nhân. Sau đây là bản dịch nguyên văn sứ điệp của ĐTC.


Tại giáo phận Hamburg các em „hát ba vua“ đã quyên được 413.000 Euro


Đầu tháng giêng vừa qua trong giáo phận Hamburg các em „hát ba vua“ (Sternsinger) đã quyên được khoảng 413.000 Euro để giúp các trẻ em trong những nước nghèo trên thế giới. Số tiền quyên được năm 2011 là 426.000 Euro.


Giáo dục Công Giáo theo Giáo Luật


Ðiều 793: (1) Cha mẹ và những người thay quyền cha mẹ, có bổn phận và quyền lợi giáo dục con cái. Cha mẹ công giáo còn có bổn phận và quyền lợi chọn lựa những phương thế và trường học nào thích hợp hơn cả, tùy theo hoàn cảnh mỗi nơi, để lo liệu việc giáo dục công giáo cho con cái.

(2) Cha mẹ có quyền đòi hỏi nhà nước giúp đỡ những gì cần thiết để chu toàn việc giáo dục công giáo cho con cái.


Đối thoại và sự thật


Đối Thoại

Một sinh viên của tôi kể câu chuyện rất hài hước rằng: trên chuyến xe đò về Daknông, mấy người bạn của anh học ngành kỹ thuật, không biết tiếng Anh, ngồi gần một hành khách ngoại quốc. Ông khách hỏi mấy câu gì đó các bạn ấy không hiểu, thế là một bạn đưa tay ra dấu như con dao cắt ngang cổ. Ông khách hết hồn, nghĩ là chàng trai doạ giết nên ông ngồi im ru. Các bạn bật cười vì bạn ấy chỉ muốn đùa rằng “Biết chết liền!”.


Rượu hay nước?

Chuyện xưa kể rằng tại một ngôi làng, một nhóm mười người tổ chức cuộc gặp mặt đón xuân mừng năm mới. Một vị lên tiếng, “Tôi đề nghị chúng ta mỗi người góp tay nhau để vui xuân bằng cách mỗi người mang theo rượu của mình và đổ chung vào một chum lớn để cùng chia vui trong dịp xuân.” Mọi người đồng ý và vui vẻ ra về.

Thanh gươm và vinh quang Chúa


Hai nghìn năm trước, những gốc ôliu trong vườn cây dầu tại Giêrusalem đã chứng kiến câu chuyện này:

Ông Simon Phêrô có sẵn một thanh gươm, bèn tuốt ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế mà chém đứt tai phải của y. Người đầy tớ ấy tên là Mancô. Đức Giêsu nói với ông Phêrô: „Hãy xỏ gươm vào bao! Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy lẽ nào Thầy chẳng uống?“ (Jn 18:10)
(…)

Câu chuyện bi thương là Phêrô tưởng mình cứu Thầy. Ai ngờ chính thầy lại cứu trò.

Để tồn tại, phải tự thay đổi


Như biển cả,
hiện hữu
với những đợt thủy triều
Cây cối đổi thay
theo bốn mùa của năm tháng.
Chiếc cầu rung theo nhịp.
Một thanh âm…

Để tồn tại
phải tự thay đổi.