"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Cách bỏ dấu chuẩn


Mới đây, trong nước có vị PGS.TS Bùi Hiền đề nghị cải tiến tiếng Việt theo cách viết «mới», dễ thông dụng, tiện bề sổ sách, in ấn, ít hao giấy mực… Ở đây, người viết xin được miễn bàn sâu vào đề nghị này, mà chỉ nhân đó xin góp chút ý kiến về cách «bỏ dấu» chữ viết sao cho đúng với tiếng nói truyền thống của dân Nam trên cả nước. Đây là điều rất quan trọng ngay từ lúc hình thành tiếng Việt và là điểm then chốt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Rất tiếc là trong khi chưa có hàn lâm viện, có không ít người viết đã bỏ dấu một cách khá tùy tiện.

Tôi yêu tiếng nước tôi


Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng. Ông Huỳnh Phan Anh cũng khắc tên mình vào bảng mạ vàng khi dịch “For whom the bell tolls” thành “Chuông nguyện hồn ai” (phải là “nguyện”, chứ không phải “gọi” – như các bản dịch sau 1975, nghe mới “đã” và mới đúng với ý như câu chuyện của tác phẩm Hemingway). Cụ Bùi Giáng cũng thuộc vào nhóm người “giáng thế” khi dịch “Terre des Hommes” (Vùng đất của người) thành “Cõi người ta”.

Ý nghĩa của Đức Tin: Đúng và sai


Nhà thần học Tin Lành Paul Tillich có lần đã nói rằng “đức tin” là từ bị hiểu sai nhiều nhất trong từ vựng tôn giáo. Về điểm này, càng ngày tôi càng tin rằng ông ấy đúng. Sở dĩ tôi tin chắc như thế là vì rất thường xuyên gặp thấy trên diễn đàn internet của tôi những lời châm biếm về đức tin của các tín hữu nghiêm túc.