"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

"Ut sint unum" - Để chúng nên một



Cách đây hơn một trăm năm, vào năm 1908 tại New York, cha Paul Wattson, sáng lập viên Hiệp Hội Phạt Tạ, cùng với một số người khác, đã khởi đầu tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu.


Thế nào là „nên người“?



Không ai tự nhiên nên người, song người ta trở nên người (Homo, fit, non est). Người ta thường lầm lẫn ý nghĩa hai danh từ “nên người” và “làm nên”.

Một người xoay ở đâu được một món tiền to, tậu nhà, tậu xe, được người hàng xóm trầm trồ đưa làm mẫu cho con cháu: “Đấy, con người ta cũng bằng tuổi bây mà xem, người ta đã nên thân với đời”. Vâng, người ấy đã làm nên với đời thật, song có thể bảo người ấy đã “nên người” chăng, nếu phần trí thức của họ là miếng đất hoang vu hoặc phần tâm đức của họ là một vũng sình lầy?

Thịt thối, lòng heo thối hay lương tâm người… thối?


Đưa thịt thối đến nhà máy xử lý chất thải - Ảnh: tuoitre.vn

Gần đây báo chí đăng tải dồn dập những tin tức về vi phạm an toàn thực phẩm thật khủng khiếp, nếu chỉ “nghe nói” có lẽ nhiều người sẽ không tin. Chắc hẳn ít nơi nào lòng tham lam và ích kỷ của con người lên tới mức đó.

Nào là thịt thối, lòng heo thối liên tiếp bị phát hiện; nào là nhà hàng đãi khách tiệc cưới với thịt thối, khiến thực khách bỏ ra về; nào là thịt thối vừa được cơ quan chức năng phát hiện và đem chôn thì ngay sau đó, chính lái xe bị bắt quả tang chở thịt thối đã quay lại “giải cứu” (chữ của báo chí) và đưa về nơi tiêu thụ ở Bình Dương (có địa chỉ hẳn hòi với tên của chủ cơ sở chế biến…); rồi khi khám xét cơ sở đã nhận 2,2 tấn thịt thối được “giải cứu” này, công an phát hiện những 7,4 tấn thịt thối!

Giáo dục con cái trong gia đình tín hữu



Thánh Phaolô dạy các bậc cha mẹ về bổn phận giáo dục con cái như sau: “Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6,4).

Chúng ta thường được cha mẹ dạy dỗ trở nên những đứa con ngoan, nhưng rất ít khi được giáo dục để trở nên những ông bố bà mẹ tốt. Ở trường học, tuy được học rất nhiều môn, nhưng không môn nào dạy nghệ thuật làm cha mẹ, mà chúng ta phải áp dụng rất nhiều từ khi có con. Vì thế, khi làm cha mẹ nhiều người đã không biết cách giáo dục con cái thế nào cho hữu hiệu, và mày mò tự học nghệ thuật giáo dục con cái theo kiểu “nghề dạy nghề” hay theo sách vở nặng về lý thuyết. Sau đây là một số kinh nghiệm giáo dục con cái trong gia đình:

Thiên Chúa ở đâu? Thiên Chúa muốn gì?



THIÊN CHÚA Ở ĐÂU? 

Seewald: Làm sao gặp Chúa, và tìm Ngài ở đâu? Có một câu chuyện ngắn: Ngày nọ bà mẹ dẫn đứa con trai tới gặp giáo trưởng (do-thái). Thầy hỏi cậu bé: «Nếu cháu trả lời được Chúa ở đâu thì thầy cho cháu một đồng tiền». Cậu chẳng phải suy nghĩ lâu, nói ngay: "Và con sẽ cho thầy hai đồng, nếu thầy trả lời được Ngài không ở những nơi nào". Sách Khôn ngoan viết, Thiên Chúa "để cho những người không thử thách Ngài gặp Ngài, và Ngài tỏ mình ra cho những ai không ngờ vực Ngài". Nhưng Chúa thật sự ở đâu?

Bữa cơm tối ở nhà hàng ly hôn



Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú.
Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán, nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh. Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.

Chữ "Lễ" xưa và nay



Ta thường thấy câu “Tiên học lễ hậu học văn” được nêu ở các trường học như là một tôn chỉ giáo dục trong nhà trường. Khi đọc về Nho giáo, có thể thấy thầy Khổng Tử là người được Nho gia tôn là “Chí Thánh” hay “Vạn Thế Sư Biếu”, nghĩa là người thầy của mọi thế hệ.

Ông là người luôn nêu cao tinh thần Châu Lễ như mục tiêu tôn chỉ tư tưởng học thuyết của ông. Ngày nay, còn đề cao những chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Trung, Hiếu, Trí, Tín, Nhân, Dũng… như những phạm trù về đạo đức phong kiến của Nho giáo.