"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Bàn về văn minh người Việt?



Kim Huỳnh và Trần Hoàng Tuấn

[Bản này có thêm chi tiết về khác quan niệm văn minh ở Phưong Tây và Phương Đông so sánh với bản trên BBC Vietnamese.]The English version can be found at http://www.tuoitrenews.vn/cmlink/tuoitrenews/city-diary/who-is-more-civilized-vietnamese-or-westerners-1.73447

Người Việt và người phương Tây hiểu chế độ phụ hệ, thịt chó, karaoke và giao thông hỗn loạn ra sao? Người Việt và người Tây nghĩ gì về nhau, và về bản thân mình?

Mẹ May Mắn Hơn Con?


Chàng đạp xe qua ngõ nhà nàng đã mấy vòng, không muốn vào. Ngại. Hai lần qua, mới dựng chiếc xe vào gốc vú sữa, đã có tiếng trong nhà vọng ra: "Nó không có nhà". Từ hôm đó, chàng thấy ngại làm sao ấy. Quen nàng có tới nửa năm nay rồi thì phải. Tình yêu như những đám mây, có đó mà sao thấy mong manh. Không ai dám giơ tay bắt sợ vuột mất sẽ đau. Chàng linh cảm có chuyện gì chẳng lành đang xẩy ra trong gia đình nàng. Từ tháng nay nàng thay đổi, hỏi gì cũng không nói. Chỉ buồn. Chàng không còn vào nhà nàng chơi như xưa. Đạp xe qua ngõ vòng nữa. Không nhìn thấy nàng. Chỉ biết nhớ.

Về "Bài Giảng Trên Núi"


"Bải giảng trên núi" - tranh của Nikolai Lomtew

Seewald: Bài giảng trên núi không nhất thiết phù hợp với những suy nghĩ thông thường. Nó còn phản lại định nghĩa của ta về hạnh phúc, về giá trị, về quyền lực, về thành công hoặc công lí. Rõ ràng đức Giê-su có những phạm trù khác. Vào cuối bài giảng Ngài còn tóm tắt cho người nghe biết cái gì thật sự quan trọng, có thể nói đây là một lề luật của các lề luật, đây là luật vàng của cuộc sống: “Như vậy, tất cả những gì các ngươi mong kẻ khác làm cho mình, thì cũng hãy làm cho họ! Lề luật và các tiên tri là đó”.

Ratzinger: „Luật vàng“ đã có từ trước thời đức Ki-tô rồi, nhưng nó được diễn tả một cách phủ định: “Cái gì ngươi không muốn người khác làm cho mình, thì cũng đừng làm cho kẻ khác”. Đức Giê-su đã chuyển nó lên thành thể xác định, thể này dĩ nhiên mang yêu sách cao hơn. Ngài nói, những gì ngươi muốn người khác làm cho mình, thì cũng hãy làm cho họ. Đó có thể nói là một thách đố cho trí tưởng tượng sáng tạo của tình yêu. Như vậy, luật vàng trở thành Luật Tự do; thư thánh Gia-cô-bê đã tóm tắt bài giảng trên núi, mà cũng là tóm tắt toàn bộ thông điệp của  đức Giê-su, như thế. Sở dĩ gọi Luật Tự do là vì thông điệp đó rốt cuộc đã mở ra một không gian lớn vô tận, trong đó lực sáng tạo của sự thiện có thể triển nở.

Chuyện hai con lừa



Thử tưởng tượng bạn đang đi trên đường, hay đang ngồi một mình yên lặng trong phòng, hay đang thả bước đi dạo trong công viên. Trong những lúc ấy, điều gì có thể làm cho bạn bị chi phối khỏi sự yên tĩnh? Tiếng động! Một tiếng còi hú, một tiếng chim kêu có thể làm cho bạn chú ý đến nó. Có những tiếng động góp phần cho bạn thêm sự thanh thản, vui tươi, nhưng có những tiếng động có thể làm bực mình cho bạn.

Vụ Án Dòng Đồng Công


Linh mục Đaminh Maria Trần Đình Thủ, CMC, sáng lập Dòng „Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc“

Sơ lược về Dòng Đồng Công

Dòng Đồng Công do linh mục Đa Minh Maria Trần Đình Thủ thành lập năm 1953 tại Việt Nam.Ai cũng biết mỗi nhà Dòng thuộc Thiên chúa giáo đếu có nhiều bất động sản, Dòng Đồng Công cũng vậy. Năm 1970 Dòng thiết lập cư xá sinh viên Rạng Ðông tại Ðà Lạt để giúp các sinh viên nghèo có nơi cư trú theo học đại học Ðà Lạt. Dòng lập một tu viện tại Ðồng Lạc thuộc quận Di Linh, tỉnh Lâm Ðồng, từ năm 1971. Tu viện này toạ lạc trong một khu đồn điền rộng 47 mẫu tây trồng trà, cà phê, bơ, mít... mà Dòng đã mua lại của một người Pháp.Sau ngày 30/04/1975, miền Nam bị rơi vào tay CSVN thì đến ngày 02/06/1975, Cha Đa Minh Trần Đình Thủ bị CSVN bắt bỏ tù tại Di Linh, Lâm Đồng cùng với 52 người của nhà Dỏng. Ngày 29/04/1977 Cha Đa Minh được trả tự do về sống với anh em Dòng tại Thủ Đức. Toàn bộ bất động sản tại tình Lâm Đồng bị CSVN chiếm đoạt.Sau vụ án Dòng Đồng công tại Thủ Đức, Cha được CSVN trả tự do vào năm 1993 và sống tại Thủ Đức cho đến ngày thứ Năm 21/06/2007, đã từ trần tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

Đẽo chân theo giày


"Thiên Chúa tạo dựng Adam" của Michelangelo

Một câu chuyện ngụ ngôn kể về người thợ đóng giày. Vì tay nghề của ông quá kém, nên khi đóng một đôi giày, khách hàng thường phải yêu cầu ông sửa đi sửa lại nhiều lần. Có một khách hàng đến khiếu nại vì giày của ông quá chật. Đáng lẽ phải nới rộng giày cho vừa với chân thì ông thợ kia lại đề nghị khách hãy “đẽo bớt chân cho vừa giày”.

Ý tưởng của người thợ giày ngược đời và không có tính khả thi. Tác giả muốn qua câu chuyện này cho thấy xung quanh ta vẫn có những hành động phi lý, gượng ép và không mang lại hiệu quả. Trong đời sống đức tin cũng như đời sống xã hội, vẫn còn đó nhan nhản những khuynh hướng theo kiểu “đẽo chân theo giày”.

Tìm người thân


Bà Nguyễn Thị Trường tìm con là

NGUYỄN VĂN LUÂN, tên ở Việt Nam là TRẦN VĂN HOÀNG, sinh năm 1961.

Rời Việt Nam ngày 20/10/1985. Được tàu Đức vớt đem về đảo Philipin rồi qua Tây Đức lấy tên NGUYỄN VĂN LUÂN sinh ngày 05-12-1966. Thời gian đầu anh từng dạy tiếng Đức cho người Việt.

Thơ cuối cùng nhận được ở Việt Nam là ngày 17/01/1999. Nơi gởi: Nguyễn Văn Luân, Woellmerstr. 34 - 2100 Hamburg 90 - W. GERMANY (hiện nay là 21075 Hamburg-Harburg). Đã nhiều năm không có chỗ ở nhất định.

LM Nguyễn Văn Khải nói về sự vi phạm tôn giáo tại Việt Nam



Cho đến bây giờ con vẫn là nông dân, con làm nông nghiệp, con ở nông thôn. Phát âm sai như người Hà Nội thì con là “lông” dân, con làm “lông” nghiệp, con ở “lông” thôn”.

Con có ba cái “lông” đấy ạ, hay là ba cái “nông” ấy cho nên con vừa nông, vừa nhẹ. Cả nhà đây, thiên hạ nói con thế nào thì con không biết, nhưng con là nông dân nên con ăn nói như nông dân, thấy sao nói vậy. Và con cũng không phải là nhà tư tưởng hay nhà tranh đấu gì, không phải nhà tư tưởng sâu xa, cũng chẳng phải là nhà tranh đấu mạnh mẽ.

"Đạo Thiên Chúa" hay "Đạo Công Giáo"?



Trong thực tế, nhiều người đã lầm lẫn khi dùng cụm từ “Đạo Thiên Chúa” (hay "Thiên Chúa Giáo") để chỉ Đạo Công Giáo (Catholicism) tức là Đạo thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như phương tiện để loan truyền và mang ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi dân mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.

Đó là Đạo cứu rỗi mời gọi mọi người đón nhận để được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Ngài.

Lòng thương xót của Chúa



Ngày 30/04/2000, Đức Giáo Tông Gioan Phaolô II tuyên bố thiết lập lễ Divina Misericordia (Divine Mercy) vào Chúa Nhật II Phục Sinh. Từ đó phong trào này phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Hàng tháng tại những xứ lớn, dù trưa hay chiều, có đến cả ngàn, cả vạn người tham dự. Lễ này có nhiều cách gọi trong tiếng Việt: Lòng thương xót Chúa, lòng Chúa xót thương, lòng Chúa thương xót. Tại Sài Gòn tên gọi “Lòng thương xót Chúa” phổ biến hơn, nhưng cuốn “Những ngày lễ Công Giáo” của Giáo Phận Sài Gòn thì ghi là “Lòng thương xót của Thiên Chúa”. Chúng ta thử xem xét ý nghĩa của những tên gọi này.

Gia đình trong ý định của Thiên Chúa


Bài giảng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Thánh lễ bế mạc Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII tại Công viên Bresso ở Milano (03 tháng Sáu 2012)

Quý anh em Giám mục thân mến, kính thưa quý vị trong chính quyền, Anh chị em thân mến,

Đây là giờ phút của niềm vui lớn lao và của tình hiệp thông mà chúng ta đang được sống sáng nay khi cử hành Hy lễ tạ ơn: một cuộc tập họp lớn, hiệp nhất với người kế vị Phêrô, quy tụ các tín hữu đến từ nhiều quốc gia. Đây là một hình ảnh hùng hồn về Giáo hội, duy nhất và phổ quát, do Đức Kitô thiết lập và là kết quả của sứ vụ Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ của Người, như chúng ta đã được nghe trong bài Tin Mừng hôm nay: “Hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,18-19). Với lòng quý mến và biết ơn, tôi xin chào mừng Đức hồng y Angelo Scola, Tổng giám mục Milano, và Đức hồng y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình, những nhà thiết kế chính của Đại hội Thế giới các Gia đình lần thứ VII này, cùng với các cộng sự viên của các ngài là các giám mục phụ tá Milano và các giám mục khác.