Thử tưởng tượng bạn đang đi trên đường, hay đang ngồi
một mình yên lặng trong phòng, hay đang thả bước đi dạo trong công viên. Trong
những lúc ấy, điều gì có thể làm cho bạn bị chi phối khỏi sự yên tĩnh? Tiếng
động! Một tiếng còi hú, một tiếng chim kêu có thể làm cho bạn chú ý đến
nó. Có những tiếng động góp phần cho bạn thêm sự thanh thản, vui tươi, nhưng có
những tiếng động có thể làm bực mình cho bạn.
Chú lừa thứ hai mang trên lưng bạc vàng và đồ trang sức. Chú
cũng đi ngang giữa phố chợ đông người qua lại. Đi được một quảng, chủ thầm
nghĩ, mình phải dẫm chân thật to, đi bước thật oai để tạo những tiếng vang gây
sự chú ý cho người đi đường. Mình cân phải cho người ta biết rằng vì mình có
khả năng, kinh nghiệm, nên ông chủ mới giao cho mình chở vàng bạc quí giá. Chú
còn hãnh diện khi nghĩ rằng, mình đẹp hơn con lừa kia vì trên lưng của mình
toàn là vàng bạc châu báu. Với ý nghĩ đó, chú sãi những bước chân thật lớn, tạo
những tiếng kêu thật to. Và quả đúng như chú mong đợi, nhiều người đi đường bắt
đầu để ý đến chúng. Thật không may cho chú, trong số những người để ý đến chú,
bọn cướp là những kẻ nhạy bén nhận ra vàng bạc trên lưng chú. Chúng dẫn chú lừa
đi hướng khác, giết chú lừa làm thịt, và lấy hết vàng bạc của chủ. Quan sát
cảnh bạn mình bị hại, chú lừa chở thóc, gạo tự nhủ – “Ôi, chỉ vì hư danh mà hại
thân; ôi, chỉ vì khoe khoang mà oan mạng!”
Biết bao nổi phiền phức mà ta mang vào mình cũng chỉ vì
“danh.” Biết bao điều nhọc nhằn mà ta tự chuốc lấy cũng chỉ vì mong “được
biết.” Tựa như câu chuyện ngụ ngôn trên, nếu chú lừa thứ hai cứ thong dong đừng
bận tâm bám víu vào “hư danh” ảo ảnh ấy, thì chắc hẳn chú vẫn cứ thong dong
bước đi giữa phố đời. Phận vụ mình được chu toàn, tài sản của chủ không bị mất,
và mạng mình không bị chết oan. Thế mới rõ, ảo ảnh – hư danh thật nguy hiểm cho
chính mỗi con người chúng ta.
Bạn nên nhớ, khi bạn tạo ra một tiếng động, tức bạn gây một
sự chú ý của người khác về bạn. Tiếng động ấy có thật sự hấp dẫn người khác hay
không; người người khác chú ý đến nó với thái độ như thế nào là tùy vào tiếng
động bạn gây ra. Một cử chỉ, lời nói của bạn trong cuộc sống tựa như những
tiếng động ấy vậy. Nói một cách khác, những việc bạn làm, những tư tưởng bạn
suy nghĩ, và nhất là những lời bạn nói ra, chúng tựa như chiếc mũi tên được bắn
ra: đã bắn ra, thì không thể lấy lại. Tương tự như mũi tên khi chuẩn bị được
bắn ra, nó luôn được nhắm vào một mục tiêu nào đó; lời nói và hành động của bạn
khi được thực hiện, chúng cũng có một mục tiêu nhất định như vậy. Nhắm điểm
nào, sẽ trúng điểm đó. Nếu mục tiêu của bạn là phục vụ, chu toàn bổn phận, bạn
sẽ đạt được mục tiêu ấy. Nếu mục tiêu của bạn là được “biết đến” bạn cũng sẽ
được như thế. Vấn đề là sau khi bạn đã đạt được những mục tiêu ấy, những thành
quả này có thực sự góp phần làm cho nhân cách bạn lớn lên hay nhỏ lại – đó mới
chính là điều đáng quan tâm.
Chúng ta tự hỏi lòng mình, tại sao con người lại “ham danh”?
Tại sao con người lại thích nổi tiếng? Tại sao con người lại thích chỗ nhất? –
Đừng vội trách ngay nếu bạn gặp những con người như thế trong đời thường. Những
đặc tính này có phải là tính xấu không? Đừng vội kết luận ngay nếu bạn tìm thấy
chúng ngay trong chính con người mình. Hiểu rằng, nếu tôi khát, tức là con
người tôi thiếu nước. Cũng vậy, nếu con người tôi tìm “chỗ nhất”, thì hẳn con
người tôi đang thiếu thốn điều này. Nếu tôi thích được biết đến, thì hẳn con
người tôi cần được sự công nhận. Đó là quy luật. Vậy nếu khi tôi thấy ai đó
thích được nổi tiếng, thích được ca tụng, thích được ngồi “chỗ nhất”, thái độ
phù hợp tôi dành cho người ấy, không phải là phê bình, lên lớp, nói sau lưng,
nhưng chính là quãng đại bù lấp vào chỗ “thiếu hụt” của người ấy.
Bạn thân mến, có mất mát gì đêu nếu bạn thêm một lời chúc
mừng, công nhận thành quả, một lời động viên khích lệ cho những con người đang
cần những điều đó? Nếu bạn biết sẵn sàng quảng đại tặng 1,000 đôla để làm từ
thiện, giúp người nghèo tận xa xa ở đâu đó, vậy có lý nào bạn lại tiết kiệm một
lời động viên tích cực đối với người thân, vợ chồng, con cái, bạn hữu đang sống
hằng ngày với bạn? Tập sống được điều này, tự nhiên một ngày nào đó bạn cũng
không còn bận tâm tới việc tạo “tiếng động” trong môi trường mình đang sống.
Quả đúng là như thế, vì lúc ấy mối quan tâm của bạn chính là phục vụ con người
khác, quan tâm con người khác, và khích lệ con người khác. Khi nghĩ đến người
khác hơn nghĩ về mình, con người mình được lấp đầy mà không thiếu thốn gì nữa.
Khi đã không thiếu thốn, thì đâu cần tìm thêm những “chỗ nhất” để bù đắp nữa,
phải không bạn.
Thưa bạn, “Chính lúc quên mình, là lúc gặp lại bản thân”
(St. Phanxicô Assisi).
Br. Huynhquảng