"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài trên văn hóa Việt Nam


Việt Nam là một nước được coi như là điểm hội tụ của các nền văn hóa Đông – Tây và dĩ nhiên cũng là nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai nền văn hóa Phương Đông. Khi nói đến văn hóa Phương Đông cũng như nói đến sự ảnh hưởng của nó lên văn hóa Việt Nam thì người ta nghĩ ngay đến nền văn hóa vĩ đại Trung Hoa. Nền văn hóa Trung Hoa vừa mang tính cách đa dạng cả về văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất, vừa có bề dày lịch sử vào hàng nhất nhì thế giới.

Đức tính và nghệ thuật lãnh đạo thành công

Người lãnh đạo là người đứng đầu, người hướng dẫn, chỉ huy một đơn vị, một tổ chức, một đoàn thể. Nói cách khác, người lãnh đạo là người có khả năng điều hành và hướng dẫn kẻ khác trong phạm vi và trách nhiệm của mình tới những mục đích và thiện ích chung. Để hướng dẫn người khác, người lãnh đạo cần phải hội đủ những đức tính cần thiết và có nghệ thuật lãnh đạo một cách khôn ngoan để thu phục lòng người, mang lại sự thành công và kết quả tốt đẹp cho tổ chức hay đoàn thể mà mình trực tiếp chịu trách nhiệm.

Chấm dứt 500 năm tranh cãi thần học giữa Công giáo và Tin Lành Luther


Ngày thứ Tư, 05 tháng Bảy 2017, tại thành phố Wittenberg của nước Đức, nơi khai sinh cuộc Cải cách Tin Lành vào năm 1517, Liên hiệp Thế giới các Giáo hội Cải cách đã ký Tuyên bố chung về “Công chính hoá bởi ân sủng”; đây là một văn bản đại kết quan trọng, kết thúc 500 năm tranh cãi về thần học. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản này qua ba câu hỏi: Tài liệu này là gì? Tiến bộ này đóng góp điều gì? và Làm sao có thể đạt được bước tiến này?