"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Tính đáng tin cậy của Thánh Kinh



Tính chất đáng tin cậy của một tài liệu cổ như Thánh Kinh phải được xem xét dưới hai khía cạnh căn bản đó là khía cạnh sử học và khía cạnh khảo cổ học.

PHẦN MỘT: KHÍA CẠNH SỬ HỌC 

Điều ta cần xác định ở đây là tính chất đáng tin cậy về phương diện lịch sử của Thánh Kinh, chứ không phải về phương diện linh hứng của nó. Tính chất đáng tin này cần phải được chứng nghiệm bởi cùng một tiêu chuẩn như mọi tài liệu lịch sử khác. Trong cuốnIntroduction to Research in English Literary History, C. Sanders liệt kê và giải thích ba nguyên tắc căn bản của các trước tác lịch sử (historiography), đó là xét nghiệm về phương diện thư mục học (bibliographical test), xét nghiệm về phương diện chứng cớ nội tại (internal evidence test) và xét nghiệm về phương diện chứng cớ ngoại tại (external evidence test) (34).

Lòng Biết Ơn


Biết ơn là động thái sâu sắc của cuộc sống , là "viên ngọc quý", bạn đừng để vuột mất. Đôi lúc, trong cuộc sống tất bật, bạn quên mất hoặc không nhận thức hết ý nghĩa của một cử chỉ biết ơn. Này, bạn có biết mình đang vô tình đánh mất những giá trị vô giá do lòng biết ơn mang lại?


Vất vả với hai chữ "Phục Sinh"



Đối với nhiều Kitô hữu thế là xong. Mùa Chay, Tuần Thánh và Phục Sinh đã qua. Tất cả đều lùi vào quá khứ và đây là thời gian “ăn mặn” trở lại. Chúa đã phục sinh và sống lại thật cho chúng nhân rồi. Mình phải vui mừng, ăn nhậu. Alleluia! Alleluia.

Kinh Thánh phản khoa học?


Hỏi: Phải chăng Kinh Thánh phản khoa học và tự mâu thuẫn?

Vì dựa vào Thánh Kinh, nên nhiều người cho đến ngày nay vẫn còn cho rằng trái đất, con người mới được tạo dựng cách đây khoảng 6.000 – 10.000 năm. Niềm tin này đã được mọi người Công giáo tin theo. Phía Tinh Lành thì những người tin mạnh nhất là những người được mệnh danh là Bảo Thủ (Fundamentalists).

Ngôi mộ là điểm khởi đầu hay là điểm cuối?


Mộ của cố Tổng Thống J.B. Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu

Ngôi mộ là điểm cuối của cuộc đời?

Đối với người vô thần, thì ngôi mộ là điểm tận cùng của một kiếp người. Nơi đây vua cũng như dân, tướng cũng như quân, bậc anh hùng cũng như tên vô lại, người quyền quý cũng như kẻ cơ bần… đều phải vùi mình xuống, mục nát đi và trở thành cát bụi. Theo quan điểm nầy, ngôi mộ là điểm tận cùng của kiếp người, là dấu chấm hết cho tất cả sự nghiệp.

“Trăm năm còn có gì đâu?
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”. (Nguyễn Du)

Thông điệp Phục Sinh Urbi et Orbi



Anh chị em tại Rôma và trên toàn khắp thế giới thân mến

"Christus Surrexit, spes mea" - "Chúa Kitô, niềm hy vọng của tôi, đã sống lại" (Lời Ca Tiếp Liên trong Phụng Vụ Lễ Phục Sinh).

Cầu xin cho tiếng reo vui hân hoan của Giáo Hội đến được tất cả anh chị em với những lời mà bài thánh ca cổ kính đã đặt trên môi của Maria Mađalêna, là người đầu tiên đã gặp Chúa Giêsu Sống Lại vào sáng Phục Sinh. Cô chạy đi loan báo không kịp thở cho các môn đệ khác: "Tôi đã thấy Chúa" (Ga 20:18). Chúng ta cũng đã trải qua cuộc hành trình sa mạc Mùa Chay và những ngày đau thương của cuộc Thương Khó, hôm nay chúng ta cũng cất cao tiếng reo vui mừng chiến thắng: "Ngài đã sống lại! Ngài đã sống lại thật! "