"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

"Đức Giêsu thành Nazareth" (1): Kitô học trong tác phẩm mới của Đức Bênêđíctô XVI


[Phỏng theo Joseph Doré, “L’ouvrage d’un théologien Pape”,Documentation catholique, n. 2382 (17 juin 2007), trang 570-579].

Dẫn nhập

1. Tác giả của tập sách là Joseph Ratzinger – Bênêđictô XVI, sinh năm 1927 tại Vavière (Đức). Trong những năm 50, ngài đã từng là giáo sư thần học đại cương tại Bonn, rồi giáo sư thần học tín lý tại Munster, Tubingen và Ratisbonne. Ngài cũng là chuyên viên của Công đồng Vatican II. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của Thánh Augustin và Thánh Bonaventure, thần học của Joseph Ratzinger chú tâm nhiều đến lịch sử và không ngần ngại dấn thân vào trong các tranh luận, nhất là về đề tài đức tin trong một thế giới đã bị tục hoá. Vì thế tác giả đã đặc biệt theo dõi tất cả những tiến bộ cũng như những sai lệch của cuộc tìm kiếm lịch sử tính của con người Giêsu, một cuộc tìm kiếm phát triển mạnh trong giới thần học gia Tin Lành lẫn Công Giáo vào hậu thế kỷ thứ 20.

Bức tranh bị bôi bẩn

Có một anh chàng họa sĩ từ lâu ôm ấp ước mơ để lại cho hậu thế một tuyệt tác. Và rồi một ngày kia chàng bắt tay vào việc. Ðể tránh sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống thường nhật, chàng dựng một khung vẽ rộng 30 mét vuông trên sân thượng một tòa nhà cao tầng lộng gió. Người họa sĩ làm việc miệt mài suốt nửa năm. Chàng say mê bức họa tới mức quên ăn quên ngủ. Khi bức tranh hoàn thành, nó sẽ đưa tên tuổi của chàng sống mãi với thời gian.

TàPao thu hút đông đảo khách hành hương



(UCANews) 15.02.2012 - Rất đông khách hành hương từ nhiều nơi đổ về kính viếng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ TàPao và cầu nguyện cho được khỏi bệnh và ơn hoán cải.

Phương hướng đối thoại và hợp tác của Giáo Hội tại Việt Nam với nhà nước


theo tinh thần của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI trong Huấn Từ cho các Giám Mục Việt Nam nhân chuyến viếng thăm "Ad Limina"

Bài này nhằm khai triển một khía cạnh khá nhạy cảm, nhưng cần phải được nói rõ cho mọi thành phần của Dân Chúa tại Việt Nam, đó là khía cạnh tương quan giữa Giáo hội tại Việt Nam với Nhà Nước trong hoàn cảnh hiện nay.

Bài phát biểu của Đức Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc tại buổi sinh hoạt của câu lạc bộ Nguyễn Văn Bình, ngày 28-11-2009


CÁO GIAN


BẢN CHẤT

Hôm nay chúng ta sẽ trình bày tội bỏ vạ cáo gian. Vậy bỏ vạ là gì? Cáo gian là gì?

Trước hết, bỏ vạ là không tôn trọng sự thật, có nói không, không nói có, vu khống một cách công khai với mục đích làm hại đối phương.

Tiếp đến, cáo gian là vu khống trước tòa án, mượn luật pháp xác nhận cho những điều mình thêu dệt, bịa đặt, để đối phương bị thiệt hại.


Sợ hãi – căn nguyên của tội


Tội là gì? Nguyên nhân của tội và hậu quả của nó ra sao? Tội có thật không hay do sự tưởng tượng của thế hệ trước nhằm “đe dọa” thế hệ sau? Tội có phải là sự ám ảnh tâm lý không? Giáo lý công giáo định nghĩa về tội như sau, “Tội được định nghĩa như: ‘Một lời nói, một hành vi, một ước muốn trái với lề luật vĩnh cửu”’ (GLCG,1849).

Một nước cờ sai của Obama đối với Giáo Hội Công Giáo?


Thế là cuối tuần qua (Chúa Nhật 05/02/2012), bằng lá thư với chữ ký của Đức Giám Mục giáo phận gửi kèm trong bản tin giáo xứ, cùng với 169—trên tổng số 183—các giáo phận trên toàn cõi Hoa Kỳ, Giáo phận San Jose đã chính thức nhập cuộc trong việc chống lại quyết định của chính phủ liên bang ép buộc các cơ sở thuộc Giáo hội phải bao chi các phí tổn về ngừa thai, phá thai và triệt sản trong các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe.

Thực ra, chủ trương này là của chính đương kim Tổng Thống (TT) Hoa Kỳ, được công bố không lâu sau ngày ông tuyên thệ nhậm chức (xin đọc lại: “Quái thai FOCA đã tượng hình,” trong VietCatholics ngày 03/10/09, và “Phá thai và kế hoạch cải tổ y tế của TT Obama”, trong VietCatholics ngày 9/8/09).

ĐẸP MÃI TÌNH YÊU


TÌNH         yêu đẹp tựa mùa xuân
YÊU          nhau hoa nở đầu tuần ngát hương
THIỆN      tâm dìu bước lên đường
HẢO         duyên hòa hợp uyên ương trọn đời 
TUYỆT     vời! khắp nẻo rong chơi
VỜI          cao tung cánh khắp trời đó đây


Từ thánh nhạc đến nhạc phụng vụ


Trong Kinh Thánh, tên gọi của một người thường gắn liền với sứ mạng của người đó. Có những người đã phải đổi tên khi được trao cho một sứ vụ mới, như trường hợp Abraham trong Cựu Ước (St 17,5) hay Phêrô trong Tân Ước (Mt 16,18). Người ViệtNam có câu “nhìn mặt đặt tên” cũng cho thấy phần nào mối liên hệ giữa người với việc.

Câu chuyện buổi chiều ngày Chúa Nhật Phục Sinh là một minh họa khác về tầm quan trọng của tên gọi đối với sứ vụ. Maria Mađalena đã trực tiếp gặp Chúa Phục Sinh, nhưng bà vẫn không nhận ra Người cho đến khi Chúa gọi đích danh bà: “Maria!” Ngay sau đó bà lãnh nhận và ra sức chu toàn sứ vụ của Đấng Phục Sinh trao phó.

Những câu hỏi và trả lời liên quan đến việc dệt nhạc cho Bộ Lễ KYRIE và Thánh Vịnh Đáp Ca


I. Thư của Đức cha chủ tịch UBTN.HĐGMVN:

Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Giám mục Nha Trang
phụ trách Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc
thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Kính gửi:
Đức giám mục Albert Malcolm Raljith
Thư ký Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí tích
00120 Cité di Vatican
Réf. Prot 217/94/L

Vấn đề : Việc soạn nhạc cho bộ lễ Kyrie và Thánh Vịnh Đáp Ca bằng tiếng Việt

Thứ Tư Lễ Tro: Lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ



Ngày Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta nghe văng vẳng lời thánh ca từ Sách Sáng thế: „Hỡi người hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro.“

Lời Kinh thánh này nhắc nhở chúng ta ý thức về thân phận con người qua biểu hiệu "bụi tro" được dùng trong Kinh thánh và trong nghi lễ ngày Thứ Tư đầu Mùa Chay. Trong bài viết này tôi sẽ nói qua về lịch sử và ý nghĩa thần học phụng vụ của Ngày Thứ Tư Lễ Tro.