"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức“ do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

(Từ trái) Đại sứ Đỗ Hòa Bình, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại, Phó Ban Tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh

Cách đây 7 năm báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22 tháng 10 năm 2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.

Trả lời phỏng vấn của tờ "Nhân Dân", Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.

Theo bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp cũng ghi rõ, trích nguyên văn:

“Nhiệm vụ của Hội:
– Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay
tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt
Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương,
trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”.


Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến gần bảy chục nghìn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.

Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro theo dự án „hỗ trợ xây dựng cơ cấu“ (Strukturförderung). Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum. Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại (đứng) đang chủ tọa Đại hội thường niên của Liên hiệp

Muốn biết rõ về những mờ ám tài chính của Liên hiệp, thì có thể đọc thêm bài báo “Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm “tối mắt“ các vị lãnh đạo

Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp

Ngày 27.11.2018 tòa án Charlottenburg -bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin- đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức: 

Văn bản về việc Liên hiệp bị giải thể của Tòa án Charlottenburg, bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin.

“Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”.

Quyết định mà đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều § 26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet).

Quyết định của Tòa án Charlottenburg về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ

Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).

Ngày 01.11.2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều § 26 của Luật phá sản).

Trang 1 Quyết định của Tòa án bang Berlin ngày 1.11.2018 bác đơn khiếu nại của Liên hiệp.
Trang 2 Quyết định của Tòa án bang Berlin ngày 1.11.2018 bác đơn khiếu nại của Liên hiệp. Phán quyết này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được.

Tòa án phán quyết Đại hội bất thường ở Erfurt là bất hợp lệ

Nguyên do vì sao Liên hiệp bị giải thể? Ban chấp hành Liên hiệp dưới sự đứng đầu của Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại đã làm gì sai trái đến mức Liên hiệp bị xóa sổ?

Phán quyết mới đây nhất của tòa án là câu trả lời chính xác nhất và đúng đắn nhất. Ngày 15.11.2018 Tòa án bang Berlin đã ra phán quyết tuyên Đại hội bất thường hồi 23.01.2016 ở Erfurt là bất hợp lệ. Bản án nêu rõ toàn bộ các Nghị quyết của Đại hội bất thường ở Erfurt là vô giá trị, đặc biệt cuộc bầu cử Chủ tịch và Ban chấp hành Liên hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức cũng vô giá trị. Như vậy, Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và toàn bộ Ban chấp hành Liên Hiệp được bầu tại Đại hội Erfurt là bất hợp lệ và không được tòa án công nhận.

Cách đây gần 3 năm, Đại hội bất thường này được tổ chức ở Erfurt vào ngày 23.01.2016 với một bầu không khí vô cùng căng thẳng. Ban Tổ chức dưới sự đứng đầu của Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại đã thuê lực lượng bảo vệ Đức hùng hậu để răn đe nhưng vẫn không ngăn được sự bất mãn phản kháng của nhiều hội viên, thậm chí cảnh sát đã được gọi tới để vãn hồi trật tự.

Nguyên do là vì Đại hội bất thường Erfurt diễn ra trong lúc Toà án bang Berlin đang xét xử Đại hội thường niên Bochum, được tổ chức 2 năm trước đó (22.11.2014) tại Bochum. Bất chấp đơn của 2 Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành và 23 hội viên yêu cầu ngừng tổ chức đại hội bất thường chờ phán quyết của tòa, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại vẫn khăng khăng tổ chức Đại hội bất thường Erfurt cho bằng được. Theo điều lệ của Liên hiệp, một đại hội bất thường chỉ được tổ chức khi có ít nhất 1/3 hội viên đề nghị bằng văn bản có đầy đủ lý do, nhưng Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại không trưng ra được danh sách hội đủ con số 1/3 hội viên này. Ngoài ra ban tổ chức đã không mời đầy đủ tất cả hội viên đến tham dự.

Trước những sự vi phạm trầm trọng điều lệ Liên hiệp cũng như luật hội đoàn của Đức và nhất là xem thường các hội viên, bên nguyên buộc lòng phải nhờ đến luật pháp Đức bảo vệ lẽ phải và sự công bằng. Bên nguyên đã nộp đơn lên Toà án bang Berlin ngày 16.6.2016 yêu cầu bác bỏ toàn bộ kết quả Đại hội bất thường Erfurt.

Trước đó 2 tháng, ngày 14.04.2016 Tòa án bang Berlin đã chính thức tuyên án với toàn thắng cho bên nguyên, theo đó toàn bộ kết quả Đại hội thường niên ngày 22.11.2014 tại Bochum là vô giá trị, kể cả hai nghị quyết bầu Ban Chấp hành và bầu Chủ tịch Liên hiệp, vì vi phạm nặng nề điều lệ Liên hiệp và luật hội đoàn của Đức. Vì đoán trước phán quyết bất lợi không thể tránh khỏi này, nên Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại đã cố tình tổ chức Đại hội bất thường Erfurt nhằm vô hiệu hóa phán quyết này trên thực tế.

Nhưng cuối cùng chính nghĩa đã thắng, với phán quyết ngày 15.11.2018 Đại hội bất thường ở Efurt đã bị tòa tuyên bố là bất hợp lệ. Toàn bộ các nghị quyết và đặc biệt cuộc bầu cử Chủ tịch Liên hiệp cũng như Ban Chấp hành là vô giá trị và không được tòa án công nhận. Liên hiệp phải gánh chịu tất cả tiền phí tổn của vụ kiện này, kể cả tiền phí tổn của bên thắng kiện.

Phán quyết của Tòa án bang Berlin ngày 15/11/2018: Đại hội bất thường ở Erfurt hồi 23/1/016 là bất hợp lệ. Liên hiệp phải gánh chịu tất cả tiền phí tổn của vụ kiện, kể cả tiền phí tổn của bên thắng kiện.

Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ

Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều § 42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp:

§ 42 Insolvenz

(1) 1Der Verein wird durch die Eröffnung des Insolvenzverfahrens und mit Rechtskraft des Beschlusses, durch den die Eröffnung des Insolvenzverfahrens mangels Masse abgewiesen worden ist, aufgelöst. 2Wird das Verfahren auf Antrag des Schuldners eingestellt oder nach der Bestätigung eines Insolvenzplans, der den Fortbestand des Vereins vorsieht, aufgehoben, so kann die Mitgliederversammlung die Fortsetzung des Vereins beschließen. 3Durch die Satzung kann bestimmt werden, dass der Verein im Falle der Eröffnung des Insolvenzverfahrens als nicht rechtsfähiger Verein fortbesteht; auch in diesem Falle kann unter den Voraussetzungen des Satzes 2 die Fortsetzung als rechtskräftiger Verein beschlossen werden.
(2) 1Der Vorstand hat im Falle der Zahlungsunfähigkeit oder der Überschuldung die Eröffnung des Insolvenzverfahrens zu beantragen. 2Wird die Stellung des Antrags verzögert, so sind die Vorstandsmitglieder, denen ein Verschulden zur Last fällt, den Gläubigern für den daraus entstehenden Schaden verantwortlich; sie haften als Gesamtschuldner.

§ 42 Phá sản

(1) Hiệp hội bị giải thể qua việc mở thủ tục phá sản và qua quyết định đã có hiệu lực pháp lý về việc bác bỏ thủ tục phá sản vì thiếu hụt tài sản. Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ). Đó là cũng căn cứ vào điều § 42 của Bộ luật Dân sự (BGB), nhưng ở khoản số 2:

(2) Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung.

Hậu quả pháp lý thứ ba là Ban Chấp Hành có thể bị phạt tù

Theo điều §15a khoản 1 của Quy định Phá sản thì trễ nhất là 3 tuần sau khi mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu không thì bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản:

Hầu như tất cả những trường hợp bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.

Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản, vì từ trước cho đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15a khoản 4 của Quy định Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoản việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản):

Điều § 15a Quy định về Phá sản của CHLB Đức:

Insolvenzordnung (InsO)
§ 15a Antragspflicht bei juristischen Personen und Gesellschaften ohne Rechtspersönlichkeit

(1) Wird eine juristische Person zahlungsunfähig oder überschuldet, haben die Mitglieder des Vertretungsorgans oder die Abwickler ohne schuldhaftes Zögern, spätestens aber drei Wochen nach Eintritt der Zahlungsunfähigkeit oder Überschuldung, einen Eröffnungsantrag zu stellen. Das Gleiche gilt für die organschaftlichen Vertreter der zur Vertretung der Gesellschaft ermächtigten Gesellschafter oder die Abwickler bei einer Gesellschaft ohne Rechtspersönlichkeit, bei der kein persönlich haftender Gesellschafter eine natürliche Person ist; dies gilt nicht, wenn zu den persönlich haftenden Gesellschaftern eine andere Gesellschaft gehört, bei der ein persönlich haftender Gesellschafter eine natürliche Person ist.
(2) Bei einer Gesellschaft im Sinne des Absatzes 1 Satz 2 gilt Absatz 1 sinngemäß, wenn die organschaftlichen Vertreter der zur Vertretung der Gesellschaft ermächtigten Gesellschafter ihrerseits Gesellschaften sind, bei denen kein persönlich haftender Gesellschafter eine natürliche Person ist, oder sich die Verbindung von Gesellschaften in dieser Art fortsetzt.
(3) Im Fall der Führungslosigkeit einer Gesellschaft mit beschränkter Haftung ist auch jeder Gesellschafter, im Fall der Führungslosigkeit einer Aktiengesellschaft oder einer Genossenschaft ist auch jedes Mitglied des Aufsichtsrats zur Stellung des Antrags verpflichtet, es sei denn, diese Person hat von der Zahlungsunfähigkeit und der Überschuldung oder der Führungslosigkeit keine Kenntnis.
(4) Mit Freiheitsstrafe bis zu drei Jahren oder mit Geldstrafe wird bestraft, wer entgegen Absatz 1 Satz 1, auch in Verbindung mit Satz 2 oder Absatz 2 oder Absatz 3, einen Eröffnungsantrag
1.
nicht oder nicht rechtzeitig stellt oder
2.
nicht richtig stellt.
(5) Handelt der Täter in den Fällen des Absatzes 4 fahrlässig, ist die Strafe Freiheitsstrafe bis zu einem Jahr oder Geldstrafe.
(6) Im Falle des Absatzes 4 Nummer 2, auch in Verbindung mit Absatz 5, ist die Tat nur strafbar, wenn der Eröffnungsantrag rechtskräftig als unzulässig zurückgewiesen wurde.
(7) Auf Vereine und Stiftungen, für die § 42 Absatz 2 des Bürgerlichen Gesetzbuchs gilt, sind die Absätze 1 bis 6 nicht anzuwenden.


Một câu hỏi được đặt ra, từ ngày (22.10.2011) thành lập Liên hiệp cho đến nay đã hơn 7 năm, Liên hiệp chỉ có một Chủ tịch duy nhất là ông Nguyễn Văn Thoại. Vậy ông Thoại phải là người chịu trách nhiệm chính yếu. Nhưng ngoài ra những thành viên Ban Chấp Hành nào của Liên hiệp có nguy cơ sẽ bị trách nhiệm về bồi thường dân sự, nhất là bị trách nhiệm về mặt hình sự?

Trước khi đi đến Quyết định, Tòa án Berlin về phá sản (nằm trong tòa án Charlottenburg) đã cử một Giám định viên tới văn phòng của Liên hiệp ở Berlin để giám định về tài sản cũng như tình hình tài chánh của Liên hiệp hiện tại. Ngày 03.07.2018 Liên hiệp đã trao cho Giám định viên của tòa án danh sách Ban Chấp Hành của Liên hiệp. Và danh sách này hiện nằm trong trong Bản giám định của tòa án.

Linh Nhân 
(Tổng hợp)

Nguồn: Đàn Chim Việt