„Habt keine Angst! Öffnet, ja reißt die Tore weit auf für Christus“
(Papst Johannes Paul II.)
Bài giảng của Đức Giám Mục Dr. Franz-Josef Overbeck trong Thánh Lễ Đại Trào của Đại Hội Công Giáo VN lần thứ 38
Anh em Linh Mục thân mến, anh chị em thân mến,
các TDV của ĐHCG Việt Nam dịp thứ 38 tại Đức quốc thân mến,
I.
Giáo Hội Công Giáo là một cộng đồng thế giới - một kinh nghiệm tuyệt vời - mà tôi và anh chị em được phép cảm nghiệm trong ngày hôm nay. Giáo Hội Công Giáo là một GH hoàn vũ của đức tin trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, với chúng tôi hàng giám mục và với nhiều giáo hội địa phương trong bối cảnh xã hội khác nhau về văn hóa cũng như lịch sử, đó là thực tại sống động của Giáo Hội theo dấu những bước chân của Tin Mừng. Đúng là những gì chúng ta đang sống vào sáng hôm nay, dịp ĐHCG VN lần thứ 38 tại Haßfurt.
Chúng ta là một GH, nói được ngôn ngữ của tất cả mọi người và đi đến mọi người bằng trái tim. Như điều đã mô tả về các kinh nghiệm trong ngày Lễ Ngũ Tuần của các Kitô hữu tiên khởi, lúc họ tụ họp tại Jerusalem - Sách Công Vụ TĐ tường thuật cho chúng ta biết các Tông Đồ đã nghe được tất cả các ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ của mình (x. Cv 2:8). Nó thuộc về logic nội tại của đức tin chúng ta là phá vỡ được tất cả ranh giới - bởi vì Thiên Chúa được chào đón trong mỗi dân tộc, "bất cứ ai kính sợ Thiên Chúa và thực hành những gì là công chính" (Cv 10:35) .
Trong cách nhìn xa như vậy, chúng ta sống đức tin và biết rằng Thần Khí của Thiên Chúa đang nâng đỡ chúng ta. Món quà của Chúa Thánh Thần qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức đã tuôn đổ trên chúng ta (x. Cv 10:45). Ai sống trong sức mạnh này, là mở rộng GH và hành động bởi Thần Khí Chúa - người đó đáp ứng những gì Hội Thánh đầu tiên và trong trật tự như trong thư gửi giáo đoàn Ê-phê-sô: "Hãy khiêm tốn, hòa bình và kiên nhẫn, chịu đựng lẫn nhau nhau trong tình yêu, và nỗ lực, để bảo vệ sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần qua sự bình an" (Eph 4:2), điều đó liên kết chúng ta lại với nhau. Điều nhìn xa của GH, là ơn gọi cho tất cả mọi người gia nhập vào cộng đồng đức tin, có khả năng nói tất cả ngôn ngữ nội tâm của con người, để chứng kiến điều này trong những giai điệu của cuộc sống hàng ngày, tất cả điều nấy thuộc về Tin Mừng sống động ngày nay. Như thế sẽ xảy ra một Lễ Ngũ Tuần, đây là chứng nhân của Chúa Kitô sống động giữa chúng ta, và tỏa chiếu sức mạnh trên chúng ta. Điều ấy làm chứng cho sự bao la của Chúa Thánh Thần và cho chúng ta thấy sự năng động tươi mát nguyên thủy của đức tin, làm chạm được vào mỗi trái tim, làm biến đổi từng mỗi người và hướng dẫn người ấy đến những điều thiện hảo.
II.
Ai sống được như thế, người đó bước theo dấu chân của ĐGH Gioan Phaolô II (được treo trên tấm phông lớn của Đại Hội trước mặt chúng ta), vị Thánh mà ĐGH Phanxicô đã phong thánh cùng với ĐGH Gioan XXIII vào ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa trong năm nay. ĐGH Gioan Phaolô II bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng của mình vào ngày 22 tháng 10 năm 1978, tại Quảng trường Thánh Phêrô, lúc ấy Ngài tuyên bố mạnh mẽ: "Đừng sợ ! Hãy Mở ra, mở toang cánh cửa cho Chúa Kitô." Những lời này đã ngấm vào xương vào tủy, lúc ấy không những chỉ cho những người hiện diện. Những lời này còn đặt các nhà lãnh đạo cộng sản của Ba Lan và Khối cộng sản Đông Âu trong sợ hãi và âu lo. Đó là lời kêu gọi của một niềm tin xác tín với một hiệu quả chính trị to lớn. Đó là những lời của sự kết chặt sâu thẳm với Chúa Kitô, với một hiệu ứng không thể tưởng tượng cho cách nhìn xa của Giáo Hội và cho sự nhận thức của công chúng. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến những chuyến đi Tông Du của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nghĩ đến cách ứng xử khéo léo của Ngài để đối phó với các phương tiện truyền thông và hòa nhập vào phương tiện thông tin liên lạc với người dân.
Đó là các điều kiện thực tế trong thế kỷ XX, mà cách đây 2.000 năm trước lúc Giáo Hội được bắt đầu: Con người được thấm nhuần Thánh Thần của Thiên Chúa, phá bỏ ranh giới cũ, mở rộng cửa trái tim và chiều sâu trái tim của họ, cũng như đổi mới cách sống cá nhân và đời sống công cộng của họ. Đối với chiến lược truyền thông của chính Thiên Chúa là dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, đó là thông qua sức mạnh năng động của Chúa Thánh Thần, để phá vỡ tất cả ranh giới cũng như mở rộng các cánh cửa. Vì vậy, Thiên Chúa đến trong quyền năng của Phúc Âm, trong trái tim của mọi người, như thế Ngài mở ra các bức tường ngăn cách, dấn thân cho con người và vạch ra một lộ trình thông suốt: là để sống cho tốt và đạt được điều thiện hảo. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phá vỡ nhiều bức tường và mở ra các cánh cửa. 3 cánh cửa trong những số đó làm tôi nhớ đến:
III.
1. Những cánh cửa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mở ra, là cánh cửa cho Giới Trẻ. Những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới làm chứng cho điều này. Với cách thế đơn giản đến với người trẻ và hòa nhập vô điều kiện để bảo vệ phẩm giá của con người, ĐGH đã động chạm đến huyết mạch của nhiều người trẻ. Những điều cụ thể như thế cho thấy rằng Giáo Hội sống trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần và làm cho chúng ta tỉnh thức, tạo ra hiệu quả và rất gần với con người. Như trong những ngày đầu tiên của Giáo Hội, thì ngày nay người tín hữu là một người biết trở về và thống hối. Từ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để Ngài tiến vào tận sâu trái tim, nhận ra Thiên Chúa là quà tặng của đức tin trong cuộc sống, để từ đó chúng ta tin tưởng nơi Ngài và nối kết với nhiều người. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vạch ra cho Giới Trẻ nhận thấy điều ấy.
2. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dấn thân từ niềm tin sâu sắc nhất và không mệt mỏi của mình cho phẩm giá con người. Cánh cửa cho phẩm giá và nhân quyền của Đức Giáo Hoàng luôn được mở rộng ra. Ngài dấn thân cho các Kitô hữu bị áp bức, bắt bớ và đàn áp trong thời đại chúng ta, những lời kêu gọi ấn tượng của Ngài cho nền hòa bình và chống lại bất kỳ hình thức bạo lực và chiến tranh: điều này được nuôi dưỡng bằng sự thấu hiểu, nghe được tiếng kêu cứu của các nạn nhân trong lịch sử, đánh động trái tim của mọi người, đặc biệt là của những nhà cầm quyền. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nói về điều này, ngôn từ phát triển sẽ là một tên gọi mới cho nền hòa bình. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI xác nhận điều này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua nhiều liên lạc riêng của mình với tất cả các nhà lãnh đạo của thế giới, đã xác định sức mạnh đạo đức của Tin Mừng và niềm tin đạo đức của Giáo Hội hòa nhập mạnh mẽ vào ý thức công cộng và có thể được lắng nghe.
Vì thế, điều đó có thể giúp đảm bảo rằng các bức tường chính trị và quân sự ở khối Đông Âu đã bị xé toang ra. Một điều không quên được là Ngài đứng lên chống lại bất kỳ hình thức chiến tranh tại Iraq. Vì vậy, Ngài luôn vay mượn tiếng nói của các nhà lãnh đạo và kêu gọi họ nhìn vào lương tâm của tất cả mọi người. ĐGH thực hiện điều này từ sự trách nhiệm cho nền tự do của con người, tự do đến từ Thiên Chúa và là không thể thay thế được. Lý do cho điều này là sự thấu hiểu tâm linh của Đức Giáo Hoàng, luôn nhắc đến Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế cho tất cả mọi người, như tiêu đề của thông điệp đầu tiên của ĐGH: "Đấng Cứu Thế nhân loại" - "Redemptor hominis", đấy là chương trình cơ bản của Giáo Hội. Bởi vì con đường của GH chính là con người. Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao tặng tiếng nói của mình cho những Kitô hữu bị áp bức, bắt bớ và đàn áp "vì Chúa Giêsu" (x. Mt 5:11) và làm chứng cho sự liên đới với tất cả mọi người đang gặp đàn áp bất công. Bằng cách này, Thánh Thần của Thiên Chúa, mà tất cả mọi người hiểu được và được kết nối với sự khiêm nhường và an lạc, chính trong con người của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
3. Một trong những nhân vật vĩ đại của Giáo Hội (người rất gần gũi với anh chị em), trong thời đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Tổng Giám Mục Sài Gòn và sau đó đã trở thành Hồng Y của Giáo Triều Rôma: tên là Nguyễn Văn Thuận. Trong mùa hè 1975, sau cuộc thất thủ của thủ đô Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam do Cộng Sản nắm quyền, Ngài đã bị bắt giam trong ngục tù và bị biệt giam trong nhiều năm. Trong trại giam nhiều năm trời đằng đẵng, Ngài đã mô tả thật ấn tượng trong hồi ký của mình lúc cử hành bí tích Thánh Thể: chỉ với rất ít rượu và nước, cũng như với một chút bánh được giữ trong lòng bàn tay của mình. Chính hành động này đã mở ra một cách cửa khác, cánh cửa làm chứng cho đức tin. Có một hình thức nào đặc biệt hơn của đức tin, của Giáo Hội như thế, là làm chứng nhân cho Thiên Chúa trong một nỗi cô đơn nghiệm ngặt, và trong một kết nối sâu xa với Thiên Chúa? Điều này không chỉ dẫn đến sự thống hối và ăn năn trong trọng tâm của đức tin, đó là trọng tâm của sự năng động, sống động và tâm linh của Hội Thánh, - và làm cảm thông, an ủi và lay động con tim của tất cả mọi người. Bề ngoài, Ngài đã bị tước đoạt hoàn toàn sự tự do, nhưng từ nội tâm ĐHY Thuận lại là một người có nhiều tự do nhất, không phải từ bản thân, nhưng tự do đến từ Thiên Chúa. Trong sự thinh lặng cử hành bí tích Thánh Thể như thế trong trại biệt giam đã mở ra cánh cửa của chứng nhân, cánh cửa cho một sự hiệp thông với Giáo Hội và tất cả mọi người thông qua Chúa Thánh Thần, cánh cửa kết hiệp với Thiên Chúa và với nội tâm của ĐHY Thuận dẫn đến sự tự do lớn hơn nữa, nhằm làm chứng cho nguồn gốc và động lực của Giáo Hội và cho Chúa Thánh Thần. Việc làm chứng tinh thần như thế, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã luôn luôn thực hiện.
IV.
Ai mở cửa cho Chúa Kitô, các cánh cửa của trái tim mình, các cánh cửa của con người và các cánh cửa trong hoạt động chính trị và trong thế giới, Người đó không phải dựa vào giác quan tốt của mình - như một số người suy nghĩ, nhưng là lấy cảm hứng từ thần khí tốt của Thiên Chúa.
Nơi đâu Chúa Thánh Thần hoạt động, là nơi ấy mở ra cánh cửa của cuộc sống. Một trong những lời cầu nguyện lâu đời nhất của Giáo Hội, là một lời cầu nguyện ngắn xin ơn Chúa Thánh Thần: "Veni sancte spiritus - Xin Chúa Thánh Thần hãy đến!" Lời cầu nguyện này tóm tắt sức mạnh và mong muốn của con người, tự mở ra hoàn toàn, chỉ hướng về Thiên Chúa và nhân loại. Đó là một lời cầu nguyện cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là tiếng nói bên trong nội tâm của tôi và tôi để Anh Chị Em vào trái tim tôi. Với lời cầu nguyện này chúng ta mở ra cánh cửa, bằng lời cầu nguyện này chúng ta phá vỡ các bức tường ngăn cách - với lời cầu nguyện này chúng ta thay đổi trái tim của chúng ta, bằng lời cầu nguyện này chúng ta đến với mọi người - với lời cầu nguyện này Thiên Chúa động chạm đến chúng ta và qua chúng ta Thiên Chúa chạm vào thế giới.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hiệu triệu mời gọi ngay lúc bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng của mình "Đừng sợ! Hãy mở ra, mở toang cánh cửa cho Chúa Kitô". Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta mở ra cánh cửa cho Chúa Thánh Thần và như tiếng nói ngàn xưa của Giáo Hội qua 2.000 năm đã thành tiếng nói của chúng ta: "Xin Chúa Thánh Thần hãy đến - Veni sancte spiritus!" Ai cầu nguyện như thế, không còn sợ hãi - Ai cầu nguyện như vậy là mở cánh cửa, hưởng được tự do và làm nhân chứng cho sức mạnh ban đầu của Giáo Hội là muốn đạt được tất cả mọi người, để họ thực hành điều thiện hảo và sống Tin Mừng. "Xin Chúa Thánh Thần hãy đến!" – Amen!
(Chuyển ngữ: Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)
II.
Ai sống được như thế, người đó bước theo dấu chân của ĐGH Gioan Phaolô II (được treo trên tấm phông lớn của Đại Hội trước mặt chúng ta), vị Thánh mà ĐGH Phanxicô đã phong thánh cùng với ĐGH Gioan XXIII vào ngày lễ Lòng Thương Xót Chúa trong năm nay. ĐGH Gioan Phaolô II bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng của mình vào ngày 22 tháng 10 năm 1978, tại Quảng trường Thánh Phêrô, lúc ấy Ngài tuyên bố mạnh mẽ: "Đừng sợ ! Hãy Mở ra, mở toang cánh cửa cho Chúa Kitô." Những lời này đã ngấm vào xương vào tủy, lúc ấy không những chỉ cho những người hiện diện. Những lời này còn đặt các nhà lãnh đạo cộng sản của Ba Lan và Khối cộng sản Đông Âu trong sợ hãi và âu lo. Đó là lời kêu gọi của một niềm tin xác tín với một hiệu quả chính trị to lớn. Đó là những lời của sự kết chặt sâu thẳm với Chúa Kitô, với một hiệu ứng không thể tưởng tượng cho cách nhìn xa của Giáo Hội và cho sự nhận thức của công chúng. Chúng ta chỉ cần nghĩ đến những chuyến đi Tông Du của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, nghĩ đến cách ứng xử khéo léo của Ngài để đối phó với các phương tiện truyền thông và hòa nhập vào phương tiện thông tin liên lạc với người dân.
Đó là các điều kiện thực tế trong thế kỷ XX, mà cách đây 2.000 năm trước lúc Giáo Hội được bắt đầu: Con người được thấm nhuần Thánh Thần của Thiên Chúa, phá bỏ ranh giới cũ, mở rộng cửa trái tim và chiều sâu trái tim của họ, cũng như đổi mới cách sống cá nhân và đời sống công cộng của họ. Đối với chiến lược truyền thông của chính Thiên Chúa là dựa vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, đó là thông qua sức mạnh năng động của Chúa Thánh Thần, để phá vỡ tất cả ranh giới cũng như mở rộng các cánh cửa. Vì vậy, Thiên Chúa đến trong quyền năng của Phúc Âm, trong trái tim của mọi người, như thế Ngài mở ra các bức tường ngăn cách, dấn thân cho con người và vạch ra một lộ trình thông suốt: là để sống cho tốt và đạt được điều thiện hảo. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phá vỡ nhiều bức tường và mở ra các cánh cửa. 3 cánh cửa trong những số đó làm tôi nhớ đến:
III.
1. Những cánh cửa Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mở ra, là cánh cửa cho Giới Trẻ. Những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới làm chứng cho điều này. Với cách thế đơn giản đến với người trẻ và hòa nhập vô điều kiện để bảo vệ phẩm giá của con người, ĐGH đã động chạm đến huyết mạch của nhiều người trẻ. Những điều cụ thể như thế cho thấy rằng Giáo Hội sống trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần và làm cho chúng ta tỉnh thức, tạo ra hiệu quả và rất gần với con người. Như trong những ngày đầu tiên của Giáo Hội, thì ngày nay người tín hữu là một người biết trở về và thống hối. Từ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để Ngài tiến vào tận sâu trái tim, nhận ra Thiên Chúa là quà tặng của đức tin trong cuộc sống, để từ đó chúng ta tin tưởng nơi Ngài và nối kết với nhiều người. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vạch ra cho Giới Trẻ nhận thấy điều ấy.
2. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã dấn thân từ niềm tin sâu sắc nhất và không mệt mỏi của mình cho phẩm giá con người. Cánh cửa cho phẩm giá và nhân quyền của Đức Giáo Hoàng luôn được mở rộng ra. Ngài dấn thân cho các Kitô hữu bị áp bức, bắt bớ và đàn áp trong thời đại chúng ta, những lời kêu gọi ấn tượng của Ngài cho nền hòa bình và chống lại bất kỳ hình thức bạo lực và chiến tranh: điều này được nuôi dưỡng bằng sự thấu hiểu, nghe được tiếng kêu cứu của các nạn nhân trong lịch sử, đánh động trái tim của mọi người, đặc biệt là của những nhà cầm quyền. Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nói về điều này, ngôn từ phát triển sẽ là một tên gọi mới cho nền hòa bình. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI xác nhận điều này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua nhiều liên lạc riêng của mình với tất cả các nhà lãnh đạo của thế giới, đã xác định sức mạnh đạo đức của Tin Mừng và niềm tin đạo đức của Giáo Hội hòa nhập mạnh mẽ vào ý thức công cộng và có thể được lắng nghe.
Vì thế, điều đó có thể giúp đảm bảo rằng các bức tường chính trị và quân sự ở khối Đông Âu đã bị xé toang ra. Một điều không quên được là Ngài đứng lên chống lại bất kỳ hình thức chiến tranh tại Iraq. Vì vậy, Ngài luôn vay mượn tiếng nói của các nhà lãnh đạo và kêu gọi họ nhìn vào lương tâm của tất cả mọi người. ĐGH thực hiện điều này từ sự trách nhiệm cho nền tự do của con người, tự do đến từ Thiên Chúa và là không thể thay thế được. Lý do cho điều này là sự thấu hiểu tâm linh của Đức Giáo Hoàng, luôn nhắc đến Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế cho tất cả mọi người, như tiêu đề của thông điệp đầu tiên của ĐGH: "Đấng Cứu Thế nhân loại" - "Redemptor hominis", đấy là chương trình cơ bản của Giáo Hội. Bởi vì con đường của GH chính là con người. Đó là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trao tặng tiếng nói của mình cho những Kitô hữu bị áp bức, bắt bớ và đàn áp "vì Chúa Giêsu" (x. Mt 5:11) và làm chứng cho sự liên đới với tất cả mọi người đang gặp đàn áp bất công. Bằng cách này, Thánh Thần của Thiên Chúa, mà tất cả mọi người hiểu được và được kết nối với sự khiêm nhường và an lạc, chính trong con người của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
3. Một trong những nhân vật vĩ đại của Giáo Hội (người rất gần gũi với anh chị em), trong thời đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là Tổng Giám Mục Sài Gòn và sau đó đã trở thành Hồng Y của Giáo Triều Rôma: tên là Nguyễn Văn Thuận. Trong mùa hè 1975, sau cuộc thất thủ của thủ đô Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam do Cộng Sản nắm quyền, Ngài đã bị bắt giam trong ngục tù và bị biệt giam trong nhiều năm. Trong trại giam nhiều năm trời đằng đẵng, Ngài đã mô tả thật ấn tượng trong hồi ký của mình lúc cử hành bí tích Thánh Thể: chỉ với rất ít rượu và nước, cũng như với một chút bánh được giữ trong lòng bàn tay của mình. Chính hành động này đã mở ra một cách cửa khác, cánh cửa làm chứng cho đức tin. Có một hình thức nào đặc biệt hơn của đức tin, của Giáo Hội như thế, là làm chứng nhân cho Thiên Chúa trong một nỗi cô đơn nghiệm ngặt, và trong một kết nối sâu xa với Thiên Chúa? Điều này không chỉ dẫn đến sự thống hối và ăn năn trong trọng tâm của đức tin, đó là trọng tâm của sự năng động, sống động và tâm linh của Hội Thánh, - và làm cảm thông, an ủi và lay động con tim của tất cả mọi người. Bề ngoài, Ngài đã bị tước đoạt hoàn toàn sự tự do, nhưng từ nội tâm ĐHY Thuận lại là một người có nhiều tự do nhất, không phải từ bản thân, nhưng tự do đến từ Thiên Chúa. Trong sự thinh lặng cử hành bí tích Thánh Thể như thế trong trại biệt giam đã mở ra cánh cửa của chứng nhân, cánh cửa cho một sự hiệp thông với Giáo Hội và tất cả mọi người thông qua Chúa Thánh Thần, cánh cửa kết hiệp với Thiên Chúa và với nội tâm của ĐHY Thuận dẫn đến sự tự do lớn hơn nữa, nhằm làm chứng cho nguồn gốc và động lực của Giáo Hội và cho Chúa Thánh Thần. Việc làm chứng tinh thần như thế, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã luôn luôn thực hiện.
IV.
Ai mở cửa cho Chúa Kitô, các cánh cửa của trái tim mình, các cánh cửa của con người và các cánh cửa trong hoạt động chính trị và trong thế giới, Người đó không phải dựa vào giác quan tốt của mình - như một số người suy nghĩ, nhưng là lấy cảm hứng từ thần khí tốt của Thiên Chúa.
Nơi đâu Chúa Thánh Thần hoạt động, là nơi ấy mở ra cánh cửa của cuộc sống. Một trong những lời cầu nguyện lâu đời nhất của Giáo Hội, là một lời cầu nguyện ngắn xin ơn Chúa Thánh Thần: "Veni sancte spiritus - Xin Chúa Thánh Thần hãy đến!" Lời cầu nguyện này tóm tắt sức mạnh và mong muốn của con người, tự mở ra hoàn toàn, chỉ hướng về Thiên Chúa và nhân loại. Đó là một lời cầu nguyện cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, là tiếng nói bên trong nội tâm của tôi và tôi để Anh Chị Em vào trái tim tôi. Với lời cầu nguyện này chúng ta mở ra cánh cửa, bằng lời cầu nguyện này chúng ta phá vỡ các bức tường ngăn cách - với lời cầu nguyện này chúng ta thay đổi trái tim của chúng ta, bằng lời cầu nguyện này chúng ta đến với mọi người - với lời cầu nguyện này Thiên Chúa động chạm đến chúng ta và qua chúng ta Thiên Chúa chạm vào thế giới.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã hiệu triệu mời gọi ngay lúc bắt đầu sứ vụ Giáo Hoàng của mình "Đừng sợ! Hãy mở ra, mở toang cánh cửa cho Chúa Kitô". Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta mở ra cánh cửa cho Chúa Thánh Thần và như tiếng nói ngàn xưa của Giáo Hội qua 2.000 năm đã thành tiếng nói của chúng ta: "Xin Chúa Thánh Thần hãy đến - Veni sancte spiritus!" Ai cầu nguyện như thế, không còn sợ hãi - Ai cầu nguyện như vậy là mở cánh cửa, hưởng được tự do và làm nhân chứng cho sức mạnh ban đầu của Giáo Hội là muốn đạt được tất cả mọi người, để họ thực hành điều thiện hảo và sống Tin Mừng. "Xin Chúa Thánh Thần hãy đến!" – Amen!
(Chuyển ngữ: Lm. Paul Phạm Văn Tuấn)