Số lượng các cuộc đối đầu giữa công an và giáo dân ngày càng gia tăng - Ảnh: Revolution News
Cho đến nay Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh phá hủy khoảng 131 nhà thờ trong những tháng gần đây. Dữ liệu thực tế có thể gấp 3-4 lần con số trên, nhưng chưa được kiểm chứng. Vào ngày 21 tháng 7 lúc 03:00 sáng, tại Thị trấn Nước, Quận Pingyang, Thành phố Ôn Châu, Tỉnh Chiết Giang, gần 1000 Kitô hữu tập hợp tại khu đất nhà thờ Kau Yan để ngăn cản việc phá hủy. Người dân bị công an và quản lý đô thị đánh đập. Hàng chục Kitô hữu bị thương và phải nhập viện. Khoảng một giờ sau đội phá dỡ sơ tán khỏi khu vực.
Thực tế là việc phá hủy nhà thờ là một phần trong một kế hoạch rộng hơn đã được Bí thư Xia Baolong cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã ngày 17 tháng 2, ông nói “thế lực thù địch phương Tây” đã thâm nhập vào cộng đồng Kitô hữu. Và trong tháng 7 năm 2013, ông cảnh báo đảng bộ Ôn Châu chống lại ảnh hưởng ngấm ngầm của cộng đồng này.
Như muốn khẳng định những “quan ngại” này, vào ngày 06 tháng 5 trường Đại học Quan hệ Quốc tế và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội xuất bản cuốn “Blue Book” (“Sách Xanh Dương”). Cuốn sách nói rằng tất cả các tôn giáo đặt ra một trong những thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia và rằng “các lực lượng thù địch phương Tây đang xâm nhập vào các tôn giáo của Trung Quốc”.
Đến nay, các nỗ lực để bóp nghẹt tôn giáo, kiểm soát hoặc loại trừ và phá hủy các cơ sở của họ đã trở thành một chiến dịch trên toàn quốc. Tính đến tháng Năm năm nay hơn 60 nhà thờ ở Ôn Châu đơn phương nhận được thông báo phá dỡ. Một số phần phụ bị đập bỏ và thánh giá bị gỡ, phá hủy hoặc trùm kín.
Trong các năm 2003-2004, chiến dịch phá hủy hàng trăm nhà thờ ở Chiết Giang đã được đưa ra. Điều đáng chú ý là kể từ đó, cộng đồng Kitô hữu ở Chiết Giang và Ôn Châu phát triển nhiều hơn và bây giờ số Kitô hữu khoảng 15% dân số của thành phố 9 triệu dân này.
Thành phố Ôn Châu (được gọi là Giêrusalem của phương Đông vì cộng đồng Kitô hữu khá lớn) hầu hết các nhà thờ đã bị phá hủy. Một số nhà thờ ở Vĩnh Gia, Ôn Châu, cũng bị ra lệnh phải ngừng chương trình học ngày Chúa nhật dành cho trẻ vị thành niên.
Quận Vĩnh Gia có số lượng nhà thờ mà thánh giá bị gỡ bỏ lớn nhất, và nhà thờ Sanjiang ở Vĩnh Gia, được xây dựng với giá 30 triệu nhân dân tệ (4,8 triệu), đã bị phá hủy.
Nguồn: Revolution News
Thực tế là việc phá hủy nhà thờ là một phần trong một kế hoạch rộng hơn đã được Bí thư Xia Baolong cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã ngày 17 tháng 2, ông nói “thế lực thù địch phương Tây” đã thâm nhập vào cộng đồng Kitô hữu. Và trong tháng 7 năm 2013, ông cảnh báo đảng bộ Ôn Châu chống lại ảnh hưởng ngấm ngầm của cộng đồng này.
Như muốn khẳng định những “quan ngại” này, vào ngày 06 tháng 5 trường Đại học Quan hệ Quốc tế và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội xuất bản cuốn “Blue Book” (“Sách Xanh Dương”). Cuốn sách nói rằng tất cả các tôn giáo đặt ra một trong những thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia và rằng “các lực lượng thù địch phương Tây đang xâm nhập vào các tôn giáo của Trung Quốc”.
Đến nay, các nỗ lực để bóp nghẹt tôn giáo, kiểm soát hoặc loại trừ và phá hủy các cơ sở của họ đã trở thành một chiến dịch trên toàn quốc. Tính đến tháng Năm năm nay hơn 60 nhà thờ ở Ôn Châu đơn phương nhận được thông báo phá dỡ. Một số phần phụ bị đập bỏ và thánh giá bị gỡ, phá hủy hoặc trùm kín.
Trong các năm 2003-2004, chiến dịch phá hủy hàng trăm nhà thờ ở Chiết Giang đã được đưa ra. Điều đáng chú ý là kể từ đó, cộng đồng Kitô hữu ở Chiết Giang và Ôn Châu phát triển nhiều hơn và bây giờ số Kitô hữu khoảng 15% dân số của thành phố 9 triệu dân này.
Thành phố Ôn Châu (được gọi là Giêrusalem của phương Đông vì cộng đồng Kitô hữu khá lớn) hầu hết các nhà thờ đã bị phá hủy. Một số nhà thờ ở Vĩnh Gia, Ôn Châu, cũng bị ra lệnh phải ngừng chương trình học ngày Chúa nhật dành cho trẻ vị thành niên.
Quận Vĩnh Gia có số lượng nhà thờ mà thánh giá bị gỡ bỏ lớn nhất, và nhà thờ Sanjiang ở Vĩnh Gia, được xây dựng với giá 30 triệu nhân dân tệ (4,8 triệu), đã bị phá hủy.
Nguồn: Revolution News