"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Người Công Giáo Việt Nam biểu tình đòi trả lại đất cho Giáo Hội

Một buổi thắp nến cầu nguyện cho Công lý và Sự thật ở nhà thờ Thái Hà (Ảnh: http://thanhnienconggiao.wordpress.com)

28.10.2014 | Theo các linh mục và giáo dân vào thứ Sáu, một nhóm người Công giáo Việt Nam đã tổ chức một cuộc biểu tình hiếm hoi đòi các quan chức địa phương tại thủ đô Hà Nội ngăn chặn việc lấp hồ trên phần đất họ nói thuộc về giáo xứ.

Giáo dân thuộc nhà thờ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế ở quận Đống Đa đã tổ chức biểu tình bên ngoài văn phòng Ủy ban Nhân dân địa phương vào ngày thứ Năm, mang theo biểu ngữ nói quyết định của cơ quan chức năng lấp hồ Ba Giang 18.200 mét vuông là vi phạm pháp luật .

Giáo dân thuộc giáo xứ nói, tranh chấp đất đai lâu đời bắt nguồn từ “chính sách nhà nước” hạn chế ảnh hưởng tôn giáo của Cộng sản Việt Nam, nơi tự do thờ phượng bị kiểm soát chặt chẽ.

Không ai trong Ủy ban ra gặp những người biểu tình hôm thứ Năm, những người biểu tình đã bị giải tán sau khi bị bảo vệ phá bỏ biểu ngữ, các giáo dân cho Đài Việt ngữ RFA biết.

Cuộc biểu tình theo sau đơn khiếu nại ngày 16 tháng Mười rằng nhóm giáo dân này đã gửi đơn đến Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, kêu gọi chính quyền phải ngừng việc lấp hồ, và nói đó là hành vi xâm phạm các quyền lợi hợp pháp của nhà thờ Thái Hà.

Việc khiếu nại đã không bao giờ được trả lời, một thành viên cho biết. RFA liên lạc với Văn phòng Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân và Phòng Quản lý Đất đai và Đô thị cũng không được trả lời.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói với RFA, rất nhiều giáo dân từ các cộng đồng địa phương tìm đến sinh hoạt với giáo xứ Thái Hà và Nhà thờ muốn chính phủ trả lại toàn bộ sáu ha (15 mẫu Anh) đã sở hữu từ 1928.

“Bây giờ chúng tôi chỉ còn 2.700 mét vuông trong tổng số sáu ha, lúc nhu cầu đang phát triển”, cha Phong nói. “Mỗi Chủ nhật chúng tôi có khoảng 15.000 người đến sinh hoạt, nhưng chúng tôi không có bất cứ nơi nào để tổ chức các lớp học và các cơ sở không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu”, cha nói.

“Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ trả lại hồ Ba Giang cho chúng tôi bây giờ [bị lấp], hoặc cung cấp cho chúng tôi đất khác. Đất hợp pháp thuộc về chúng tôi và các văn bản của chính quyền cũng xác nhận điều đó.”

Thành viên đang phát triển

Một giáo dân giấu tên cho biết, rất nhiều trẻ em trong khu vực đã đến học Kinh Thánh vào ngày Chủ nhật và các buổi học phải tổ chức ngoài sân.

“Bây giờ, có thêm nhiều em nhỏ tham gia các lớp học – mỗi trưa Chủ nhật lúc 2 giờ chiều có hàng trăm em” ông nói, và thêm rằng nhà thờ không đủ chỗ để tổ chức các hoạt động ngay cả buổi tối.

“Nhiều người muốn học hỏi thêm về Kinh Thánh, nhưng chúng tôi không có phòng để tổ chức các lớp …. Chúng tôi thiếu rất nhiều, nhưng [chính quyền] không quan tâm.”

Theo các giáo dân, sáu ha đất ở quận Đống Đa thuộc về Thái Hà kể từ khi các linh mục người Canada mua vào năm 1928, và việc sử dụng hồ Ba Giang không bao giờ dành cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào thông qua hợp đồng hợp pháp.

Họ nói các cán bộ cho rằng linh mục Nguyễn Ngọc Bích đã ký bàn giao tất cả hồ sơ sáu ha đất cho chính phủ vào năm 1961, nhưng đã không thể cung cấp bằng chứng về hồ sơ mặc dù yêu cầu được lặp đi lặp lại.

Nhà thờ đã tích cực theo đuổi chủ quyền đất từ năm 1996, yêu cầu đất được trả lại, nhưng các quan chức địa phương tiếp tục thực hiện “xây dựng trái phép” trên đó.

Một giáo dân giấu tên khác nói, trong khi chính phủ vẫn được hưởng lợi từ việc sử dụng đất cho các mục đích riêng của mình, mục đích thực sự của nó là để giảm ảnh hưởng của Giáo hội tại Việt Nam, và kiểm soát chặt chẽ quyền tự do tôn giáo.

“Trên thực tế, có thể có điều gì đó làm họ muốn chống lại tôn giáo chúng tôi, đó là lý do tại sao họ đàn áp chúng tôi,” ông nói.

“Họ dùng quyền lực để chiếm tài sản của chúng tôi và chúng tôi không thể đòi họ trả lại.”

Cha Phong nhà thờ Thái Hà cho biết, sự từ chối của chính quyền trả lại đất là phù hợp với “chính sách nhà nước,” mà ông nói là “một trong những hạn chế tôn giáo”.

“Nếu họ không thể tiêu diệt một tôn giáo từ bên trong, họ tấn công từ bên ngoài và kìm hãm quá trình phát triển của tôn giáo đó. Chính sách này làm cho tranh chấp đất đai khó khăn để giải quyết,” cha nói.

“Chính sách của họ về tôn giáo không bao giờ thay đổi và khi chính sách này không thay đổi, không có gì có thể được giải quyết.”

Với sáu triệu giáo dân, Công giáo ở Việt Nam là tôn giáo lớn thứ hai sau Phật giáo trong tổng số 92,5 triệu dân.

Việt Nam và Tòa Thánh không có quan hệ ngoại giao chính thức kể từ khi chính quyền Cộng sản nắm quyền toàn bộ Việt Nam từ năm 1975, nhưng đang hướng tới mối quan hệ gần gũi hơn kể từ khi nối lại đối thoại năm 2007 với việc thành lập một Nhóm Làm Việc Chung.

Tháng trước, các quan chức Việt Nam và Tòa thánh Vatican tổ chức các cuộc đàm phán về triển vọng phục hồi quan hệ ngoại giao toàn diện.

Chính phủ Cộng sản Việt Nam cho biết họ tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo, nhưng hoạt động tôn giáo vẫn còn dưới sự kiểm soát của nhà nước.

Nguồn: RFA