Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Washington DC tháng 8 năm 1957
Mặc Lâm, RFA, 29.10.2015 | Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một. Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.
Cả một đất nước do Pháp đang cai trị vì vậy khi nắm lại quyền tự do, quyền tự chủ, quyền độc lập trong thời kỳ đó rất là khó khăn vì vậy chúng ta phải đánh giá cao việc ông Diệm bình định được tình hình, đưa quân Pháp ra khỏi nước Việt Nam một cách ổn định và xây dựng nền đệ nhất cộng hòa. Điều này khi nghiên cứu lịch sử và đánh giá cao tinh thần của cả một thời kỳ không riêng gì ông Diệm mà những người đi theo hỗ trợ giúp đỡ cho ông Diệm, những nhân sĩ ở miền Nam, nhân sĩ ở miền Trung, miền Bắc… tất cả đều có công lớn đã xây dựng chế độ đệ nhất cộng hòa, nhưng rất tiếc rằng sau đó chúng ta không làm được những chuyện ta cần phải làm để đến nỗi bị đổ vỡ.
Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ còn non nớt lúc ấy?
Bùi Kiến Thành: Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi cũng sát cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi còn nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông Diệm lắm. Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm bắt ông. Sau này khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y sĩ riêng cho Tổng Thông đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn tới chỗ hết sức gần với nhau. Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền được nhân dân ủng hộ.
Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4 người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao cho tôi làm.
Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn bị đài phát thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai như ông vừa nói, phải chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ tướng vào lúc sơ khai ấy hay không?
Bùi Kiến Thành: Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân? Thủ tướng mà không nắm cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình Xuyên là một đám giang hồ, cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại thế giới, Kim Chung… Cảnh sát thì không nắm được còn quân đội thì trong tay của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Trung tướng Hinh là một người thân Pháp con của ông Nguyễn Văn Tâm, không phải là người ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm vì vậy khi làm Thủ tướng ông Ngô Đình Diệm ngồi trong dinh nhưng cái đài phát thanh là của người khác.
Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp, quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.
Xây dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của đất nước vào ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó đóng một vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của Ngô Đình Diệm cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và tôi được giao trọng trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối nhất sau khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày trong tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho tới đầu năm 1955 khi bình định xong thì trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói quốc dân đoàn kết” không tiếp tục nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt. Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.
Cái tốt và chưa tốt của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa
Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.
Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
Mặc Lâm: Thưa ông Bùi Kiến Thành, xin cảm ơn ông cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Ngày 1 tháng 11 hàng năm có lẽ ai theo dõi tình hình Việt Nam trong lịch sử đương đại đều nhớ là ngày mà cuộc đảo chính không những lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm mà còn giết cả hai anh em ông ấy tại Sài gòn vào năm 1963. Ông có nhận đình gì về ngày lịch sử này thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Có lẽ cũng là một ngày chúng ta nên ôn lại cái được và cái chưa được cái tốt và cái chưa tốt của chế độ Đệ nhất Cộng hòa để chúng ta rút bài học.
Mặc Lâm: Vâng, trước khi đi sâu hơn vào chi tiết xin ông vui lòng cho biết về mối quan hệ của ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Bùi Kiến Thành: Trong khi tôi học ở Columbia vào những năm 1952 cho tới năm 1954 lúc đó thì chí sĩ Ngô Đình Diệm đang ở New Jersey. Cứ mỗi cuối tuần thì ông qua New York thăm chơi với tôi cùng một anh bạn nữa là anh Bùi Công Văn, ảnh là phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Cứ tối thứ Bảy thì ông qua ngồi nói chuyện suốt đêm cho tới sáng Chủ Nhật thì ông đi lễ, đi lễ về rồi lại nói chuyện suốt ngày, tới chiều Chúa Nhật thì ông trở lại tu viện Maryknoll.
Chúng tôi sống với nhau trong cảnh bạn cố tri trao đổi như thế trong suốt gần hai năm tại New York trước khi ông Diệm về bên Pháp và sau đó về làm Thủ tướng chánh phủ.
Sau khi ông Diệm về làm Thủ tướng chính phủ chấp chánh vào ngày mùng 7 tháng 7 thì ông Diệm gửi điện qua New York và Washington yêu cầu tôi trở về để giúp đỡ. Ngày 23 tháng 8 năm 1954 sáu anh em chúng tôi là cựu sinh viên của các đại học Mỹ về giúp cho ông Diệm trong thời kỳ rất là khó khăn. Làm Thủ tướng mà không có cảnh sát không có quân đội chỉ vỏn vẹn có 27 sĩ quan đi theo mà thôi.
"Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm." -Bùi Kiến Thành
Mặc Lâm: Thưa ông trong khi gần gũi với Thủ tướng Ngô Đình Diệm ông và các người được Thủ tướng mời về cụ thể làm những việc gì để giúp cho chính phủ còn non nớt lúc ấy?
Bùi Kiến Thành: Tôi bên cạnh ông Diệm suốt ngày mà! Khi tôi về tại Dinh Gia Long ngày 23 tháng 8 đó ăn cơm trưa với ông Diệm và một số Bộ trưởng, Tổng trưởng, có những nhân hào nổi tiếng của Việt Nam như ông Phạm Duy Khiêm, Bác sĩ Bùi Kiến Tín, Nguyễn Văn Châu… chúng tôi hết sức khẩn thiết làm bất cứ việc gì để ổn định tình thế, tôi ở suốt ngày suốt đêm trong dinh một thời gian rồi sau đó tôi mới dời ra ngoài. Sau khi bố trí lại thì ngày nào đêm nào tôi cũng vào trong dinh để mà làm việc với Thủ Tướng rồi Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một là bên Dinh Gia Long, sau nữa khi dời sang Dinh Độc Lập tôi cũng sát cùng ông Diệm như một cộng sự đặc biệt vì cái chỗ thân tình từ khi còn nhỏ kia, khi tôi mới 15-16 tuổi, hồi đó gia đình tôi thân với ông Diệm lắm. Chính ông cụ tôi đã cất giấu ông Diệm trong khi bị Nhật tìm bắt ông. Sau này khi không còn tham chính nữa ông cụ tôi tiếp tục làm y sĩ riêng cho Tổng Thông đến ngay ông ấy bị sát hai. Cái thân tình ấy dẫn tới chỗ hết sức gần với nhau. Tất cả những chuyện thâm cung bí sử, khó khăn trong thời kỳ tháng 8 tháng 9 tới tháng 12 năm 1954 thì thật sự hội lại chỉ có 4 người trong Dinh Gia Long thôi: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Bác sĩ Bùi Kiến Tín và Bùi Kiến Thành. Chúng tôi bàn với nhau cái gì cần phải làm. Làm sao nắm được quân đội, làm sao đối kháng với Bình Xuyên, làm sao giải tỏa được thành phố Sài Gòn xây dựng lên một chính quyền được nhân dân ủng hộ.
Riêng về tôi đặc biệt là có trách nhiệm giúp cho Tổng thống, khi ấy là Thủ tướng, quan hệ với các phái bộ đặc biệt của Mỹ từ bên Mỹ gửi qua chứ không phải quan hệ với sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn thân với Pháp, ông đại sứ Mỹ Donald Heath rất thân với Pháp, sau đó thì Lawton Collins cũng thân với ông Cao Ủy Pháp Paul Ely. Công việc của tôi và của ông Ngô Đình Nhu là bắc cây cầu trực tiếp với chính phủ Mỹ ở Washington, qua những phái bộ đặc biệt của Hoa Kỳ gửi qua trong đó có Trung tướng O’Daniel, Đại tá Lansdale sau này là General Lansdal, Paul Hardwood (Trưởng phái bộ CIA), việc của tôi làm lúc ấy cũng chỉ trong 4 người mà thôi bao nhiêu là công việc hết sức khó khăn.
Xây dựng được tờ báo Tự Do là việc tôi hết sức thú vị. Tôi nói với Thủ tướng mình cần có cơ quan ngôn luận tự do. Tờ báo đó được Bác sĩ Bùi Kiến Tín, lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Thông tin, ký giấy phép. Tôi tập hợp những nhân sĩ ở Bắc Hà vào làm trong đó có Tam Lang, có Đinh Hùng, Mặc Đỗ, Mặc Thu, Như Phong, Vũ Khắc Khoan …làm ban biên tập để cho tờ báo Tự do có tiếng nói tự do trong thời kỳ hết sức khó khăn như thế. Chỉ có tờ báo Tự do lúc ấy là thực sự nổi tiếng, có tiếng nói tự do trong một khung cảnh rất khó khăn và để chống lại những tờ báo thiên Pháp hay thân các chế dộ trước kia của Sàigon và những đài phát thanh khi đó tại Sài Gòn theo phe quân đội chửi bới Ngô Đình Diệm suốt ngày. Tôi có nhiệm vụ lập nên đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, một đài phát thanh đặc biệt để nói lên những sự việc như thế nào trong khi chúng ta phải xây dựng một chính quyền độc lập đó là việc Thủ tướng Ngô Đình Diệm giao cho tôi làm.
TT Ngô Đình Diệm bắt tay với Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, tại sân bay Dulles, Washington DC năm 1957. Courtesy U.S. Air Force.
Mặc Lâm: Xin ông nói rõ hơn tại sao đã là thủ tướng mà còn bị đài phát thanh bên quân đội chống phá bằng cách chửi bới công khai như ông vừa nói, phải chăng còn một thế lực nào công khai chống lại Thủ tướng vào lúc sơ khai ấy hay không?
Bùi Kiến Thành: Thủ tướng Ngô Đình Diệm lúc ấy làm gì có quân? Thủ tướng mà không nắm cảnh sát, công an. Công an trong tay của Bình Xuyên là một đám giang hồ, cướp của. Pháp cho họ quản lý sòng bạc Đại thế giới, Kim Chung… Cảnh sát thì không nắm được còn quân đội thì trong tay của Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Trung tướng Hinh là một người thân Pháp con của ông Nguyễn Văn Tâm, không phải là người ủng hộ cho chính phủ Ngô Đình Diệm vì vậy khi làm Thủ tướng ông Ngô Đình Diệm ngồi trong dinh nhưng cái đài phát thanh là của người khác.
Đài Quốc gia cũng như đài quân đội thì người Pháp, hay thân Pháp, quản lý cứ mỗi ngày chửi bới Ngô Đình Diệm thế này, chửi bới Ngô Đình Diệm thế kia…ngồi trong dinh mà không giải quyết được vấn đề đó vì vậy phải kiên trì xây dựng lực lượng mình lên để giải quyết điều đó.
Xây dựng lực lượng bằng cách thu dụng những nhân sĩ tài ba của đất nước vào ủng hộ mình đồng thời cũng phải có tiếng nói qua cái đài phát thanh “Tiếng nói Quốc dân đoàn kết”, tiếng nói qua tờ báo Tự Do lúc đó đóng một vai trò quan trọng phổ biến tâm tư nguyện vọng, chính sách của Ngô Đình Diệm cho dân chúng được biết. Vấn đề đó cực kỳ quan trọng và tôi được giao trọng trách tổ chức hai việc đó trong những ngày đen tối nhất sau khi ông Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tức là những ngày trong tháng 8 tháng 9 năm 1954 cho tới đầu năm 1955 khi bình định xong thì trong hai cơ quan đó, “Đài Tiếng nói quốc dân đoàn kết” không tiếp tục nữa nhưng tờ báo Tự Do vẫn tiếp tục rất tốt. Tờ Tự Do là nguồn dư luận rất tốt trong thời kỳ đó, trong chánh thể đệ nhất cộng hòa.
Không có tổ chức chính trị nồng cốt
Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi, thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.
Mặc Lâm: Báo chí quốc tế cũng như giới tướng lãnh đa số cho rằng chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ bởi những tuyên bố gây sự giận dữ trong và ngoài nước của bà Ngô Đình Nhu cùng với những hành động đàn áp Phật giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông có chia sẻ gì về việc này?
Bùi Kiến Thành: Đấy chỉ là một phần thôi, thực sự ra chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ còn nhiều vấn đề cốt lõi hơn nữa. Ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức yêu nước và có công tâm nhưng ông Diệm không có kinh nghiệm tổ chức. Còn ông Nhu thì rất uyên thâm về vấn đề học thuật, ông học rất giỏi về tổ chức thư viện, ông nghiên cứu rất tốt nhưng không có tài năng tổ chức lực lượng chính trị. Nếu quản lý một nhà nước mà không có tổ chức thì làm sao? Vì vậy cho nên cái Đảng Cần lao của ông Nhu không có tổ chức tốt còn cái “Phong trào cách mạng quốc gia” mà ông bác sĩ Tín làm chủ tịch sáng lập thì nó cũng chỉ là phong trào thôi. Sau một phong trào rồi thì nó lặng im. Quyền chính trị trong nước là ở trong đảng, mà Đảng Cần Lao không được tổ chức tốt vì vậy cho nên chế độ Ngô Đình Diệm không tồn tại được vì không có tổ chức chính trị nồng cốt để làm việc.
Sau nữa còn có cái lỗi ở chỗ lầm lẫn hai việc khác nhau: quản lý các vấn đề nhà nước là việc quản lý hành chính, còn tổ chức nồng cốt do một chính đảng đứng lên để đóng vai trò cột trụ cho một đất nước thì là một việc khác. Do lầm lẫn ở vai trò lãnh đạo chính trị và lãnh đạo hành chính cho nên chế độ Ngô Đình Diệm tập trung nhiều hơn về vấn đề hành chính mà quên đi vấn đề lãnh đạo chính trị, xây dựng nồng cốt tức là sự ủng hộ của nhân dân, làm sao để vấn đề đảng được nhân dân ủng hộ…
Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.
Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở lại.
Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?
Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? Tôi nghe ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!
Đó là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy ông Nhu đã có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn: Coi chừng nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các anh. Ông Ẩn nói không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và chờ cho tới hai ba giờ chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn giờ chiều tôi gọi lại thì tình hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được nữa.
Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa?
Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như vậy?
Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.
Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?
Bùi Kiến Thành: Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.
Vì vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện được.
Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.
Tôi đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam. (*)
Trong chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
..............................................
(*) Robert Kennedy and His Times - Page 718
Chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được, không xây dựng được một đảng chính trị thật sự của dân, do dân và vì dân vì vậy cho nên không đứng vững được và vì thế có thể nói sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm không phải là vấn đề nhỏ bé như chuyện bà Nhu nói cái này cái kia. Có! nó có ảnh hưởng nhưng chuyện đó là chuyện nhỏ đối với khả năng xây dựng nên một chính đảng mạnh thì chính phủ Ngô Đình Diệm không làm được.
Mặc Lâm: Vậy phải chăng do điều mà người ta nhận xét về ông Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa dân tộc đã khiến ông bị người Mỹ lo sợ vì không theo sự dẫn dắt của họ, đặc biệt là khi Mỹ muốn đổ quân vào Việt Nam thưa ông?
Bùi Kiến Thành: Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962 ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4 nghìn năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được.
Người Mỹ không chấp nhận cái lý luận của ông Ngô Đình Diệm nên họ tìm cách lật đổ ông Diệm đi, đó là vấn đề cốt lõi chứ không phải do bà Nhu thế này thế khác. Bà Nhu gây ra nhiều tai tiếng, nhưng không có vai trò chánh hay lý do chánh làm sụp đổ chính phủ Ngô Đình Diệm.
Mặc Lâm: Thưa ông, một câu hỏi cho tới ngày nay vẫn nằm trong bí mật, ông thân cận với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên có lẽ hiểu được phần nào câu trả lời: ai ra lệnh giết anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và tại sao phải giết họ khi đã nắm tất cả quân đội trong tay và họ đã bị bắt?
Bùi Kiến Thành: Tôi không có thông tin chính xác để nói về vấn đề này nhưng suy luận từ một lần đảo chính trước do Nguyễn Chánh Thi chủ mưu ông Diệm đã lập lại ván cờ bằng cách chỉnh đốn lại, thì lần này Dương Văn Minh và những người theo Dương Văn Minh nghĩ rằng khả năng ông Nhu ông Diệm có đủ bản lĩnh và đủ sự ủng hộ của những quân đoàn còn theo ông ta để lập lại thế cờ thì rất khó khăn cho phe đảo chính. Vì vậy người ta không chấp nhận để cho ông Diệm ông Nhu tồn tại để mà có cái rủi ro đấy. Tôi không có thông tin ai là người ra lệnh giết hai anh em ông Diệm nhưng tôi chắc chắn rằng những người theo phe đảo chánh và nhất là phía Mỹ, thấy nguy cơ Ngô Đình Diệm có thể lập lại thế cờ rất là nguy hiểm vì vậy không để cho Ngô Đình Diệm sống. Đấy là quyết định chính trị chiến lược trong tranh đấu chứ không phải ai làm, hay ai ra lệnh không quan trọng, vấn đề phải tiêu diệt anh em ông Ngô Đình Diệm là để tránh nguy cơ bị lật trở lại.
Mặc Lâm: Trong ngày đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963 ông đang làm gì và có theo dõi hay tham gia trong một vai trò nào đó hay không?
Bùi Kiến Thành: Hôm đó tôi đang đi làm việc ở ngoài thì nghe phong phanh ngày hôm đó có bạo động. Tôi gọi về trong dinh thì gặp ông già Ẩn, tức là cận vệ của Tổng thống tôi hỏi anh Ẩn hiện giờ có vấn đề gì không vậy? Tôi nghe ngoài này xào xáo lắm, thì ông Ẩn trả lời không có vấn đề gì đâu anh Thành ơi, mình hoàn toàn kiểm soát được mọi chuyện!
Đó là một cái chủ quan đầu tiên tại vì trong buổi sáng hôm ấy ông Nhu đã có sắp xếp một số chiến lược, chiến thuật nhằm giải quyết vấn đề bạo động nhưng vì chủ quan nên không thực hiện được. Tôi nói với ông Ẩn: Coi chừng nhé nếu cần gì thì tôi vào trong dinh ngay để giúp cho các anh. Ông Ẩn nói không sao đâu anh Thành, nên tôi về nhà ăn cơm trưa và chờ cho tới hai ba giờ chiều không thấy gì xảy ra. Nhưng khoảng ba bốn giờ chiều tôi gọi lại thì tình hình bế tắc hết tôi không còn làm gì được nữa.
Ngày hôm đó tôi ở Sài Gòn, tôi muốn làm một cái gì đó để giúp đem lại trật tự an ninh nhưng mà cái thời thế có lẽ như là định mệnh của đất nước mình không cho mình làm gì được trong lúc ấy. Có làm gì được nữa trong lúc ấy khi thế lực của kẻ chủ mưu là người Mỹ đứng sau lưng những ông tướng của mình? thế lực ấy nó quá mạnh chúng ta không làm gì được.
Việc đảo chánh ông Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của Dương Văn Minh, Dương Văn Minh chỉ là một con cờ thôi, cũng như Trần Văn Đỗ cũng như mấy ông kia củng chỉ là con cờ còn người chỉ huy, đưa ra tất cả những chiến thuật chiến lược để làm việc này. là người Mỹ mà người đại diện cho Mỹ làm việc này là đại tá Conein, ngồi thường trực tại Bộ Tổng tham mưu để điều khiển mấy ông tướng kia thành ra tất cả bộ tham mưu lúc đó nghe theo lời của một anh đại tá mật vụ của Mỹ, anh thấy có đau khổ chưa?
Mặc Lâm: Theo ông thì tại sao các tướng lĩnh lúc ấy lại nghe theo người Mỹ? Vì những hứa hẹn quyền lực hay âm mưu chính trị nào khiến họ trở thành như vậy?
Bùi Kiến Thành: Do những ông tướng không nghiên cứu tình hình đất nước, do không hiểu lý tưởng, không hiểu được chính nghĩa như thế nào mà đi theo lời của nước ngoài để mà sát hại một tổng thống, tưởng mình làm được cái gì nhưng cuối cùng cũng đầu hàng cộng sản mà thôi chứ làm được gì đâu.
Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản.
Đấy là cái tội của các anh làm cho bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa phải chết, đó là tội của các anh vì các anh không hiểu gì về chính trị, hữu dũng vô mưu, đưa đất nước đến chỗ suy tàn.
Nếu chúng ta có cơ hội thì còn thương lượng được giữa miền Bắc với miền Nam, cũng như Tây Đức và Đông Đức có thể thương lượng với nhau. Chúng ta phải có nội lực có sức mạnh để mà thương lượng chứ không phải giao đất nước cho ngoại bang, giao cho Mỹ rồi đi đến chỗ chết.
Đó là tội của những người tự cho mình giỏi hơn người khác. Không thể nào một dân tộc một đất nước nào giữ được chính nghĩa của mình bằng cách bước theo những đội quân nước ngoài bắn phá làng xóm cả. Không thấy cái đó là mất chính nghĩa. Đầu óc các anh ở đâu mà anh vác súng đi theo người Mỹ vào trong làng xóm bắn giết dân chúng mình, như vậy là không thể được. Vì không thấy nên anh làm hại cả một thế hệ, làm hại cả một đất nước.
Mặc Lâm: Nhiều tài liệu lịch sử nói là chính phủ Ngô Đình Diệm từng có ý định nói chuyện với miền Bắc, ông có ý kiến gì về những chi tiết này?
Bùi Kiến Thành: Khi chính phủ Ngô Đình Diệm thấy cái nguy cơ lính Mỹ đổ bộ lên Việt Nam rồi mà không rút ra được thì chiến tranh sẽ tràn lan, mà chiến tranh khi đã tràn lan rồi thì dù cho quân đội Mỹ có đánh thẳng tới Hà Nội đi nữa thì chúng ta vẫn thua như thường tại vì quân đội Trung Quốc nó sẽ vào vì nó không để cho mình tiến qua biên giới của nó. Vì vậy Miền Bắc sẽ chiến đấu đến cùng để không cho quân của Trung Quốc qua chiếm đóng Việt Nam.
Vì vậy nhìn về chiến lược thì hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu thấy rõ ràng cái nguy cơ tác hại cho cả miền Nam và miền Bắc. Hà Nội cũng có những đầu óc thông minh để mà hiểu rõ sự nguy hiểm khi chiến tranh lan rộng như thế. Đó là đồng thuận về tinh thần là làm sao phải làm dịu chiến tranh xuống để tránh việc tàn phá đất nước. Giữa Nam Bắc Việt Nam phải có sự hiểu biết và tìm giải pháp tránh chiến tranh. Muốn làm việc đó thì Việt Nam phải mạnh, không mạnh thì không nói chuyện được.
Qua sự trung gian của đại sứ Ấn Độ trong Ủy ban Đình chiến, và Đại sứ Pháp…qua các cuộc đi săn bắn của ông Nhu trên vùng biên giới hai bên đã có những cuộc chia sẽ, chưa hẳn là thương thảo nhưng đã liên lạc được với nhau rồi. Khi Mỹ nghe như thế thì họ nói chính phủ Ngô Đình Diệm phản thùng và nó đưa việc này ra cho mấy ông tướng lãnh Việt Nam bảo là ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bán nước cho cộng sản, vì vậy anh phải lật đổ Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm đi để “cứu nước” không thì họ theo cộng sản, “bán đứng” các anh cho cộng sản….
Những đầu óc suy yếu của những anh tướng hữu dũng vô mưu không biết gì cả, nghe như thế lại tưởng rằng mình là người ái quốc ái quần, lật đổ Ngô Đình Diệm để cứu đất nước khỏi họa cộng sản.
Tôi đề nghị anh đọc cuốn sách “Robert Kennedy and His Time” của Arthur Schlesinger Jr. viết, trong đó có một chương nói về tình hình Việt Nam. (*)
Trong chương đó có viết Bùi Kiến Thành nói cái gì, Ngô Đình Diệm nói cái gì và Tổng thống Kennedy đã quyết định cái gì. Rất tiếc rằng Tổng thống Mỹ không thực hiện được. Tháng 9 năm 1963 Tổng thống Kennedy đã quyết định rút quân ra khỏi Việt Nam rồi nhưng do cuộc bầu cử năm 1964 nên không thể làm được cho nên chờ tới năm 64 sau khi bầu xong thì sẽ làm, nhưng rất tiếc vận hạn của nước ta và nước Mỹ là Kennedy bị bắn chết, Ngô Đình Diệm bị lật đổ Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
..............................................
(*) Robert Kennedy and His Times - Page 718
Tin tức cho biết đầu tháng 11 năm 2015 chính quyền CSVN sẽ khánh thành tượng đài ông Dương Văn Minh (DVM). Đọc tin nầy, hầu như ai cũng ngạc nhiên và tự hỏi, tại sao CSVN lại dựng tượng một vị tướng, Tổng thống cuối cùng của VNCH! Có đích thực rằng ông DVM là người của họ, đã “trèo cao, lặn sâu” trong hàng ngũ tướng lãnh miền Nam để giật sập VNCH theo kế hoạch của cộng sản Bắc Việt không? Chuyện nầy chỉ có hai người biết, đó là CSVN và chính ông ta, không có một tài liệu nào, Việt Nam cũng như quốc tế, nói đến cả. Ông DVM đã qua đời, không có cách nào để kiểm chứng sự nhận vơ lạ lùng của CSVN cả. Vì thế, viết bài nầy, tôi không có mục đích (và cũng không đủ khả năng) làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ông DVM và CSVN để bào chữa cho ông ta. Tôi chỉ muốn nêu lên vài điểm chứng tỏ đòn chính trị bá đạo của CSVN qua việc dựng tượng nầy.
CSVN có mục đích gì khi dựng tượng ông DVM?
Nên nhớ, CSVN không làm một việc gì mà không có mục đích chính trị cả. Tình nghĩa chỉ là thứ phù phiếm đối với một tập đoàn mà sự tồn tại chỉ nhờ vào thủ đoạn như họ. Dựng tượng DVM cũng thế, họ có thủ đoạn, thủ đoạn rất thâm độc.
Hạ nhục VNCH
VNCH đã đi vào lịch sử, đã bị họ giật sập, thế mà họ vẫn chưa buông tha. Dựng tượng ông Tổng thống VNCH/DVM mà họ gọi là “đồng chí” là một nắm bùn ném vào thể chế chính trị tại miền Nam trước năm 1975, đặc biệt là một cái tát vào mặt những quân dân cán chính VNCH tại hải ngoại đang ngày đêm sôi sục chống cộng. Họ muốn bôi nhọ Chính Nghĩa Quốc Gia mà chúng ta đang theo đuổi. Họ muốn hạ bệ thần tượng VNCH mà người Việt chống cộng đang ca tụng và tôn thờ.
Củng cố chế độ
Từ sau 1975, bộ mặt của của chế độ CSVN trở nên nhem nhuốc. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn là rác rưởi, không còn ai tin tưởng nữa, kể cả chính họ. Họ phải tìm một thế đứng, một điểm tựa khác để tồn tại. Thế đứng đó là dân tộc và điểm tựa đó là Phật giáo. Để biết được âm mưu của CSVN, chúng ta nên nhớ lại bối cảnh chính trị tại miền Nam Việt Nam, nhất là thời Đệ I VNCH khi có cuộc tranh đấu Phật giáo chống chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đó là một biến cố đậm nét nhất, vang dội nhất, gây chia rẽ dân tộc và tôn giáo nhất mà đến giờ nầy vẫn chưa kết thúc. Dựng tượng Hoà Thượng Thích Quảng Đức, người đã tự thiêu để phản đối chế độ Ngô Đình Diệm, CSVN muốn chiếm được sự hậu thuẩn của giới Phật tử.
Trường hợp ông DVM cũng thế. Là một tướng lãnh Phật tử lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 01 tháng 11 năm 1963, ông DVM rất được giới Phật tử và những thành phần chống đối Nhà Ngô ủng hộ. Dựng tượng DVM chắc chắn CSVN muốn kéo những thành phần nầy theo mình. Dù không theo bằng cách gia nhập đảng cộng sản nhưng ít ra người Phật tử không liều thân để chống đối chế độ như đã chống Đệ I VNCH. Đó là mục đích chính trị của CSVN, họ chẳng tình nghĩa gì với Hoà Thượng Thích Quảng Đức cũng như ông DVM cả.
Kích động hân thù tôn giáo
Như đã nói trên, ông DVM là người Phật giáo, lại là “Phật giáo Ấn Quang”, một tổ chức chủ chốt trong việc chống chế độ Ngô Đình Diệm dẫn đến sự tiêu vong của chế độ nầy. Biến cố nầy đã gây hiềm khích giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Lúc đầu còn tiềm tàng nhưng sau năm 1975, nhất là tại hải ngoại sự hiềm khích nầy đã lộ rõ. Với Phật tử và những người chống chế độ Ngô Đình Diệm, ông DVM là người hùng. Nhưng với một số đông người Thiên Chúa giáo và Đảng Cần Lao, ông DVM là một “phản tướng”. Họ không tiếc lời mạt sát ông DVM và “Phật giáo Ấn Quang” như là một thứ “tội đồ dân tộc”. Cho dựng tượng DVM, CSVN muốn đổ thêm dầu vào lửa, giúp nhóm bài DVM và “Phật giáo Ấn Quang” có thêm khí thế để xông lên…tố tới bến! Cuộc chiến hiềm khích tôn giáo bắt nguồn từ một biến cố chính trị trong quá khứ cứ thế kéo dài. Dân tộc Việt Nam tiếp tục đánh nhau, tiếp tục chia rẽ…, và CSVN sẽ tiếp tục hưởng lợi, chế độ họ sẽ vững như bàn thạch.
Đó là trò chính trị bá đạo của CSVN
Tôi không có tham vọng can gián ai trong việc bày tỏ lập trường chính trị. Tôi chỉ có một lời khuyên: Tượng đài DVM là một đòn chính trị thâm độc của CSVN. Đề nghị bà con người Quốc Gia nên dè dặt để khỏi rơi vào bẩy sập của họ. Như đa số, tôi không nghĩ ông DVM là người của VC, nhưng chứng minh được điều nầy không phải dễ. Mỗi người cứ quan sát thực tế để có nhận định riêng.
Với cái nhìn của tôi, nếu ông DVM là người “nằm vùng”, đã giúp miền Bắc giật sập VNCH thì ông phải có công rất lớn đối với CSVN. Nếu có công lớn, tại sao ông không ở lại quê hương để cùng mừng chiến thắng, cùng hưởng vinh hoa phú quý cùng các “đồng chí” của ông, việc gì ông phải ly hương tỵ nạn, sống nhờ đất khách, thác chôn quê người? Khi VC chiếm Dinh Độc Lập, ông DVM tuyên bố: “Chúng tôi đợi các bạn để bàn giao chính quyền”. Tên cán bộ VC xấc láo: “Các anh là kẻ chiến bại lấy tư cách gì để bàn giao”! Điều nầy chứng tỏ ông DVM không phải là “đồng chí” của CSVN như họ đang lếu láo. Trước sau ông DVM cũng chỉ là “hàng tướng” từ phía VNCH, không phải “chiến tướng” từ phía cộng sản. Nếu là “chiến tướng” của cộng sản, ông DVM sẽ được đối xử khác, nhất là khi ông ta còn sống. Tại sao khi ông DVM còn sống, CSVN không tuyên dương công trạng, không gọi ông DVM là “đồng chí” mà đợi đến lúc ông ta đã chết rồi mới “tiết lộ” rồi xây tượng đài “vinh danh”?!
Phải chăng vì không thể yêu nhau, lấy nhau được khi còn sống, CSVN phải dựng xác chết của ông DVM dậy để cưỡng dâm một cách vô đạo? Cưỡng dâm xác chết DVM, CSVN đồng thời cũng đã cưỡng dâm lịch sử một cách ngang ngược và lố bịch, bất chấp dòng sinh mệnh và lương tâm dân tộc. Hành động đó không phải là trò lưu manh chính trị thì gọi là gì?
Mùa Holloween 2015
Định Nguyên
......................................................................
Nhớ về vị Tổng Thống kính yêu của Việt Nam
Mùa Holloween 2015
Định Nguyên
......................................................................
Nhớ về vị Tổng Thống kính yêu của Việt Nam
Yên Tánh (Danlambao) - Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, hàng năm cứ mỗi độ gió lạnh bắt đầu thổi, lá xanh trên cành thưa thớt dần, thì biết bao con dân đất Việt đang còn sống ở quê hương hay phiêu bạt khắp nẻo năm châu đều ưu buồn nhớ về một biến cố đau thương khởi đầu cho những đau thương, tang tóc ngày một chất chồng và dồn dập hơn về sau cho đất nước: Cái chết tức tưởi, oan khiên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.
Thật vậy, sự ra đi không bao giờ trở lại của anh em Tổng Thống Diệm đã kết thúc một giai đoạn 9 năm tương đối an bình, ổn định về mọi mặt của miền Nam va đánh dấu sự khởi đầu của những bất ổn, xáo trộn, suy thoái của nó. Miền Nam, do mất đi sự lãnh đạo khôn ngoan với viễn kiến chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đã bị thao túng trực tiếp bởi Cộng Sản hay gián tiếp bởi họ qua những phần tử hám danh, quyền lực nhưng thiếu cái đầu tỉnh táo và tâm hồn lương thiện. Sư thay đổi liên tiếp trong một thời gian ngắn hai năm các chính phủ “cách mạng” làm người dân ngán ngẩm và mất niềm tin nơi giới lãnh đạo. Sự rạn nứt trong quân đội do sư tranh quyền lãnh đạo giữa các phe phái đã làm mất sự đoàn kết và thống nhất của nó, vì thế tiềm năng chống cộng để củng cố nền độc lập của một nửa nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đưa đến khủng hoảng tưởng chừng như không giải quyết nổi.
Thật vậy, sự ra đi không bao giờ trở lại của anh em Tổng Thống Diệm đã kết thúc một giai đoạn 9 năm tương đối an bình, ổn định về mọi mặt của miền Nam va đánh dấu sự khởi đầu của những bất ổn, xáo trộn, suy thoái của nó. Miền Nam, do mất đi sự lãnh đạo khôn ngoan với viễn kiến chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đã bị thao túng trực tiếp bởi Cộng Sản hay gián tiếp bởi họ qua những phần tử hám danh, quyền lực nhưng thiếu cái đầu tỉnh táo và tâm hồn lương thiện. Sư thay đổi liên tiếp trong một thời gian ngắn hai năm các chính phủ “cách mạng” làm người dân ngán ngẩm và mất niềm tin nơi giới lãnh đạo. Sự rạn nứt trong quân đội do sư tranh quyền lãnh đạo giữa các phe phái đã làm mất sự đoàn kết và thống nhất của nó, vì thế tiềm năng chống cộng để củng cố nền độc lập của một nửa nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đưa đến khủng hoảng tưởng chừng như không giải quyết nổi.
Người Mỹ sau sự lầm lẫn lớn lao là ủng hộ ngầm cho việc đảo chánh và sát hại anh em Tổng Thống Diệm vì thói kẻ cả, kiêu ngạo và thiếu hiểu biết về một đường lối chống cộng hiệu quả dựa trên nét đặc thù văn hóa, xã hội, dân tộc tính Việt Nam cũng như không nhìn rõ được âm mưu, sách lược mà Cộng Sản quốc tế đã giao phó cho đàn em Cộng Sản Bắc Việt thi hành, chỉ làm tình hình miền Nam mất ổn định và rối ren thêm. Họ cứ nghĩ là có đồng đô la là mua được sự phục tùng, bom đạn cứ sử dụng ào ạt là đè bẹp được ý chí chiến đấu của đối phương, họ chỉ hoạch định được kế hoạch ngắn hạn với đánh nhanh, rút gọn, kiểu tiêu diệt Cộng Sản của họ là kiểu nhổ cỏ đằng ngọn mà không phải đằng gốc.
Người Mỹ có thừa tiền bạc nhưng lại thiếu tính kiên nhẫn, sự lương thiện và lòng trung tín với bạn bè, sự khiêm nhường cần phải có để học hỏi cái hay của người không giàu bằng mình. Hậu quả là sau này cho dầu họ có đổ hết tỷ đô la này đến tỷ đô la khác vào chiến trường miền Nam, cho dầu họ rảnh tay thao túng nội tình miền Nam, cuộc chiến đã không xoay theo chiều hướng mà họ mong muốn. Cuối cùng, họ không hổ thẹn mà sẵn sàng bội tín một lần nữa khi đã tìm được cách xoay ván cờ chống Cộng ở vùng Đông Nam Á.
Cái chết của Tổng Thống Kennedy và chẳng bao lâu sau của người em trai là biểu tượng cái giá phải trả cho sự giết hại một lãnh đạo anh minh của một nước có độc lập, chủ quyền và là điềm gỡ cho kết quả sau này của chính sách can thiệp thô bạo của Mỹ tại miền Nam. Mỹ đã gặt hái được gì từ cuộc chiến 12 năm sau hơn là một sự tháo chạy hối hả, nhục nhã dẫu rằng đã cố gắng dàn dựng từ ba năm trước một màn kịch hòa bình trong danh dự? Mỹ đã từng kiêu ngạo ở vị trí siêu cường của mình cùng với biết bao bộ óc lỗi lạc đưa ra hết sáng kiến này đến chiến lược khác, nay phải cúi đầu trước đám người man dại, lạc hậu, thua kém đủ mọi mặt, mà họ đã từng có ý định đưa về lại thời đồ đá.
Dưới con mắt quan sát của thế giới, Mỹ giờ đây không phải là một anh chàng nhà giàu, phong lưu mã thượng mà hóa ra là một thứ con buôn chính trị, sẵn sang tráo trở, bội phản bạn bè để mua bán món hàng béo bở, đem về quyền lợi cho mình mà mặc cho bạn bè sống chết ra sao. Do vậy, những ai có Mỹ là bạn, buộc phải đánh giá lại tình bạn đó. Vì thế, Mỹ dễ có nhiều kẻ thù hơn bạn, và nếu có bạn, thì đó chỉ là bạn trên đầu môi, chót lưỡi hay bạn trong giai đoạn nhất thời mà thôi.
Dưới con mắt quan sát của thế giới, Mỹ giờ đây không phải là một anh chàng nhà giàu, phong lưu mã thượng mà hóa ra là một thứ con buôn chính trị, sẵn sang tráo trở, bội phản bạn bè để mua bán món hàng béo bở, đem về quyền lợi cho mình mà mặc cho bạn bè sống chết ra sao. Do vậy, những ai có Mỹ là bạn, buộc phải đánh giá lại tình bạn đó. Vì thế, Mỹ dễ có nhiều kẻ thù hơn bạn, và nếu có bạn, thì đó chỉ là bạn trên đầu môi, chót lưỡi hay bạn trong giai đoạn nhất thời mà thôi.
Chưa hết, ngay cả cái cái món hàng Trung Quốc béo bở mà Mỹ đinh ninh nắm được trong tay khi bán đứng miền Nam để đổi lấy năm xưa, nay ngày càng lộ rõ hình bóng cơn bão tố đã được gieo bởi Mỹ 43 năm về trước.
Để nhớ về vị Tổng Thống kính yêu của miền Nam, chúng ta thử lật lại những trang sử Việt Nam cận đại vào thời điểm năm 1963.
Miền Nam, sau 9 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có bộ mặt của một quốc gia độc lập, phấn khởi xây dựng một xã hội mới và trên đà hòa nhập vào sinh hoạt của thế giới tự do, nơi mà các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng và bảo đảm, nhằm tạo điều kiện phát triển tài năng, sáng tạo cá nhân để tất cả mọi người đều có điều kiện góp phần vào sự phát triển của xã hội, đất nước. Chi trong vòng 9 năm ngắn ngủi so với những thời kỳ thực dân-phong kiến truớc đó, nền đệ nhị Cộng Hòa theo sau và Cộng Sản từ 1975 đến nay, những thành tựu mà chế độ ông Diệm đạt được quả là phi thường.
Để nhớ về vị Tổng Thống kính yêu của miền Nam, chúng ta thử lật lại những trang sử Việt Nam cận đại vào thời điểm năm 1963.
Miền Nam, sau 9 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có bộ mặt của một quốc gia độc lập, phấn khởi xây dựng một xã hội mới và trên đà hòa nhập vào sinh hoạt của thế giới tự do, nơi mà các quyền tự do căn bản của con người được tôn trọng và bảo đảm, nhằm tạo điều kiện phát triển tài năng, sáng tạo cá nhân để tất cả mọi người đều có điều kiện góp phần vào sự phát triển của xã hội, đất nước. Chi trong vòng 9 năm ngắn ngủi so với những thời kỳ thực dân-phong kiến truớc đó, nền đệ nhị Cộng Hòa theo sau và Cộng Sản từ 1975 đến nay, những thành tựu mà chế độ ông Diệm đạt được quả là phi thường.
Năm 1954, trong lúc tình hình chính trị, quân sự và ngoại giao rối ren với bao việc phải giải quyết, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vẫn phải thu xếp và lập ra ủy ban đặc trách tiếp nhận cả triệu đồng bào miền Bắc do không sống nỗi dưới sự kềm kẹp dã man, tàn bạo của Cộng Sản, đã phải dứt bỏ nơi chôn nhau cắt rún để vào Nam tìm con đường sống. Cuộc đón tiếp những người tị nạn được tiến hành chu đáo và đạt kết quả mỹ mãn, họ được đối xử tử tế, chăm sóc sức khỏe ân cần, được tạo điều kiện về công ăn, việc làm và học tập. Nhờ vậy, họ nhanh chóng được an cư, lạc nghiệp ở những vùng đất trù phú, màu mỡ, dần dà hòa nhập vào đời sống miền Nam một cách thoải mái, tự nhiên. Tiếp theo sau đó là việc chính phủ phải lo đối phó với giặc Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo để đem lại an bình cho đời sống người dân. Nhờ sự cương quyết, khôn ngoan và khéo léo, nạn giặc cát cứ đã được dẹp yên, quân đội được thống nhất về một mối và luôn được canh tân để có đủ năng lực và sức mạnh chống lại sự xâm nhập của Cộng Sản.
Dưới thời Tổng Thống Diệm, văn hóa, giáo dục phát triển nhờ những biện pháp thúc đẩy tự do tư tưởng và sáng tác, sự gia tăng nhanh chóng nhiều trường từ tiểu học, trung học, lên đến đại học và các trường kỹ thuật, chuyên môn. Chế độ mới đã tạo điều kiện cho mọi người không kể giàu nghèo được thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng với hai hệ thống trường công và tư mà phẩm chất đào tạo từ các trường này đều như nhau. Nhiều học sinh con nhà nghèo nhưng học giỏi vẫn có cơ hội vươn lên trong cuộc sống và đạt được tương lai tươi sáng nhờ những học bổng du học nước ngoài. Về mặt tín ngưỡng, người dân được tự do trong niềm tin tôn giáo của mình, không một ai bị trù dập, bắt bớ vì đạo giáo của mình. Thật vậy, chùa chiền, nhà thờ và các nơi phụng tự khác được tu sửa và xây dựng thêm ở khắp nơi.
Về mặt chăm lo sức khỏe toàn dân và ngăn ngừa bệnh tật lây lan, cùng với việc tu bổ các bệnh viện đã có, chính quyền còn xây dựng thêm nhiều bệnh viện lớn ở những khu thành thị và những trạm y tế ở miền quê hẻo lánh. Dân nghèo có thể được khám bệnh và chữa trị miễn phí ở các bệnh viện công. Đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế cũng được tăng cường với số người được đào tạo tăng rất nhiều lần so với thời Pháp thuộc. Về mặt ổn định đời sống người dân ở nông thôn và phát triển nông nghiệp ở miền Nam, chương trình cải cách điền địa được tiến hành nhằm đem ruộng cho dân cầy qua việc thu mua hợp lý từ các địa chủ đề chia cho người nghèo, không có ruộng canh tác. Về mặt chăm lo cô nhi quả phụ, với những gia đình có người thân đã hy sinh mạng sống cho tổ quốc, chính phủ có chính sách trả tiền tử tuất hàng tháng để cuộc sống họ được bảo đảm và mở các trường quốc gia nghĩa tử để lo cho tương lai con em họ.
Chính sách phát triển kỹ nghệ cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện qua việc lập các khu kỹ nghệ để tiến đến khả năng tự túc về các sản phẩm may mặc, tiêu dùng hàng ngày. Chính phủ luôn kêu gọi toàn dân tiết kiệm, dùng hàng nội hóa để thúc đẩy sản xuất nội địa trên tinh thần tự lực cánh sinh, không lệ thuộc vào sự viện trợ từ bên ngoài. Chính phủ có đường hướng lâu dài về phát triển kỹ nghệ nhẹ và nông nghiệp để có thể xuất cảng, qua đó ngoại tệ thu về sẽ được dùng để xây dựng đất nước.
Về mặt đối ngoại, nền đệ nhất Cộng Hòa đã thiết lập bang giao với hầu hết các nước lớn và có vị thế trên khắp thế giới. Vị thế của chính Việt Nam Cộng Hòa ngày càng nâng cao trên trường thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà nhiều nhà lãnh đạo đã tỏ lòng kính trọng và ngưỡng mộ sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính Tổng Thống Eisenhower của Hoa Kỳ đã từng thán phục, hết lòng ca ngợi và xem ông như một Churchill của Á Châu.
Về công cuộc bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ miền Nam khỏi sư xâm lăng của Cộng Sản quốc tế mà Bắc Việt đã tự nguyện làm tên xung kích, dễ dàng thấy rằng Bắc Việt đã sử dụng Việt Cộng như cánh tay nối dài để khuấy rối cuộc sống yên lành trước tiên của đồng bào vùng nông thôn với mục đích lũng đoạn và kiểm soát nơi này, rồi tiến tới sách lược bao vây thành thị và cuối cùng là hoạt động khuynh đảo chính quyền. Ngay từ đầu, anh em Tổng Thống Diệm đã nhìn ra âm mưu này của Cộng Sản Bắc Việt nên ra sức xây dựng nông thôn thành những đơn vị kinh tế, quân sự và hành chánh tự trị có sự giúp đỡ của nhà nước về mặt phát triển sản xuất, y tế, học tập và an ninh. Những khu trù mật, ấp chiến lược mọc lên ngày càng nhiều và lớn mạnh đã sàng lọc được Việt Cộng trà trộn vào dân để thừa cơ phá hoại thành quả xây dựng nông thôn, ám sát lãnh đạo địa phương, bắt thanh niên đi theo họ. Việt Cộng giờ đây dễ dàng lộ nguyên hình trước mặt chính quyền nên phải trốn chui nhủi, chứ không tự tung tự tác được nữa.
Chính Cộng Sản sau này đã thú nhận rằng quốc sách Ấp Chiến Lược đã làm họ điêu đứng, khổ sở vô vàn và hoạt động chống phá hầu như tê liệt ở nhiều nơi. Cho đến năm 1963, Việt Cộng chỉ gây được tiếng vang qua trận Ấp Bắc xảy ra vào năm 1960 nhờ tính linh hoạt của chiến tranh du kích, tuy nhiên họ bị tổn thất về nhân mạng rất nhiều trong trận này. Tình hình quân sự ở miền Nam nhìn chung khả quan và đời sống người dân an lành, phát triển. Đã có ý kiến cho rằng nếu tình hình miền Nam vào giai đoạn này rối ren về mặt quân sự, có lẽ Tổng Thống Kennedy chưa muốn đưa quân Mỹ qua để đánh nhanh, rút gọn mà mang về chiến thắng làm bệ đỡ cho chiếc ghế Tổng Thống một nhiệm kỳ nữa.
Dựa trên những thành tựu to lớn, được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục, đủ thấy anh em Tổng Thống Diệm phải làm việc hăng say và căng thẳng như thế nào (ở đây cần nhận rõ là công việc của hai người bổ sung cho nhau và sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu nhớ đến công lao của Tổng Thống Diệm mà không nhắc đến sự cống hiến to lớn của ông Ngô Đình Nhu - và cả của ông Ngô Đình Cẩn ở miền Trung nữa - vào việc kiến tạo và bảo vệ nền Cộng Hòa ở miền Nam), phải có một tận hiến về thời gian, sức lực và trí tuệ thì họ mới giải quyết được một cách tốt đẹp hầu như mọi vấn đề nan giải của miền Nam vào lúc đó.
Thử tưởng tượng bao nhiêu suy tư, đắn đo trong việc chọn lựa phương sách, bao tâm huyết phải đổ ra để đối phó với nào thực dân Pháp, nào là Cộng Sản và ngay cả với đồng minh Mỹ của mình. Thực dân Pháp thì luôn hậm hực về thất bại của mình ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, đang tìm cách quay lại để bảo vệ các quyền lợi béo bở của mình, họ luôn tìm cách đưa lên vị trí lãnh đạo tay sai sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của họ hoặc sử dụng các thành phần ly khai thân Pháp để quấy rối cả về mặt chính trị và quân sự đối với chế độ mới. Cộng Sản thì mong sao lợi dụng được những thử thách to lớn về mọi mặt mà nhà nước non trẻ này đang phải đương đầu để tiến hành xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực. Còn Mỹ thì không muốn thấy ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương để toàn tâm, toàn lực thi hành kế hoạch ngăn chận sự bành trướng của khối Cộng Sản ở vùng Đông Nam Á, rồi đây có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ trong cuộc đọ sức giữa khối Tư Bản mà dẫn đầu là Mỹ với khối Cộng Sản Quốc Tế. Tuy xem miền Nam là đồng minh trong công cuộc chống Cộng, Mỹ không quan tâm nhiều đến những quyền lợi cốt lõi, sinh tử của miền Nam trong cuộc chiến tranh này mà chỉ chú trọng đến quyền lợi riêng của mình. Sự đóng góp của anh em Tổng Thống Diệm trong việc khai sinh, bảo vệ và phát triển mọi mặt một nền Cộng Hòa tiến bộ mà lúc bấy giờ thật hiếm thấy ở Đông Nam Á, ngay cả Á Châu vì thế đã vượt qua giá trị của việc thi hành bổn phận thông thường của bậc nguyên thủ quốc gia mà hơn thế nữa, chứng tỏ rằng những việc làm của hai ông là một hy sinh vô tận cho đất nước và dân tộc.
Có lẽ chỉ đến khi miền Nam sụp đổ hoàn toàn vào tay Cộng Sản thì tất cả những ai, dù ở cương vị nào trong xã hội, hoặc trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc phá hủy nền đệ nhất Cộng Hòa và sát hại những người khai sinh ra nó mới dần ý thức được trách nhiệm của mình. Lỗi là của những ai vì tham quyền lợi, danh vọng, sẵn sàng phản bội kẻ bề trên. Lỗi ở nơi những ai không nhiệt thành dùng sức lực, trí tuệ để xây dựng và bảo vệ đất nước mà trong chờ vào ngoại bang. Lỗi ở nơi những ai vì quyền lợi phe phái, tham vọng chính trị cho bản thân mà quên đi trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp chung, trái lại sẵn sàng đánh đổ thành quả kẻ khác tạo dựng cho đất nước để gây thanh thế cho mình. Lỗi ở nơi những ai không có ý thức về trách nhiệm công dân trong cảnh nước nhà nguy biến. Lỗi những ai không có ý thức chính trị, để cho kẻ khác độc quyền chính trị, làm thay và định đoạt số phận của mình. Lỗi nơi những người mù lòa, không phân biệt giả, chân, phải, trái…Thật đáng tiếc khi Thượng Đế ban tặng cho dân tộc Việt Nam một món quà nếu không muốn nói là một gia tài tuyệt vời mà dân tộc này không giữ được. Phải chăng người nhận quà ban tặng phải xứng đáng với nó? Một dân tộc thất bại, có thể tiến về phía trước, mở ra những trang sử sáng lạng trong tương lai nếu nhận biết lỗi lầm, rút ra được bài học và đừng để chúng tái diễn.
Anh em Tổng Thống Diệm mất đi nhưng di sản của các ông để lại thì rất lớn và còn mãi đến ngày nay. Đó là một nền dân chủ mặc dù non trẻ, chưa giàu kinh nghiệm nhưng đã đủ khả năng lèo lái con thuyền quốc gia đi đúng hướng, phát triển theo đà văn minh của nhân loại, không một lỗi lầm nào so với những lỗi lầm nghiêm trọng có ý nghĩa sinh tử mà Cộng Sản gây ra cho đất nước và dân tộc Việt Nam ngày hôm nay. Nhắc đến chế độ của Tổng Thống Diệm, người ta nghĩ đến một đất nước có luật pháp nghiêm minh, kỷ cương từ trên xuống dưới, quân đội và cảnh sát dùng để bảo vệ đất nước, nhân dân, thiết lập trật tự xã hội chứ không phải là công cụ đàn áp và kềm chế người dân trong một nhà nước độc tài, toàn trị. Nói đến xã hội thời Tổng Thống Diệm, người ta không quên một xã hội sung túc, đầy đủ về mặt vật chất, nhân ái, đạo đức về mặt tinh thần, thông minh, sáng tạo về mặt kiến thức, trí tuệ, xây dựng đất nước về mọi mặt.
Tưởng niệm về Tổng Thống Diệm, người ta thấy rõ tấm lòng yêu nước, thương dân của ông như ánh trăng vằng vặc, sáng ngời. Cả đời ông cống hiến cho sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của non sông, sự ấm no và hạnh phúc của đồng bào, ông chưa bao giờ màng đến danh vọng, địa vị, của cải thế gian hay hạnh phúc riêng tư. Cái chết thê thảm của anh em Tổng Thống Diệm, dưới mắt người đời coi là nhục nhã, nhưng kỳ thực đó là cái chết rạng ngời, minh chứng cho tinh thần độc lập, bất khuất của nòi giống Lạc Hồng, không bao giờ khuất phục trước ý chí ngoại bang. Suốt cả thời gian 9 năm lãnh đạo đất nước, anh em ông luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, ý chí phát triển đất nước và dân tộc dựa trên sức mình là chính, không ỷ vào viện trợ nước ngoài mà tìm cách chấm dứt điều đó càng sớm càng tốt. Thật là một trò cười cho những kẻ vu khống anh em ông là tay sai, là bán nước, là bù nhìn cho Mỹ! Liệu miền Nam có thể tồn tại chỉ bằng dựa vào sức của mình mà không liên kết với bất cứ đồng minh nào cùng mục tiêu chống cộng trong khi phe Cộng Sản quốc tế dốc toàn lực để thôn tính vùng Đông Nam Á? Anh em Tổng Thống Diệm đã chọn giải pháp đúng đắn nhất lúc bấy giờ là đồng minh với Mỹ.
Mặt khác, sự đề cao tinh thần độc lập dân tộc nơi anh em Tổng Thống Diệm là một việc làm khôn ngoan, chứng tỏ hai ông có viễn kiến chính trị. Chúng ta nên nhớ rằng Cộng Sản quốc tế với chiêu bài giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới, luôn lên án chủ nghĩa dân tộc là hẹp hòi, ích kỷ, cần phải đấu tranh để xóa bỏ mà thực hiện vô sản hóa và đoàn kết lại toàn thế giới. Thật là một ảo tưởng vĩ đại cho những đất nước nhỏ được quyền bình đẳng với các nước Cộng Sản lớn trên thế giới: một hạt đường nhỏ cho vào một ly nước muối sẽ không bao giờ còn ngọt nữa. Cứ nhìn những nước láng giềng bị nước Nga cộng sản thôn tính thì đã rõ. Bình đẳng chỉ thực sự đạt được ở những đối tác đồng lực, đồng tài. Vậy mà Cộng Sản Bắc Việt vào thời điểm đó đã u mê tự nguyện làm chư hầu, lãnh trách nhiệm của tên lính đánh thuê cho Nga, Tàu để đưa đất nước đến chỗ hoang tàn vì chiến tranh, chia rẽ vì hận thù, đói nghèo, lạc hậu vì ngu dốt và phi nhân, lẻ loi và cô độc vì tự tách mình ra khỏi xu thế tiến bộ và văn minh của loài người!
Di sản của chế độ Tổng Thống Diệm dẫu không được nền đệ nhị Cộng Hòa thừa hưởng trọn vẹn vì một số lý do, nhưng ở nhiều mặt là nền tảng cho sự phát triển của miền Nam sau này. Sự tồn tại của hai nền Cộng Hòa mà cái trước là điều kiện cho cái sau, trong khoảng thời gian 21 năm là một ký ức đặc thù, sẽ tồn tại mãi trong lịch sử nước nhà Việt Nam như một thời kỳ phát triển đất nước còn dở dang, qua đó những ai đang thất vọng về một đất nước Việt Nam, một con người Việt Nam thật đáng hổ thẹn ngày hôm nay, được biết rằng đã có một thời đáng tự hào cho đất nước và dân tộc mà ta có thể nhìn vào đó để rút ra những bài học cho tương lai, nhìn vào đó như một ngọn hải đăng soi đường cho những con thuyền còn lao đao trong bão tố mịt mùng và bóng đêm mê muội.
Đối với những điều bịa đặt, thêu dệt thì sự thật như ánh sáng trong vùng tăm tối, như hồi chuông lanh lảnh vang xa trông không gian tịch mịch, như trầm hương thiêng liêng tỏa ngào ngạt muôn nơi, không một ai hay một thế lực nào có thể che đậy hay hủy diệt được. Sự thật đã thoát ra, vươn lên trên mọi thứ giả dối, tầm thường để phô bày rõ ràng, không một nét mơ hồ, không một vùng tăm tối, tất cả những gì thực sự xảy ra trong quá khứ. Để nhận ra nó, chỉ cần một tấm lòng vô tư, trong sáng, hướng thiện.
Anh em Tổng Thống Diệm đã sống ung dung những giờ phút cận kề cái chết vì ý thức rằng mình đã và đang thực hiện những điều đúng đắn, có ích cho quốc gia, dân tộc. Do vậy, hai ông luôn chủ động trong tư tưởng, hành động của mình, không một chút sợ hãi, không một gợn âu lo cá nhân, có chăng, là cho tương lai của đất nước và dân tộc. Có cái chết nào đẹp và cao quí hơn cái chết cho người mình yêu? Đó là đất nước và dân tộc Việt Nam hai ông hằng yêu mến và đem hết cuộc đời mình ra để bảo vệ. Vì người mình yêu mà phải chấp nhận một cái chết oan khiên, tức tưởi, tủi nhục và cô đơn. Lạ kỳ thay, cái chết đó đã tỏa hào quang của sự thánh, vượt lên trên cái chết tầm thường để sống mãi trong lòng những người kính yêu hai ông. Thân xác anh em ông đã nằm lại trong lòng tổ quốc, san sẻ từng giai đoạn đau thương của quốc gia, dân tộc, như một gắn bó sắc son. Anh em ông chết đi để cho đất nước và dân tộc mình yêu thương hết mình được sống trong chính nghĩa từ đó và mãi về sau. Chính nghĩa của nền Cộng Hòa mà hai ông sáng lập có lẽ sẽ ít ra là sáng mãi trên những trang sử dân tộc sau này nếu không là sống lại và tỏa hào quang một khi vận hội mới đến sẽ mang lại một chính thể ít nhiều đặt nền tảng trên những tư tưởng lập quốc nhân bản của hai ông.
Tưởng niệm anh em Tổng Thống Diệm để luôn nhớ về những người con ưu tú đất Việt mà sự ra đi của họ trong lúc đương còn nhiệt huyết, chí khí và hoài bão để cống hiến là một mất mát to lớn không gì bù đắp nổi cho đất nước và dân tộc. Anh em Tổng Thống Diệm đã tiếp nối con đường của cha ông thuở trước, sẵn sàng hy sinh thân mình để giữ vững nền độc lập và tự chủ của nước nhà. Máu của hai ông đổ xuống, hòa máu đào của bao đấng anh hùng, hào kiệt đã sống hiên ngang, và chết oanh liệt, hiển linh từ ngàn xưa trên dãi gấm vóc kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thử nghĩ về Việt Nam ngày hôm nay sẽ như thế nào nếu hai ông đã không thọ nạn vào cái ngày định mệnh của Việt Nam, ngày 2 tháng 11 năm 1963? Mặc dầu các ông đã không thực hiện được hết những hoài bão của mình cũng như những điều mà đất nước còn mong chờ, các ông đã hoàn thành được những gì có thể làm trong giới hạn của hoàn cảnh lịch sử một cách chu đáo và tận tụy. Giờ đến lượt chúng ta. Chúng ta phải làm gì để đáp lại lời đất nước vẫn còn đó?
02/11/2015
Dựa trên những thành tựu to lớn, được thực hiện trong một thời gian ngắn kỷ lục, đủ thấy anh em Tổng Thống Diệm phải làm việc hăng say và căng thẳng như thế nào (ở đây cần nhận rõ là công việc của hai người bổ sung cho nhau và sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu nhớ đến công lao của Tổng Thống Diệm mà không nhắc đến sự cống hiến to lớn của ông Ngô Đình Nhu - và cả của ông Ngô Đình Cẩn ở miền Trung nữa - vào việc kiến tạo và bảo vệ nền Cộng Hòa ở miền Nam), phải có một tận hiến về thời gian, sức lực và trí tuệ thì họ mới giải quyết được một cách tốt đẹp hầu như mọi vấn đề nan giải của miền Nam vào lúc đó.
Thử tưởng tượng bao nhiêu suy tư, đắn đo trong việc chọn lựa phương sách, bao tâm huyết phải đổ ra để đối phó với nào thực dân Pháp, nào là Cộng Sản và ngay cả với đồng minh Mỹ của mình. Thực dân Pháp thì luôn hậm hực về thất bại của mình ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, đang tìm cách quay lại để bảo vệ các quyền lợi béo bở của mình, họ luôn tìm cách đưa lên vị trí lãnh đạo tay sai sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của họ hoặc sử dụng các thành phần ly khai thân Pháp để quấy rối cả về mặt chính trị và quân sự đối với chế độ mới. Cộng Sản thì mong sao lợi dụng được những thử thách to lớn về mọi mặt mà nhà nước non trẻ này đang phải đương đầu để tiến hành xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực. Còn Mỹ thì không muốn thấy ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương để toàn tâm, toàn lực thi hành kế hoạch ngăn chận sự bành trướng của khối Cộng Sản ở vùng Đông Nam Á, rồi đây có thể làm suy yếu vị thế của Mỹ trong cuộc đọ sức giữa khối Tư Bản mà dẫn đầu là Mỹ với khối Cộng Sản Quốc Tế. Tuy xem miền Nam là đồng minh trong công cuộc chống Cộng, Mỹ không quan tâm nhiều đến những quyền lợi cốt lõi, sinh tử của miền Nam trong cuộc chiến tranh này mà chỉ chú trọng đến quyền lợi riêng của mình. Sự đóng góp của anh em Tổng Thống Diệm trong việc khai sinh, bảo vệ và phát triển mọi mặt một nền Cộng Hòa tiến bộ mà lúc bấy giờ thật hiếm thấy ở Đông Nam Á, ngay cả Á Châu vì thế đã vượt qua giá trị của việc thi hành bổn phận thông thường của bậc nguyên thủ quốc gia mà hơn thế nữa, chứng tỏ rằng những việc làm của hai ông là một hy sinh vô tận cho đất nước và dân tộc.
Có lẽ chỉ đến khi miền Nam sụp đổ hoàn toàn vào tay Cộng Sản thì tất cả những ai, dù ở cương vị nào trong xã hội, hoặc trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc phá hủy nền đệ nhất Cộng Hòa và sát hại những người khai sinh ra nó mới dần ý thức được trách nhiệm của mình. Lỗi là của những ai vì tham quyền lợi, danh vọng, sẵn sàng phản bội kẻ bề trên. Lỗi ở nơi những ai không nhiệt thành dùng sức lực, trí tuệ để xây dựng và bảo vệ đất nước mà trong chờ vào ngoại bang. Lỗi ở nơi những ai vì quyền lợi phe phái, tham vọng chính trị cho bản thân mà quên đi trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp chung, trái lại sẵn sàng đánh đổ thành quả kẻ khác tạo dựng cho đất nước để gây thanh thế cho mình. Lỗi ở nơi những ai không có ý thức về trách nhiệm công dân trong cảnh nước nhà nguy biến. Lỗi những ai không có ý thức chính trị, để cho kẻ khác độc quyền chính trị, làm thay và định đoạt số phận của mình. Lỗi nơi những người mù lòa, không phân biệt giả, chân, phải, trái…Thật đáng tiếc khi Thượng Đế ban tặng cho dân tộc Việt Nam một món quà nếu không muốn nói là một gia tài tuyệt vời mà dân tộc này không giữ được. Phải chăng người nhận quà ban tặng phải xứng đáng với nó? Một dân tộc thất bại, có thể tiến về phía trước, mở ra những trang sử sáng lạng trong tương lai nếu nhận biết lỗi lầm, rút ra được bài học và đừng để chúng tái diễn.
Anh em Tổng Thống Diệm mất đi nhưng di sản của các ông để lại thì rất lớn và còn mãi đến ngày nay. Đó là một nền dân chủ mặc dù non trẻ, chưa giàu kinh nghiệm nhưng đã đủ khả năng lèo lái con thuyền quốc gia đi đúng hướng, phát triển theo đà văn minh của nhân loại, không một lỗi lầm nào so với những lỗi lầm nghiêm trọng có ý nghĩa sinh tử mà Cộng Sản gây ra cho đất nước và dân tộc Việt Nam ngày hôm nay. Nhắc đến chế độ của Tổng Thống Diệm, người ta nghĩ đến một đất nước có luật pháp nghiêm minh, kỷ cương từ trên xuống dưới, quân đội và cảnh sát dùng để bảo vệ đất nước, nhân dân, thiết lập trật tự xã hội chứ không phải là công cụ đàn áp và kềm chế người dân trong một nhà nước độc tài, toàn trị. Nói đến xã hội thời Tổng Thống Diệm, người ta không quên một xã hội sung túc, đầy đủ về mặt vật chất, nhân ái, đạo đức về mặt tinh thần, thông minh, sáng tạo về mặt kiến thức, trí tuệ, xây dựng đất nước về mọi mặt.
Tưởng niệm về Tổng Thống Diệm, người ta thấy rõ tấm lòng yêu nước, thương dân của ông như ánh trăng vằng vặc, sáng ngời. Cả đời ông cống hiến cho sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của non sông, sự ấm no và hạnh phúc của đồng bào, ông chưa bao giờ màng đến danh vọng, địa vị, của cải thế gian hay hạnh phúc riêng tư. Cái chết thê thảm của anh em Tổng Thống Diệm, dưới mắt người đời coi là nhục nhã, nhưng kỳ thực đó là cái chết rạng ngời, minh chứng cho tinh thần độc lập, bất khuất của nòi giống Lạc Hồng, không bao giờ khuất phục trước ý chí ngoại bang. Suốt cả thời gian 9 năm lãnh đạo đất nước, anh em ông luôn đề cao tinh thần tự lực, tự cường, ý chí phát triển đất nước và dân tộc dựa trên sức mình là chính, không ỷ vào viện trợ nước ngoài mà tìm cách chấm dứt điều đó càng sớm càng tốt. Thật là một trò cười cho những kẻ vu khống anh em ông là tay sai, là bán nước, là bù nhìn cho Mỹ! Liệu miền Nam có thể tồn tại chỉ bằng dựa vào sức của mình mà không liên kết với bất cứ đồng minh nào cùng mục tiêu chống cộng trong khi phe Cộng Sản quốc tế dốc toàn lực để thôn tính vùng Đông Nam Á? Anh em Tổng Thống Diệm đã chọn giải pháp đúng đắn nhất lúc bấy giờ là đồng minh với Mỹ.
Mặt khác, sự đề cao tinh thần độc lập dân tộc nơi anh em Tổng Thống Diệm là một việc làm khôn ngoan, chứng tỏ hai ông có viễn kiến chính trị. Chúng ta nên nhớ rằng Cộng Sản quốc tế với chiêu bài giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới, luôn lên án chủ nghĩa dân tộc là hẹp hòi, ích kỷ, cần phải đấu tranh để xóa bỏ mà thực hiện vô sản hóa và đoàn kết lại toàn thế giới. Thật là một ảo tưởng vĩ đại cho những đất nước nhỏ được quyền bình đẳng với các nước Cộng Sản lớn trên thế giới: một hạt đường nhỏ cho vào một ly nước muối sẽ không bao giờ còn ngọt nữa. Cứ nhìn những nước láng giềng bị nước Nga cộng sản thôn tính thì đã rõ. Bình đẳng chỉ thực sự đạt được ở những đối tác đồng lực, đồng tài. Vậy mà Cộng Sản Bắc Việt vào thời điểm đó đã u mê tự nguyện làm chư hầu, lãnh trách nhiệm của tên lính đánh thuê cho Nga, Tàu để đưa đất nước đến chỗ hoang tàn vì chiến tranh, chia rẽ vì hận thù, đói nghèo, lạc hậu vì ngu dốt và phi nhân, lẻ loi và cô độc vì tự tách mình ra khỏi xu thế tiến bộ và văn minh của loài người!
Di sản của chế độ Tổng Thống Diệm dẫu không được nền đệ nhị Cộng Hòa thừa hưởng trọn vẹn vì một số lý do, nhưng ở nhiều mặt là nền tảng cho sự phát triển của miền Nam sau này. Sự tồn tại của hai nền Cộng Hòa mà cái trước là điều kiện cho cái sau, trong khoảng thời gian 21 năm là một ký ức đặc thù, sẽ tồn tại mãi trong lịch sử nước nhà Việt Nam như một thời kỳ phát triển đất nước còn dở dang, qua đó những ai đang thất vọng về một đất nước Việt Nam, một con người Việt Nam thật đáng hổ thẹn ngày hôm nay, được biết rằng đã có một thời đáng tự hào cho đất nước và dân tộc mà ta có thể nhìn vào đó để rút ra những bài học cho tương lai, nhìn vào đó như một ngọn hải đăng soi đường cho những con thuyền còn lao đao trong bão tố mịt mùng và bóng đêm mê muội.
Đối với những điều bịa đặt, thêu dệt thì sự thật như ánh sáng trong vùng tăm tối, như hồi chuông lanh lảnh vang xa trông không gian tịch mịch, như trầm hương thiêng liêng tỏa ngào ngạt muôn nơi, không một ai hay một thế lực nào có thể che đậy hay hủy diệt được. Sự thật đã thoát ra, vươn lên trên mọi thứ giả dối, tầm thường để phô bày rõ ràng, không một nét mơ hồ, không một vùng tăm tối, tất cả những gì thực sự xảy ra trong quá khứ. Để nhận ra nó, chỉ cần một tấm lòng vô tư, trong sáng, hướng thiện.
Anh em Tổng Thống Diệm đã sống ung dung những giờ phút cận kề cái chết vì ý thức rằng mình đã và đang thực hiện những điều đúng đắn, có ích cho quốc gia, dân tộc. Do vậy, hai ông luôn chủ động trong tư tưởng, hành động của mình, không một chút sợ hãi, không một gợn âu lo cá nhân, có chăng, là cho tương lai của đất nước và dân tộc. Có cái chết nào đẹp và cao quí hơn cái chết cho người mình yêu? Đó là đất nước và dân tộc Việt Nam hai ông hằng yêu mến và đem hết cuộc đời mình ra để bảo vệ. Vì người mình yêu mà phải chấp nhận một cái chết oan khiên, tức tưởi, tủi nhục và cô đơn. Lạ kỳ thay, cái chết đó đã tỏa hào quang của sự thánh, vượt lên trên cái chết tầm thường để sống mãi trong lòng những người kính yêu hai ông. Thân xác anh em ông đã nằm lại trong lòng tổ quốc, san sẻ từng giai đoạn đau thương của quốc gia, dân tộc, như một gắn bó sắc son. Anh em ông chết đi để cho đất nước và dân tộc mình yêu thương hết mình được sống trong chính nghĩa từ đó và mãi về sau. Chính nghĩa của nền Cộng Hòa mà hai ông sáng lập có lẽ sẽ ít ra là sáng mãi trên những trang sử dân tộc sau này nếu không là sống lại và tỏa hào quang một khi vận hội mới đến sẽ mang lại một chính thể ít nhiều đặt nền tảng trên những tư tưởng lập quốc nhân bản của hai ông.
Tưởng niệm anh em Tổng Thống Diệm để luôn nhớ về những người con ưu tú đất Việt mà sự ra đi của họ trong lúc đương còn nhiệt huyết, chí khí và hoài bão để cống hiến là một mất mát to lớn không gì bù đắp nổi cho đất nước và dân tộc. Anh em Tổng Thống Diệm đã tiếp nối con đường của cha ông thuở trước, sẵn sàng hy sinh thân mình để giữ vững nền độc lập và tự chủ của nước nhà. Máu của hai ông đổ xuống, hòa máu đào của bao đấng anh hùng, hào kiệt đã sống hiên ngang, và chết oanh liệt, hiển linh từ ngàn xưa trên dãi gấm vóc kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Thử nghĩ về Việt Nam ngày hôm nay sẽ như thế nào nếu hai ông đã không thọ nạn vào cái ngày định mệnh của Việt Nam, ngày 2 tháng 11 năm 1963? Mặc dầu các ông đã không thực hiện được hết những hoài bão của mình cũng như những điều mà đất nước còn mong chờ, các ông đã hoàn thành được những gì có thể làm trong giới hạn của hoàn cảnh lịch sử một cách chu đáo và tận tụy. Giờ đến lượt chúng ta. Chúng ta phải làm gì để đáp lại lời đất nước vẫn còn đó?
02/11/2015