Ngược lại, cũng có những nơi, mà phần đông là thế, ở đó cơm không có ăn, áo quần không đủ mặc. Nhiều người phải co ro, run rẩy lần mò trong đêm tối để đến thánh đường. Đối với những con người nghèo hèn như vậy thì Giêsu kể như lỗ, vì họ chẳng có gì mà mừng, mà tặng; ngược lại, Maria, Giuse và Giêsu còn phải móc túi ra để tặng quà cho họ nữa. Đúng ra, Thánh Gia cũng nghèo nên chẳng có quà cáp gì theo cái nghĩa trần thế, ngoại trừ những ơn phước lành mà các Đấng tuôn đổ xuống trên những ai thiện chí như lời thiên sứ đã hát mừng trong đêm đầu tiên Giêsu giáng trần: “Vinh danh Chúa cả trên trời. Bình ăn dưới thế cho người thiện tâm.”
Mỗi lần Giáng Sinh về, gần đến ngày kỷ niệm, Maria và Giuse thường hay ngồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đã qua kể từ ngày ấy tại đồng quê Belem. Nghĩ lại mà thấy xót xa cho Hài Nhi, sinh xuống để cứu đời, mà đời đối xử với Ngài quá tệ. Giuse còn nhớ rất kỹ, không một ai, không một nhà trọ nào trong cái thành Giêrusalem đã đón tiếp ông bà ngoại trừ cái chuồng bò bỏ trống ngoài đồng quê Belem. Đêm đó, cũng may mà trong cái chuồng bò đó có cái máng cỏ, và ông đã phải vất vả lau chùi, rửa sạch. Tội nghiệp cho Giêsu, cái máng cỏ như vậy thì sao mà ngủ cho nổi. Vừa tanh, vừa hôi, lại vừa lạnh lẽo nữa. Cũng nhờ mấy con bò, con lừa và bầy chiên do các mục đồng dẫn tới hà hơi sửa ấm, nếu không một trẻ sơ sinh vừa chào đời như vậy cũng phải chết cóng.
Mỗi lần Giáng Sinh về, gần đến ngày kỷ niệm, Maria và Giuse thường hay ngồi cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đã qua kể từ ngày ấy tại đồng quê Belem. Nghĩ lại mà thấy xót xa cho Hài Nhi, sinh xuống để cứu đời, mà đời đối xử với Ngài quá tệ. Giuse còn nhớ rất kỹ, không một ai, không một nhà trọ nào trong cái thành Giêrusalem đã đón tiếp ông bà ngoại trừ cái chuồng bò bỏ trống ngoài đồng quê Belem. Đêm đó, cũng may mà trong cái chuồng bò đó có cái máng cỏ, và ông đã phải vất vả lau chùi, rửa sạch. Tội nghiệp cho Giêsu, cái máng cỏ như vậy thì sao mà ngủ cho nổi. Vừa tanh, vừa hôi, lại vừa lạnh lẽo nữa. Cũng nhờ mấy con bò, con lừa và bầy chiên do các mục đồng dẫn tới hà hơi sửa ấm, nếu không một trẻ sơ sinh vừa chào đời như vậy cũng phải chết cóng.
Còn Maria thì lần nhớ lại cái cảnh đêm hôm đó. Do linh tính của người mẹ báo cho biết gần đến ngày sinh, nên trên đường theo Giuse về Belem kiểm kê dân số, bà cũng mang theo được mấy tấm khăn, vài ba thước vải làm tã lót. Và đó là chăn ấm, nệm êm của Giêsu với cái nôi có một không hai là chiếc máng bò lừa ăn đã được lau sạch.
Nhưng cái kỷ niệm mà cả Giuse, Maria, và có lẽ Giêsu nữa vẫn nhớ như in, đó là cũng vào giáng sinh năm đó, khi các mục đồng đang sắp sửa ra về, còn ba vua cũng đang nói những lời từ giã với Giuse, thì bỗng nhiên có một bà già từ đâu xuất hiện. Tóc bà bạc phơ, thân hình bà tiều tụy, nét mặt buồn rầu, đáng dấp rất mỏi mệt. Lưng bà gù gập xuống gần sát đất như thể bà đang mang trên người sức nặng ngàn cân. Bà đến Belem.
Bà là ai? Tại sao lại đến đây? Hay bà là một phù thủy ở quanh quẩn đâu đó cạnh Giêrusalem muốn đến để hãm hại Hài Nhi? Trong lúc Maria hồi hộp đưa mắt dõi theo con người ấy, thì Giuse chỉ có chiếc gậy mà ông đã mang theo suốt cuộc hành trình từ Nazareth về Belem. Nhưng chỉ có Giêsu bé thơ thì vẫn nằm im và không tỏ dấu gì hoảng sợ. Maria và Giuse đưa mắt nhìn xem và hỏi ý, thì dường như Hài Nhi muốn được gặp bà.
Thế là bà tiến lại gần bên máng cỏ. Bà khóc. Bà trút tất cả những nỗi niềm chất chứa có lẽ từ rất xa xưa lên tấm thân bé bỏng của Giêsu. Trước con mắt lo sợ của Giuse, của Maria bà thò tay vào túi lấy ra một vật gì như trái táo đưa cho Giêsu. Và như một phép nhiệm mầu, khi Giêsu vừa đưa tay đón lấy nó, bà bỗng trở nên trẻ, đẹp và hạnh phúc lạ thường. Rồi âm thầm như lúc đến, bà đã ra khỏi hang đá và biến mất trong bóng đêm. Mãi đến sau này, khi Giêsu chết treo trên thập giá, lúc ấy Maria mới hiểu rõ hơn về vật mà hôm đó người đàn bà kỳ lạ đã trao cho Người, đó là trái táo, trái táo vườn địa đàng, trái táo Evà đã hái và đưa cho Adong. Hệ quả của nó là sự chết và tội lỗi. Mỗi lần nhớ đến đó, cả Giuse lẫn Maria không ngừng cảm ơn Thiên Chúa, và ghi nhớ mãi giây phút giao hòa đất trời, giây phút con người được Thiên Chúa thương yêu và tha thứ như thế nào.
Giáng Sinh năm nay, cũng một Giáng Sinh như mọi khi nhưng có lẽ lại là một Giáng Sinh rất ý nghĩa thêm vào những kỷ niệm của Maria và Giuse. Hình như lịch sử lập lại.
Lẫn trong đoàn người đến hang Belem năm nay là một cặp vợ chồng. Họ đến từ rất xa, xa lắm. Trông họ rất mệt mỏi, tiều tụy và già nua! Lưng họ gù xuống có lẽ do những gánh nặng của cả tâm hồn lẫn thể xác đang đè nặng trên họ. Cái gì đó như một trái đắng lúc nào cũng đốt nóng và làm quặn đau trong lòng người vợ. Còn người chồng thì có cái gì đó như một cục đá cứ mãi làm cho lòng ông nặng và chìm xuống. Cái khổ của cả hai người là không nói được với nhau, và cũng không kể cho nhau nghe được những khổ lụy của mình để hy vọng nhận được một lời chia sẻ và khích lệ. Và vì thế cả hai đều câm nín và cay đắng!
Họ đến hang đá để làm gì? Họ chắc không phải là vị vua thứ tư đến từ phần đất lạ? Hay họ đến để trút bỏ những khối nặng nề nào đó trong cuộc đời, trong tâm hồn lên Giêsu bé nhỏ? Hoặc cũng có thể họ đến để kể lể và đổ lỗi cho nhau trước mặt Giêsu?! Nếu vậy thì làm phiền giấc ngủ của Hài Nhi quá. Vì những kẻ ra, người vào tấp nập chỉ gây ồn ào và đánh thức giấc ngủ của Ngài. Tuy nghĩ là nghĩ như vậy, nhưng dường như mắt của Maria đã bắt gặp ánh nhìn của người vợ. Bà ta đến để gặp Chúa thật lòng. Không đến để phiền hà, nhưng đến để trao Ngài niềm hy vọng với đức tin đơn sơ, mặc dù vẫn đang mang trong lòng những ưu tư chồng chất. Còn người chồng của bà ta nữa. Âm thầm, lặng lẽ, và rất suy tư. Vầng trán nhăn nheo kia chứng tỏ ông từng đã bị dày vò cả tâm lý lẫn thể lý. Sức ép của công việc, sức chịu đựng với vợ, với con nhiều năm khiến cho ông qụy ngã sau những tháng ngày trong đời sống hôn nhân gia đình. Và cũng như vợ ông, ông trông có vẻ thành khẩn và thật tâm.
Rút ra từ những đắng đót của cuộc đời chính mình, đặc biệt khi bị Giuse hiểu lầm và định bỏ mình để ra đi âm thầm. Cũng rút ra từ kinh nghiệm đắng đót của Giuse vì phải chịu đựng một thử thách quá lớn mà dù được gọi là “công chính”, con người ấy cũng sắp bị qụy ngã nếu như trừ trên cao Thiên Chúa đã không ra tay can thiệp. Kinh nghiệm hôn nhân gia đình ấy, đã khiến Mẹ tại tiệc cưới Cana đánh bạo đòi hỏi cho đôi tân hôn một phép lạ. Ký ức của Maria vừa đến đó cũng là lúc cặp vợ chồng kia đến bên máng cỏ. Một điều trùng hợp, cùng lúc Hài Nhi Giêsu mở mắt mỉm cười với hai vợ chồng đau khổ kia.
Cũng như tổ phụ Evà trong đêm Giáng Sinh đầu tiên đã run run dâng Chúa trái táo mà bà đã hái từ cây táo giữa vườn địa đàng, trái táo oan khiên cho bà, cho ông, và cho toàn thể nhân loại. Cặp vợ chồng này cũng rút ra từ trong túi áo của họ, dâng lên Hài Nhi một trái táo: Trái táo cuộc đời. Trái táo mà họ đã hái cho nhau ăn trong những ngày dong chơi ở khu vườn tình ái. Thời gian đó, khi ăn trái táo ấy họ cảm thấy ngọt lịm bờ môi, chất ngất và xôn xao cõi lòng. Nhưng với thời gian, nó đã trở thành trái đắng tiết ra nhiều độc tố khiến họ bị ngộ độc. Họ không còn khả năng tiêu hóa những vấn đề trong cuộc sống. Hệ thống hô hấp và tuần hoàn bị tắc nghẽn khiến cho hơi thở nhiều lúc nặng nề, hổn hển và không còn mang được những dòng máu nóng của tình yêu chuyển vào trái tim đang ngày càng trở nên cằn cỗi, khô héo. Và nó cũng chặn lại những dòng oxy dẫn đến não bộ, kết quả là những suy tư của họ trở nên đơn điệu, một chiều và rất chủ quan.
Và sau khi ngỏ lời cảm ơn Maria, Giuse, và Hài Nhi, họ lặng lẽ ra về sau màn đêm âm u mà trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm.
Đêm nay Chúa Giáng Trần. Ngài đến để mang bình an và giải thoát cho những tâm hồn thiện chí, mà họ là những người lãnh nhận được sự giải thoát và phép lành bình an ấy. Trong đêm thâu, giữa không gian giá lạnh, trên đường trở về họ đi bên nhau, nép vào gần nhau cho đỡ lạnh. Và mỗi người đều cảm thấy nụ cười mà Hài Nhi đã mỉm cười với họ.
Ts. Trần Mỹ Duyệt
Noel 2017