Tuần Thánh có “nét đậm” về sự phản bội. Chính Chúa Giêsu là người bị phản bội, còn kẻ phản bội lại chẳng ai xa lạ gì mà chính là những người thân tín và được Ngài hết lòng thương yêu. Những kẻ đó là ai? Có tôi không?
* THỨ NHẤT là giám mục Phêrô (người sẽ được Chúa Giêsu cất nhắc làm giáo hoàng).
* THỨ NHẤT là giám mục Phêrô (người sẽ được Chúa Giêsu cất nhắc làm giáo hoàng).
Ông là người đã mạnh mẽ nói chắc như đinh đóng cột: “Con sẽ thí mạng con vì Thầy!” (Ga 13:37; Mt 26:35; Mc 14:31; Lc 22:33). Thế nhưng đâu có dám, mạnh miệng thế thôi. Chúa Giêsu “đi guốc” trong bụng ông, biết rõ cả tương lai của ông, nên Ngài nói: “Anh sẽ thí mạng vì Thầy ư? Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: gà chưa gáy, anh đã chối Thầy ba lần” (Ga 13:38; Mt 26:34; Mc 14:30; Lc 22:34). Và tất cả các môn đệ cũng đều nói chắc như vậy. Ui da, coi bộ “kẹt” dữ nghen! Mà “kẹt” thật, bởi vì sau đó sự thể diễn tiến trúng phoóc, xảy ra y chang.
Phêrô chối đay đảy, chối không ngại miệng, vuốt mặt không nể mũi. Ông không chỉ chối bỏ Sư Phụ của mình mà còn chối bỏ cả nguồn cội của mình là người xuất thân từ Galilê. Nào có ai quyền hành tra xét chi đâu mà sợ đến thế, chỉ là mấy đầy tớ gái thôi mà. Ôi, con người là thế, rất yếu đuối, nói hay mà làm dở, hứa nhiều mà chẳng giữ trọn được bao nhiêu! Nói theo kiểu tam-đoạn-luận: phàm nhân yếu đuối và sa ngã, Phêrô là phàm nhân, chúng ta là phàm nhân, thế nên cả Phêrô và chúng ta đều yếu đuối và sa ngã. Nói trước bước không qua. Thế nên tiền nhân đã nhắc nhở: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Vấn đề không dừng lại ở đó. Phêrô đã phản bội nhưng cũng đã thật lòng sám hối, vấn đề quan trọng là SÁM HỐI. Thế nên ông được Thầy Giêsu ân thương thứ tha và còn trao ban quyền cao chức trọng là làm giáo hoàng, với trọng trách làm “hoa tiêu” lèo lái Con Thuyền Giáo Hội trên biển cả trần gian, là người chăm sóc cả chiên mẹ và chiên con (Ga 21:15-17), đồng thời còn phải củng cố đức tin cho người khác: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, HÃY LÀM CHO ANH EM CỦA ANH NÊN VỮNG MẠNH” (Lc 22:32). Phương trình cân bằng: ĐƯỢC nhiều thì bị ĐÒI nhiều (Lc 12:48). Hai mẫu tự Đ độc đáo lắm!
* THỨ NHÌ là giám mục Giuđa Ítcariốt, con trai ông Simôn Ítcariốt.
Phêrô chối đay đảy, chối không ngại miệng, vuốt mặt không nể mũi. Ông không chỉ chối bỏ Sư Phụ của mình mà còn chối bỏ cả nguồn cội của mình là người xuất thân từ Galilê. Nào có ai quyền hành tra xét chi đâu mà sợ đến thế, chỉ là mấy đầy tớ gái thôi mà. Ôi, con người là thế, rất yếu đuối, nói hay mà làm dở, hứa nhiều mà chẳng giữ trọn được bao nhiêu! Nói theo kiểu tam-đoạn-luận: phàm nhân yếu đuối và sa ngã, Phêrô là phàm nhân, chúng ta là phàm nhân, thế nên cả Phêrô và chúng ta đều yếu đuối và sa ngã. Nói trước bước không qua. Thế nên tiền nhân đã nhắc nhở: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Vấn đề không dừng lại ở đó. Phêrô đã phản bội nhưng cũng đã thật lòng sám hối, vấn đề quan trọng là SÁM HỐI. Thế nên ông được Thầy Giêsu ân thương thứ tha và còn trao ban quyền cao chức trọng là làm giáo hoàng, với trọng trách làm “hoa tiêu” lèo lái Con Thuyền Giáo Hội trên biển cả trần gian, là người chăm sóc cả chiên mẹ và chiên con (Ga 21:15-17), đồng thời còn phải củng cố đức tin cho người khác: “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, HÃY LÀM CHO ANH EM CỦA ANH NÊN VỮNG MẠNH” (Lc 22:32). Phương trình cân bằng: ĐƯỢC nhiều thì bị ĐÒI nhiều (Lc 12:48). Hai mẫu tự Đ độc đáo lắm!
* THỨ NHÌ là giám mục Giuđa Ítcariốt, con trai ông Simôn Ítcariốt.
Sau khi rửa chân cho các môn đệ, Chúa Giêsu nhắc tới lời Kinh Thánh: “Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con” (Ga 13:18; x. Tv 41:10). Và rồi Ngài cảm thấy tâm thần xao xuyến. Ngài tuyên bố: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy” (Ga 13:21). Các môn đệ nhìn nhau, phân vân không biết Người nói về ai. Trong số các môn đệ có một người được Đức Giêsu thương mến và được tựa đầu vào ngực Thầy. Ông Phêrô làm hiệu cho ông Gioan hỏi xem Thầy muốn nói về ai. Ông Gioan liền nghiêng mình vào ngực Thầy và hỏi xem người đó là ai vậy. Đức Giêsu trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai thì chính là kẻ ấy”(Ga 13:26). Nói rồi Ngài chấm một miếng bánh trao cho Giuđa. Đối với tục lệ Do Thái, việc tự tay trao cho người khác như vậy là động thái ân cần lắm. Người Việt cũng có cách “quan tâm” tương tự là gắp đồ ăn cho người khác (nhưng kiểu này không hay và nên tránh, bởi vì người Việt dùng đũa).
Ông Giuđa vừa ăn xong miếng bánh liền bị Satan nhập vào. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13:27). Sau khi ăn miếng bánh, ông Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. Ở đây có hai chi tiết:
[1] Ông Giuđa đã rước lễ bất xứng nên bị ma quỷ nhập, như Thánh Phaolô đã cảnh báo: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (1 Cr 11:27).
[2] Ông Giuđa ra đi và vào trong vùng bóng tối, tức là vùng của ma quỷ. Bóng tối đối lập với ánh sáng, ma quỷ đối lập với Thiên Chúa. Những việc làm trong “bóng tối” là động thái lén lút, biểu hiện sự xấu xa. Ông Giuđa hành động theo mệnh lệnh của “lòng ham mê tiền bạc”, mà tiền bạc là hiện thân của ma quỷ: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tm 6:10). Chỉ vì 30 đồng bạc (silver coins, không phải là gold coins – đồng vàng), giá rất bèo, một số tiền không lớn, thế mà ông Giuđa đành đoạn tình dứt nghĩa với Thầy của mình.
Sau khi nhận tiền, có lẽ ông nghĩ là họ mắc lừa, nghĩa là ông có tiền trong tay nhưng họ không thể chạm vào chân lông của Thầy. Đã bao lần họ tìm cách ném đá Thầy nhưng vô ích, và rồi rõ ràng là mới nghe Thầy nói “chính tôi đây” là chúng té lăn cù liền đấy thôi. Nhưng rồi thấy Thầy bị bắt, ông đâm hoảng. Sao kỳ vậy ta? Quyền phép thầy biến đâu hết rồi? Và ông đã ném trả số tiền đó vào Đền Thờ (Mt 27:5).
Nhưng tiếc thay, ông đã mất niềm tin vào lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa, thế nên ông đã tự xử tội mình bằng cách mượn sợi dây để kết liễu mạng sống (Mt 27:5). Đó là động thái hèn nhát. Chết không phải là can đảm mà dám sống để chịu đau khổ mới thực sự là can đảm.
Chắc rằng chẳng ai dám làm quan tòa để xét đoán ông Giuđa có được cứu độ hay không, nhưng mỗi chúng ta cần phải soi mình qua “tấm gương mờ tối” của ông để tự xét mình và cố gắng sửa đổi cho kịp khi còn trong thời gian Thiên Chúa kiên trì chờ đợi chúng ta “làm lại cuộc đời” – tức là Giờ của Lòng Thương Xót.
* THỨ BA là dân chúng. Trong đó có đủ loại người và đủ độ tuổi. Họ đã từng mê say nghe Chúa Giêsu giảng đạo đến nỗi quên ăn, bỏ ngủ, rồi Ngài thấy tội nghiệp nên làm phép lạ cho họ ăn uống no nê – một lần đến năm ngàn đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, và còn dư 12 thúng đầy (Mt 14:15-21; Mc 6:30-44; Lc 9:12-17; Ga 6:5-13 – với năm chiếc bánh và hai con cá), và một lần đến bốn ngàn đàn ông, cũng không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, tính cả cũng gần chục ngàn người, và còn dư bảy giỏ (Mt 15:32-38; Mc 8:1-10 – với bảy chiếc bánh).
Thấy phép lạ nhãn tiền như vậy, chính họ cũng đặt vấn đề và kháo nhau: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” (Ga 6:14). Và rồi chỉ mới vài ngày trước Lễ Vượt Qua, họ lũ lượt đóng Ông-Làm-Phép-Lạ vào Thánh Thánh Giêrusalem. Họ sung sướng đến nỗi cởi áo ra trải lên đường cho lừa chở Ngài vô, đua nhau bẻ cành lá vẫy chào và tung hô vang dội: “Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời!” (Mt 21:9; Mc 11:9; Lc 19:38; Ga 12:12).
Nhưng rồi họ nghe những kẻ thủ đoạn kích động nên họ lật mặt, lời tung hô thành lời phản đối, tay giơ cành lá vẫy chào biến thành những nắm đấm giơ cao và la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mt 27:22-23; Mc 15:13-14; Lc 23:21; Ga 19:15). Rõ ràng là phản bội trắng trợn. Mỗi chúng ta cũng hăng hái và hùng hổ lẫn vào trong đám người phản trắc tồi tệ đó!
Mọi sự ồn ào náo nhiệt dần dần lặng lẽ theo con đường lên Can-vê… Trên đường vác thập giá lên Đồi Sọ, Chúa Giêsu đã ngã ba lần vì sức nặng của thập giá, nhưng Ngài đã cố gắng đứng dậy dù rất yếu đuối và kiệt sức. Chúng ta cũng vậy, đã bao lần té lên té xuống, nhưng đừng bao giờ tuyệt vọng mặc dù có lúc cảm thấy thất vọng về chính mình. Hãy vững tin vào Thầy Giêsu, luôn cố gắng đứng dậy và quyết tâm làm lại cuộc đời. Thánh nhân có quá khứ, tội nhân có tương lai.
Hãy cố gắng sống theo lệnh truyền của Người-Tôi-Trung-Đau-Khổ, Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô, mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy YÊU THƯƠNG NHAU; anh em hãy YÊU THƯƠNG NHAU như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng YÊU THƯƠNG NHAU” (Ga 13:34-35). Các điệp từ “yêu thương nhau” phải vang lên theo từng hơi thở, yêu thương thì sẵn sàng tha thứ.
Cuối cùng, hãy nghe lời của Thánh Padre Pio (Piô Năm Dấu) với cách phân tích rất chí lý: “Người làm điều ác mà xấu hổ về việc đã làm thì gần Chúa hơn là người tốt mà không dám làm việc lành”. Ai cũng lần mò về Nhà Cha qua con đường tội lỗi và thứ tha (Thánh Inhaxio Loyola), chắc chắn rằng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của cả thế giới này kia mà! Chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina như thế đấy. Cứ an tâm, vững tin, cố gắng “chết” dần dần, và rồi sẽ được phục sinh với Thấy Giêsu. Amen!
Trầm Thiên Thu
Ông Giuđa vừa ăn xong miếng bánh liền bị Satan nhập vào. Đức Giêsu bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!” (Ga 13:27). Sau khi ăn miếng bánh, ông Giuđa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối. Ở đây có hai chi tiết:
[1] Ông Giuđa đã rước lễ bất xứng nên bị ma quỷ nhập, như Thánh Phaolô đã cảnh báo: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” (1 Cr 11:27).
[2] Ông Giuđa ra đi và vào trong vùng bóng tối, tức là vùng của ma quỷ. Bóng tối đối lập với ánh sáng, ma quỷ đối lập với Thiên Chúa. Những việc làm trong “bóng tối” là động thái lén lút, biểu hiện sự xấu xa. Ông Giuđa hành động theo mệnh lệnh của “lòng ham mê tiền bạc”, mà tiền bạc là hiện thân của ma quỷ: “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (1 Tm 6:10). Chỉ vì 30 đồng bạc (silver coins, không phải là gold coins – đồng vàng), giá rất bèo, một số tiền không lớn, thế mà ông Giuđa đành đoạn tình dứt nghĩa với Thầy của mình.
Sau khi nhận tiền, có lẽ ông nghĩ là họ mắc lừa, nghĩa là ông có tiền trong tay nhưng họ không thể chạm vào chân lông của Thầy. Đã bao lần họ tìm cách ném đá Thầy nhưng vô ích, và rồi rõ ràng là mới nghe Thầy nói “chính tôi đây” là chúng té lăn cù liền đấy thôi. Nhưng rồi thấy Thầy bị bắt, ông đâm hoảng. Sao kỳ vậy ta? Quyền phép thầy biến đâu hết rồi? Và ông đã ném trả số tiền đó vào Đền Thờ (Mt 27:5).
Nhưng tiếc thay, ông đã mất niềm tin vào lòng thương xót và ơn tha thứ của Thiên Chúa, thế nên ông đã tự xử tội mình bằng cách mượn sợi dây để kết liễu mạng sống (Mt 27:5). Đó là động thái hèn nhát. Chết không phải là can đảm mà dám sống để chịu đau khổ mới thực sự là can đảm.
Chắc rằng chẳng ai dám làm quan tòa để xét đoán ông Giuđa có được cứu độ hay không, nhưng mỗi chúng ta cần phải soi mình qua “tấm gương mờ tối” của ông để tự xét mình và cố gắng sửa đổi cho kịp khi còn trong thời gian Thiên Chúa kiên trì chờ đợi chúng ta “làm lại cuộc đời” – tức là Giờ của Lòng Thương Xót.
* THỨ BA là dân chúng. Trong đó có đủ loại người và đủ độ tuổi. Họ đã từng mê say nghe Chúa Giêsu giảng đạo đến nỗi quên ăn, bỏ ngủ, rồi Ngài thấy tội nghiệp nên làm phép lạ cho họ ăn uống no nê – một lần đến năm ngàn đàn ông, không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, và còn dư 12 thúng đầy (Mt 14:15-21; Mc 6:30-44; Lc 9:12-17; Ga 6:5-13 – với năm chiếc bánh và hai con cá), và một lần đến bốn ngàn đàn ông, cũng không kể phụ nữ và trẻ em, tính cả chắc là đến cả chục ngàn người, tính cả cũng gần chục ngàn người, và còn dư bảy giỏ (Mt 15:32-38; Mc 8:1-10 – với bảy chiếc bánh).
Thấy phép lạ nhãn tiền như vậy, chính họ cũng đặt vấn đề và kháo nhau: “Hẳn ông này là vị ngôn sứ, Đấng phải đến thế gian!” (Ga 6:14). Và rồi chỉ mới vài ngày trước Lễ Vượt Qua, họ lũ lượt đóng Ông-Làm-Phép-Lạ vào Thánh Thánh Giêrusalem. Họ sung sướng đến nỗi cởi áo ra trải lên đường cho lừa chở Ngài vô, đua nhau bẻ cành lá vẫy chào và tung hô vang dội: “Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời!” (Mt 21:9; Mc 11:9; Lc 19:38; Ga 12:12).
Nhưng rồi họ nghe những kẻ thủ đoạn kích động nên họ lật mặt, lời tung hô thành lời phản đối, tay giơ cành lá vẫy chào biến thành những nắm đấm giơ cao và la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mt 27:22-23; Mc 15:13-14; Lc 23:21; Ga 19:15). Rõ ràng là phản bội trắng trợn. Mỗi chúng ta cũng hăng hái và hùng hổ lẫn vào trong đám người phản trắc tồi tệ đó!
Mọi sự ồn ào náo nhiệt dần dần lặng lẽ theo con đường lên Can-vê… Trên đường vác thập giá lên Đồi Sọ, Chúa Giêsu đã ngã ba lần vì sức nặng của thập giá, nhưng Ngài đã cố gắng đứng dậy dù rất yếu đuối và kiệt sức. Chúng ta cũng vậy, đã bao lần té lên té xuống, nhưng đừng bao giờ tuyệt vọng mặc dù có lúc cảm thấy thất vọng về chính mình. Hãy vững tin vào Thầy Giêsu, luôn cố gắng đứng dậy và quyết tâm làm lại cuộc đời. Thánh nhân có quá khứ, tội nhân có tương lai.
Hãy cố gắng sống theo lệnh truyền của Người-Tôi-Trung-Đau-Khổ, Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô, mỗi ngày thêm hoàn thiện hơn: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy YÊU THƯƠNG NHAU; anh em hãy YÊU THƯƠNG NHAU như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng YÊU THƯƠNG NHAU” (Ga 13:34-35). Các điệp từ “yêu thương nhau” phải vang lên theo từng hơi thở, yêu thương thì sẵn sàng tha thứ.
Cuối cùng, hãy nghe lời của Thánh Padre Pio (Piô Năm Dấu) với cách phân tích rất chí lý: “Người làm điều ác mà xấu hổ về việc đã làm thì gần Chúa hơn là người tốt mà không dám làm việc lành”. Ai cũng lần mò về Nhà Cha qua con đường tội lỗi và thứ tha (Thánh Inhaxio Loyola), chắc chắn rằng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của cả thế giới này kia mà! Chính Chúa Giêsu mặc khải cho Thánh Faustina như thế đấy. Cứ an tâm, vững tin, cố gắng “chết” dần dần, và rồi sẽ được phục sinh với Thấy Giêsu. Amen!
Trầm Thiên Thu