Nguyễn Viết Chung (1955-2017)
Nguyễn Viết Chung
Sinh ngày: 07.09.1955. Rửa tội và Thêm Sức ngày 15.05.1994. Nhập dòng: 01.10.1994. Vào Nhà Tập: 01.10.1996. Quyết Tâm (Khấn lần đầu): 01.10.1997. Khấn trọn: 25.08.2001. Phó Tế: 25.06.2002. Linh mục: 25.03.2003. Được Chúa gọi về ngày 10.05.2017 tại Sài Gòn (Tu hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn - Phụ Tỉnh Việt Nam), hưởng thọ: 62 tuổi.
Một con người lặng lẽ
Tháng 04 năm 2002, Linh Mục Nguyễn Ngọc Sơn phối hợp với Viện Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức một khóa huấn luyện cho những người thiện chí xung phong chăm sóc người nghiện ma túy. Tôi để ý đến một người trung niên khắc khổ, lặng lẽ theo dõi chăm chú và cặm cụi ghi chép những bài học về lý thuyết và chữa trị theo phương pháp cổ truyền do các bác sĩ đông y của Viện Y Học giảng dạy. Tôi hỏi một nữ tu trong ban tổ chức xem người ấy là ai. Câu trả lời làm tôi ngỡ ngàng: Đó là bác sĩ tây y Nguyễn Viết Chung, một chuyên viên về ký sinh trùng và da liễu.
Hai tháng sau, cũng tại Viện Y Học Dân Tộc, Cha Sơn tổ chức một khóa cai nghiện mang tên là Khóa Phục Sinh. Các bác sĩ của Viện phụ trách phần chữa trị thể lý. Các linh mục, tu sĩ và một vài giáo dân đến giúp phần củng cố tâm linh. Một hôm, tôi đến dự giờ cầu nguyện buổi tối do một nữ giáo dân hướng dẫn. Sau phần trình bày lý thuyết, vị ấy yêu cầu những ai thấy cần được đặt tay cầu nguyện thì hãy bước lên. Bác sĩ Chung cũng là một người theo giúp khóa ấy. Ông bước đến đầu tiên, quì xuống trước mặt người giáo dân kia, xin đặt tay cầu nguyện cho mình. Cử chỉ khiêm nhường này làm cho nữ tu phụ trách nhóm cai nghiện cảm động nói với tôi: "Thầy Chung là phó tế sắp được thụ phong trong một ngày gần đây."
Cuối năm 2002, tôi được dòng Vinh Sơn mời đến dạy tiếng Pháp cho một số thầy chuẩn bị đi học thần học ở nước ngoài. Tại đây tôi gặp lại thầy phó tế bác sĩ Chung. Thế rồi qua những chia sẻ khiêm tốn nhưng đầy chân tình, tôi biết được chiều kích cao vời của một con người mờ nhạt, thậm chí điên rồ, nếu ta nhìn với cặp mắt của xã hội ngày nay. Sau đây là hành trình của một tâm hồn qua những chặng đường hiếm thấy.
Hoàn cảnh và ước mơ
Khi nói về cuộc di cư năm 1954, người ta nghĩ đến gần một triệu tín hữu công giáo đành rời quê cha đất tổ để đi vào Nam với hai bàn tay trắng hầu tìm một nơi có thể tự do biểu lộ đức tin của mình. Thanh niên Nguyễn Viết Chương vào Nam không vì lý do ấy. Anh không phải là Kitô hữu, và tôn giáo không bao giờ là một vấn đề đối với anh. Như mọi người thuộc giai cấp nông dân thất học và nghèo xơ nghèo xác trong làng mình, anh Chương chỉ có một cái đạo duy nhất, ấy là ‘đạo làm người’ theo truyền thống Việt Nam. Nếu ai hỏi anh theo đạo nào, anh bảo rằng anh theo đạo ông bà, mà không thắc mắc xem ‘đạo ông bà’ có nghĩa là gì một cách cụ thể: đấy có thể là đạo mà ông bà đã theo và truyền lại, hoặc đấy cũng có thể là đạo thờ cúng ông bà tổ tiên. Năm 26 tuổi, nhân biến cố 1954, anh Chương rời thôn Ngô Xá, huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định, dẫn vợ con đi theo bà cô vào Nam với hy vọng tìm một con đường thoát ra cảnh nghèo túng, cái túng thiếu cơ cực khiến cho chị Chương phải mất đi đứa con thứ hai và thứ ba khi chúng mới chào đời. Anh cảm thấy hài lòng khi được nhận làm một bình nhì trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dù bị chuyển lên vùng cao nguyên để đóng quân tại Trạm Hành, nơi vòng đai Dalat, cách trung tâm thị trấn 12 cây số. Năm 1955, người con thứ tư ra đời tại đây. Anh đặt cho con một cái tên gần giống như tên mình: Nguyễn Viết Chung.
Chung không còn nhớ gì về miền núi nơi mình sinh ra, vì năm 1960 cha cậu đã chuyển về Saigon để phục vụ trong một đơn vị không tác chiến. Khi vừa có trí khôn, cậu bé Chung phải đối diện ngay với thảm cảnh của một gia đình nghèo. Đồng lương của một quân nhân cấp hạ sĩ chỉ vừa đủ cho hai vợ chồng và bốn đứa con sống lây lất qua ngày chứ không thể nào có một cuộc sống cho ra sống. Bà Chương là một người phụ nữ bình dân mù chữ, hằng ngày chỉ biết thắp nhang lên bàn thờ van vái ơn trên phù hộ cho chồng cho con. Ông Chương là một người sống rất đúng với đạo đức truyền thống và tôn trọng các phẩm chất trung nghĩa lễ trí tín. Tuy nhiên cái nghèo đã khiến ông trở nên một người cộc cằn, vì thế không ít lần ông đã trút những trận lôi đình xuống vợ con mình. Hình ảnh về ‘mái ấm gia đình’ còn lưu lại trong ký ức tuổi thơ của Chung là nỗi sợ đến khiếp đảm khi phải đứng trong xó nhà chứng kiến cảnh mẹ mình trở thành nạn nhân cho các cơn thịnh nộ của cha. Từ thuở còn là học sinh tiểu học, Chung mơ hồ nghĩ rằng mình sẽ không lập gia đình, vì gia đình đối với cậu là một cái gì khủng khiếp. Cậu sợ gia đình, sợ phải tạo thêm một gia đình bất hạnh.
Sống trong hoàn cảnh này, trí óc non nớt của cậu nảy sinh một ước mơ kèm theo một quyết tâm: phải học cho thật giỏi để cứu gia đình thoát khỏi cảnh nghèo. Thế là cậu cắm cúi học tập trong những trường công lập hạng 2 ở Saigon. Niên khóa 1970-1971, cậu là một học sinh xuất sắc lớp đệ tứ trường Trung Học Cộng Đồng Quận 6. Sau khi thi đậu trung học đệ nhất cấp, cậu quyết định học ngay lớp đệ nhị mà không theo học đệ tam. Cậu phải làm học bạ giả và ra trường tư mà học. Tuy nhảy lớp nhưng Chung vẫn học giỏi ở lớp đệ nhị và đệ nhất. Cậu đậu tú tài toàn phần năm 1973.
“Khi nhìn lại quá khứ, tôi thấy chương trình của Chúa thật huyền diệu. Nhờ học nhảy lớp đệ tam mà tôi không bị nhập ngũ theo lệnh tổng động viên 1973, sau ‘Mùa Hè Đỏ Lửa’. Nhờ những cơn thịnh nộ của cha mà đến năm 39 tuổi tôi vẫn còn độc thân để tự do đáp lại tiếng gọi triệt để của Thiên Chúa”.
Tiếng gọi của cái “MỸ”
Với bằng tú tài trong tay, con đường tương lai bắt đầu hé mở cho cậu thanh niên 18 tuổi Nguyễn Viết Chung. Một ngày mùa hè năm 1973, cậu tình cờ đọc bản tin trên tờ Chính Luận: một giám mục người Pháp vừa qua đời tại trại cùi Di Linh. Vị Giám Mục ấy là Jean Cassaigne, mà người Công Giáo gọi với cái tên quen thuộc là Đức Cha Sanh. Ở trang trong, tờ Chính Luận thuật lại vắn gọn cuộc đời của vị Giám Mục tuyệt vời ấy. Từ thập niên 40, khi được gửi sang Việt Nam, linh mục trẻ Cassaigne chọn một vùng truyền giáo miền núi của dân tộc ít người, khu Djiring hẻo lánh (hiện nay là thị trấn Di Linh) cách xa trung tâm Dalat 80 cây số. Qua những lần viếng thăm mục vụ, Cha nhận thấy rằng những ‘người cùi’ thường bị loại ra khỏi làng để sống dở chết dở trong những cánh rừng lân cận, vì thế cha đã thành lập một ngôi làng cho họ và mời các Nữ Tử Bác Ái lên chăm sóc. Làng phung Kala ở Djiring suốt đời sẽ ở trong trái tim Cha.
Khi Giáo Phận Việt Nam tách khỏi Cao Miên, Cha Cassaigne được tấn phong Giám Mục tiên khởi Địa Phận Sàigòn. Năm 1960, khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập, Ngài trao tòa Giám Mục Sàigòn lại cho Đức Cha Simon Hòa Hiền rồi trở về sống với anh em của mình là những người phung hủi ở làng Kala. Ngài yêu thương người phung đến độ chia sẻ mọi sự với họ, và để yêu thương đến cùng, Ngài chia sẻ cả bệnh tật của họ để chết dần chết mòn trong thân thể đớn đau của một người đã nhiễm bệnh phung.
Đọc tiểu sử Cố Giám Mục Cassaigne, Chung không để ý đến chức vị của Ngài, mà chỉ thấy tấm lòng mênh mông của một mẫu người tuyệt đẹp. Tuổi 18 là tuổi say mê các thần tượng và gửi gắm vào đấy những ước mơ thầm kín chực chấp cánh bay cao. Cái Đẹp trong cuộc sống Đức Cha Sanh đã biến Ngài thành thần tượng của anh. Những thanh niên khác mơ đến tiền tài danh vọng để tìm ra hạnh phúc, còn Chung thì mong tìm hạnh phúc bằng cách sống một cuộc sống có ý nghĩa và chết đi cho những người bất hạnh theo gương của thần tượng mình. Anh quyết định thi vào y khoa: đấy là một nghề có thu nhập cao giúp anh có thể đưa gia đình ra khỏi cảnh túng thiếu, nhưng đồng thời cũng là phương tiện để anh chăm sóc người cùi noi bước Đức Cha Sanh.
Tiếng gọi của cái “THIỆN”
Sau một năm SPCN (Sciences Physiques, Chimiques et Naturelles = Lý Hóa Vạn Vật), Chung thấy ước mơ của mình trở thành viển vông. Việc thi vào y khoa nằm ngoài tầm tay của những người thuộc giai cấp cùng đinh như anh. Anh thấy rõ điều này khi nạp đơn thi tuyển. Hầu hết các sinh viên thi vào y khoa đều là con cháu của các bậc có chức có quyền hay của các doanh nhân giàu sụ. Đa số đã tốt nghiệp từ một trường trung học Pháp hay một trường công lập nổi danh. Xuất thân từ một gia đình mà người cha là trung sĩ nhất, với kiến thức học được từ một trường tư thục vô danh, Chung thấy mình toan làm chuyện đội đá vá trời. Gia đình anh nghĩ rằng anh chạy theo một mục tiêu vượt quá sức mình nên khuyên anh bỏ ý định thi vào y khoa. Thế nhưng anh vẫn kiên trì học ngày học đêm mà trong lòng cứ lo sợ miên man. Nhìn thấy mẹ ngày ngày cầu khẩn những người đã khuất phù hộ cho gia đình, anh bỗng tin vào những điều huyền diệu.
Anh lên Lăng Ông Bà Chiểu, thắp nhang khấn vái với cụ Lê Văn Duyệt. Anh thầm mặc cả với cụ: “Xin giúp con đậu vào y khoa. Để đáp lại, con hứa, sau khi trở thành bác sĩ, sẽ phục vụ cho người cùi”. Thế rồi anh đậu vào y khoa ngay lần đầu tiên đi thi, năm 1974. Đối với nhiều người khác, thứ hạng 181/213 hẳn không có gì đáng nói, nhưng đối với bản thân anh và đối với gia đình, đấy là một ảo tưởng đã biến thành sự thật một cách thần kỳ.
Ngày 04.11.1974, Chung nhập học tại Đại Học Y Khoa, lúc bấy giờ còn mang tên là Trung Tâm Giáo Dục Y khoa Sàigon. Trong những ngày đầu ngỡ ngàng, anh bị thu hút ngay bởi một người Bỉ, giáo sư Marcel Lichtenberger, dạy môn Mô Phôi Học (histologie et embryologie) . Ngoài kiến thức uyên bác, giáo sư Lichtenberger còn tỏa ra tư cách của một người thầy khiêm tốn và tận tụy, cứ như thể ông muốn dạy cho học trò mình một cái gì đó vượt lên hẳn những kiến thức y khoa.
Chung tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc của mình khi tất cả sinh viên năm thứ nhất, dù công giáo hay không, đều được mời dự một thánh lễ gọi là Maccabée tại nhà thờ Jeanne d’Arc, để cầu nguyện hay tỏ lòng nhớ ơn những người hiến xác cho sinh viên thực tập giải phẫu. Chung hiểu được vì sao Giáo Sư Lichtenberger luôn toát ra một cái gì thanh thoát: Linh Mục cử hành thánh lễ ngày hôm ấy chính là vị Giáo Sư khả kính của mình.
Mãi sau này Chung mới biết rằng vị giáo sư ấy là một linh mục từng phục vụ ở Trung Hoa rất nhiều năm và gần gũi với những người bệnh mà không ai cứu chữa. Mang con tim nhạy cảm trước các nỗi bất hạnh, linh mục Lichtenberger, với kiến thức y khoa của một y công, đã phải mổ hàng trăm ca mà không có một bằng cấp nào; để rồi năm 44 tuổi, ngài mới về Bỉ học cho hết chương trình bác sĩ trong vòng 4 năm, thay vì 8 năm như mọi sinh viên y khoa khác. Tấm lòng của vị linh mục đã buộc ngài trở thành một bác sĩ thực thụ năm 48 tuổi. Chung chưa hề biết đến điều đó khi ngồi trên ghế đại học y khoa, nhưng nhìn thấy cha Lichtenberger trong áo lễ màu tím xuất thần cầu nguyện trên bàn thờ, Chung cảm nhận rằng thần tượng thứ hai của mình cũng đã đặt nền móng cho cuộc đời ông trên cùng một cội nguồn như thần tượng thứ nhất.
Từ cái Mỹ mà anh đọc qua cuộc đời Đức Cha Cassaigne, chàng sinh viên Chung đã nghe được tiếng gọi của cái Thiện xuất phát từ tâm hồn của vị thầy tốt lành này.
Cái Thiện ấy rất gần mà cũng rất xa đối với anh. Có lần Giáo Sư Lichtenberger yêu cầu sinh viên điền vào tờ khai báo lý lịch trong đó có một ô ghi: nguyện vọng tương lai của anh (chị). Chung điền vào mọi ô khác một cách nhanh chóng rồi ngồi mãi trước ô ‘nguyện vọng tương lai’ mà không biết phải viết làm sao. Đối với các bạn khác thì không có gì phải suy nghĩ. Khi bước vào y khoa, họ đã có những hoài bão rõ ràng cho ngày mai rồi: trở thành một bác sĩ giỏi, theo học cao hơn ở nước ngoài, có một nơi làm việc xứng đáng, tìm cơ hội để thăng tiến trong nghiệp vụ và trong xã hội con người… Khi hết giờ, Chung nộp tờ khai mà ô nguyện vọng vẫn còn để trống. “Tôi xấu hổ không dám thổ lộ cho giáo sư Lichtenberger biết rằng nguyện vọng tương lai của mình là làm sao trở nên giống như giáo sư”.
Những tháng ngày ray rứt
Con đường học vấn tưởng chừng đã êm ả thì biến cố 1975 đến đảo lộn mọi sự. Trường Y Khoa là một trong những trường mở cửa lại sớm nhất sau ngày 30 tháng 04, tuy nhiên đối với Chung, điều kiện tài chính ít ỏi để học tập đã biến mất. Cha anh là một trung sĩ nhất trong chế độ cũ nên không phải đi học tập, nhưng người anh cả từng là trung úy thì đang ở trong trại tập trung cải tạo. Chung không thể nào đang tâm nhìn cha hằng ngày đạp chiếc xích lô vắng khách để nuôi nấng năm đứa con đang lớn như thổi ở nhà. Anh thấy mình vừa có bổn phận phải chia sẻ gánh nặng với cha vừa phải tiếp tục đi học. Hàng đêm, anh thay cha đạp xích lô từ 7 giờ đến 11 giờ khuya. Sau một thời gian, anh không còn sức lực để vừa đi học ban ngày vừa đạp xích lô ban đêm, nên đành phải chấp nhận để cha và em trai mình tìm kế sinh nhai cho cả nhà, còn anh thì theo học để mong tìm một lối ra cho gia đình vào những năm về sau.
Ý thức sự thiếu hụt của mọi người, Chung không đòi hỏi một điều gì cả. Đêm đêm, anh xin vào trực bệnh viện mong có cơ hội thực tập qua các trường hợp cấp cứu. Có những đêm phải thức trắng rồi sáng hôm sau không có một đồng dính túi để điểm tâm, anh vào lớp học mà mắt cứ hoa lên vì buồn ngủ và vì đói.
“Phải trung thành với ý nguyện ban đầu, bằng bất cứ giá nào” … Với quyết tâm ấy, chàng thanh niên Chung mỗi năm lên một lớp cho đến 1978. Bước vào năm thứ năm, mọi sinh viên phải theo một chuyên khoa. Các sinh viên trình lên một bản gồm 3 nguyện vọng. Nhớ ơn người mẹ đã cơ cực qua 9 lần sinh con, mà mỗi lần là một biến cố thập tử nhất sinh, Chung chọn ngành ‘sản khoa’ ở nguyện vọng 1.
Trong niên khóa ấy, giáo sư Đạt, một bác sĩ chuyên về nội thần kinh, đã làm cho anh thích thú môn học này, vì thế anh ghi ‘nội thần kinh’ ở nguyện vọng 2. Còn nguyện vọng 3, anh đành ghi ‘da liễu’ để có thể trả lời với cụ Lê Văn Duyệt rằng mình không thất hứa. Ngày nghe tuyên bố về chuyên khoa của mình, Chung hụt hẫng. Anh bị phân vào chuyên khoa ‘ký sinh trùng sốt rét’. Anh chẳng vào được khoa nào trong ba nguyện vọng anh ghi. Suốt hai năm còn lại tại trường Y Khoa, anh sống với tâm trạng dằn vặt của một người thất tín thất trung. Anh tự trách: “Vì mình không trung thành với lời hứa phục vụ người cùi, nên đấng bề trên chuyển mình sang khoa ký sinh trùng để xử phạt về tội bội tín!”
Trả món nợ Lương Tâm
Anh ra trường năm 1980 và được phân công đến Phân Viện Sốt Rét TPHCM. Quá chán nản với công tác này, anh bỏ nhiệm sở mà về gia đình hành nghề chui, với tư cách là một bác sĩ đến từng gia đình bệnh nhân để chữa trị. Ít ra, anh cũng thực hiện được một trong hai điều mình tự hứa trước kia. Tuy không có phòng mạch như bao nhiêu bác sĩ khác, nhưng được cái là anh dễ mến, mát tay và nhận thù lao tương đối hạ, nên thu nhập cũng tạm đủ để giúp gia đình thoát khỏi cảnh túng thiếu trường kỳ. Cha anh ngưng đạp xích lô. Các em anh có phương tiện học hành hay thực hiện những mong ước của mình. Thế nhưng tự đáy lòng, tiếng trách móc của lương tâm không ngừng dày xéo anh: “Mày là một tên thất trung thất tín!”
Năm 1984, sau khi cưới vợ gả chồng cho các em, cũng như giúp họ ổn định cuộc sống, Chung quyết định trả cho xong món nợ lương tâm bằng cách bỏ lại mọi sự mà đi chăm sóc cho bệnh nhân cùi. Ý nghĩ đầu tiên là phải phục vụ tại Di Linh, nơi mà thần tượng thứ nhất của anh đã thành lập, đã sống, đã chết và hiện nay mộ phần ngài vẫn còn nằm tại đấy, trơ gan cùng tuế nguyệt như một chứng tích tình yêu. Anh lên trại phong Di Linh xin nữ tu phụ trách cho phép anh làm việc ở đấy. Các nữ tu rất trân trọng ý định của anh nhưng không thể đáp ứng yêu cầu, vì Trại Phong lúc bấy giờ đã trở thành một cơ sở của Nhà Nước mà các nữ tu không có quyền tuyển dụng nhân viên. Anh trở về Trường Y Khoa xin chuyển lên Di Linh. Về mặt hành chánh, nhà trường không thể bổ nhiệm anh vào trại phong mà chỉ có thể chuyển anh lên Sở Y Tế Lâm Đồng. Cầm giấy tờ trong tay, anh trình diện với vị trưởng phòng tổ chức Sở Y Tế và nói lên nguyện vọng được về Trại Phong Di Linh. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:
Anh có điên không? Hay là anh bị cùi?
Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi. Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.
Anh sẽ nhận việc tại trạm sốt rét, vì chuyên khoa của anh là ‘ký sinh trùng sốt rét’ chứ không phải là ‘da liễu’.
Tôi lên đây vì muốn phục vụ tại trại phong Di Linh. Nếu bà không cho phép thì tôi về lại TP Hồ Chí Minh chứ không làm việc ở bất cứ nơi nào khác.
Về lại Saigon, anh tìm cách thực hiện lời hứa cho bằng được. Không thể nào phục vụ người phong nếu thiếu chuyên khoa da liễu, nên anh xin làm một nơi gần Saigon để có cơ hội bổ túc về chuyên khoa. Ngày 01.07.1986, anh bắt đầu nhận việc tại Trạm Sốt Rét Đồng Nai, trong khi chờ đợi cơ hội. Sau 3 năm làm việc tại đấy, cơ hội đã đưa anh đến Bệnh Viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh. Tại đấy, anh vừa phục vụ vừa học chuyên khoa với điều kiện sau này phải chăm sóc người phong của Thành Phố, nghĩa là làm việc tại trại phong Bến Sắn.
Tiếng gọi của cái “CHÂN”
Năm 1992, anh xuống Bến Sắn để nhận nhiệm sở mới. Thế là mãn nguyện. Ước mơ tuổi thanh niên đã trở thành hiện thực. Từ sáng thứ hai đến trưa thứ sáu, anh làm việc tại trại phong Bến Sắn để bước cùng nhịp với các thần tượng hầu trung thành với lời hứa của mình. Từ tối thứ sáu đến chiều chủ nhật, anh về Saigon làm bác sĩ tại gia để tìm một ít thu nhập cho cha mẹ sống qua tuần. Cuộc đời anh dường như đã tới đích, anh không còn ước mơ gì nữa.
Thế nhưng anh lại phải đối diện với những vấn đề mới của cuộc sống. Tại trại phong, anh thấy mình sống ở giữa hai nhóm người hoàn toàn trái ngược trong thái độ hành xử. Nhóm thứ nhất gồm những người thiện chí, mà đa số là các Nữ Tử Bác Ái, chỉ sống tất cả cho bệnh nhân; nhóm thứ hai gồm một số người nghĩ đến tư lợi của mình nhiều hơn là lợi ích người bệnh. Với tư cách là trưởng phòng y vụ, bác sĩ Chung được nhóm thứ hai săn đón để lôi kéo về phe mình, nhưng anh lại bị cuốn hút bởi nhóm thứ nhất, vì qua họ anh hầu như chạm được cái Chân tiềm tàng nơi những người mà anh từng đặt làm khuôn mẫu cho cuộc đời mình: Giám Mục Cassaigne và Linh Mục Lichtenberger. Chính các nữ tu này đã khiến cuộc đời anh dứt khoát rẽ qua một bước ngoặt triệt để.
“Tôi còn nhớ sự kiện sau đây. Có lần hai anh em người Pháp đều là linh mục đưa một bác sĩ cũng quốc tịch Pháp đến cưa chân cho một số bệnh nhân tại trại phong Bến Sắn. Vết thương của một người bệnh nhân bị nhiễm trùng, nên anh đã lớn tiếng với tôi: “Ông dùng tôi làm con vật thí nghiệm!”.
Tôi quá tức giận nên đã nặng lời với anh bệnh nhân. Một Sơ cao niên chứng kiến cảnh này mà không nói một lời nào.
Vài ngày sau, khi mọi chuyện đã êm, Sơ nhẹ nhàng bảo tôi:
“Bác sĩ Chung à, bệnh nhân đau chứ bác sĩ có đau đâu! Anh ấy bị cưa chân chứ bác sĩ có bị cưa chân đâu! Những gì bác sĩ làm cho bệnh nhân, bác sĩ đừng cho là nhiều rồi. Những điều bác sĩ làm cho họ không đền bù được nỗi đau cả đời của họ đâu!”
“Tôi bỗng thấy nơi Sơ cao niên ấy một sức mạnh tinh thần họa hiếm. Ai đã giúp cho Sơ có được lòng quảng đại thanh thản như thế? Chắc là Chúa của Sơ. Nếu Chúa của Sơ có thể ban cho Sơ một sức mạnh như thế, thì Ngài cũng phải là Chúa của tôi!”
Ý nghĩ rằng Chúa của các Nữ Tử Bác Ái cũng có thể là Chúa của mình vừa làm cho anh vui, vừa làm anh e ngại. Lời dặn dò của mẹ, từ thuở anh còn là một cậu bé tiểu học cư ngụ trong xóm đạo, cứ văng vẳng bên tai: “Chung không được đi đạo nhé. Người công giáo kỳ cục lắm, cứ dụ người ta theo đạo. Đạo ai nấy giữ chứ!”.
Quả là những người Công Giáo ở đây thật kỳ cục. Nhất là nữ tu Công Giáo. Nhưng kỳ cục không phải vì họ dụ dỗ anh theo đạo, mà vì họ sống trên đời nhưng không bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Một trong các nữ tu mà anh có cơ may cộng tác một thời gian ngắn là Sơ Maria Phạm Thị Ngọc Loan, được mọi người trong trại gọi với cái tên thân thương là Dì Hai. Khi bác sĩ Chung về trại phong, Dì Hai đang ở đấy với hai tư cách: Phó Giám Đốc trại phong và Sơ Phục Vụ (soeur servante = dì bề trên) cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái Bến Sắn.
Anh nghe kể lại rằng Dì Hai về đây năm 1976, lúc mà chế độ chăm sóc các bệnh nhân phong hầu như không có gì, trong khi những nhân viên mới đổi tới lấy hết cái này đến cái nọ trong trại về làm của riêng. Dì đã phải đứng ra bảo vệ cho bệnh nhân và cỡi chiếc gắn máy tồi tàn chạy bằng xăng pha dầu lửa về thành phố Hồ Chí Minh mỗi tuần nhiều lần hầu tìm nguồn lương thực cho họ, đồng thời kêu gọi và đưa về Bến Sắn những bệnh nhân bỏ trại lên sống vất va vất vưởng trên vỉa hè Sàigòn. Tim của Dì đập theo từng nhịp của con tim bệnh nhân trong vòng 17 năm trường, để rồi ngưng lại khi người ta phát hiện quá muộn bệnh ung thư trong hình hài của Dì. Dì sợ rằng cho biết sớm thì nhà dòng sẽ cấm dì tiếp tục phục vụ bệnh nhân phong: Dì đã hy sinh mạng sống mình cho họ, theo nghĩa đen.
“Hôm ấy chúng tôi sắp đi công tác từ TP Hồ Chí Minh. Biết rằng Dì Hai đang ở vào những giờ phút cuối đời, tôi ghé lại 36 Tú Xương để chào từ biệt. Tôi nói:
Dì Hai à, chút xíu nữa đây, con với bác sĩ Quang và chị Bích Vân sẽ lên trại phong Di Linh mổ mắt cho bệnh nhân trên ấy.
Nghe tôi nói, đôi môi héo hắt của Dì Hai thoáng nở một nụ cười. Tôi bước ra ngoài chờ xe. Xe chậm đến. Nghĩ rằng đây có lẽ là lần cuối cùng còn gặp mặt Dì Hai, nên tôi luyến tiếc trở lại một vài phút cạnh Dì. Nghe tiếng chân tôi vào, Dì Hai hé mở mắt, nhìn thấy tôi, mấp máy đôi môi để nói lên một điều gì. Xơ chăm sóc ghé tai vào miệng Dì lắng nghe, rồi lặp lại cho tôi: “Chung – Dì Hai hỏi – tại sao chưa đi?”
Thế đấy! Đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, Dì Hai vẫn không nghĩ gì đến mình, mà chỉ nghĩ đến bệnh nhân. Không chỉ là bệnh nhân tại Bến Sắn mà còn cả bệnh nhân tại Di Linh nữa!”
Một bước ngoặt triệt để.
Chung! Tại sao chưa đi?
Vâng, đã đến lúc bác sĩ Chung quyết định đi đạo, đi theo con đường mà Dì Hai Loan đã từng đi. Sau đám tang của Dì Hai, anh đến gặp Dì Camille Hạnh, giám tỉnh dòng Nữ Tử Bác Ái, và trình lên ý nguyện đi tu để sống trọn vẹn cho bệnh nhân giống như các dì. Dì Hạnh thông cảm từ thâm sâu mong ước của anh, vì dì cũng từng là một người chịu phép rửa vào tuổi trưởng thành trước khi dâng hiến trọn đời mình cho Chúa với tư cách nữ tu. Trong thời gian này, cha bề trên tổng quyền Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn đang có mặt tại Saigon (Thánh Vinh Sơn Phaolô cũng là vị sáng lập dòng Nữ Tử Bác Ái), nên Dì Hạnh đã đứng ra bảo lãnh và xin ngài nhận anh vào dòng Truyền Giáo. Cha tổng quyền chấp thuận nhưng bảo rằng chỉ nhận vào dòng sau khi anh học đạo và chịu bí tích thánh tẩy.
Lúc bấy giờ anh chưa có khái niệm gì rõ ràng về Thiên Chúa. Điều duy nhất anh biết: Ngài phải là cội nguổn của Chân Thiện Mỹ, bởi
“Con đã lớn nên toàn quyền chọn con đường có ý nghĩa nhất cho đời mình; các em con cũng đã lớn, chúng có thể chăm sóc cha mẹ, con đừng lo.”
Ngày 28.08.1993, hai mươi năm sau bài báo của Chính Luận, bác sĩ Chung đến dòng Tên tại Bình Dương gặp cha Hoàng Văn Đạt xin học giáo lý tân tòng. Cha vui mừng báo anh hay rằng ngày hôm ấy Giáo Hội mừng lễ thánh Âu Tinh, một người đã chịu phép rửa khi đang là một giáo sư lỗi lạc tại Rôma, để rồi trở thành một linh mục và một giám mục thánh thiện và uyên bác tại Hippone, một thành phố Châu Phi. Để đánh dấu cho bước ngoặt đáng ghi nhớ này, anh chọn thánh Âu Tinh làm quan thầy mình.
Âu Tinh Nguyễn Viết Chung lãnh nhận bí tích thanh tẩy từ tay cha chính xứ Bến Sắn, linh mục Trần Thế Thuận, ngày 15.05.1994, tại nhà nguyện Trại Phong Bến Sắn.
Ngày 15.09.1994, anh trở lên Đalat, nhưng lần này không phải đến Sở Y Tế xin phục vụ người phong, mà đến 40 Trần Phú, trụ sở dòng Truyền Giáo Vinh Sơn, để khởi sự tập luyện cuộc sống quên mình trọn vẹn. Muốn thời gian tìm hiểu không gây trở ngại cho tương lai của bác sĩ Chung, nếu ơn gọi linh mục không phải là con đường Chúa dành cho anh, bề trên Tu Hội Truyền Giáo tại Việt Nam đề nghị anh làm quen với nếp sống tu trì tại Túc Trưng.
Suốt một năm ròng, mỗi tháng bác sĩ Chung làm việc 3 tuần liên tục ở Bến Sắn, và dành trọn tuần thứ tư để sống tại nhà dòng Túc Trưng. Trong thời gian thử thách này, anh đã chu toàn đúng mức hai vai trò trái ngược của mình: Bác sĩ trưởng tại Trại Phong và em út trong cộng đoàn Vinh Sơn. Sau một năm, bề trên thấy rằng đã đến lúc anh bỏ vai trưởng để chỉ còn sống trong vai út. Anh xin nghỉ việc tại Trại Phong Bến Sắn và chính thức gia nhập Tu Hội Truyền Giáo ngày 01-06-1995.
Thời gian nhà tập hẳn không dễ dàng gì cho một người đã công thành danh toại rồi một sớm một chiều trở nên ‘lính mới’ phải vâng phục mọi người, trong số đó có những thầy bằng nửa số tuổi của anh. Thế nhưng bác sĩ Chung biểu hiện tư cách của một con người đã thực sự tự hủy theo gương Chúa Kitô. Các thầy cùng thời với anh chân thành thổ lộ: “Anh Chung luôn là một mẫu gương khiêm nhường cho tất cả chúng em.”
Nhà dòng cho phép tu sĩ Chung học dồn chương trình triết học trong vòng một năm, để rồi khởi sự 4 năm thần học kể từ năm 1997. Ngày 25.03.2003, Giáo Hội trao thừa tác vụ linh mục cho thầy Âu Tinh Nguyễn Viết Chung, qua lễ đặt tay của Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp TP Hồ Chí Minh.
Hành trình của một cuộc đời
Hành trình của một cậu bé sợ hãi trong xó nhà đã kết thúc nơi bàn thánh. Một người khởi hành trong cái nghèo khó bị áp đặt, đi cả một vòng đời, rồi đến đích trong sự khó nghèo tự nguyện. Một người đi từ nỗi bất hạnh vì phải nghèo đến niềm hạnh phúc được sống nghèo. Một người suốt đời mang trong mình tiếng gọi: Phải trung thành!
Và nhờ lòng trung thành ấy mà linh mục Nguyễn Viết Chung nhận được Tin Mừng Cứu Độ, không phải qua những lời rao giảng, mà qua hành động cụ thể của những con người, để rồi từng buớc nghe được cái Mỹ, thấy được cái Thiện, chạm được cái Chân xuất phát từ Chúa Kitô, Đấng Tình Yêu muôn đời tận hiến.
“Nếu tôi có một lời để nhắn nhủ với người trẻ hôm nay, thì tôi chỉ nói với họ điều này: Khi bạn phải sống trong hoàn cảnh của một người nghèo, bạn cần nỗ lực ban đầu để vượt qua, nhưng hãy nhớ rằng mình luôn có những vấp váp. Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
“…Tôi còn nhớ hôm cha tổng quyền chấp thuận cho tôi nhập dòng Vinh Sơn là ngày thứ bảy. Qua hôm sau, ngày chúa nhật, các cha Dòng Camillo mở diễn đàn kêu gọi các thanh niên dâng hiến đời mình với tư cách là bác sĩ linh mục. Đây là đặc sủng của dòng ấy, và lời kêu gọi này rất phù hợp với tôi. Thế nhưng tôi đã trốn không tham dự, vì muốn trung thành với Tu Hội Vinh Sơn. Tôi đã biết thế nào là giá phải trả cho sự bất trung rồi.”
Con đường của bác sĩ Chung tưởng chừng như kết thúc tại cung thánh khi lãnh nhận chức linh mục. Tuy nhiên, từ nơi ấy lại khởi đầu cho một hành trình mới. Bác sĩ Chung trở lại với những bệnh nhân Aids ở Mai Hòa, với những người nghiện ma túy ở nhiều tổ chức và trung tâm khác nhau… Nhưng lần này, qua việc chữa trị thân xác, Linh Mục Chung còn đem lại cho họ bình an tâm hồn, một niềm bình an xuất phát từ Thiên Chúa của những người mình ngưỡng mộ và cảm phục, mà giờ đây đã trở thành Thiên Chúa của chính mình. Với chức Linh Mục, Bác Sĩ Chung làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa không chỉ bằng nghiệp vụ và tác vụ, mà còn bằng cả đời sống của bản thân mình.
Nhìn lại con đường đã qua, bác sĩ Chung thường xuyên lặp lại phương châm mình đã chọn cho ngày thụ phong:
“Tạ ơn Chúa, Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”
Và nhìn vào ngày mai, Linh Mục Chung không ngừng trung thành cam kết:
“Điều khấn hứa cùng Ngài, con xin giữ trọn.”
Con đường Chúa đã dẫn đi…
Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian, Nguyễn Viết Chung biết chắt lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan… đấy là chưa kể đến nhiều người khác, trong đó có thân mẫu của mình, một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa.
Giữa các gương mặt ấy, có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác Sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau.
Năm 25 tuổi, cha Lichtenberger bị tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa; và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bệnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành một bác sĩ năm 48 tuổi.
Ngược lại, Nguyễn Viết Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi vì muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bệnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chịu đóng đinh trong những con người bất hạnh, và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.
Một Linh Mục trở thành Bác Sĩ đã là đèn soi cho một Bác Sĩ trở thành Linh Mục.
Hành trình trái ngược của hai Linh Mục Bác Sĩ này bộc lộ cho chúng ta một chân lý: “Ai đến với Thiên Chúa một cách chân thật và trung thành thì rồi sẽ liên đới với những con người bất hạnh. Và ai liên đới với người cùng khổ một cách chân thật và trung thành thì rồi sẽ gặp được Thiên Chúa từ nơi thâm sâu của lòng mình”.
GS. Trần duy Nhiên
>>> Nguồn: Phong Trào Giáo Dân VNHN
Một con người lặng lẽ
Tháng 04 năm 2002, Linh Mục Nguyễn Ngọc Sơn phối hợp với Viện Y Học Dân Tộc Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức một khóa huấn luyện cho những người thiện chí xung phong chăm sóc người nghiện ma túy. Tôi để ý đến một người trung niên khắc khổ, lặng lẽ theo dõi chăm chú và cặm cụi ghi chép những bài học về lý thuyết và chữa trị theo phương pháp cổ truyền do các bác sĩ đông y của Viện Y Học giảng dạy. Tôi hỏi một nữ tu trong ban tổ chức xem người ấy là ai. Câu trả lời làm tôi ngỡ ngàng: Đó là bác sĩ tây y Nguyễn Viết Chung, một chuyên viên về ký sinh trùng và da liễu.
Hai tháng sau, cũng tại Viện Y Học Dân Tộc, Cha Sơn tổ chức một khóa cai nghiện mang tên là Khóa Phục Sinh. Các bác sĩ của Viện phụ trách phần chữa trị thể lý. Các linh mục, tu sĩ và một vài giáo dân đến giúp phần củng cố tâm linh. Một hôm, tôi đến dự giờ cầu nguyện buổi tối do một nữ giáo dân hướng dẫn. Sau phần trình bày lý thuyết, vị ấy yêu cầu những ai thấy cần được đặt tay cầu nguyện thì hãy bước lên. Bác sĩ Chung cũng là một người theo giúp khóa ấy. Ông bước đến đầu tiên, quì xuống trước mặt người giáo dân kia, xin đặt tay cầu nguyện cho mình. Cử chỉ khiêm nhường này làm cho nữ tu phụ trách nhóm cai nghiện cảm động nói với tôi: "Thầy Chung là phó tế sắp được thụ phong trong một ngày gần đây."
Cuối năm 2002, tôi được dòng Vinh Sơn mời đến dạy tiếng Pháp cho một số thầy chuẩn bị đi học thần học ở nước ngoài. Tại đây tôi gặp lại thầy phó tế bác sĩ Chung. Thế rồi qua những chia sẻ khiêm tốn nhưng đầy chân tình, tôi biết được chiều kích cao vời của một con người mờ nhạt, thậm chí điên rồ, nếu ta nhìn với cặp mắt của xã hội ngày nay. Sau đây là hành trình của một tâm hồn qua những chặng đường hiếm thấy.
Hoàn cảnh và ước mơ
Khi nói về cuộc di cư năm 1954, người ta nghĩ đến gần một triệu tín hữu công giáo đành rời quê cha đất tổ để đi vào Nam với hai bàn tay trắng hầu tìm một nơi có thể tự do biểu lộ đức tin của mình. Thanh niên Nguyễn Viết Chương vào Nam không vì lý do ấy. Anh không phải là Kitô hữu, và tôn giáo không bao giờ là một vấn đề đối với anh. Như mọi người thuộc giai cấp nông dân thất học và nghèo xơ nghèo xác trong làng mình, anh Chương chỉ có một cái đạo duy nhất, ấy là ‘đạo làm người’ theo truyền thống Việt Nam. Nếu ai hỏi anh theo đạo nào, anh bảo rằng anh theo đạo ông bà, mà không thắc mắc xem ‘đạo ông bà’ có nghĩa là gì một cách cụ thể: đấy có thể là đạo mà ông bà đã theo và truyền lại, hoặc đấy cũng có thể là đạo thờ cúng ông bà tổ tiên. Năm 26 tuổi, nhân biến cố 1954, anh Chương rời thôn Ngô Xá, huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định, dẫn vợ con đi theo bà cô vào Nam với hy vọng tìm một con đường thoát ra cảnh nghèo túng, cái túng thiếu cơ cực khiến cho chị Chương phải mất đi đứa con thứ hai và thứ ba khi chúng mới chào đời. Anh cảm thấy hài lòng khi được nhận làm một bình nhì trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, dù bị chuyển lên vùng cao nguyên để đóng quân tại Trạm Hành, nơi vòng đai Dalat, cách trung tâm thị trấn 12 cây số. Năm 1955, người con thứ tư ra đời tại đây. Anh đặt cho con một cái tên gần giống như tên mình: Nguyễn Viết Chung.
Chung không còn nhớ gì về miền núi nơi mình sinh ra, vì năm 1960 cha cậu đã chuyển về Saigon để phục vụ trong một đơn vị không tác chiến. Khi vừa có trí khôn, cậu bé Chung phải đối diện ngay với thảm cảnh của một gia đình nghèo. Đồng lương của một quân nhân cấp hạ sĩ chỉ vừa đủ cho hai vợ chồng và bốn đứa con sống lây lất qua ngày chứ không thể nào có một cuộc sống cho ra sống. Bà Chương là một người phụ nữ bình dân mù chữ, hằng ngày chỉ biết thắp nhang lên bàn thờ van vái ơn trên phù hộ cho chồng cho con. Ông Chương là một người sống rất đúng với đạo đức truyền thống và tôn trọng các phẩm chất trung nghĩa lễ trí tín. Tuy nhiên cái nghèo đã khiến ông trở nên một người cộc cằn, vì thế không ít lần ông đã trút những trận lôi đình xuống vợ con mình. Hình ảnh về ‘mái ấm gia đình’ còn lưu lại trong ký ức tuổi thơ của Chung là nỗi sợ đến khiếp đảm khi phải đứng trong xó nhà chứng kiến cảnh mẹ mình trở thành nạn nhân cho các cơn thịnh nộ của cha. Từ thuở còn là học sinh tiểu học, Chung mơ hồ nghĩ rằng mình sẽ không lập gia đình, vì gia đình đối với cậu là một cái gì khủng khiếp. Cậu sợ gia đình, sợ phải tạo thêm một gia đình bất hạnh.
Sống trong hoàn cảnh này, trí óc non nớt của cậu nảy sinh một ước mơ kèm theo một quyết tâm: phải học cho thật giỏi để cứu gia đình thoát khỏi cảnh nghèo. Thế là cậu cắm cúi học tập trong những trường công lập hạng 2 ở Saigon. Niên khóa 1970-1971, cậu là một học sinh xuất sắc lớp đệ tứ trường Trung Học Cộng Đồng Quận 6. Sau khi thi đậu trung học đệ nhất cấp, cậu quyết định học ngay lớp đệ nhị mà không theo học đệ tam. Cậu phải làm học bạ giả và ra trường tư mà học. Tuy nhảy lớp nhưng Chung vẫn học giỏi ở lớp đệ nhị và đệ nhất. Cậu đậu tú tài toàn phần năm 1973.
“Khi nhìn lại quá khứ, tôi thấy chương trình của Chúa thật huyền diệu. Nhờ học nhảy lớp đệ tam mà tôi không bị nhập ngũ theo lệnh tổng động viên 1973, sau ‘Mùa Hè Đỏ Lửa’. Nhờ những cơn thịnh nộ của cha mà đến năm 39 tuổi tôi vẫn còn độc thân để tự do đáp lại tiếng gọi triệt để của Thiên Chúa”.
Tiếng gọi của cái “MỸ”
Với bằng tú tài trong tay, con đường tương lai bắt đầu hé mở cho cậu thanh niên 18 tuổi Nguyễn Viết Chung. Một ngày mùa hè năm 1973, cậu tình cờ đọc bản tin trên tờ Chính Luận: một giám mục người Pháp vừa qua đời tại trại cùi Di Linh. Vị Giám Mục ấy là Jean Cassaigne, mà người Công Giáo gọi với cái tên quen thuộc là Đức Cha Sanh. Ở trang trong, tờ Chính Luận thuật lại vắn gọn cuộc đời của vị Giám Mục tuyệt vời ấy. Từ thập niên 40, khi được gửi sang Việt Nam, linh mục trẻ Cassaigne chọn một vùng truyền giáo miền núi của dân tộc ít người, khu Djiring hẻo lánh (hiện nay là thị trấn Di Linh) cách xa trung tâm Dalat 80 cây số. Qua những lần viếng thăm mục vụ, Cha nhận thấy rằng những ‘người cùi’ thường bị loại ra khỏi làng để sống dở chết dở trong những cánh rừng lân cận, vì thế cha đã thành lập một ngôi làng cho họ và mời các Nữ Tử Bác Ái lên chăm sóc. Làng phung Kala ở Djiring suốt đời sẽ ở trong trái tim Cha.
Khi Giáo Phận Việt Nam tách khỏi Cao Miên, Cha Cassaigne được tấn phong Giám Mục tiên khởi Địa Phận Sàigòn. Năm 1960, khi Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập, Ngài trao tòa Giám Mục Sàigòn lại cho Đức Cha Simon Hòa Hiền rồi trở về sống với anh em của mình là những người phung hủi ở làng Kala. Ngài yêu thương người phung đến độ chia sẻ mọi sự với họ, và để yêu thương đến cùng, Ngài chia sẻ cả bệnh tật của họ để chết dần chết mòn trong thân thể đớn đau của một người đã nhiễm bệnh phung.
Đọc tiểu sử Cố Giám Mục Cassaigne, Chung không để ý đến chức vị của Ngài, mà chỉ thấy tấm lòng mênh mông của một mẫu người tuyệt đẹp. Tuổi 18 là tuổi say mê các thần tượng và gửi gắm vào đấy những ước mơ thầm kín chực chấp cánh bay cao. Cái Đẹp trong cuộc sống Đức Cha Sanh đã biến Ngài thành thần tượng của anh. Những thanh niên khác mơ đến tiền tài danh vọng để tìm ra hạnh phúc, còn Chung thì mong tìm hạnh phúc bằng cách sống một cuộc sống có ý nghĩa và chết đi cho những người bất hạnh theo gương của thần tượng mình. Anh quyết định thi vào y khoa: đấy là một nghề có thu nhập cao giúp anh có thể đưa gia đình ra khỏi cảnh túng thiếu, nhưng đồng thời cũng là phương tiện để anh chăm sóc người cùi noi bước Đức Cha Sanh.
Tiếng gọi của cái “THIỆN”
Sau một năm SPCN (Sciences Physiques, Chimiques et Naturelles = Lý Hóa Vạn Vật), Chung thấy ước mơ của mình trở thành viển vông. Việc thi vào y khoa nằm ngoài tầm tay của những người thuộc giai cấp cùng đinh như anh. Anh thấy rõ điều này khi nạp đơn thi tuyển. Hầu hết các sinh viên thi vào y khoa đều là con cháu của các bậc có chức có quyền hay của các doanh nhân giàu sụ. Đa số đã tốt nghiệp từ một trường trung học Pháp hay một trường công lập nổi danh. Xuất thân từ một gia đình mà người cha là trung sĩ nhất, với kiến thức học được từ một trường tư thục vô danh, Chung thấy mình toan làm chuyện đội đá vá trời. Gia đình anh nghĩ rằng anh chạy theo một mục tiêu vượt quá sức mình nên khuyên anh bỏ ý định thi vào y khoa. Thế nhưng anh vẫn kiên trì học ngày học đêm mà trong lòng cứ lo sợ miên man. Nhìn thấy mẹ ngày ngày cầu khẩn những người đã khuất phù hộ cho gia đình, anh bỗng tin vào những điều huyền diệu.
Anh lên Lăng Ông Bà Chiểu, thắp nhang khấn vái với cụ Lê Văn Duyệt. Anh thầm mặc cả với cụ: “Xin giúp con đậu vào y khoa. Để đáp lại, con hứa, sau khi trở thành bác sĩ, sẽ phục vụ cho người cùi”. Thế rồi anh đậu vào y khoa ngay lần đầu tiên đi thi, năm 1974. Đối với nhiều người khác, thứ hạng 181/213 hẳn không có gì đáng nói, nhưng đối với bản thân anh và đối với gia đình, đấy là một ảo tưởng đã biến thành sự thật một cách thần kỳ.
Ngày 04.11.1974, Chung nhập học tại Đại Học Y Khoa, lúc bấy giờ còn mang tên là Trung Tâm Giáo Dục Y khoa Sàigon. Trong những ngày đầu ngỡ ngàng, anh bị thu hút ngay bởi một người Bỉ, giáo sư Marcel Lichtenberger, dạy môn Mô Phôi Học (histologie et embryologie) . Ngoài kiến thức uyên bác, giáo sư Lichtenberger còn tỏa ra tư cách của một người thầy khiêm tốn và tận tụy, cứ như thể ông muốn dạy cho học trò mình một cái gì đó vượt lên hẳn những kiến thức y khoa.
Chung tìm được lời giải đáp cho những thắc mắc của mình khi tất cả sinh viên năm thứ nhất, dù công giáo hay không, đều được mời dự một thánh lễ gọi là Maccabée tại nhà thờ Jeanne d’Arc, để cầu nguyện hay tỏ lòng nhớ ơn những người hiến xác cho sinh viên thực tập giải phẫu. Chung hiểu được vì sao Giáo Sư Lichtenberger luôn toát ra một cái gì thanh thoát: Linh Mục cử hành thánh lễ ngày hôm ấy chính là vị Giáo Sư khả kính của mình.
Mãi sau này Chung mới biết rằng vị giáo sư ấy là một linh mục từng phục vụ ở Trung Hoa rất nhiều năm và gần gũi với những người bệnh mà không ai cứu chữa. Mang con tim nhạy cảm trước các nỗi bất hạnh, linh mục Lichtenberger, với kiến thức y khoa của một y công, đã phải mổ hàng trăm ca mà không có một bằng cấp nào; để rồi năm 44 tuổi, ngài mới về Bỉ học cho hết chương trình bác sĩ trong vòng 4 năm, thay vì 8 năm như mọi sinh viên y khoa khác. Tấm lòng của vị linh mục đã buộc ngài trở thành một bác sĩ thực thụ năm 48 tuổi. Chung chưa hề biết đến điều đó khi ngồi trên ghế đại học y khoa, nhưng nhìn thấy cha Lichtenberger trong áo lễ màu tím xuất thần cầu nguyện trên bàn thờ, Chung cảm nhận rằng thần tượng thứ hai của mình cũng đã đặt nền móng cho cuộc đời ông trên cùng một cội nguồn như thần tượng thứ nhất.
Từ cái Mỹ mà anh đọc qua cuộc đời Đức Cha Cassaigne, chàng sinh viên Chung đã nghe được tiếng gọi của cái Thiện xuất phát từ tâm hồn của vị thầy tốt lành này.
Cái Thiện ấy rất gần mà cũng rất xa đối với anh. Có lần Giáo Sư Lichtenberger yêu cầu sinh viên điền vào tờ khai báo lý lịch trong đó có một ô ghi: nguyện vọng tương lai của anh (chị). Chung điền vào mọi ô khác một cách nhanh chóng rồi ngồi mãi trước ô ‘nguyện vọng tương lai’ mà không biết phải viết làm sao. Đối với các bạn khác thì không có gì phải suy nghĩ. Khi bước vào y khoa, họ đã có những hoài bão rõ ràng cho ngày mai rồi: trở thành một bác sĩ giỏi, theo học cao hơn ở nước ngoài, có một nơi làm việc xứng đáng, tìm cơ hội để thăng tiến trong nghiệp vụ và trong xã hội con người… Khi hết giờ, Chung nộp tờ khai mà ô nguyện vọng vẫn còn để trống. “Tôi xấu hổ không dám thổ lộ cho giáo sư Lichtenberger biết rằng nguyện vọng tương lai của mình là làm sao trở nên giống như giáo sư”.
Những tháng ngày ray rứt
Con đường học vấn tưởng chừng đã êm ả thì biến cố 1975 đến đảo lộn mọi sự. Trường Y Khoa là một trong những trường mở cửa lại sớm nhất sau ngày 30 tháng 04, tuy nhiên đối với Chung, điều kiện tài chính ít ỏi để học tập đã biến mất. Cha anh là một trung sĩ nhất trong chế độ cũ nên không phải đi học tập, nhưng người anh cả từng là trung úy thì đang ở trong trại tập trung cải tạo. Chung không thể nào đang tâm nhìn cha hằng ngày đạp chiếc xích lô vắng khách để nuôi nấng năm đứa con đang lớn như thổi ở nhà. Anh thấy mình vừa có bổn phận phải chia sẻ gánh nặng với cha vừa phải tiếp tục đi học. Hàng đêm, anh thay cha đạp xích lô từ 7 giờ đến 11 giờ khuya. Sau một thời gian, anh không còn sức lực để vừa đi học ban ngày vừa đạp xích lô ban đêm, nên đành phải chấp nhận để cha và em trai mình tìm kế sinh nhai cho cả nhà, còn anh thì theo học để mong tìm một lối ra cho gia đình vào những năm về sau.
Ý thức sự thiếu hụt của mọi người, Chung không đòi hỏi một điều gì cả. Đêm đêm, anh xin vào trực bệnh viện mong có cơ hội thực tập qua các trường hợp cấp cứu. Có những đêm phải thức trắng rồi sáng hôm sau không có một đồng dính túi để điểm tâm, anh vào lớp học mà mắt cứ hoa lên vì buồn ngủ và vì đói.
“Phải trung thành với ý nguyện ban đầu, bằng bất cứ giá nào” … Với quyết tâm ấy, chàng thanh niên Chung mỗi năm lên một lớp cho đến 1978. Bước vào năm thứ năm, mọi sinh viên phải theo một chuyên khoa. Các sinh viên trình lên một bản gồm 3 nguyện vọng. Nhớ ơn người mẹ đã cơ cực qua 9 lần sinh con, mà mỗi lần là một biến cố thập tử nhất sinh, Chung chọn ngành ‘sản khoa’ ở nguyện vọng 1.
Trong niên khóa ấy, giáo sư Đạt, một bác sĩ chuyên về nội thần kinh, đã làm cho anh thích thú môn học này, vì thế anh ghi ‘nội thần kinh’ ở nguyện vọng 2. Còn nguyện vọng 3, anh đành ghi ‘da liễu’ để có thể trả lời với cụ Lê Văn Duyệt rằng mình không thất hứa. Ngày nghe tuyên bố về chuyên khoa của mình, Chung hụt hẫng. Anh bị phân vào chuyên khoa ‘ký sinh trùng sốt rét’. Anh chẳng vào được khoa nào trong ba nguyện vọng anh ghi. Suốt hai năm còn lại tại trường Y Khoa, anh sống với tâm trạng dằn vặt của một người thất tín thất trung. Anh tự trách: “Vì mình không trung thành với lời hứa phục vụ người cùi, nên đấng bề trên chuyển mình sang khoa ký sinh trùng để xử phạt về tội bội tín!”
Trả món nợ Lương Tâm
Anh ra trường năm 1980 và được phân công đến Phân Viện Sốt Rét TPHCM. Quá chán nản với công tác này, anh bỏ nhiệm sở mà về gia đình hành nghề chui, với tư cách là một bác sĩ đến từng gia đình bệnh nhân để chữa trị. Ít ra, anh cũng thực hiện được một trong hai điều mình tự hứa trước kia. Tuy không có phòng mạch như bao nhiêu bác sĩ khác, nhưng được cái là anh dễ mến, mát tay và nhận thù lao tương đối hạ, nên thu nhập cũng tạm đủ để giúp gia đình thoát khỏi cảnh túng thiếu trường kỳ. Cha anh ngưng đạp xích lô. Các em anh có phương tiện học hành hay thực hiện những mong ước của mình. Thế nhưng tự đáy lòng, tiếng trách móc của lương tâm không ngừng dày xéo anh: “Mày là một tên thất trung thất tín!”
Năm 1984, sau khi cưới vợ gả chồng cho các em, cũng như giúp họ ổn định cuộc sống, Chung quyết định trả cho xong món nợ lương tâm bằng cách bỏ lại mọi sự mà đi chăm sóc cho bệnh nhân cùi. Ý nghĩ đầu tiên là phải phục vụ tại Di Linh, nơi mà thần tượng thứ nhất của anh đã thành lập, đã sống, đã chết và hiện nay mộ phần ngài vẫn còn nằm tại đấy, trơ gan cùng tuế nguyệt như một chứng tích tình yêu. Anh lên trại phong Di Linh xin nữ tu phụ trách cho phép anh làm việc ở đấy. Các nữ tu rất trân trọng ý định của anh nhưng không thể đáp ứng yêu cầu, vì Trại Phong lúc bấy giờ đã trở thành một cơ sở của Nhà Nước mà các nữ tu không có quyền tuyển dụng nhân viên. Anh trở về Trường Y Khoa xin chuyển lên Di Linh. Về mặt hành chánh, nhà trường không thể bổ nhiệm anh vào trại phong mà chỉ có thể chuyển anh lên Sở Y Tế Lâm Đồng. Cầm giấy tờ trong tay, anh trình diện với vị trưởng phòng tổ chức Sở Y Tế và nói lên nguyện vọng được về Trại Phong Di Linh. Bà trưởng phòng ngạc nhiên hỏi:
Anh có điên không? Hay là anh bị cùi?
Nếu tôi cùi thì bà đã thấy rồi. Còn có điên hay không thì tôi không biết, nhưng điều tôi biết là tôi mong muốn phục vụ những người cùi.
Anh sẽ nhận việc tại trạm sốt rét, vì chuyên khoa của anh là ‘ký sinh trùng sốt rét’ chứ không phải là ‘da liễu’.
Tôi lên đây vì muốn phục vụ tại trại phong Di Linh. Nếu bà không cho phép thì tôi về lại TP Hồ Chí Minh chứ không làm việc ở bất cứ nơi nào khác.
Về lại Saigon, anh tìm cách thực hiện lời hứa cho bằng được. Không thể nào phục vụ người phong nếu thiếu chuyên khoa da liễu, nên anh xin làm một nơi gần Saigon để có cơ hội bổ túc về chuyên khoa. Ngày 01.07.1986, anh bắt đầu nhận việc tại Trạm Sốt Rét Đồng Nai, trong khi chờ đợi cơ hội. Sau 3 năm làm việc tại đấy, cơ hội đã đưa anh đến Bệnh Viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh. Tại đấy, anh vừa phục vụ vừa học chuyên khoa với điều kiện sau này phải chăm sóc người phong của Thành Phố, nghĩa là làm việc tại trại phong Bến Sắn.
Tiếng gọi của cái “CHÂN”
Năm 1992, anh xuống Bến Sắn để nhận nhiệm sở mới. Thế là mãn nguyện. Ước mơ tuổi thanh niên đã trở thành hiện thực. Từ sáng thứ hai đến trưa thứ sáu, anh làm việc tại trại phong Bến Sắn để bước cùng nhịp với các thần tượng hầu trung thành với lời hứa của mình. Từ tối thứ sáu đến chiều chủ nhật, anh về Saigon làm bác sĩ tại gia để tìm một ít thu nhập cho cha mẹ sống qua tuần. Cuộc đời anh dường như đã tới đích, anh không còn ước mơ gì nữa.
Thế nhưng anh lại phải đối diện với những vấn đề mới của cuộc sống. Tại trại phong, anh thấy mình sống ở giữa hai nhóm người hoàn toàn trái ngược trong thái độ hành xử. Nhóm thứ nhất gồm những người thiện chí, mà đa số là các Nữ Tử Bác Ái, chỉ sống tất cả cho bệnh nhân; nhóm thứ hai gồm một số người nghĩ đến tư lợi của mình nhiều hơn là lợi ích người bệnh. Với tư cách là trưởng phòng y vụ, bác sĩ Chung được nhóm thứ hai săn đón để lôi kéo về phe mình, nhưng anh lại bị cuốn hút bởi nhóm thứ nhất, vì qua họ anh hầu như chạm được cái Chân tiềm tàng nơi những người mà anh từng đặt làm khuôn mẫu cho cuộc đời mình: Giám Mục Cassaigne và Linh Mục Lichtenberger. Chính các nữ tu này đã khiến cuộc đời anh dứt khoát rẽ qua một bước ngoặt triệt để.
“Tôi còn nhớ sự kiện sau đây. Có lần hai anh em người Pháp đều là linh mục đưa một bác sĩ cũng quốc tịch Pháp đến cưa chân cho một số bệnh nhân tại trại phong Bến Sắn. Vết thương của một người bệnh nhân bị nhiễm trùng, nên anh đã lớn tiếng với tôi: “Ông dùng tôi làm con vật thí nghiệm!”.
Tôi quá tức giận nên đã nặng lời với anh bệnh nhân. Một Sơ cao niên chứng kiến cảnh này mà không nói một lời nào.
Vài ngày sau, khi mọi chuyện đã êm, Sơ nhẹ nhàng bảo tôi:
“Bác sĩ Chung à, bệnh nhân đau chứ bác sĩ có đau đâu! Anh ấy bị cưa chân chứ bác sĩ có bị cưa chân đâu! Những gì bác sĩ làm cho bệnh nhân, bác sĩ đừng cho là nhiều rồi. Những điều bác sĩ làm cho họ không đền bù được nỗi đau cả đời của họ đâu!”
“Tôi bỗng thấy nơi Sơ cao niên ấy một sức mạnh tinh thần họa hiếm. Ai đã giúp cho Sơ có được lòng quảng đại thanh thản như thế? Chắc là Chúa của Sơ. Nếu Chúa của Sơ có thể ban cho Sơ một sức mạnh như thế, thì Ngài cũng phải là Chúa của tôi!”
Ý nghĩ rằng Chúa của các Nữ Tử Bác Ái cũng có thể là Chúa của mình vừa làm cho anh vui, vừa làm anh e ngại. Lời dặn dò của mẹ, từ thuở anh còn là một cậu bé tiểu học cư ngụ trong xóm đạo, cứ văng vẳng bên tai: “Chung không được đi đạo nhé. Người công giáo kỳ cục lắm, cứ dụ người ta theo đạo. Đạo ai nấy giữ chứ!”.
Quả là những người Công Giáo ở đây thật kỳ cục. Nhất là nữ tu Công Giáo. Nhưng kỳ cục không phải vì họ dụ dỗ anh theo đạo, mà vì họ sống trên đời nhưng không bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Một trong các nữ tu mà anh có cơ may cộng tác một thời gian ngắn là Sơ Maria Phạm Thị Ngọc Loan, được mọi người trong trại gọi với cái tên thân thương là Dì Hai. Khi bác sĩ Chung về trại phong, Dì Hai đang ở đấy với hai tư cách: Phó Giám Đốc trại phong và Sơ Phục Vụ (soeur servante = dì bề trên) cộng đoàn Nữ Tử Bác Ái Bến Sắn.
Anh nghe kể lại rằng Dì Hai về đây năm 1976, lúc mà chế độ chăm sóc các bệnh nhân phong hầu như không có gì, trong khi những nhân viên mới đổi tới lấy hết cái này đến cái nọ trong trại về làm của riêng. Dì đã phải đứng ra bảo vệ cho bệnh nhân và cỡi chiếc gắn máy tồi tàn chạy bằng xăng pha dầu lửa về thành phố Hồ Chí Minh mỗi tuần nhiều lần hầu tìm nguồn lương thực cho họ, đồng thời kêu gọi và đưa về Bến Sắn những bệnh nhân bỏ trại lên sống vất va vất vưởng trên vỉa hè Sàigòn. Tim của Dì đập theo từng nhịp của con tim bệnh nhân trong vòng 17 năm trường, để rồi ngưng lại khi người ta phát hiện quá muộn bệnh ung thư trong hình hài của Dì. Dì sợ rằng cho biết sớm thì nhà dòng sẽ cấm dì tiếp tục phục vụ bệnh nhân phong: Dì đã hy sinh mạng sống mình cho họ, theo nghĩa đen.
“Hôm ấy chúng tôi sắp đi công tác từ TP Hồ Chí Minh. Biết rằng Dì Hai đang ở vào những giờ phút cuối đời, tôi ghé lại 36 Tú Xương để chào từ biệt. Tôi nói:
Dì Hai à, chút xíu nữa đây, con với bác sĩ Quang và chị Bích Vân sẽ lên trại phong Di Linh mổ mắt cho bệnh nhân trên ấy.
Nghe tôi nói, đôi môi héo hắt của Dì Hai thoáng nở một nụ cười. Tôi bước ra ngoài chờ xe. Xe chậm đến. Nghĩ rằng đây có lẽ là lần cuối cùng còn gặp mặt Dì Hai, nên tôi luyến tiếc trở lại một vài phút cạnh Dì. Nghe tiếng chân tôi vào, Dì Hai hé mở mắt, nhìn thấy tôi, mấp máy đôi môi để nói lên một điều gì. Xơ chăm sóc ghé tai vào miệng Dì lắng nghe, rồi lặp lại cho tôi: “Chung – Dì Hai hỏi – tại sao chưa đi?”
Thế đấy! Đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, Dì Hai vẫn không nghĩ gì đến mình, mà chỉ nghĩ đến bệnh nhân. Không chỉ là bệnh nhân tại Bến Sắn mà còn cả bệnh nhân tại Di Linh nữa!”
Một bước ngoặt triệt để.
Chung! Tại sao chưa đi?
Vâng, đã đến lúc bác sĩ Chung quyết định đi đạo, đi theo con đường mà Dì Hai Loan đã từng đi. Sau đám tang của Dì Hai, anh đến gặp Dì Camille Hạnh, giám tỉnh dòng Nữ Tử Bác Ái, và trình lên ý nguyện đi tu để sống trọn vẹn cho bệnh nhân giống như các dì. Dì Hạnh thông cảm từ thâm sâu mong ước của anh, vì dì cũng từng là một người chịu phép rửa vào tuổi trưởng thành trước khi dâng hiến trọn đời mình cho Chúa với tư cách nữ tu. Trong thời gian này, cha bề trên tổng quyền Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn đang có mặt tại Saigon (Thánh Vinh Sơn Phaolô cũng là vị sáng lập dòng Nữ Tử Bác Ái), nên Dì Hạnh đã đứng ra bảo lãnh và xin ngài nhận anh vào dòng Truyền Giáo. Cha tổng quyền chấp thuận nhưng bảo rằng chỉ nhận vào dòng sau khi anh học đạo và chịu bí tích thánh tẩy.
Lúc bấy giờ anh chưa có khái niệm gì rõ ràng về Thiên Chúa. Điều duy nhất anh biết: Ngài phải là cội nguổn của Chân Thiện Mỹ, bởi
“Con đã lớn nên toàn quyền chọn con đường có ý nghĩa nhất cho đời mình; các em con cũng đã lớn, chúng có thể chăm sóc cha mẹ, con đừng lo.”
Ngày 28.08.1993, hai mươi năm sau bài báo của Chính Luận, bác sĩ Chung đến dòng Tên tại Bình Dương gặp cha Hoàng Văn Đạt xin học giáo lý tân tòng. Cha vui mừng báo anh hay rằng ngày hôm ấy Giáo Hội mừng lễ thánh Âu Tinh, một người đã chịu phép rửa khi đang là một giáo sư lỗi lạc tại Rôma, để rồi trở thành một linh mục và một giám mục thánh thiện và uyên bác tại Hippone, một thành phố Châu Phi. Để đánh dấu cho bước ngoặt đáng ghi nhớ này, anh chọn thánh Âu Tinh làm quan thầy mình.
Âu Tinh Nguyễn Viết Chung lãnh nhận bí tích thanh tẩy từ tay cha chính xứ Bến Sắn, linh mục Trần Thế Thuận, ngày 15.05.1994, tại nhà nguyện Trại Phong Bến Sắn.
Ngày 15.09.1994, anh trở lên Đalat, nhưng lần này không phải đến Sở Y Tế xin phục vụ người phong, mà đến 40 Trần Phú, trụ sở dòng Truyền Giáo Vinh Sơn, để khởi sự tập luyện cuộc sống quên mình trọn vẹn. Muốn thời gian tìm hiểu không gây trở ngại cho tương lai của bác sĩ Chung, nếu ơn gọi linh mục không phải là con đường Chúa dành cho anh, bề trên Tu Hội Truyền Giáo tại Việt Nam đề nghị anh làm quen với nếp sống tu trì tại Túc Trưng.
Suốt một năm ròng, mỗi tháng bác sĩ Chung làm việc 3 tuần liên tục ở Bến Sắn, và dành trọn tuần thứ tư để sống tại nhà dòng Túc Trưng. Trong thời gian thử thách này, anh đã chu toàn đúng mức hai vai trò trái ngược của mình: Bác sĩ trưởng tại Trại Phong và em út trong cộng đoàn Vinh Sơn. Sau một năm, bề trên thấy rằng đã đến lúc anh bỏ vai trưởng để chỉ còn sống trong vai út. Anh xin nghỉ việc tại Trại Phong Bến Sắn và chính thức gia nhập Tu Hội Truyền Giáo ngày 01-06-1995.
Thời gian nhà tập hẳn không dễ dàng gì cho một người đã công thành danh toại rồi một sớm một chiều trở nên ‘lính mới’ phải vâng phục mọi người, trong số đó có những thầy bằng nửa số tuổi của anh. Thế nhưng bác sĩ Chung biểu hiện tư cách của một con người đã thực sự tự hủy theo gương Chúa Kitô. Các thầy cùng thời với anh chân thành thổ lộ: “Anh Chung luôn là một mẫu gương khiêm nhường cho tất cả chúng em.”
Nhà dòng cho phép tu sĩ Chung học dồn chương trình triết học trong vòng một năm, để rồi khởi sự 4 năm thần học kể từ năm 1997. Ngày 25.03.2003, Giáo Hội trao thừa tác vụ linh mục cho thầy Âu Tinh Nguyễn Viết Chung, qua lễ đặt tay của Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống, tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp TP Hồ Chí Minh.
Hành trình của một cuộc đời
Hành trình của một cậu bé sợ hãi trong xó nhà đã kết thúc nơi bàn thánh. Một người khởi hành trong cái nghèo khó bị áp đặt, đi cả một vòng đời, rồi đến đích trong sự khó nghèo tự nguyện. Một người đi từ nỗi bất hạnh vì phải nghèo đến niềm hạnh phúc được sống nghèo. Một người suốt đời mang trong mình tiếng gọi: Phải trung thành!
Và nhờ lòng trung thành ấy mà linh mục Nguyễn Viết Chung nhận được Tin Mừng Cứu Độ, không phải qua những lời rao giảng, mà qua hành động cụ thể của những con người, để rồi từng buớc nghe được cái Mỹ, thấy được cái Thiện, chạm được cái Chân xuất phát từ Chúa Kitô, Đấng Tình Yêu muôn đời tận hiến.
“Nếu tôi có một lời để nhắn nhủ với người trẻ hôm nay, thì tôi chỉ nói với họ điều này: Khi bạn phải sống trong hoàn cảnh của một người nghèo, bạn cần nỗ lực ban đầu để vượt qua, nhưng hãy nhớ rằng mình luôn có những vấp váp. Rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng tiền không phải là trên hết. Điều làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, ấy là phải trung thành. Tôi đã từng bất trung. Và đã phải thông qua những kinh nghiệm chua chát.”
“…Tôi còn nhớ hôm cha tổng quyền chấp thuận cho tôi nhập dòng Vinh Sơn là ngày thứ bảy. Qua hôm sau, ngày chúa nhật, các cha Dòng Camillo mở diễn đàn kêu gọi các thanh niên dâng hiến đời mình với tư cách là bác sĩ linh mục. Đây là đặc sủng của dòng ấy, và lời kêu gọi này rất phù hợp với tôi. Thế nhưng tôi đã trốn không tham dự, vì muốn trung thành với Tu Hội Vinh Sơn. Tôi đã biết thế nào là giá phải trả cho sự bất trung rồi.”
Con đường của bác sĩ Chung tưởng chừng như kết thúc tại cung thánh khi lãnh nhận chức linh mục. Tuy nhiên, từ nơi ấy lại khởi đầu cho một hành trình mới. Bác sĩ Chung trở lại với những bệnh nhân Aids ở Mai Hòa, với những người nghiện ma túy ở nhiều tổ chức và trung tâm khác nhau… Nhưng lần này, qua việc chữa trị thân xác, Linh Mục Chung còn đem lại cho họ bình an tâm hồn, một niềm bình an xuất phát từ Thiên Chúa của những người mình ngưỡng mộ và cảm phục, mà giờ đây đã trở thành Thiên Chúa của chính mình. Với chức Linh Mục, Bác Sĩ Chung làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa không chỉ bằng nghiệp vụ và tác vụ, mà còn bằng cả đời sống của bản thân mình.
Nhìn lại con đường đã qua, bác sĩ Chung thường xuyên lặp lại phương châm mình đã chọn cho ngày thụ phong:
“Tạ ơn Chúa, Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.”
Và nhìn vào ngày mai, Linh Mục Chung không ngừng trung thành cam kết:
“Điều khấn hứa cùng Ngài, con xin giữ trọn.”
Con đường Chúa đã dẫn đi…
Thiên Chúa đã đến trong cuộc đời Nguyễn Viết Chung bằng những bước đi nhè nhẹ. Nhưng mỗi lần Ngài đến là Ngài để lại dấu ấn sâu sắc trong một tâm hồn biết lắng nghe. Giữa bao nhiêu thần tượng trên thế gian, Nguyễn Viết Chung biết chắt lọc một vài khuôn mẫu định hướng cho cuộc đời mình: Đức Cha Cassaigne, Cha Lichtenberger, Dì Hai Loan… đấy là chưa kể đến nhiều người khác, trong đó có thân mẫu của mình, một người mẹ đã suốt đời âm thầm chịu đựng cho đến khi mù lòa.
Giữa các gương mặt ấy, có một nhân vật gần giống như Nguyễn Viết Chung: Linh Mục Bác Sĩ Marcel Lichtenberger. Thế nhưng con đường Chúa dẫn hai vị đi thì hoàn toàn trái ngược nhau.
Năm 25 tuổi, cha Lichtenberger bị tình yêu Thiên Chúa thúc bách phải đến với những con người bất hạnh tại Trung Hoa; và trước những thương tích của Chúa Kitô thể hiện trên hình hài các bệnh nhân, cha đã trở về ngồi lại trên ghế nhà trường để rồi trở thành một bác sĩ năm 48 tuổi.
Ngược lại, Nguyễn Viết Chung tốt nghiệp bác sĩ năm 25 tuổi, thế rồi vì muốn chia sẻ trọn vẹn sự khốn cùng của bệnh nhân nên rốt cục đã gặp Chúa Kitô chịu đóng đinh trong những con người bất hạnh, và điều này khiến cho vị bác sĩ tận tâm kia từ bỏ mọi sự để trở thành Linh Mục của Chúa vào tuổi 48.
Một Linh Mục trở thành Bác Sĩ đã là đèn soi cho một Bác Sĩ trở thành Linh Mục.
Hành trình trái ngược của hai Linh Mục Bác Sĩ này bộc lộ cho chúng ta một chân lý: “Ai đến với Thiên Chúa một cách chân thật và trung thành thì rồi sẽ liên đới với những con người bất hạnh. Và ai liên đới với người cùng khổ một cách chân thật và trung thành thì rồi sẽ gặp được Thiên Chúa từ nơi thâm sâu của lòng mình”.
GS. Trần duy Nhiên
>>> Nguồn: Phong Trào Giáo Dân VNHN