CÁC LOẠI KHOÁNG CHẤT
1. Khoáng Phospho (P)
Về số lượng trong cơ thể, phospho đứng hàng thứ nhì sau calci và chiếm khoảng 1% trọng lượng toàn thân với khoảng 650 gram.
Trung bình 80% phospho ở trong xương và răng, cùng với calci giúp các bộ phận này cứng mạnh. Phần còn lại nằm trong các mô tế bào mềm và hỗ trợ cho nhiều chức năng. Một lít máu có khoảng 400 mg phospho.
Phospho do thực phẩm cung cấp được tá tràng (duodenum) hấp thụ dễ dàng và nhiều hơn calci: 70% được giữ lại cho nhu cầu cơ thể và 30% được thận thải ra ngoài. Sự hấp thụ tùy thuộc nhu cầu, nguồn cung cấp, tỷ lệ calci/phospho, nồng độ acid ở ruột và lượng sinh tố D.
Phospho trong máu được điều hòa bởi kích thích tố của tuyến giáp và tuyến cận giáp, tương tự như calci.
Công dụng
Phospho và calci thường liên kết hoạt động với nhau nhất là ở xương và răng. Phopho rất cần cho:
Sự tạo thành và bảo trì xương, sự tăng trưởng răng.
- Sự tạo thành sữa và bắp thịt;
- Sự sản xuất năng lượng;
- Sự cấu tạo của DNA, RNA là những yếu tố kiểm soát sự di truyền và sự tăng trưởng, bảo trì tế bào.
- Sự hấp thụ glucose, và chuyên trở acid béo dưới dạng phospholipid. Phospholipid là một thành phần của màng bao bọc tế bào, giúp màng này điều hòa sự ra vào của một vài hóa chất ở tế bào.
Có ý kiến cho rằng nếu không có phospho thì sẽ không có sự phân bào, tim không đập và trẻ sơ sinh không tăng trưởng.
Nhu cầu
Nhu cầu hàng ngày là 800mg cho người từ 19 tới 70 tuổi; 1250mg cho trẻ em từ 9 đến 18 tuổi và cho đàn bà có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ.
Thường thường ít khi ta bị thiếu khoáng chất này vì trong thực phẩm có rất nhiều.Tuy vậy thiếu phospho có thể xẩy ra khi ta dùng nhiều thuốc giảm acid bao tử, hoặc chỉ ăn chay không dùng sữa, thịt...
Triệu chứng thiếu phospho là mệt mỏi, kém khẩu vị, biếng ăn, đau nhức xương, Thiếu quá lâu có thể đưa tới loãng xương.
Quá nhiều phospho trong máu có thể gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt và calci.
Nguồn cung cấp
Phosphor có rất nhiều trong các loại thức ăn như bột cocoa, đậu phọng, cá, thịt heo, bò, gà, sản phẩm từ sữa bò, trứng, các loại đậu, quả hạch.
Sữa là nguồn cung cấp phong phú cho cặp anh em kết nghĩa calci và phospho.
2. Natri (Na)
Nguồn cung cấp natri chính yếu trong thực phẩm là muối ăn (NaCl), một tinh thể mầu trắng được dùng làm gia vị cũng như cất giữ thực phẩm.
Trong cơ thể có khoảng 100 gram natri. Mỗi lít huyết tương có 3, 2 g natri. Khoảng 50% natri nằm trong dung dịch ngoài tế bào, 40% trong xương và 10% trong tế bào.
Thường thường do thói quen ăn uống, người ta tiêu thụ nhiều natri hơn là calci và sắt. Natri trong muối là một chất được dùng rất phổ biến trong việc nấu thức ăn, ướp thịt ướp cá, đóng hộp các loại thực phẩm, làm xì dầu, nước tương.
Natri giữ các chức năng sau đây trong cơ thể:
- Điều hòa nồng độ acid/kiềm và sự xuất nhập dịch lỏng ở tế bào;
- Giúp cơ thịt thư giãn;
- Giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh;
- Giúp điều hòa huyết áp động mạch;
- Có vai trò đặc biệt trong sự hấp thụ carbohydrat.
- Là thành phần cấu tạo của mật, dịch vị, tụy tạng, mồ hôi, nước mắt.
Bình thường, cơ thể ít khi thiếu natri, ngoại trừ khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài, thận suy hoặc ăn nhạt không muối.
Thiếu natri, tạo cảm giác buồn nôn, chóng mặt, cơ thịt co rút. Đổ mồ hôi nhiều khi làm việc, vận động cơ thể ngoài nắng thường dẫn đến thiếu natri.
Một số người nhậy cảm với natri, khi tiêu thụ nhiều quá có thể đưa đến tích tụ natri trong cơ thể, làm dịch lỏng ứ đọng, gây sưng phù và tăng huyết áp. Với người bình thường thì khi ăn nhiều, natri sẽ được bài tiết ra ngoài.
- Điều hòa nồng độ acid/kiềm và sự xuất nhập dịch lỏng ở tế bào;
- Giúp cơ thịt thư giãn;
- Giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh;
- Giúp điều hòa huyết áp động mạch;
- Có vai trò đặc biệt trong sự hấp thụ carbohydrat.
- Là thành phần cấu tạo của mật, dịch vị, tụy tạng, mồ hôi, nước mắt.
Bình thường, cơ thể ít khi thiếu natri, ngoại trừ khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài, thận suy hoặc ăn nhạt không muối.
Thiếu natri, tạo cảm giác buồn nôn, chóng mặt, cơ thịt co rút. Đổ mồ hôi nhiều khi làm việc, vận động cơ thể ngoài nắng thường dẫn đến thiếu natri.
Một số người nhậy cảm với natri, khi tiêu thụ nhiều quá có thể đưa đến tích tụ natri trong cơ thể, làm dịch lỏng ứ đọng, gây sưng phù và tăng huyết áp. Với người bình thường thì khi ăn nhiều, natri sẽ được bài tiết ra ngoài.
Nhu cầu hàng ngày của natri, cũng như chất điện phân khác chưa được xác định, nhưng mức tiêu thụ an toàn mỗi ngày tối thiểu là 500 mg và tối đa không quá 2500 mg một ngày. Đầu năm 2004, một số chuyên gia y tế khuyên nên giảm lượng natri tối đa xuống ở mức 1500 mg một ngày.
Khoảng 80% nhu cầu natri được cung cấp từ các thực phẩm bảo quản, số còn lại là do muối ăn dùng khi nấu nướng hoặc có sẵn trong thực phẩm.
Một muổng muối ăn chứa khoảng 500 mg natri, một lít sữa mẹ có khoảng 160 mg natri, sữa bò có chừng 450 mg.
3. Magnesium (Mg)
Khoáng chất này có khá nhiều vai trò quan trọng và hầu như tế bào nào cũng cần đến, nhưng với lượng rất ít. Toàn bộ cơ thể chỉ có độ gần 30 gr Mg với 60% ở trong xương, số còn lại lưu hành trong máu (2%) và các mô mềm (28%). Gan và bắp thịt có nhiều Mg hơn các mô mềm khác.
Mg là thành phần của nhiều loại diếu tố (enzymes) trong cơ thể. Đây là những chất rất cần thiết để điều hòa việc sản xuất năng lượng, cấu tạo chất đạm và DNA, chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Cùng với calci, Mg giúp xương vững chắc và duy trì huyết áp bình thường; giúp bắp thịt co duỗi; chuyên trở calci và kali trong máu, giúp điều hòa nhịp tim đập.
Khi cơ thể thiếu magnesium thì huyết áp có thể lên cao, nhịp tim đập bất thường, có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Đồng thời sự co giãn của bắp thịt bị rối loạn, trong người mệt mỏi, buồn rầu, biếng ăn.
Thực ra, ít khi xảy ra thiếu Mg vì khoáng này có nhiều trong thực phẩm. Nhưng nếu bị ói mửa, tiêu chẩy, bị bệnh thận, gan, uống nhiều rượu hoặc uống thuốc lợi tiểu tiện thì có thể bị thiếu. Nhiều người bị táo bón, mất ngủ, mất định hướng, có ảo giác vì thiếu khoáng này.
Điểm cần lưu ý là những người cao tuổi thường bị táo bón và hay dùng sữa Mg để dễ đại tiện. Nếu dùng thuốc xổ này quá thường xuyên, thận không kịp bài tiết, khiến Mg tích tụ trong máu, có thể gây trúng độc. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, kiệt sức, đổ mồ hôi, tiếng nói lơ lớ, đi đứng không vững và tim đập không đều.
Nhiều Mg đến mực ngộ độc là trong trường hợp suy thận, không thải được lượng Mg thừa, có thể đưa tới rối loạn hô hấp, suy tim, hôn mê.
Nguồn cung cấp magnesium gồm có bột cocoa, hạt vừng, cám lúa mạch, rau có lá màu lục, thịt, sữa, quả hạch, các loại đậu, hạt, chuối, mận.
Nhu cầu magnesium hàng ngày của đàn ông là 350 mg, đàn bà là 280 mg. Phụ nữ trong giai đoạn có thai hoặc cho con bú sữa mẹ thì tăng thêm 20mg mỗi ngày.
4. Kali (K)
Kali (K) là khoáng chất có nhiều trong cơ thể, chỉ sau calci và phospho, với 98% tập trung trong các tế bào.
Cùng với natri, calci và Magnesium, khoáng chất này điều hòa huyết áp và sự thăng bằng của dung dịch chất lỏng trong và ngoài tế bào. K dẫn truyền tín hiệu thần kinh, phối hợp sự co bóp bắp thịt nhất là cơ tim, cần cho tụy tạng tiết ra insulin, trong chuyển hóa carbohydrat và tổng hợp đạm chất.
Lượng K nhiều hay ít quá đều làm tim đập sai nhịp. K thư giãn cơ tim còn calci lại kích thích cơ này.
K có rất nhiều trong các loại thức ăn, nhất là cam, chuối, khoai tây (ăn cả vỏ) trái cây khô, sữa chua, thịt, sữa.
Chỉ cần ăn một quả chuối, một củ khoai tây nhỏ, một miếng dưa canteloupe nặng 250 gr, hoặc uống một ly nước cà chua, một ly nước cam vắt, một ly sữa là ta có thể cung cấp được 400mg kali cho cơ thể.
Nhu cầu kali mỗi ngày vào khoảng từ 2000 tới 3500 mg.
Cơ thể thường thiếu K khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài, lạm dụng thuốc nhuận tràng, phỏng nặng, có bệnh thận, biến chứng tiểu đường, suy dinh dưỡng, dùng nhiều thuốc lợi tiểu.
Thiếu K có các triệu chứng như bắp thịt yếu, ăn mất ngon, buồn nôn, hỗn loạn nhịp tim và ngưng tim.
Khoảng 80% nhu cầu natri được cung cấp từ các thực phẩm bảo quản, số còn lại là do muối ăn dùng khi nấu nướng hoặc có sẵn trong thực phẩm.
Một muổng muối ăn chứa khoảng 500 mg natri, một lít sữa mẹ có khoảng 160 mg natri, sữa bò có chừng 450 mg.
3. Magnesium (Mg)
Khoáng chất này có khá nhiều vai trò quan trọng và hầu như tế bào nào cũng cần đến, nhưng với lượng rất ít. Toàn bộ cơ thể chỉ có độ gần 30 gr Mg với 60% ở trong xương, số còn lại lưu hành trong máu (2%) và các mô mềm (28%). Gan và bắp thịt có nhiều Mg hơn các mô mềm khác.
Mg là thành phần của nhiều loại diếu tố (enzymes) trong cơ thể. Đây là những chất rất cần thiết để điều hòa việc sản xuất năng lượng, cấu tạo chất đạm và DNA, chuyển hóa chất dinh dưỡng.
Cùng với calci, Mg giúp xương vững chắc và duy trì huyết áp bình thường; giúp bắp thịt co duỗi; chuyên trở calci và kali trong máu, giúp điều hòa nhịp tim đập.
Khi cơ thể thiếu magnesium thì huyết áp có thể lên cao, nhịp tim đập bất thường, có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Đồng thời sự co giãn của bắp thịt bị rối loạn, trong người mệt mỏi, buồn rầu, biếng ăn.
Thực ra, ít khi xảy ra thiếu Mg vì khoáng này có nhiều trong thực phẩm. Nhưng nếu bị ói mửa, tiêu chẩy, bị bệnh thận, gan, uống nhiều rượu hoặc uống thuốc lợi tiểu tiện thì có thể bị thiếu. Nhiều người bị táo bón, mất ngủ, mất định hướng, có ảo giác vì thiếu khoáng này.
Điểm cần lưu ý là những người cao tuổi thường bị táo bón và hay dùng sữa Mg để dễ đại tiện. Nếu dùng thuốc xổ này quá thường xuyên, thận không kịp bài tiết, khiến Mg tích tụ trong máu, có thể gây trúng độc. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, kiệt sức, đổ mồ hôi, tiếng nói lơ lớ, đi đứng không vững và tim đập không đều.
Nhiều Mg đến mực ngộ độc là trong trường hợp suy thận, không thải được lượng Mg thừa, có thể đưa tới rối loạn hô hấp, suy tim, hôn mê.
Nguồn cung cấp magnesium gồm có bột cocoa, hạt vừng, cám lúa mạch, rau có lá màu lục, thịt, sữa, quả hạch, các loại đậu, hạt, chuối, mận.
Nhu cầu magnesium hàng ngày của đàn ông là 350 mg, đàn bà là 280 mg. Phụ nữ trong giai đoạn có thai hoặc cho con bú sữa mẹ thì tăng thêm 20mg mỗi ngày.
4. Kali (K)
Kali (K) là khoáng chất có nhiều trong cơ thể, chỉ sau calci và phospho, với 98% tập trung trong các tế bào.
Cùng với natri, calci và Magnesium, khoáng chất này điều hòa huyết áp và sự thăng bằng của dung dịch chất lỏng trong và ngoài tế bào. K dẫn truyền tín hiệu thần kinh, phối hợp sự co bóp bắp thịt nhất là cơ tim, cần cho tụy tạng tiết ra insulin, trong chuyển hóa carbohydrat và tổng hợp đạm chất.
Lượng K nhiều hay ít quá đều làm tim đập sai nhịp. K thư giãn cơ tim còn calci lại kích thích cơ này.
K có rất nhiều trong các loại thức ăn, nhất là cam, chuối, khoai tây (ăn cả vỏ) trái cây khô, sữa chua, thịt, sữa.
Chỉ cần ăn một quả chuối, một củ khoai tây nhỏ, một miếng dưa canteloupe nặng 250 gr, hoặc uống một ly nước cà chua, một ly nước cam vắt, một ly sữa là ta có thể cung cấp được 400mg kali cho cơ thể.
Nhu cầu kali mỗi ngày vào khoảng từ 2000 tới 3500 mg.
Cơ thể thường thiếu K khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài, lạm dụng thuốc nhuận tràng, phỏng nặng, có bệnh thận, biến chứng tiểu đường, suy dinh dưỡng, dùng nhiều thuốc lợi tiểu.
Thiếu K có các triệu chứng như bắp thịt yếu, ăn mất ngon, buồn nôn, hỗn loạn nhịp tim và ngưng tim.
Ngoài nguồn cung cấp từ thực phẩm, muốn dùng thêm K phải tham khảo ý kiến bác sĩ, vì nhiều K quá có thể đưa tới tử vong do tim ngưng đập.
5. Chlor (Cl)
Chlor hay Chlorine thường có dưới dạng hợp chất như trong muối ăn (natri chlor).
Cơ thể có khoảng 100 gr chlor mà đa số nằm trong chất lỏng ngoài tế bào nhất là trong dịch vị bao tử, nước tủy cột sống, mồ hôi. Chlor có rất ít trong hồng cầu và các tế bào khác.
Từ thực phẩm và dịch bao tử, chlor được phần đầu của ruột non (tá tràng) hấp thụ.
Chlor có một số công dụng như:
- Giúp giữ sự thăng bằng tỷ lệ acid/kiềm và áp suất thẩm thấu của các chất lỏng ra vào tế bào;
- Là thành phần acid của dịch vị bao tử, chlor giúp tiêu hóa thực phẩm, hấp thụ các chất dinh dưỡng như sinh tố B12, sắt và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong thực phẩm.
- Có vai trò trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Muối ăn có natri và chlor, cho nên thực phẩm ướp muối cũng là nguồn cung cấp chlor cho cơ thể.
Một phần tư thìa muối có khoảng 750 mg chlor, vừa đủ cho nhu cầu một ngày của cơ thể. Với một số người, dùng quá lượng này có thể làm tăng huyết áp.
Tại một vài địa phương, chlor được pha vào nước uống để diệt vi khuẩn.
Cơ thể thiếu chlor sau khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài hoặc khi uống thuốc lợi tiểu lâu ngày, hoặc chế độ toàn rau trái và không dùng muối.
6. Sắt (Fe)
Tuy hiện diện trong cơ thể với số lượng rất nhỏ, sắt là một trong nhiều yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất và có vai trò rất lớn trong đời sống.
Cơ thể đàn ông có khoảng 4 gr sắt, trong khi đó đàn bà chỉ có 2,5 gr. Khoảng 70% sắt ở trong huyết cầu tố. Phần còn lại được dự trữ trong gan, lá lách, tủy xương sống.
Sắt là dạng khoáng vi lượng được biết tới và được nghiên cứu nhiều nhất vì tình trạng thiếu sắt rất phổ biến, ngay cả trong những điều kiện dư thừa thực phẩm.
Hấp thụ
Thực phẩm là nguồn cung cấp chính yếu sắt cho con người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% sắt trong thực phẩm là được hấp thụ ở ruột non.
Sắt trong thực phẩm có hai loại: 1/3 là sắt hữu cơ “heme” dễ được hấp thụ và không cần sự hiện diện của sinh tố C ; 2/3 là sắt “non heme” khó hấp thụ hơn.
Sự hấp thụ sắt tăng khi thực phẩm có nhiều heme sắt; khi nhu cầu cơ thể cao như mang thai, xuất huyết, tăng trưởng. Sự hấp thụ sắt còn phụ thuộc vào hàm lượng sinh tố C và yếu tố nội tại được sản xuất ờvùng hang vị dạ dầy.
Hấp thụ giảm khi thực phẩm có nhiều nonheme sắt, khi bao tử bị cắt một phần hoặc khi có các bệnh suy hấp thụ.
Công dụng
Sắt kết hợp với protein để tạo ra huyết cầu tố (hemoglobin: heme = iron; globin=protein ) trong hồng huyết cầu. Sắt trong huyết cầu tố mang dưỡng khí từ phổi tới các tế bào và mang thán khí từ tế bào về phổi để thải ra ngoài.
Sắt cũng cần cho việc sản xuất acid trong bao tử để giúp tiêu hóa chất đạm và còn là thành phần của các diếu tố (enzymes) cần cho sự chuyển hóa năng lượng.
Nhu cầu
Nhu cầu hàng ngày là khoảng 10mg cho đàn ông, 15mg cho chụ nữ và từ 7- 12mg (tăng dần) cho trẻ em từ 3 tới 18 tuổi. Phụ nữ trong giai đoạn có kinh nguyệt, khi mang thai hoặc cho con bú có nhu cầu cao tới tới 30 mg/ngày.
Đa số sắt cần thiết cho cơ thể đều có trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
Thiếu sắt có thể là do kém dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em đang tuổi tăng trưởng, phụ nữ mang thai, cho con bú sữa mẹ hoặc có kinh nguyệt.
Khi nguồn cung cấp sắt cho tủy sống ít đi thì khả năng chế tạo hồng huyết cầu của tủy cũng giảm, dẫn đến chứng thiếu máu (anemia). Bệnh nhân bị mệt mỏi, da tái xanh, khó thở và dễ bị nhiễm trùng.
Nếu dùng quá nhiều, sắt có thể tích tụ trong cơ thể và có ảnh hưởng không tốt, nhất là với những người bị bệnh di truyền nhiễm sắc tố mô (hemochromatosis). Thừa sắt còn gây ra chứng táo bón.
Nguồn cung cấp
Sắt có nhiều trong gan, thận, thịt heo, bò, gà, cá, trứng, đậu, hột quả hạch, cải có lá màu lục đậm. Sữa có rất ít sắt.
Sự hấp thụ sắt tỷ lệ thuận với lượng sinh tố C trong thực phẩm.
Sắt thường được bổ sung trong bánh mì, ngũ cốc khô chế biến.
Thông thường thì chế độ ăn hàng ngày luôn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì thế, việc uống thêm các dạng thuốc để bổ sung sắt cho cơ thể cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ferrous sulfate là dạng sắt thường được dùng thêm khi có chỉ định.
CÁC LOẠI SINH TỐ (Vitamins)
1. Sinh tố B1
Sinh tố B1 (thiamine) gắn liền với một bệnh nan y mà người Trung Hoa đã biết tới cách đây nhiều ngàn năm. Đó là bệnh tê phù do suy nhược hệ thần kinh (Beriberi) vì ăn gạo không có cám.
Tên Beriberi có nghĩa là: “Tôi không thể” (I cannot), ý nói khi mắc chứng nan y này thì người bệnh không thề cử động được.Thực vậy, thiếu sinh tố B1, bệnh nhân nằm thở dốc trên giường. Nhưng chỉ với một mũi tiêm Thiamin là bệnh nhân hồi phục ngay.
Thiamine cần thiết cho mọi sinh động vật.
Công dụng
Sinh tố B1 có nhiều công dụng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Giúp các tế bào chuyển carbohydrat thành năng lượng.
- Giúp cơ thể chuyển glucose thành chất béo.
- Rất cần thiết cho các chức năng của tế bào thần kinh não bộ và tim. Não bộ chỉ sử dụng nguồn năng lượng duy nhất từ glucose, nên cần Thiamin. Tim suy yếu khi thiếu Thiamin.
- Tạo cảm giác ăn ngon miệng và cần thiết cho sự tiêu hóa, sự tăng trưởng cơ thể và duy trì sức mạnh của cơ thịt.
Nguồn cung cấp
Sinh tố B1 có trong nhiều thực phầm như mầm lúa mì, thịt nạc (nhất là thịt heo), cá, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan...
Sinh tố B1 tổng hợp ở dạng thiamine hydrochloride là một loại bột kết tinh mầu trắng, hòa tan trong nước được bán trên thị trường với các tên biệt dược như là Benerva, Betabian, Beneurin...
Sự thu hái, tồn trữ, biến chế thực phẩm có ảnh hưởng tới số lượng thiamine.
Nhiệt độ cao, sự oxy hóa, việc đóng hộp thực phẩm đều làm giảm lượng sinh tố B1. Gạo xay sạch vỏ cám, đường tinh chế cũng mất đi gần hết sinh tố này.
Khi ăn sống (gỏi) các hải sản như cá, tôm, sò cũng làm cho thiamine bị phân hóa và mất tác dụng.
Uống nhiều nước trà hoặc nhai lá trà, uống nhiều rượu cũng ngăn chặn sự hấp thụ thiamine.
Sinh tố B 1 rất kỵ sức nóng cho nên khi nấu thực phẩm thì sinh tố B 1, vì hòa tan trong nước, dễ bị mất mát trong nước sôi .
Thiamine được ruột non hấp thụ, chuyển vào máu và được tồn trữ trong gan, thận, tim, não bộ, cơ thịt. Vì hòa tan trong nước nên thiamine thừa thải ra theo nước tiểu.
Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 1-3mg sinh tố B. Khi chế độ giầu carbohydrat thì có thể gia tăng nhiều hơn.
Thiếu sinh tố B 1 thì con người trở nên mệt mỏi yếu đuối, kém tập trung, ăn mất ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, tim đập nhanh, thậm chí có thể bị suy tim.
Thiếu B1 lâu ngày có thể đưa đến bệnh Tê Phù (beriberi), với viêm giây thần kinh ngoại vi, mất cảm giác, gầy mòn, sưng phù cơ thể, suy tim.
2. Sinh tố B2
5. Chlor (Cl)
Chlor hay Chlorine thường có dưới dạng hợp chất như trong muối ăn (natri chlor).
Cơ thể có khoảng 100 gr chlor mà đa số nằm trong chất lỏng ngoài tế bào nhất là trong dịch vị bao tử, nước tủy cột sống, mồ hôi. Chlor có rất ít trong hồng cầu và các tế bào khác.
Từ thực phẩm và dịch bao tử, chlor được phần đầu của ruột non (tá tràng) hấp thụ.
Chlor có một số công dụng như:
- Giúp giữ sự thăng bằng tỷ lệ acid/kiềm và áp suất thẩm thấu của các chất lỏng ra vào tế bào;
- Là thành phần acid của dịch vị bao tử, chlor giúp tiêu hóa thực phẩm, hấp thụ các chất dinh dưỡng như sinh tố B12, sắt và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong thực phẩm.
- Có vai trò trong dẫn truyền tín hiệu thần kinh.
Muối ăn có natri và chlor, cho nên thực phẩm ướp muối cũng là nguồn cung cấp chlor cho cơ thể.
Một phần tư thìa muối có khoảng 750 mg chlor, vừa đủ cho nhu cầu một ngày của cơ thể. Với một số người, dùng quá lượng này có thể làm tăng huyết áp.
Tại một vài địa phương, chlor được pha vào nước uống để diệt vi khuẩn.
Cơ thể thiếu chlor sau khi bị ói mửa, tiêu chẩy kéo dài hoặc khi uống thuốc lợi tiểu lâu ngày, hoặc chế độ toàn rau trái và không dùng muối.
6. Sắt (Fe)
Tuy hiện diện trong cơ thể với số lượng rất nhỏ, sắt là một trong nhiều yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất và có vai trò rất lớn trong đời sống.
Cơ thể đàn ông có khoảng 4 gr sắt, trong khi đó đàn bà chỉ có 2,5 gr. Khoảng 70% sắt ở trong huyết cầu tố. Phần còn lại được dự trữ trong gan, lá lách, tủy xương sống.
Sắt là dạng khoáng vi lượng được biết tới và được nghiên cứu nhiều nhất vì tình trạng thiếu sắt rất phổ biến, ngay cả trong những điều kiện dư thừa thực phẩm.
Hấp thụ
Thực phẩm là nguồn cung cấp chính yếu sắt cho con người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 15% sắt trong thực phẩm là được hấp thụ ở ruột non.
Sắt trong thực phẩm có hai loại: 1/3 là sắt hữu cơ “heme” dễ được hấp thụ và không cần sự hiện diện của sinh tố C ; 2/3 là sắt “non heme” khó hấp thụ hơn.
Sự hấp thụ sắt tăng khi thực phẩm có nhiều heme sắt; khi nhu cầu cơ thể cao như mang thai, xuất huyết, tăng trưởng. Sự hấp thụ sắt còn phụ thuộc vào hàm lượng sinh tố C và yếu tố nội tại được sản xuất ờvùng hang vị dạ dầy.
Hấp thụ giảm khi thực phẩm có nhiều nonheme sắt, khi bao tử bị cắt một phần hoặc khi có các bệnh suy hấp thụ.
Công dụng
Sắt kết hợp với protein để tạo ra huyết cầu tố (hemoglobin: heme = iron; globin=protein ) trong hồng huyết cầu. Sắt trong huyết cầu tố mang dưỡng khí từ phổi tới các tế bào và mang thán khí từ tế bào về phổi để thải ra ngoài.
Sắt cũng cần cho việc sản xuất acid trong bao tử để giúp tiêu hóa chất đạm và còn là thành phần của các diếu tố (enzymes) cần cho sự chuyển hóa năng lượng.
Nhu cầu
Nhu cầu hàng ngày là khoảng 10mg cho đàn ông, 15mg cho chụ nữ và từ 7- 12mg (tăng dần) cho trẻ em từ 3 tới 18 tuổi. Phụ nữ trong giai đoạn có kinh nguyệt, khi mang thai hoặc cho con bú có nhu cầu cao tới tới 30 mg/ngày.
Đa số sắt cần thiết cho cơ thể đều có trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.
Thiếu sắt có thể là do kém dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em đang tuổi tăng trưởng, phụ nữ mang thai, cho con bú sữa mẹ hoặc có kinh nguyệt.
Khi nguồn cung cấp sắt cho tủy sống ít đi thì khả năng chế tạo hồng huyết cầu của tủy cũng giảm, dẫn đến chứng thiếu máu (anemia). Bệnh nhân bị mệt mỏi, da tái xanh, khó thở và dễ bị nhiễm trùng.
Nếu dùng quá nhiều, sắt có thể tích tụ trong cơ thể và có ảnh hưởng không tốt, nhất là với những người bị bệnh di truyền nhiễm sắc tố mô (hemochromatosis). Thừa sắt còn gây ra chứng táo bón.
Nguồn cung cấp
Sắt có nhiều trong gan, thận, thịt heo, bò, gà, cá, trứng, đậu, hột quả hạch, cải có lá màu lục đậm. Sữa có rất ít sắt.
Sự hấp thụ sắt tỷ lệ thuận với lượng sinh tố C trong thực phẩm.
Sắt thường được bổ sung trong bánh mì, ngũ cốc khô chế biến.
Thông thường thì chế độ ăn hàng ngày luôn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết. Vì thế, việc uống thêm các dạng thuốc để bổ sung sắt cho cơ thể cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Ferrous sulfate là dạng sắt thường được dùng thêm khi có chỉ định.
CÁC LOẠI SINH TỐ (Vitamins)
1. Sinh tố B1
Sinh tố B1 (thiamine) gắn liền với một bệnh nan y mà người Trung Hoa đã biết tới cách đây nhiều ngàn năm. Đó là bệnh tê phù do suy nhược hệ thần kinh (Beriberi) vì ăn gạo không có cám.
Tên Beriberi có nghĩa là: “Tôi không thể” (I cannot), ý nói khi mắc chứng nan y này thì người bệnh không thề cử động được.Thực vậy, thiếu sinh tố B1, bệnh nhân nằm thở dốc trên giường. Nhưng chỉ với một mũi tiêm Thiamin là bệnh nhân hồi phục ngay.
Thiamine cần thiết cho mọi sinh động vật.
Công dụng
Sinh tố B1 có nhiều công dụng như sau:
- Giữ vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ thể.
- Giúp các tế bào chuyển carbohydrat thành năng lượng.
- Giúp cơ thể chuyển glucose thành chất béo.
- Rất cần thiết cho các chức năng của tế bào thần kinh não bộ và tim. Não bộ chỉ sử dụng nguồn năng lượng duy nhất từ glucose, nên cần Thiamin. Tim suy yếu khi thiếu Thiamin.
- Tạo cảm giác ăn ngon miệng và cần thiết cho sự tiêu hóa, sự tăng trưởng cơ thể và duy trì sức mạnh của cơ thịt.
Nguồn cung cấp
Sinh tố B1 có trong nhiều thực phầm như mầm lúa mì, thịt nạc (nhất là thịt heo), cá, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan...
Sinh tố B1 tổng hợp ở dạng thiamine hydrochloride là một loại bột kết tinh mầu trắng, hòa tan trong nước được bán trên thị trường với các tên biệt dược như là Benerva, Betabian, Beneurin...
Sự thu hái, tồn trữ, biến chế thực phẩm có ảnh hưởng tới số lượng thiamine.
Nhiệt độ cao, sự oxy hóa, việc đóng hộp thực phẩm đều làm giảm lượng sinh tố B1. Gạo xay sạch vỏ cám, đường tinh chế cũng mất đi gần hết sinh tố này.
Khi ăn sống (gỏi) các hải sản như cá, tôm, sò cũng làm cho thiamine bị phân hóa và mất tác dụng.
Uống nhiều nước trà hoặc nhai lá trà, uống nhiều rượu cũng ngăn chặn sự hấp thụ thiamine.
Sinh tố B 1 rất kỵ sức nóng cho nên khi nấu thực phẩm thì sinh tố B 1, vì hòa tan trong nước, dễ bị mất mát trong nước sôi .
Thiamine được ruột non hấp thụ, chuyển vào máu và được tồn trữ trong gan, thận, tim, não bộ, cơ thịt. Vì hòa tan trong nước nên thiamine thừa thải ra theo nước tiểu.
Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 1-3mg sinh tố B. Khi chế độ giầu carbohydrat thì có thể gia tăng nhiều hơn.
Thiếu sinh tố B 1 thì con người trở nên mệt mỏi yếu đuối, kém tập trung, ăn mất ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, tim đập nhanh, thậm chí có thể bị suy tim.
Thiếu B1 lâu ngày có thể đưa đến bệnh Tê Phù (beriberi), với viêm giây thần kinh ngoại vi, mất cảm giác, gầy mòn, sưng phù cơ thể, suy tim.
2. Sinh tố B2
Sinh tố B2 (Riboflavin) hiện diện trong hầu hết các tế bào của cơ thể.
Ở trạng thái thiên nhiên, B2 là những tinh thể mầu trắng, không mùi, vị đắng, hòa tan trong nước, tương đối chịu nhiệt nhưng dễ bị ánh sáng phân hủy.
Công dụng
Cũng như thiamin, sinh tố B2 giúp chuyển hóa đường bột, chất đạm và chất béo thành năng lượng. Ngoài ra, sinh tố này còn có các chức năng như:
-Tác động qua lại với các loại sinh tố B khác và giữ vai trò thiết yếu trong sự chế tạo hồng huyết cầu và sự tăng trưởng của cơ thể;
-Giữ vai trò quan trọng để ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể của mắt;
-Làm da, móng chân tay, tóc phát triển lành mạnh.
-Giúp hệ thần kinh hoạt động hoàn hảo.
Nguồn cung cấp
B2 có trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim, gan, thận, trứng, quả hạch (nut), hạt ngũ cốc rau có lá màu lục và các loại rau đậu (legumes).
Nhu cầu
Mỗi ngày cơ thể nên có khoảng 1.4 mg sinh tố B2.
Phụ nữ mang thai hay đang uống thuốc viên ngừa thai, người nghiện rượu, ma túy, hoặc uống nhiều cà phê thì cần nhiều B 2 hơn .
Thiếu sinh tố này đưa đến cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay, không chịu được ánh sáng mạnh; lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay móng chân ròn.
Thừa sinh tố B2 không gây ngộ độc.
Sinh tố B2 được hấp thụ ở ruột, chuyển sang máu, dự trữ rất ít ở gan, thận. Lượng sinh tố thừa được thải ra hầu như toàn bộ, nên hàng ngày phải cung cấp đủ sinh tố này.
3. Sinh Tố B3
Năm 1730, y sĩ Tây Ban Nha Gaspar Casal mô tả một chứng bệnh với các vết viêm loét trên da, tiêu chẩy trầm trọng và thay đổi tính tình như cáu kỉnh, lo sợ, buồn rầu rồi đi dần tới mất định hướng, hoang tưởng. Bệnh xuất hiện ở những người lấy ngô bắp làm thực phẩm chính. Ông ta đặt tên bệnh là Pellagra. Trong tiếng Tây Ban Nha, pella có nghĩa là da và agra là cáu kỉnh.
Sau đó bệnh lan tràn ra nhiều quốc gia trồng ngô ở châu Âu, châu Phi.
Bên Hoa Kỳ, vào thời kỳ Nội Chiến, dân chúng miền Nam chỉ có ngô để ăn, nên cũng có nhiều người bị bệnh và thiệt mạng.
Nghiên cứu khoa học trong những thế kỷ kế tiếp đã cho thấy rằng, ngô thiếu một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Do đó việc chọn ngô làm món ăn chính mới dẫn đến mắc bệnh Pellagra. Chất bị thiếu chính là sinh tố B3 hay niacin, tên gọi chung cho nicotinic acid và nicotinamide. Trong thịt động vật có nhiều chất tryptophan là tiền thân của niacin.
Niacin là những tinh thể không mầu, vị đắng, hòa tan trong nước, không bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng, acid, kiềm, và sự oxy hóa.
Công dụng
Sinh tố B3 có các công dụng sau đây:
- Cần thiết cho sự hô hấp của tế bào.
- Cần thiết cho việc chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.
- Giúp duy trì các chức năng của da, giây thần kinh và hệ tiêu hóa;
- Điều hòa lượng đường và cholesterol trong máu.
- Cần thiết để cơ thể chế tạo những kích thích tố căn bản như cortisone, estrogen, progesterone, thyroxin...
Trong điều trị, đôi khi niacin được dùng để giảm mức cholesterol trong máu, nhưng việc sử dụng phải được bác sĩ hướng dẫn vì thuốc có nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Nguồn cung cấp
Cơ thể có thể sản xuất sinh tố B 3 từ chất tryptophan có trong chất đạm động vật, hoặc hấp thụ trực tiếp sinh tố B3 có trong thực phẩm.
B3 có nhiều trong thực phầm giàu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, thịt gà, cá, nấm, các loại hạt, sữa, pho mát, ngũ cốc khô tăng cường, rau, sữa, trứng, cà phê.
Niacin tổng hợp cũng công hiệu như dạng tự nhiên và giá thành vừa phải.
Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ từ 15-17 mg niacin.
Thiếu sinh tố B 3 dẫn đến các triệu chứng giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, lo âu, tâm thần căng thẳng, hay gắt gỏng, buồn chán, nhức đầu, sưng nớu răng và chẩy máu, viêm ngứa da.
Nếu thiếu trầm trọng, có thể mắc bệnh pellagra, với các triệu chứng như viêm da, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, mất ngủ, giảm cân và ở mức độ nặng có thể mất trí nhớ.
Dùng niacin với liều lượng quá cao (trên 3g/ngày) có thể đưa tới hại gan, viêm ngứa da, mặt đỏ bừng, cảm giác chóng mặt. Với liều cao hơn nữa có thể làm cơ thể không hấp thụ được carbohydrat và gây cảm giác bồn chồn, không yên...
4. Sinh Tố B6
Sinh tố B6 (pyridoxine) rất quan trọng trong sự chuyển hóa acid amin (chất đạm) và có vai trò nhỏ hơn trong chuyển hóa carbohydrat, chất béo. Cơ thể càng tiêu thụ nhiều chất đạm càng cần nhiều sinh tố B6.
Ngoài ra, sinh tố B6 còn có các công dụng như:
- Giúp duy trì các chức năng bình thường của não bộ, giúp sự chế tạo hồng huyết cầu, kháng thể, kích thích tố nữ estrogen.
- Điều hòa sự sản xuất hóa chất ở não bộ kiểm soát sự ngủ nghỉ, cảm xúc và sự hấp thụ sinh tố B12.
- Điều trị các trường hợp thiếu máu không đáp ứng với khoáng chất sắt.
Nguồn cung cấp sinh tố B 6 gồm có: thịt cá, gan, thận, quả hạch, đậu, chuối, trái bơ, trứng, lúa mì. Một số vi khuẩn đường ruột cũng tổng hợp được B6.
Sinh tố B6 hòa tan trong nước, chịu đựng được với nhiệt nhưng bị tia tử ngoại, sự oxy hóa phân hủy.
Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 2mg.
Người cao tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang dùng viên thuốc tránh thai có nhu cầu cao hơn. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng cao theo tỷ lệ thuận với thành phần chất đạm trong bữa ăn.
Thiếu sinh tố B 6, bệnh nhân có những bất thường như ăn mất ngon, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ kích động, bắp thịt co rút, co giật, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, giảm sinh lực. Các bất thường này thường thấy ở các bệnh nhân đang dùng thuốc Isoniazid (acid nicotinic hydrazit-INH) để chữa bệnh lao. Họ thường được chỉ định uống bổ sung từ 50 tới 100mg pyridoxine mỗi ngày.
Liều cao sinh tố B6 (trên 10g/ngày) có thể làm cho gan tạo ra men bất thường.
5. Sinh Tố B12
Bệnh Thiếu máu ác tính (Pernicious Anemia) là một bệnh hiểm nghèo, được bác sĩ người Anh Thomas Addison mô tả từ năm 1849. Nhưng phải đợi tới gần một thế kỷ nghiên cứu, khoa học mới tìm ra nguyên nhân và thuốc chữa bệnh.
Năm 1948, các khoa học gia đã tách từ gan ra một chất mầu đỏ có công dụng trị bệnh thiếu máu ác tính và họ đặt tên là sinh tố B12.
Điều đặc biệt là cơ thể thực vật và động vật bậc cao không tự tổng hợp được sinh tố B12. Nhưng vào năm 1955, các nhà khoa học của Đại học Harvard đã tổng hợp được sinh tố này trong phòng thí nghiệm.
Và ngày nay, bệnh thiếu máu ác tính đã được điều trị khỏi bằng sinh tố B12 mà ta còn gọi là Cyano-cobalamin.
Sự hấp thụ
B12 là sinh tố duy nhất cần có một nhân tố nội tại (intrinsic factor) đặc biệt trong bao tử là glycoprotein để có thể hấp thụ ở ruột. Sự hấp thụ này kéo dài cả mấy giờ, trong khi đó các sinh tố hòa tan trong nước khác chỉ cần ít phút.
Hấp thụ sẽ giảm khi thiếu chất glycoprotein vì một căn bệnh nào đó của bao tử, giảm chất glycoprotein ở người cao tuổi, hoặc khi cơ thể thiếu khoáng chất sắt và sinh tố B6.
Trong thực phẩm từ động vật, sinh tố B12 gắn liền với một đơn vị chất đạm. Khi thực phẩm vào bao tử thì chúng tách rời ra và sinh tố B12 kết hợp với glycoprotein. Nhờ đó B12 mới được chuyển qua ruột để hấp thụ.
Gan là cơ quan dự trữ nhiều B12 rồi đến thận, bắp thịt, phổi. Lượng B12 thừa được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Công dụng
Sinh tố B 12 có các công dụng sau:
- Cần để tạo hồng huyết cầu từ tủy xương. Thiếu B12, hồng cầu không trưởng thành, sẽ lớn hơn bình thường, và gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu to và những thương tổn đặc biệt của hệ thần kinh.
- Duy trì tốt các tế bào thần kinh.
- Giúp sự tăng trưởng của trẻ em;
- Giúp sự chuyển hóa chất béo, carbohydrat và chất đạm trong thực phẩm;
- Làm chậm việc chuyển nhiễm HIV dương tính sang bệnh AIDS;
- Giảm nguy cơ gây bệnh tim
Nguồn cung cấp
Sinh tố B12 được tạo ra nhiều nhất do các vi khuẩn đường ruột của các động vật ăn cỏ, và được kết hợp với chất đạm của các động vật đó. Vì thế B12 có nhiều trong gan, thận, tim, tụy tạng, thịt bò, thịt gà. B12 cũng có trong cá, lòng đỏ trứng, sữa, pho mát, sò, cua.
Thực phẩm gốc thực vật không có B12, vì thế những người ăn chay thuần túy rau trái sẽ bị thiếu B12 và phải uống bổ sung loại sinh tố này.
Sinh tố B12 hòa tan trong nước, rất dễ bị phân hủy khi ở ngoài cơ thể.
Vì hòa tan trong nước, nên khi tiêu thụ nhiều B12 thì sinh tố sẽ được nước tiểu thải ra ngoài và không gây ra ngộ độc
Nhu cầu
Nhu cầu mỗi ngày là từ 2 tới 4 mcg. Chỉ cần ăn khoảng 100gr thịt bò đã có đủ số lượng này.
Bao tử người cao tuổi thường tiết ra ít acid, nên nhiều vi sinh vật dễ dàng sinh sản nơi đây và tranh ăn hết sinh tố B 12 trong bao tử. Do đó các vị này cần dùng thêm B 12.
Người cao tuổi, người ăn chay, dân chúng các quốc gia đang phát triển (với lượng chất đạm động vật thấp trong khẩu phần) đều có thể bị thiếu B12, nên cần dùng bổ sung.
Thiếu B12 kéo dài dẫn tới bệnh thiếu máu ác tính. Bệnh nhân ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, mất cân, viêm lưỡi, đi không vững, rối loạn thần kinh, cáu kỉnh, buồn rầu. Nếu không chữa kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Điều trị rất đơn giản: chỉ cần tiêm B12 là bệnh thuyên giảm ngay.
Trái với tin tưởng của nhiều người, khi không có bệnh mà tiêm B 12 sẽ không làm cơ thể khỏe mạnh hơn hoặc ăn ngon miệng hơn.
6. Sinh Tố B5
Sinh tố B5 hay acid panthotenic acid hòa tan trong nước, có nhiều trong trứng, sữa và phó sản, cá, rau, đậu, men, thịt nạc, bắp cải xanh, bắp xu, khoai lang.
Sinh tố B5 có các công dụng như sau:
- Cần thiết cho sự tổng hợp các acid béo
- Cần cho chuyển hóa carbohydrat, chất béo, chất đạm để tạo ra năng lượng.
- Giúp tổng hợp các kích thích tố, kháng thể.
- Tạo ra porphyrin, tiền thân của heme, cần cho sự tổng hợp huyết cầu tố.
- Tạo ra hóa chất acetylcholine để điều hòa các chức năng não bộ.
- Giảm đau và cứng khớp xương.
Ở trạng thái thiên nhiên, B2 là những tinh thể mầu trắng, không mùi, vị đắng, hòa tan trong nước, tương đối chịu nhiệt nhưng dễ bị ánh sáng phân hủy.
Công dụng
Cũng như thiamin, sinh tố B2 giúp chuyển hóa đường bột, chất đạm và chất béo thành năng lượng. Ngoài ra, sinh tố này còn có các chức năng như:
-Tác động qua lại với các loại sinh tố B khác và giữ vai trò thiết yếu trong sự chế tạo hồng huyết cầu và sự tăng trưởng của cơ thể;
-Giữ vai trò quan trọng để ngăn ngừa chứng đục thủy tinh thể của mắt;
-Làm da, móng chân tay, tóc phát triển lành mạnh.
-Giúp hệ thần kinh hoạt động hoàn hảo.
Nguồn cung cấp
B2 có trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim, gan, thận, trứng, quả hạch (nut), hạt ngũ cốc rau có lá màu lục và các loại rau đậu (legumes).
Nhu cầu
Mỗi ngày cơ thể nên có khoảng 1.4 mg sinh tố B2.
Phụ nữ mang thai hay đang uống thuốc viên ngừa thai, người nghiện rượu, ma túy, hoặc uống nhiều cà phê thì cần nhiều B 2 hơn .
Thiếu sinh tố này đưa đến cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay, không chịu được ánh sáng mạnh; lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay móng chân ròn.
Thừa sinh tố B2 không gây ngộ độc.
Sinh tố B2 được hấp thụ ở ruột, chuyển sang máu, dự trữ rất ít ở gan, thận. Lượng sinh tố thừa được thải ra hầu như toàn bộ, nên hàng ngày phải cung cấp đủ sinh tố này.
3. Sinh Tố B3
Năm 1730, y sĩ Tây Ban Nha Gaspar Casal mô tả một chứng bệnh với các vết viêm loét trên da, tiêu chẩy trầm trọng và thay đổi tính tình như cáu kỉnh, lo sợ, buồn rầu rồi đi dần tới mất định hướng, hoang tưởng. Bệnh xuất hiện ở những người lấy ngô bắp làm thực phẩm chính. Ông ta đặt tên bệnh là Pellagra. Trong tiếng Tây Ban Nha, pella có nghĩa là da và agra là cáu kỉnh.
Sau đó bệnh lan tràn ra nhiều quốc gia trồng ngô ở châu Âu, châu Phi.
Bên Hoa Kỳ, vào thời kỳ Nội Chiến, dân chúng miền Nam chỉ có ngô để ăn, nên cũng có nhiều người bị bệnh và thiệt mạng.
Nghiên cứu khoa học trong những thế kỷ kế tiếp đã cho thấy rằng, ngô thiếu một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Do đó việc chọn ngô làm món ăn chính mới dẫn đến mắc bệnh Pellagra. Chất bị thiếu chính là sinh tố B3 hay niacin, tên gọi chung cho nicotinic acid và nicotinamide. Trong thịt động vật có nhiều chất tryptophan là tiền thân của niacin.
Niacin là những tinh thể không mầu, vị đắng, hòa tan trong nước, không bị phân hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng, acid, kiềm, và sự oxy hóa.
Công dụng
Sinh tố B3 có các công dụng sau đây:
- Cần thiết cho sự hô hấp của tế bào.
- Cần thiết cho việc chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.
- Giúp duy trì các chức năng của da, giây thần kinh và hệ tiêu hóa;
- Điều hòa lượng đường và cholesterol trong máu.
- Cần thiết để cơ thể chế tạo những kích thích tố căn bản như cortisone, estrogen, progesterone, thyroxin...
Trong điều trị, đôi khi niacin được dùng để giảm mức cholesterol trong máu, nhưng việc sử dụng phải được bác sĩ hướng dẫn vì thuốc có nhiều tác dụng phụ khó chịu.
Nguồn cung cấp
Cơ thể có thể sản xuất sinh tố B 3 từ chất tryptophan có trong chất đạm động vật, hoặc hấp thụ trực tiếp sinh tố B3 có trong thực phẩm.
B3 có nhiều trong thực phầm giàu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, thịt gà, cá, nấm, các loại hạt, sữa, pho mát, ngũ cốc khô tăng cường, rau, sữa, trứng, cà phê.
Niacin tổng hợp cũng công hiệu như dạng tự nhiên và giá thành vừa phải.
Nhu cầu
Mỗi ngày nên tiêu thụ từ 15-17 mg niacin.
Thiếu sinh tố B 3 dẫn đến các triệu chứng giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, lo âu, tâm thần căng thẳng, hay gắt gỏng, buồn chán, nhức đầu, sưng nớu răng và chẩy máu, viêm ngứa da.
Nếu thiếu trầm trọng, có thể mắc bệnh pellagra, với các triệu chứng như viêm da, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, mất ngủ, giảm cân và ở mức độ nặng có thể mất trí nhớ.
Dùng niacin với liều lượng quá cao (trên 3g/ngày) có thể đưa tới hại gan, viêm ngứa da, mặt đỏ bừng, cảm giác chóng mặt. Với liều cao hơn nữa có thể làm cơ thể không hấp thụ được carbohydrat và gây cảm giác bồn chồn, không yên...
4. Sinh Tố B6
Sinh tố B6 (pyridoxine) rất quan trọng trong sự chuyển hóa acid amin (chất đạm) và có vai trò nhỏ hơn trong chuyển hóa carbohydrat, chất béo. Cơ thể càng tiêu thụ nhiều chất đạm càng cần nhiều sinh tố B6.
Ngoài ra, sinh tố B6 còn có các công dụng như:
- Giúp duy trì các chức năng bình thường của não bộ, giúp sự chế tạo hồng huyết cầu, kháng thể, kích thích tố nữ estrogen.
- Điều hòa sự sản xuất hóa chất ở não bộ kiểm soát sự ngủ nghỉ, cảm xúc và sự hấp thụ sinh tố B12.
- Điều trị các trường hợp thiếu máu không đáp ứng với khoáng chất sắt.
Nguồn cung cấp sinh tố B 6 gồm có: thịt cá, gan, thận, quả hạch, đậu, chuối, trái bơ, trứng, lúa mì. Một số vi khuẩn đường ruột cũng tổng hợp được B6.
Sinh tố B6 hòa tan trong nước, chịu đựng được với nhiệt nhưng bị tia tử ngoại, sự oxy hóa phân hủy.
Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 2mg.
Người cao tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang dùng viên thuốc tránh thai có nhu cầu cao hơn. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng cao theo tỷ lệ thuận với thành phần chất đạm trong bữa ăn.
Thiếu sinh tố B 6, bệnh nhân có những bất thường như ăn mất ngon, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ kích động, bắp thịt co rút, co giật, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, giảm sinh lực. Các bất thường này thường thấy ở các bệnh nhân đang dùng thuốc Isoniazid (acid nicotinic hydrazit-INH) để chữa bệnh lao. Họ thường được chỉ định uống bổ sung từ 50 tới 100mg pyridoxine mỗi ngày.
Liều cao sinh tố B6 (trên 10g/ngày) có thể làm cho gan tạo ra men bất thường.
5. Sinh Tố B12
Bệnh Thiếu máu ác tính (Pernicious Anemia) là một bệnh hiểm nghèo, được bác sĩ người Anh Thomas Addison mô tả từ năm 1849. Nhưng phải đợi tới gần một thế kỷ nghiên cứu, khoa học mới tìm ra nguyên nhân và thuốc chữa bệnh.
Năm 1948, các khoa học gia đã tách từ gan ra một chất mầu đỏ có công dụng trị bệnh thiếu máu ác tính và họ đặt tên là sinh tố B12.
Điều đặc biệt là cơ thể thực vật và động vật bậc cao không tự tổng hợp được sinh tố B12. Nhưng vào năm 1955, các nhà khoa học của Đại học Harvard đã tổng hợp được sinh tố này trong phòng thí nghiệm.
Và ngày nay, bệnh thiếu máu ác tính đã được điều trị khỏi bằng sinh tố B12 mà ta còn gọi là Cyano-cobalamin.
Sự hấp thụ
B12 là sinh tố duy nhất cần có một nhân tố nội tại (intrinsic factor) đặc biệt trong bao tử là glycoprotein để có thể hấp thụ ở ruột. Sự hấp thụ này kéo dài cả mấy giờ, trong khi đó các sinh tố hòa tan trong nước khác chỉ cần ít phút.
Hấp thụ sẽ giảm khi thiếu chất glycoprotein vì một căn bệnh nào đó của bao tử, giảm chất glycoprotein ở người cao tuổi, hoặc khi cơ thể thiếu khoáng chất sắt và sinh tố B6.
Trong thực phẩm từ động vật, sinh tố B12 gắn liền với một đơn vị chất đạm. Khi thực phẩm vào bao tử thì chúng tách rời ra và sinh tố B12 kết hợp với glycoprotein. Nhờ đó B12 mới được chuyển qua ruột để hấp thụ.
Gan là cơ quan dự trữ nhiều B12 rồi đến thận, bắp thịt, phổi. Lượng B12 thừa được thải ra ngoài theo nước tiểu.
Công dụng
Sinh tố B 12 có các công dụng sau:
- Cần để tạo hồng huyết cầu từ tủy xương. Thiếu B12, hồng cầu không trưởng thành, sẽ lớn hơn bình thường, và gây ra bệnh thiếu máu hồng cầu to và những thương tổn đặc biệt của hệ thần kinh.
- Duy trì tốt các tế bào thần kinh.
- Giúp sự tăng trưởng của trẻ em;
- Giúp sự chuyển hóa chất béo, carbohydrat và chất đạm trong thực phẩm;
- Làm chậm việc chuyển nhiễm HIV dương tính sang bệnh AIDS;
- Giảm nguy cơ gây bệnh tim
Nguồn cung cấp
Sinh tố B12 được tạo ra nhiều nhất do các vi khuẩn đường ruột của các động vật ăn cỏ, và được kết hợp với chất đạm của các động vật đó. Vì thế B12 có nhiều trong gan, thận, tim, tụy tạng, thịt bò, thịt gà. B12 cũng có trong cá, lòng đỏ trứng, sữa, pho mát, sò, cua.
Thực phẩm gốc thực vật không có B12, vì thế những người ăn chay thuần túy rau trái sẽ bị thiếu B12 và phải uống bổ sung loại sinh tố này.
Sinh tố B12 hòa tan trong nước, rất dễ bị phân hủy khi ở ngoài cơ thể.
Vì hòa tan trong nước, nên khi tiêu thụ nhiều B12 thì sinh tố sẽ được nước tiểu thải ra ngoài và không gây ra ngộ độc
Nhu cầu
Nhu cầu mỗi ngày là từ 2 tới 4 mcg. Chỉ cần ăn khoảng 100gr thịt bò đã có đủ số lượng này.
Bao tử người cao tuổi thường tiết ra ít acid, nên nhiều vi sinh vật dễ dàng sinh sản nơi đây và tranh ăn hết sinh tố B 12 trong bao tử. Do đó các vị này cần dùng thêm B 12.
Người cao tuổi, người ăn chay, dân chúng các quốc gia đang phát triển (với lượng chất đạm động vật thấp trong khẩu phần) đều có thể bị thiếu B12, nên cần dùng bổ sung.
Thiếu B12 kéo dài dẫn tới bệnh thiếu máu ác tính. Bệnh nhân ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, mất cân, viêm lưỡi, đi không vững, rối loạn thần kinh, cáu kỉnh, buồn rầu. Nếu không chữa kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Điều trị rất đơn giản: chỉ cần tiêm B12 là bệnh thuyên giảm ngay.
Trái với tin tưởng của nhiều người, khi không có bệnh mà tiêm B 12 sẽ không làm cơ thể khỏe mạnh hơn hoặc ăn ngon miệng hơn.
6. Sinh Tố B5
Sinh tố B5 hay acid panthotenic acid hòa tan trong nước, có nhiều trong trứng, sữa và phó sản, cá, rau, đậu, men, thịt nạc, bắp cải xanh, bắp xu, khoai lang.
Sinh tố B5 có các công dụng như sau:
- Cần thiết cho sự tổng hợp các acid béo
- Cần cho chuyển hóa carbohydrat, chất béo, chất đạm để tạo ra năng lượng.
- Giúp tổng hợp các kích thích tố, kháng thể.
- Tạo ra porphyrin, tiền thân của heme, cần cho sự tổng hợp huyết cầu tố.
- Tạo ra hóa chất acetylcholine để điều hòa các chức năng não bộ.
- Giảm đau và cứng khớp xương.
- Ngoài ra, một số ý kiến cho là sinh tố giúp tóc giữ mầu tự nhiên.
Các nhà dinh dưỡng chưa xác định nhu cầu hàng ngày cho sinh tố này, nhưng khuyên không nên dùng quá 4-7 mg một ngày. Nếu dùng trên 10 mg một ngày thì có thể bị tiêu chẩy.
Khi thiếu B5, có thể dẫn đến hội chứng tiêu hóa như viêm dạ dầy-ruột, tiêu chẩy, vọp bẻ, ói mửa, kém tập trung, hay mệt mỏi, da sừng hóa, mất sắc tố da và có thể ảnh hưởng tới tuyến thượng thận. Trường hợp thiếu kéo dài có thể xảy ra hiện tượng suy cấp vỏ thượng thận, giảm các chất sterol...
Ở các loài chó, chuột...thiếu B5 làm cho màu lông bạc trắng. Nhưng ở con người thì sinh tố này cũng như các sinh tố khác không có vai trò gì trong việc bạc tóc.
7. Folatin
Folatin là tên gọi chung của folic acid và một số chất có tác dụng tương tự.
Công dụng của Folatin gồm có:
Các nhà dinh dưỡng chưa xác định nhu cầu hàng ngày cho sinh tố này, nhưng khuyên không nên dùng quá 4-7 mg một ngày. Nếu dùng trên 10 mg một ngày thì có thể bị tiêu chẩy.
Khi thiếu B5, có thể dẫn đến hội chứng tiêu hóa như viêm dạ dầy-ruột, tiêu chẩy, vọp bẻ, ói mửa, kém tập trung, hay mệt mỏi, da sừng hóa, mất sắc tố da và có thể ảnh hưởng tới tuyến thượng thận. Trường hợp thiếu kéo dài có thể xảy ra hiện tượng suy cấp vỏ thượng thận, giảm các chất sterol...
Ở các loài chó, chuột...thiếu B5 làm cho màu lông bạc trắng. Nhưng ở con người thì sinh tố này cũng như các sinh tố khác không có vai trò gì trong việc bạc tóc.
7. Folatin
Folatin là tên gọi chung của folic acid và một số chất có tác dụng tương tự.
Công dụng của Folatin gồm có:
- Giúp cơ thể tạo ra purines và pyrimidines là những chất rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA (deoxyribonucleic acid) và RNA (ribonucleic acid). Đây là hai nguyên tố kiểm soát các hoạt động và tính chất di truyền của mọi tế bào. Do đó sinh tố này cần cho sự tăng trưởng và sự phân bào.
- Tạo ra chất đạm chứa sắt (heme) cần cho việc sản xuất huyết cầu tố.
- Cần cho sự tổng hợp các acid amin như tyrosine, methionine
Sinh tố này có nhiều trong các loại thực phẩm và rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp các tế bào tăng trưởng.
Nhiều nghiên cứu sơ khởi cho thấy sinh tố này có khả năng giảm nhẹ các nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh; có thể giúp phòng ngừa ung thư tử cung, làm giảm nguy cơ tai biến tim.
Folacin cũng giảm nguy cơ cơn suy tim. Đó là kết quả nghiên cứu tại trường Y khoa Phòng Ngừa Đại học Harvard vào năm 1998.
Folacin cũng được dùng để chữa bệnh Thiếu Máu Hồng Cầu To (Megaloblastic anemia), ung thư máu, bệnh viêm ruột loét miệng (sprue) do thiếu Folic acid.
Tác dụng của Folatin cần sự hiện diện của các sinh tố B12 và C. Sinh tố C cũng bảo vệ folatin khỏi bị oxy hóa.
Nhu cầu trung bình mỗi ngày là 150mcg.
Nguồn cung cấp sinh tố folic acid gồm có gan, thận, các loại rau lá lục đậm, các trái chua, đậu và rau đậu, cám lúa mì, thịt heo, thịt gà và các loại tôm cua sò hến.
Sinh tố bị mất đi khá nhiều khi nấu thức phẩm quá lâu, nhất là các loại rau xanh.
Nghiện rượu kinh niên là nguyên nhân chính đưa tới thiếu Folic acid vì rượu gây trở ngại cho sự hấp thụ và di chuyển sinh tố này từ gan ra tế bào. Thuốc viên uống ngừa thai cũng làm giảm sự hấp thụ Folacin.
Triệu chứng thiếu sinh tố này gồm có: khô ngứa da, môi nứt nẻ, tóc sớm bạc, thiếu máu, ăn kém ngon, mệt mỏi, đau bụng, buồn rầu, lo lắng, giảm trí nhớ...
8. Sinh tố C
Từ những năm 1550 trước Công nguyên, các nhà y học đã mô tả một bệnh có khả năng gây tử vong ở những thủy thủ lênh đênh kéo dài cuộc hải hành cả dăm bẩy tháng. Thực phẩm chính của họ là đồ khô, không trái cây, không rau tươi. Đó là bệnh Scurvy, tiếng Pháp là Scorbut.
Bệnh có các triệu chứng như chẩy máu và sưng ở nướu răng, chẩy máu dưới da. Kéo dài lâu ngày, bệnh nhân có thể tử vong.
Năm 1535, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier nhận thấy rằng thủy thủ dùng một loại nước uống của thổ dân Gia Nã Đại thì lành bệnh. Trong nước đó có lẫn nước của trái chanh.
Vào năm 1932, sau nhiều nghiên cứu, các khoa học gia thấy trái chanh chứa một chất có thể chữa và ngừa bệnh Scurvy. Đó là sinh tố C, tên hóa học là Ascorbic acid.
Đến năm 1933, người ta tổng hợp được sinh tố C.
Ngày nay sinh tố C rất phổ biến và được nhiều người dùng thêm với nhiều mục đích khác nhau, nhất là để phòng và chữa cảm cúm và chống sự oxy hóa trong cơ thể.
Ascorbic acid là những tinh thể bột không mùi, màu trắng, dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy bởi nhiệt, oxy, ánh sáng, dung dịch kiềm, đồng và sắt.
Công dụng
Sinh tố C có nhiều công dụng quan trọng trong cơ thể con người như :
- Duy trì các mô tiếp nối, làm mau lành các vết thương;
- Giúp duy trì răng lợi trong tình trạng tốt;
- Giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, folic acid;
- Tăng cường khả năng miễn dịch;
- Giảm mức cholesterol LDL trong máu, làm thành mạch máu bền vững hơn;
- Giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể;
- Làm giảm triệu chứng của cảm lạnh;
- Là chất chống oxy hóa rất tốt;
- Giúp sự chuyển hóa chất béo, các acid amin như tyroxine, tryptophan.
Sinh tố C hiện đang được nghiên cứu về khả năng chống sự oxy hóa làm tổn thương tế bào.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá liên tục làm giảm sinh tố C trong cơ thể. Nhưng không có dẫn chứng nào cho rằng ghiền thuốc lá cần dùng thêm sinh tố này.
Một số nghiên cứu khác cho rằng sinh tố C dùng với liều cao (300mg một ngày) có thể kéo dài tuổi thọ, có tác dụng chống dị ứng và loại bỏ độc tính của dược phẩm trong cơ thể.
Nguồn cung cấp
Sinh tố C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, trái dâu, cà chua, súp lơ xanh, khoai lang, khoai tây, hồng qua (cantaloupe). Cá thịt và sữa có rất ít sinh tố C.
- Tạo ra chất đạm chứa sắt (heme) cần cho việc sản xuất huyết cầu tố.
- Cần cho sự tổng hợp các acid amin như tyrosine, methionine
Sinh tố này có nhiều trong các loại thực phẩm và rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp các tế bào tăng trưởng.
Nhiều nghiên cứu sơ khởi cho thấy sinh tố này có khả năng giảm nhẹ các nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh; có thể giúp phòng ngừa ung thư tử cung, làm giảm nguy cơ tai biến tim.
Folacin cũng giảm nguy cơ cơn suy tim. Đó là kết quả nghiên cứu tại trường Y khoa Phòng Ngừa Đại học Harvard vào năm 1998.
Folacin cũng được dùng để chữa bệnh Thiếu Máu Hồng Cầu To (Megaloblastic anemia), ung thư máu, bệnh viêm ruột loét miệng (sprue) do thiếu Folic acid.
Tác dụng của Folatin cần sự hiện diện của các sinh tố B12 và C. Sinh tố C cũng bảo vệ folatin khỏi bị oxy hóa.
Nhu cầu trung bình mỗi ngày là 150mcg.
Nguồn cung cấp sinh tố folic acid gồm có gan, thận, các loại rau lá lục đậm, các trái chua, đậu và rau đậu, cám lúa mì, thịt heo, thịt gà và các loại tôm cua sò hến.
Sinh tố bị mất đi khá nhiều khi nấu thức phẩm quá lâu, nhất là các loại rau xanh.
Nghiện rượu kinh niên là nguyên nhân chính đưa tới thiếu Folic acid vì rượu gây trở ngại cho sự hấp thụ và di chuyển sinh tố này từ gan ra tế bào. Thuốc viên uống ngừa thai cũng làm giảm sự hấp thụ Folacin.
Triệu chứng thiếu sinh tố này gồm có: khô ngứa da, môi nứt nẻ, tóc sớm bạc, thiếu máu, ăn kém ngon, mệt mỏi, đau bụng, buồn rầu, lo lắng, giảm trí nhớ...
8. Sinh tố C
Từ những năm 1550 trước Công nguyên, các nhà y học đã mô tả một bệnh có khả năng gây tử vong ở những thủy thủ lênh đênh kéo dài cuộc hải hành cả dăm bẩy tháng. Thực phẩm chính của họ là đồ khô, không trái cây, không rau tươi. Đó là bệnh Scurvy, tiếng Pháp là Scorbut.
Bệnh có các triệu chứng như chẩy máu và sưng ở nướu răng, chẩy máu dưới da. Kéo dài lâu ngày, bệnh nhân có thể tử vong.
Năm 1535, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier nhận thấy rằng thủy thủ dùng một loại nước uống của thổ dân Gia Nã Đại thì lành bệnh. Trong nước đó có lẫn nước của trái chanh.
Vào năm 1932, sau nhiều nghiên cứu, các khoa học gia thấy trái chanh chứa một chất có thể chữa và ngừa bệnh Scurvy. Đó là sinh tố C, tên hóa học là Ascorbic acid.
Đến năm 1933, người ta tổng hợp được sinh tố C.
Ngày nay sinh tố C rất phổ biến và được nhiều người dùng thêm với nhiều mục đích khác nhau, nhất là để phòng và chữa cảm cúm và chống sự oxy hóa trong cơ thể.
Ascorbic acid là những tinh thể bột không mùi, màu trắng, dễ hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy bởi nhiệt, oxy, ánh sáng, dung dịch kiềm, đồng và sắt.
Công dụng
Sinh tố C có nhiều công dụng quan trọng trong cơ thể con người như :
- Duy trì các mô tiếp nối, làm mau lành các vết thương;
- Giúp duy trì răng lợi trong tình trạng tốt;
- Giúp cơ thể hấp thụ chất sắt, folic acid;
- Tăng cường khả năng miễn dịch;
- Giảm mức cholesterol LDL trong máu, làm thành mạch máu bền vững hơn;
- Giúp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể;
- Làm giảm triệu chứng của cảm lạnh;
- Là chất chống oxy hóa rất tốt;
- Giúp sự chuyển hóa chất béo, các acid amin như tyroxine, tryptophan.
Sinh tố C hiện đang được nghiên cứu về khả năng chống sự oxy hóa làm tổn thương tế bào.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá liên tục làm giảm sinh tố C trong cơ thể. Nhưng không có dẫn chứng nào cho rằng ghiền thuốc lá cần dùng thêm sinh tố này.
Một số nghiên cứu khác cho rằng sinh tố C dùng với liều cao (300mg một ngày) có thể kéo dài tuổi thọ, có tác dụng chống dị ứng và loại bỏ độc tính của dược phẩm trong cơ thể.
Nguồn cung cấp
Sinh tố C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, trái dâu, cà chua, súp lơ xanh, khoai lang, khoai tây, hồng qua (cantaloupe). Cá thịt và sữa có rất ít sinh tố C.
Sinh tố C trong thực phẩm rất dễ bị phân hủy trong khi chế biến, gặt hái, nấu nướng và cất trữ. Thực phẩm tươi nên dùng sớm hoặc cất giữ nơi nhiệt độ lạnh, nấu với ít nước, không nấu trong nồi bằng đồng, sắt và nên ăn ngay sau khi nấu.
Muốn duy trì sinh tố C trong thực phẩm cất trữ bằng đông lạnh, không nên làm rã đá trước khi nấu mà chờ cho nước sôi rồi bỏ nguyên khối thực phẩm đông lạnh vào nồi.
Nhu cầu
Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 60 mg sinh tố C.
Tình trạng thiếu sinh tố C của cơ thể ít khi xẩy ra vì có nhiều thực phẩm chứa sinh tố C và nhiều loại nước uống cũng được bổ sung sinh tố này.
Thiếu sinh tố C trầm trọng có thể đưa tới bệnh Scurvy. Bệnh có các dấu hiệu như chẩy máu ở lợi, rụng răng, dễ băng huyết, vết thương lâu lành. Bệnh thường xẩy ra khi ta không ăn rau và trái cây có sinh tố C.
Dùng sinh tố C liều cao trên 8 gr một ngày có thể gây tiêu chảy, đau bụng, ói mửa./.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com
Muốn duy trì sinh tố C trong thực phẩm cất trữ bằng đông lạnh, không nên làm rã đá trước khi nấu mà chờ cho nước sôi rồi bỏ nguyên khối thực phẩm đông lạnh vào nồi.
Nhu cầu
Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 60 mg sinh tố C.
Tình trạng thiếu sinh tố C của cơ thể ít khi xẩy ra vì có nhiều thực phẩm chứa sinh tố C và nhiều loại nước uống cũng được bổ sung sinh tố này.
Thiếu sinh tố C trầm trọng có thể đưa tới bệnh Scurvy. Bệnh có các dấu hiệu như chẩy máu ở lợi, rụng răng, dễ băng huyết, vết thương lâu lành. Bệnh thường xẩy ra khi ta không ăn rau và trái cây có sinh tố C.
Dùng sinh tố C liều cao trên 8 gr một ngày có thể gây tiêu chảy, đau bụng, ói mửa./.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com