Bài diễn văn của ĐGM Hans-Jochen Jaschke, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Hamburg, trong lễ kỷ niệm 35 năm Cap Anamur tại Hamburg
Các bạn thân mến,
hôm nay ở đây có thật đông người Việt, thật
đông thuyền nhân và con cháu
của họ. Tất cả quây quần quanh đây như đem lại một sức mạnh, một cảm thông
chia xẻ chưa từng thấy. Nói cho cùng, tất cả chúng ta đây đều ngồi chung trên
một con thuyền, một con thuyền của cuộc đời. Chúng ta không bao giờ được nghĩ
rằng „con thuyền đã hết chỗ“, mà ngược lại, chúng ta phải thâu nhận thêm người
vào và giúp đỡ họ, không thể để cho họ phải chới với khốn khổ giữa dòng.
Các bạn VN thân mến, các bạn phấn đấu rất tốt, chúng tôi cảm nhận được như thế. Tôi thiết nghĩ, ở đây chúng ta nên vỗ tay thật lớn để hoan hô cái tinh thần mạnh mẽ đó. Các bạn đã không ngừng xoay sở để tìm cho mình một giải pháp thích hợp. Các bạn đã biểu lộ ý chí mạnh mẽ đó trên khắp thế giới, trên nước Đức, trên quê hương của các bạn. Và tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ thành công, sẽ đem hết sức mình ra để tìm mọi phương cách giúp đỡ đồng hương trong nước tìm được tự do mà họ đang mong chờ, đang khao khát và đang xứng đáng được hưởng.
Với tư cách
của một Giám Mục Phụ Tá, tôi xin được ngỏ lời như sau đến các bạn. Vâng, tôi
có rất nhiều mối giây liên lạc với các bạn, với các nhà thờ, với các cộng đồng, nơi
có những người công giáo Việt Nam hoạt động tích cực và đóng một vai trò không
nhỏ. Chúng tôi có những hoạt động, những nhà thờ cũng như các cộng đồng với
các cha tuyên úy Việt Nam. Tôi muốn nói đến những ngày họp mặt lớn của người Việt
ở Aschaffenburg và bây giờ đang ở Strassburg, là những nơi đã từng có hàng
ngàn người Việt đến tham dự. Trẻ cũng như Già. Tất cả đã quy tụ để cùng nhau
nâng cao và gìn giữ truyền thống văn hóa cội nguồn đặc thù của các bạn. Thật
là một điều vui mừng khi được chứng kiến như thế.
Cộng đồng
Việt Nam là một cộng đồng trẻ, với những khuôn mặt trẻ trung, với những người
sẵn sàng xăn tay áo để xây dựng, để đóng góp cho đời sống có được một bộ
mặt tốt đẹp và nhân bản. Trong khuôn khổ của cộng đồng Kitô Giáo trên nước
Đức nói chung và trong cộng đồng người Việt nói riêng, tôi xin ngỏ lời cám ơn đến
tất cả, đến những người đã luôn sống và nhắc nhớ đến nguồn cội của mình.
Tôi cũng không muốn dừng lại ở đây, mà muốn nhắc đến những người vẫn còn
đang còn lầm than trên bước đường lưu lạc tìm đất sống mới, đến những người đã
phải chết, không đến được cái đích mà họ tìm.
Khi tôi nói về người Kitô Giáo ở
Hamburg, thưa các bạn, tôi cũng không quên nói đến người
Việt theo Phật Giáo, ở đây họ cũng đã thành lập một cộng đồng Phật Giáo. Bản
sắc, cội nguồn dân tộc đã được các tổ chức, cộng đồng người Việt nêu cao và ngày
nay trở thành một thực thể sống động trong cuộc sống của chúng tôi.
Vâng, con
tàu Cap Anamur, một biểu tượng của hy vọng, một biểu tượng của ngày trước
và bây giờ, một biểu tượng đã được những người quả cảm dựng lên, rồi khuyến
khích và lôi kéo được thêm bao nhiêu kẻ đồng hành. Cũng đã từng có những kẻ
can đảm trong trường chính trị, những người đã dám lên tiếng, đừng vì luật lệ
ràng buộc trói chân rồi khoanh tay đứng yên, mà phải mạnh dạn giải quyết sự việc.
Những người này thật xứng đáng để nhận nơi đây lòng tri ân của chúng ta.
Nói về Cap
Anamur, một danh từ mà chúng ta đã thường nhắc đến, hôm nay đây chúng ta
cũng không thể không nói đến một vấn đề trọng đại khác – Lampedusa! Đó là một
con hổ thật lớn đang đe doạ chúng ta, một biểu tượng của những gì ghê gớm
nhất: Người dân đang lếch thếch vất vưởng đâu đó, đang chết đuối, đang gục
xuống, và làn sóng tỵ nạn đó vẫn đang còn tiếp diễn và tăng triển. May mắn thay
vẫn không thiếu những lòng vị tha, sẵn sàng giang tay ôm ấp lấy kẻ khốn cùng,
giúp đỡ và chia sẻ với họ.
Tôi xin kêu
gọi tất cả, vâng, tất cả Âu Châu. Chúng ta phải có một giải pháp chính trị về vấn
đề tỵ nạn, một giải pháp với những khuôn khổ mới. Chúng ta không thể phó mặc,
làm ngơ trước giải pháp „đóng cửa biên giới để gìn giữ an ninh cho chúng ta“.
Không, không thể như thế được. Chúng ta phải tìm cho ra những giải pháp, vừa
giúp được người dân có thể ở lại trên đất nước của họ, và vừa giúp được những
ai buộc lòng phải đến với chúng ta, để thâu nhận họ và giúp đỡ họ.
Trên cương
vị của một người tu hành, tôi cũng xin được thưa với quý vị rằng, không
có gì đau đớn cho bằng khi các vị đại diện của tôn giáo không đứng ra làm bổn
phận của họ, mà lại gián tiếp khuyến khích cho rằng việc „không hành động“ là
đúng. Nếu chúng ta biết rằng, trên thế giới hiện nay, chúng ta đang sống với lòng
thù nghịch, lòng hận thù, bạo lực, với làn sóng tỵ nạn, làn sóng mà bao nhiêu kẻ vô
tội đang bị đẩy xô vào một cuộc đời vô định không tương lai. Những tiếng nói
mạnh mẽ oai nghi của tôn giáo ở đâu? Sao không có một tổ chức tôn giáo địa
phương nào lên tiếng phản đối?
Rupert
Neudeck, ông là một thanh niên trai trẻ, ông vẫn giữ được cái nét trẻ trung. Là một
thanh niên, ông đã nói một câu thật đơn giản: „Chúng ta cần có một chính sách đạo
đức“. Vâng, câu nói đó có thể nói rất dễ dàng. Nhưng rồi những chính sách đưa ra
cũng vẫn phải nương theo nhiều điều kiện khác. Thế nhưng, một chính sách
không có tinh thần đạo đức, không mang một tầm nhìn xa, không nhân bản, thiếu
tình người, thì chính sách đó đối với chúng ta quả thật là nghèo nàn.
May mắn
thay vẫn có những tấm lòng, dám sống cho đạo đức, dám mở rộng trái tim cho tha
nhân, không cần quan tâm đến những gì mà cái gọi là lý trí thường níu kéo cản
chân chúng ta. Một may mắn cho tổ chức Cap Anamur! Lời kêu gọi „hãy cứu lấy
Lampedusa“ không thể là lời kêu gọi cuối cùng ở Âu Châu. Không
thể ngừng lại ở đây. Chúng ta đừng quên, đừng bỏ rơi những người trên đường
tỵ nạn, họ đang tìm cách vượt thoát ở Iran, Syrien, các nước ở Phi Châu, Palestina. Đó chính là những người cũng ngồi chung một con thuyền với chúng ta.
Xin cám ơn
tất cả.
Mỹ Nga phỏng dịch
Udenheim
..............................................................
Bài diễn văn của ông Rupert Neudeck:
Bài diễn văn của ông Rupert Neudeck: