"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

ĐTC Phanxicô tại Nam Hàn: Bài diễn văn đầu tiên

VRNs (15.08.2014) -Sài Gòn- Dưới đây là bài diễn văn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô trước Tổng thống và cơ quan chính phủ Nam Hàn vào hôm qua 14.08.2014

Kính thưa Tổng thống, các cơ quan chính phủ và Ngoại giao Đoàn, các bạn thân mến,
Một niềm vui lớn lao cho tôi được đặt chân đến Nam Hàn, vùng đất bình yên của buổi ban mai và không chỉ là hưởng nếm vẻ đẹp thiên nhiên trên đất nước này, mà còn là vẻ đẹp của con người, lịch sử và văn hóa lâu đời. Di sản quốc gia này trải qua nhiều năm trong bách hại, bạo lực và chiến tranh. Nhưng bất chấp những điều ấy, sự tươi mát của ban mai đã đẩy lùi sức nóng của ban ngày và bóng tối của đêm, có nghĩa là bằng niềm hy vọng đã đem lại một nền công lý, hòa bình và hiệp nhất. Niềm hy vọng thật quý giá biết bao! Chúng ta đừng nản chí để kiên trì theo đuổi những mục tiêu vì lợi ích không chỉ cho người dân Nam Hàn mà cho toàn bộ khu vực và trên thế giới.

Tôi muốn cảm ơn bà Tổng thống Park Geun-hye cùng nội các của bà đã nồng nhiệt tiếp đón tôi. Tôi thay mặt cho toàn đoàn cám ơn những nỗ lực của qúy vị trong việc chuẩn bị cho chuyến thăm mục vụ này. Tôi cám ơn phòng ốc chuẩn bị cho tôi, vừa đến tôi đã cảm giác thoải mái như ở nhà của mình.

Chuyến thăm này nhân dịp Ngày Giới trẻ Châu Á lần Thứ VI, là cơ hội để quy tụ tất cả các bạn trẻ Công giáo Á Châu, một lục địa mênh mông rộng lớn, để cử hành thánh lễ diễn tả chung một đức tin. Theo như lịch trình, tôi cũng sẽ phong chân phước cho những chứng nhân tử đạo đó là: Paul Yun Ji-chung cùng 123 anh em của mình. Hai thánh lễ này bổ sung cho nhau. Văn hóa Nam Hàn tôn vinh di sản truyền thống là sự khôn ngoan của thế hệ đi trước và tôn trọng vị trí của người trẻ trong xã hội hiện tại. Chúng ta tôn vinh những thế hệ người Công giáo đi trước, những người đổ máu vì đức tin, những người sẵn sàng mất mạng sống vì chân lý mà mình tin nhận. Họ đã dạy chúng ta làm thế nào để sống trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho lợi ích của con người.

Một người khôn ngoan và tuyệt vời không chỉ trân trọng truyền thống của tổ tiên mà còn trân trọng thế hệ trẻ. Họ thừa hưởng di sản của quá khứ và đưa nó vào trong những thách đố của cuộc sống hiện tại. Bất cứ khi nào người trẻ quy tụ lại, như vào dịp này, đó là cơ hội quý giá để chúng ta lắng nghe niềm hy vọng và trăn trở của họ. Chúng ta cũng được thách đố để làm sao truyền đạt các giá trị cao quý cho thế hệ trẻ để họ được chuẩn bị nắm giữ vận mạng đời mình. Trong dịp đặc biệt này, chúng ta hãy trao ban cho thế hệ trẻ quà tặng cao quý là sự hòa bình.

Lời kêu gọi này vọng vang lần nữa tại Nam Hàn, một vùng đất mà từ lâu đã đau khổ vì thiếu vắng hòa bình. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những nỗ lực đang được thực hiện vì lợi ích cho nền hòa bình và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên, và khuyến khích những nỗ lực đó, vì chỉ bằng con đường này mới có được nền hòa bình dài lâu. Nhiệm vụ vì hòa bình của Nam Hàn là giúp những tâm hồn gần lại với nhau vì nó ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn bộ khu vực và thực sự của toàn thế giới.

Nhiệm vụ vì hòa bình cũng là một thách đố đối với mỗi chúng ta, và một cách đặc biệt cho những ai kiên trì theo đuổi những lợi ích chung của gia đình nhân loại thông qua con đường ngoại giao. Đây là thách đố để phá vỡ các bức tường là sự ngờ vực và hận thù bằng cách thúc đẩy một nền hòa giải và đoàn kết. Bằng đường lối ngoại giao dựa trên niềm tin vững chắc và kiên trì rằng hòa bình có thể có nhờ việc điền tĩnh lắng nghe và đối thoại, chứ không phải bằng những lời trách cứ lẫn nhau, những lời chỉ trích luôn luôn không có kết quả và thiếu hiệu lực.

Hòa bình không chỉ đơn giản là vắng bóng chiến tranh, nhưng “sứ mạng của công lý” (x. Is 32:17). Và công lý là một nhân đức đòi hỏi lòng kiên trì; nó mời gọi chúng ta không quên những bất công trong quá khứ nhưng vượt qua chúng bằng sự tha thứ, bao dung và hợp tác. Nó đòi hỏi sự mở lòng để phận định đâu là những mục tiêu cùng có lợi để xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và hòa giải. Tất cả chúng ta có thể dành những ngày này để cầu nguyện cho hòa bình và khơi lên quyết tâm mãnh liệt hầu đạt được nó.

Các bạn thân mến, các nhà lãnh đạo chính trị và dân sự đang nỗ lực cùng hướng đến mục tiêu xây dựng nền hòa bình, công bằng và thịnh vượng tốt hơn cho con em của chúng ta trên toàn thế giới. Chúng ta kinh nghiệm rằng mục tiêu tối hậu trong một thế giới toàn cầu hóa thì những công ích, sự tiến bộ và phát triển là hướng đến con người chứ không đơn thuần là lợi nhuận kinh tế. Nam Hàn cũng như hầu hết các quốc gia phát triển khác đều nỗ lực đối đầu với các vấn đề nghiêm trọng trong xã hội như: chia rẽ chính trị, sự bất bình đẳng kinh tế, quản lý và chịu trách nhiệm về thiên nhiên môi trường. Làm thế nào gióng lên tiếng nói để mọi thành phần trong xã hội được lắng nghe, nhờ đó thúc đẩy một tinh thần cởi mở, đối thoại và hợp tác. Do đó, điều quan trọng là lưu tâm đặc biệt đến người nghèo, người dễ bị tổn thương và những người không có tiếng nói, không chỉ bằng cách đáp ứng những nhu cầu trước mắt mà hỗ trợ thường xuyên để họ phát triển về nhân phẩm và văn hóa. Tôi hy vọng rằng nền dân chủ Nam Hàn sẽ tiếp tục được củng cố và gia tăng. Và hôm nay tại nơi này sẽ chứng minh bằng sự lãnh đạo trong một tinh thần đoàn kết là cần thiết: để mọi người đều được tham gia vào sự phát triển của gia đình nhân loại.

25 năm trước trong chuyến viếng thăm lần thứ hai tại Nam Hàn, Thánh Gioan Phaolo II đã bày tỏ niềm tin của ngài rằng “tương lai của Nam Hàn sẽ phụ thuộc vào sự hiện diện của những người biết sống khôn ngoan, đạo đức và có chiều sâu nội tâm” (ngày 8 tháng 10 năm 1989 ). Hôm nay vọng lại lời nói của ngài, tôi ghi nhận những đóng góp của cộng đoàn Công giáo Nam Hàn đã tham gia vào đời sống của dân tộc. Giáo Hội mong muốn góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ, phát triển tinh thần đoàn kết với những người nghèo và những hoàn cảnh khó khăn và hình thành một thế hệ mới với những công dân sẵn sàng mang đến sự khôn ngoan và tầm nhìn được thừa hưởng từ tổ tiên nhờ sinh ra trong đức tin để đối phó với các vấn đề chính trị và xã hội ngày nay.

Thưa Tổng thống và quý vị,

Một lần nữa, tôi cảm ơn vì sự tiếp đón ân cần của quý vị. Xin Thiên Chúa chúc lành cho quý vị và tất cả những người thân yêu của đất nước Nam Hàn. Xin Thiên Chúa ban phúc lành cách đặc biệt cho các người già và người trẻ là những người đã bảo tồn đức tin và tràn đầy hăng say, là kho báu lớn nhất để chúng ta hy vọng vào tương lai.

Hoàng Minh
(chuyển ngữ)

>>> Papst Franziskus spricht in Südkorea vor Politikern
.....................................

Mối quan hệ đặc biệt nối kết Vatican với Hàn Quốc
Các giáo hoàng trước đây đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của Giáo hội trên bán đảo Triều Tiên


Đức cựu Giám mục phụ tá Buenos Aires Jorge Bergoglio với nhóm nữ tu khách Hàn Quốc năm 1993. (Ảnh: Hãng thông tấn Yonhap)

August 15, 2014 | Vị đứng đầu Giáo hội Công giáo gần đây nhất sang thăm Hàn Quốc là Đức Thánh cha Gioan Phaolô II, ngài sang thăm Hàn Quốc năm 1984 và 1989. Các tín hữu lớn tuổi trong Giáo hội Công giáo vẫn còn nhớ lúc Đức cố Giáo hoàng đáp máy bay xuống sân bay Gimpo tháng 5-1984.

Ngài hôn mặt đất và lặp đi lặp lại câu nói: “vùng đất của các vị tử đạo, vùng đất của các vị tử đạo”, thể hiện lòng tôn trọng đối với những người đã hy sinh thân mình để đem đạo Công giáo đến cho đất nước đa số theo Khổng giáo Hàn Quốc trong thế kỷ 19.

Ít nhất 8.000 người Công giáo bị giết hại trong thời gian đó, trong đó có 103 người đã được tôn phong thánh cùng một lúc vào tháng 5-1984. Chỉ khoảng 10,5% dân số cả nước theo đạo Công giáo, nhưng đạo Công giáo có một vị trí đặc biệt trong lịch sử Hàn Quốc.

Hàn Quốc thành lập hạt đại diện tông tòa tiên khởi dưới thời Đức Giáo hoàng Grê-gô-ri-ô XVI năm 1831. Trong khi cả nước háo hức chờ đợi chuyến viếng thăm của Đức Thánh cha, đang diễn ra từ ngày 14-18/8, tờ The Korea Times nhìn lại các mối quan hệ đặc biệt của đất nước này với Vatican.

Giáo hội Công giáo là người ủng hộ trung thành đối với quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc và tiến trình hòa giải giữa hai miền Triền Tiên. Tại sao Vatican lại chọn Hàn Quốc làm nơi đến cho chuyến tông du châu Á đầu tiên trong hơn 10 năm?

Trong khi không phải là một quốc gia đa số Công giáo như Philippines, Hàn Quốc nằm trong số ít quốc gia châu Á chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về số tín hữu trong những năm gần đây.

“Hàn Quốc là một quốc gia đáng ngạc nhiên”, Đức Giám mục Mario Toso, thư ký Hội đồng Giáo hoàng về công lý và hòa bình phát biểu trong cuộc họp báo gần đây tại Seoul.

“Giáo hội Hàn Quốc đẹp và mạnh mẽ, có nhiều vị tử đạo và tham gia nhiều hoạt động”.

Đức cố Thánh cha Gioan Phaolô II sang thăm Hàn Quốc hai lần vào năm 1984 và 1989. Giống với chuyến viếng thăm Hàn Quốc của Đức Phanxicô, các vị tử đạo, tín hữu trẻ và người cần giúp đỡ là tâm điểm của chuyến viếng thăm của Đức cố Giáo hoàng. Ngài vẫn còn là vị giáo hoàng duy nhất viếng thăm Hàn Quốc hơn một lần.

Chuyến viếng thăm đầu tiên của Đức Thánh cha Gioan Phaolô II diễn ra từ ngày 3-7/5/1984, dưới thời chính quyền Chun Doo-hwan. Khi đến Hàn Quốc, ngài trích một câu trong quyển Luận Ngữ của Khổng Tử: “Có bầu bạn từ phương xa tìm đến như vậy chẳng vui lắm sao?”

Trong chuyến viếng thăm năm 1989, ngài tôn phong thánh cho 103 vị tử đạo trong một nghi lễ lịch sử. Trước nghi lễ tôn phong thánh, ngài cử hành một Thánh lễ tại Gwangju, thị xã phía tây nam bị tàn phá bởi Phong trào Dân chủ Gwangju diễn ra 4 năm trước đó.

Ngài thu hút lại sự chú ý của thế giới về phong trào dân chủ của Hàn Quốc khi đến đó và cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải.

Trong lời cầu nguyện, Đức Thánh cha thường nhớ đến cuộc xung đột quân sự và chính trị lâu đời trên bán đảo Triều Tiên và bày tỏ quan ngại về các vấn đề nhân đạo ở Bắc Triều Tiên.

Trong khi người kế nhiệm ngài là Đức Thánh cha Bênêđictô XVI không có cơ hội sang thăm Hàn Quốc, ngài cũng cầu nguyện cho hòa bình giữa hai miền Triều Tiên. Trong chuyến công du châu Á đầu tiên từ khi kế nhiệm Đức Thánh cha Bênêđictô XVI vào tháng 3-2013, Đức Phanxicô sẽ thực hiện một loạt chương trình lịch sử.

Đức Giáo hoàng dòng Tên đầu tiên sẽ tôn phong chân phước cho 124 vị tử đạo Hàn Quốc nằm trong số 10.000 người Công giáo đa số là giáo dân bị giết hại trong cuộc bắt đạo trong thế kỷ 19 tại Hàn Quốc, nơi Khổng giáo vẫn còn chiếm đa số.

Mối quan hệ giữa ngài với Hàn Quốc bắt đầu vào đầu thập niên 1990, tại quê nhà Buenos Aires. Khi còn làm giám mục phụ tá của Buenos Aires, ngài gặp gỡ các nữ tu đến từ Hàn Quốc và các nữ tu này đã làm ngài cảm động sâu sắc qua việc họ phục vụ bệnh nhân tại các bệnh viện địa phương.

“Người Argentina chúng tôi nhìn thấy Đức Mẹ Đồng Trinh nơi các nữ tu Hàn Quốc”, ngài viết trong thư gửi các Nữ tu Thừa sai Hàn Quốc năm 1993. Bức thư mới được ban tổ chức chuyến viếng thăm của ngài giới thiệu với báo giới gần đây.

“Mặc dù họ nói tiếng Tây Ban Nha không giỏi, họ giao tiếp với bệnh nhân bằng thứ ngôn ngữ yêu thương và chăm sóc phổ biến”.

Do Je-hae cho The Korea Times từ Seoul, Hàn Quốc
Nguồn: The Korea Times