I. Chuyện tình yêu
Trong mỗi câu chuyện tình yêu thông thường, một người nam bị thu hút bởi một người nữ khởi đi từ cái nhìn cuốn hút hướng về nàng. Rồi anh tìm cách bắt chuyện với nàng khi có cơ hội thuận tiện. Anh sẽ gọi điện hay liên lạc với nàng bằng những cách thế nào đó. Anh sẽ thăm cô ấy tại nhà, ở trường, hay ở sở làm. Anh sẽ làm mọi thứ để chinh phục tình cảm của nàng. Nếu người nữ ấy cũng bị thu hút bởi người đàn ông kia, thì nàng sẽ khiến anh cảm thấy được tiếp đón bước vào cuộc đời của mình.
Khi ấy anh và cô nàng sẽ thường hẹn hò đi với nhau đến một nơi ưa thích nào đó. Sau một thời gian tán tỉnh, và tìm hiểu nhau, họ sẽ cảm thấy sẵn sàng kết hôn với nhau hoặc không thực sự là người dành cho nhau. Họ sẽ nói chia tay hoặc tiếp tục chỉ là bạn bè nếu như họ thấy không thích hợp làm bạn đời của nhau. Nhưng nếu người đàn ông cầu hôn và được người nữ chấp nhận, thì họ sẽ chuẩn bị kế hoạch từng bước cho lễ cưới.
Khi quyết định kết hôn đôi bạn phải suy nghĩ mình đã thực sự sẵn sàng để chung sống với nhau suốt đời chưa? Sẵn sàng về điều kiện sức khỏe thể lý, tâm lý, xã hội, điều kiện tài chánh, điều kiện về tình cảm, tâm linh. Hai anh chị phải tự trả lời một số câu hỏi:
1. Anh Chị đã quen nhau và hẹn hò thường xuyên bao lâu?
2. Anh Chị hướng tới mục đích gì trong mối quan hệ này?
3. Anh/Chị quan tâm đến lợi ích của người kia như thế nào?
4. Anh/Chị thẩm định mức độ dấn thân của mình trong quan hệ này như thế nào?
5. Anh/Chị có dịp nào tốt hơn để sống hòa hợp với nhau không?
6. Anh/Chị có hiểu mối quan hệ này đòi hỏi ở mình điều gì không?
7. Anh/Chị thấy có được Chúa kêu gọi sống đời hôn nhân không (ơn gọi hôn nhân)?
8. Người bạn đời tương lai của Anh/Chị có tự do và sẵn sàng để chung sống ơn gọi này với Anh/Chị không?
9. Anh/Chị sẵn sàng để kết hôn như thế nào? (chung thủy và suốt đời)
10. Anh/Chị sẽ làm gì sau khi kết hôn? (Trăng mật chỉ là khúc dạo đầu cho bản nhạc ơn gọi suốt đời tìm kiếm một tình yêu hoàn hảo).
Đối với một đôi bạn kitô hữu đính hôn, họ vốn biết và hiểu hôn nhân là thiêng thánh thì họ sẽ muốn đám cưới của họ được cử hành trang trọng trong nhà thờ bởi một linh mục. Ngày đám cưới đánh dấu thời gian đính hôn cùng những hẹn hò, tán tỉnh, và tìm hiểu nhau chấm dứt, mộng ước chung của hôm qua nay đã thành tựu. Những người thân trong gia đình và bạn bè chúc mừng đôi tân hôn hạnh phúc. Sau đám cưới, đôi tân hôn sống tuần trăng mật. Một số người sẽ nghĩ chuyện tình của đôi bạn chấm dứt, từ đây bắt đầu một chuyện khác: câu chuyện hôn nhân. Nhưng có phải lễ cưới là kết thúc không hay chỉ là bắt đầu? Chúng ta vẫn thỉnh thoảng nghe người xưa nói “đám cưới là chuyện một ngày, hôn nhân là chuyện một đời”; “vợ chồng là chuyện trăm năm”.
Qua nghi lễ kết hôn, hai người nhận lãnh quyền và nghĩa vụ đánh dấu khởi đầu cuộc sống gia đình. Họ trở thành là vợ, là chồng của nhau. Rồi vợ mang thai sinh con trở thành mẹ, đồng thời chồng trở thành bố. Cả hai rồi sẽ thành ông thành bà khi con cái họ lớn khôn lập gia đình và có con. Họ cùng nhau đối diện với những khó khăn của cuộc sống và tìm cách vượt qua các trở ngại dọc dài thời gian. Lễ cưới xem ra đã kết thúc và nhường chỗ cho những khởi đầu mới sống yêu thương cho đến mãn đời. Đôi bạn cần có dự phóng chung cho một cuộc sống hôn nhân-gia đình vì từ nay họ không còn là người độc thân nữa. Họ phải chọn nơi chốn cho tổ ấm, cùng quyết định có bao nhiêu con, đồng thời xem xét ngân khoản thu nhập để lo liệu xây dựng, chăm sóc gia đình.
Trong dự phóng đó, đôi bạn cũng cần chú ý đến xây dựng mối quan hệ hôn nhân – gia đình vốn có nhiều khó khăn trong chính các thực tại thường ngày xuất hiện ngay từ buổi ban đầu.
Khi quyết định kết hôn đôi bạn phải suy nghĩ mình đã thực sự sẵn sàng để chung sống với nhau suốt đời chưa? Sẵn sàng về điều kiện sức khỏe thể lý, tâm lý, xã hội, điều kiện tài chánh, điều kiện về tình cảm, tâm linh. Hai anh chị phải tự trả lời một số câu hỏi:
1. Anh Chị đã quen nhau và hẹn hò thường xuyên bao lâu?
2. Anh Chị hướng tới mục đích gì trong mối quan hệ này?
3. Anh/Chị quan tâm đến lợi ích của người kia như thế nào?
4. Anh/Chị thẩm định mức độ dấn thân của mình trong quan hệ này như thế nào?
5. Anh/Chị có dịp nào tốt hơn để sống hòa hợp với nhau không?
6. Anh/Chị có hiểu mối quan hệ này đòi hỏi ở mình điều gì không?
7. Anh/Chị thấy có được Chúa kêu gọi sống đời hôn nhân không (ơn gọi hôn nhân)?
8. Người bạn đời tương lai của Anh/Chị có tự do và sẵn sàng để chung sống ơn gọi này với Anh/Chị không?
9. Anh/Chị sẵn sàng để kết hôn như thế nào? (chung thủy và suốt đời)
10. Anh/Chị sẽ làm gì sau khi kết hôn? (Trăng mật chỉ là khúc dạo đầu cho bản nhạc ơn gọi suốt đời tìm kiếm một tình yêu hoàn hảo).
Đối với một đôi bạn kitô hữu đính hôn, họ vốn biết và hiểu hôn nhân là thiêng thánh thì họ sẽ muốn đám cưới của họ được cử hành trang trọng trong nhà thờ bởi một linh mục. Ngày đám cưới đánh dấu thời gian đính hôn cùng những hẹn hò, tán tỉnh, và tìm hiểu nhau chấm dứt, mộng ước chung của hôm qua nay đã thành tựu. Những người thân trong gia đình và bạn bè chúc mừng đôi tân hôn hạnh phúc. Sau đám cưới, đôi tân hôn sống tuần trăng mật. Một số người sẽ nghĩ chuyện tình của đôi bạn chấm dứt, từ đây bắt đầu một chuyện khác: câu chuyện hôn nhân. Nhưng có phải lễ cưới là kết thúc không hay chỉ là bắt đầu? Chúng ta vẫn thỉnh thoảng nghe người xưa nói “đám cưới là chuyện một ngày, hôn nhân là chuyện một đời”; “vợ chồng là chuyện trăm năm”.
Qua nghi lễ kết hôn, hai người nhận lãnh quyền và nghĩa vụ đánh dấu khởi đầu cuộc sống gia đình. Họ trở thành là vợ, là chồng của nhau. Rồi vợ mang thai sinh con trở thành mẹ, đồng thời chồng trở thành bố. Cả hai rồi sẽ thành ông thành bà khi con cái họ lớn khôn lập gia đình và có con. Họ cùng nhau đối diện với những khó khăn của cuộc sống và tìm cách vượt qua các trở ngại dọc dài thời gian. Lễ cưới xem ra đã kết thúc và nhường chỗ cho những khởi đầu mới sống yêu thương cho đến mãn đời. Đôi bạn cần có dự phóng chung cho một cuộc sống hôn nhân-gia đình vì từ nay họ không còn là người độc thân nữa. Họ phải chọn nơi chốn cho tổ ấm, cùng quyết định có bao nhiêu con, đồng thời xem xét ngân khoản thu nhập để lo liệu xây dựng, chăm sóc gia đình.
Trong dự phóng đó, đôi bạn cũng cần chú ý đến xây dựng mối quan hệ hôn nhân – gia đình vốn có nhiều khó khăn trong chính các thực tại thường ngày xuất hiện ngay từ buổi ban đầu.
II. Hôn nhân biến chuyển trong những cái thường ngày
1. Hôn nhân biến chuyển khi chúng ta nhận ra chương trình của Chúa trong những thời khắc thường nhật
“Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,7-8).
Đôi bạn kết hôn vì tình yêu, hay ít ra cũng vì hy vọng vào tình yêu, nhưng lại cảm thấy khó khăn thực hiện việc yêu thương hay không cảm thấy được yêu thương, nhất là trong những lúc gặp khó khăn. Khi ấy, họ không nên cứ chăm chắm vào cuộc hôn nhân của mình, nhưng nên nhìn sâu vào quan hệ của mình với Chúa. Nếu cuộc hôn nhân của bạn có vấn đề tức là quan hệ của bạn với Chúa không ổn. Thiên Chúa vẫn ở đó luôn gần gũi chăm sóc bạn, hãy để Ngài hiện diện trong bạn và trong gia đình. Nếu ta tin Thiên Chúa là tình yêu, thì Ngài phải là giải đáp cho những vấn đề của ta. Thật ra, Ngài phải là phần quan trọng nhất, điều lớn nhất ở giữa mọi sự, mọi chi tiết của cuộc sống hằng ngày.
Trong hôn nhân của đôi bạn, yêu nhiều hơn có nghĩa là có Chúa nhiều hơn.
Đôi bạn kết hôn vì tình yêu, hay ít ra cũng vì hy vọng vào tình yêu, nhưng lại cảm thấy khó khăn thực hiện việc yêu thương hay không cảm thấy được yêu thương, nhất là trong những lúc gặp khó khăn. Khi ấy, họ không nên cứ chăm chắm vào cuộc hôn nhân của mình, nhưng nên nhìn sâu vào quan hệ của mình với Chúa. Nếu cuộc hôn nhân của bạn có vấn đề tức là quan hệ của bạn với Chúa không ổn. Thiên Chúa vẫn ở đó luôn gần gũi chăm sóc bạn, hãy để Ngài hiện diện trong bạn và trong gia đình. Nếu ta tin Thiên Chúa là tình yêu, thì Ngài phải là giải đáp cho những vấn đề của ta. Thật ra, Ngài phải là phần quan trọng nhất, điều lớn nhất ở giữa mọi sự, mọi chi tiết của cuộc sống hằng ngày.
Trong hôn nhân của đôi bạn, yêu nhiều hơn có nghĩa là có Chúa nhiều hơn.
2. Hôn nhân biến đổi khi ta sẵn sàng yêu thương bằng những việc làm cụ thể giống như Chúa Kitô, nhất là lúc gặp thử thách
“Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4, 9-10).
Tình yêu không cốt ở cảm xúc yêu. Tình yêu cốt yếu không là cảm tình nhưng, như Thánh Kinh dạy, là một con người, một ngôi vị Thần-Nhân, Giêsu Kitô đang sống giữa chúng ta. Khi bạn cần giúp đỡ để yêu thương người bạn đời của mình, bạn đừng chờ mình cảm thấy yêu thương hoặc mong đợi có lại những giờ phút lãng mạn vốn đã qua rồi nay sẽ lại đến, mà hãy nhìn vào Chúa Giêsu và học với Người. Vì Yêu thương, Người hành động. Người nói và làm một cách độc đáo, theo những cách thức khiến tình yêu xuất hiện hữu hình giữa chúng ta. Tin tưởng vào Người và học hỏi với Người, chúng ta cũng có thể hành động yêu thương như thế. Bạn hãy tin trước hết: tin rằng Chúa Giêsu sẽ giúp bạn biết yêu thương đúng cách. Nhưng tin chỉ mới là khúc nhạc dạo đầu, đức tin ấy hoàn tất khi bạn hành động bởi tin (x. Gc 2,22). Tình yêu không hệ tại ở cảm xúc, tình cảm, nó chỉ có trong Chúa Giêsu và xuất hiện hữu hình trong các việc nhỏ nhặt thường ngày trong hôn nhân của bạn.
3. Hôn nhân biến đổi khi chúng ta sẵn sàng yêu thương bền bỉ không vì người bạn đời của mình thay đổi mà vì ta đang tiến triển trong mối quan hệ với Chúa
“Anh em thân mến, nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế, chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1Ga 4,11-12).
Khi yêu thương nhau bạn sẽ thấy ít là hai phép lạ. Một là Thiên Chúa ở trong các bạn. Hai là Thiên Chúa trở nên rất hữu hình. Cái không thấy được trở nên thấy được, đó là phép lạ. Trong hôn nhân, có khi bạn nhận thấy không thể làm cho vợ hay chồng mình thay đổi.
Nếu bạn cứ loay hoay muốn làm cho nàng/chàng thay đổi bạn tất sẽ thất vọng vì đã cố làm điều không thể. Chúa sẽ ban cho bạn điều còn tốt hơn là muốn làm thay đổi người bạn đời. Bạn hãy để cho Chúa sống trong bạn để tình yêu của Người trở nên hữu hình trong thế giới, một thế giới đang vỡ tan từng mảng. Có thể vợ/chồng bạn bắt đầu có thay đổi một khi bạn ngưng ra sức thay đổi nàng/chàng và thay vào đó bạn tập chú vào cuộc sống tương quan với Chúa. Hoặc cũng có thể không. Nhưng hôn nhân của bạn sẽ biến chuyển tốt hơn khi có chọn lựa khác trong ánh sáng quan hệ gắn bó với Chúa, một quan hệ lớn lao hơn hôn nhân của bạn. Người bạn đời khi ấy sẽ nhận ra bạn đang thay đổi và cũng sẽ rất có thể thay đổi theo. Thay vì tìm xảo thuật, bạn nên sẵn sàng bước lên con đường dài đi cả đời nhưng được ta sống mỗi lúc một ngày, cái ngày hôm nay.
Câu hỏi để suy tư và thảo luận:
1. Đâu là những giờ phút thời khắc thường nhật trong hôn nhân của anh chị? Những việc gì nghiêm trọng, những xung khắc vợ chồng nào, hay những thất vọng nào về người bạn đời của anh chị cứ xảy ra ngày này đến ngày khác? Có những suy nghĩ, cảm nhận chung nào giữa các vợ chồng như thế không?
2. Bạn có cầu xin Chúa giúp đỡ những lúc khó khăn, căng thẳng? Bạn thấy có biến đổi nào hay không? Bạn có chiến đấu với cảm giác bị bỏ rơi, tức giận, thất vọng không?
3. Hãy nghĩ đến một vài thời điểm thường nhật trong hôn nhân của bạn. Bạn làm sao để chỉ cần thay đổi chỉ một chút ý nghĩ, thái độ, lời nói, hoặc việc làm nhỏ để cho tình yêu Chúa trở thành hữu hình? Những khoảnh khắc thường nhật ấy có thể nên khác biệt thế nào nếu bạn nhận ra trong lúc ấy Chúa đang yêu thương và nâng đỡ bạn khi bạn làm cho tình yêu Ngài trở nên thấy được?
Văn phòng HĐGMVN