"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Nỗi đau mới của nàng Kiều

Thư mời tham dự 
buổi mạn đàm về cuốn sách mới của linh mục Stefan Taeubner (cha Lê Phan)

"Nỗi đau mới của nàng Kiều" 

Từ những kinh nghiệm mục vụ với người Việt Nam tại Leipzig, Berlin và Tiệp Khắc, linh mục Dòng Tên Stefan Tauebner, được người Công Giáo Việt Nam biết qua tên gọi quen thuộc "cha Lê Phan", đã viết một câu chuyện mới theo dạng tiểu thuyết về „những điều trông thấy mà đau đớn lòng“ (Kiều) liên quan đến cuộc sống của những người Việt đến Đức từ sau ngày bức tường Berlin sụp đổ. Qua đó tác giả cũng mô tả chi tiết về văn hoá, lối sống, tâm tính và đạo đức của ngưòi Việt Nam.

„Nỗi đau mới của nàng Kiều“ là một câu chuyện tình bi đát và những mảnh đời nghiệt ngã. Bị tách ra khỏi đời sống gia đình êm ấm nơi làng quê tại Việt Nam, hai người trẻ tuổi càng ngày càng vướng vào tổ chức bất hợp pháp của xã hội đen tại Đông Đức và Berlin vào cuối thập niên 90: buôn lậu thuốc lá, tranh chấp giữa các băng đảng, mãi dâm, nhà tù… Sau nhiều năm xa xứ hai người bị trục xuất trở về quê hương. Làm thế nào họ có thể sống được ở đó với những kinh nhiệm xấu xa mang từ Đức về?

Sách mới được in bằng tiếng Đức mang tựa:
Die neuen Leiden des Mädchens Kiều“ - Roman
Lê Phan, Stefan Taeubner SJ, Leipzig 2018.


Có thể mua sách qua Internet hoặc tại những nhà sách, giá 19,50 EUR

Kính mời Quý Vị đến tham dự đêm đọc sách của tác giả sẽ được tổ chức sau Thánh Lễ chiều vào ngày

Thứ bảy, 03.11.2018
lúc 19:30 giờ

tại hội trường giáo xứ Maria Grün, 
Schenefelder Landstr. 3, 22587 Hamburg

Chương trình:
1. Dẫn nhập về "nàng Kiều" của tiến sĩ Trương Hồng Hồng Quang (Berlin).
2. Đọc một số đoạn trong tiểu thuyết cùng với tác giả P. Taeubner.
3. Trao đổi với tác giả.

Stefan Taeubner SJ
Floßplatz 32, 04107 Leipzig
stefan.taeubner@jesuiten.org

„Die neuen Leiden des Mädchens Kieu“ erzählt Geschichten aus einer Lebenswelt, in der Stefan Taeubner seit Jahren zu Hause ist: Aus der Lebenswelt mittelvietnamesischer Flüchtlinge, die von ihren Familien nach Deutschland geschickt werden, um Geld zu verdienen. Solche Flüchtlinge betreut der Autor seit Jahrzehnten als Seelsorger: in seiner katholischen Gemeinde in Berlin, in Justizvollzugseinrichtungen und Abschiebeknästen in ganz Deutschland und Tschechien und in den letzten Jahren schwerpunktmäßig in Sachsen. Kaum jemand war und ist so dicht dran an den Sorgen, enttäuschten Hoffnungen und kleinen Freuden dieser Menschen wie Taeubner… Die Geschichte des Mädchens Kieu wird im Roman erzählt: In der alten literarischen Vorlage und in der heutigen Form über die Geschichte einer Protagonistin.“ (Marina Mai, freie Journalistin, Berlin)