Niên lịch Do-thái cũng gồm 12 tháng. Nhưng các tên gọi và
thời gian của mỗi tháng không giống cách gọi của Lịch Tây phương. Một vài thông
tin sau đây giới thiệu gọn gàng tên các tháng, đồng thời cho thấy các tháng ấy
được Kinh Thánh nhắc đến trong những bản văn nào Mỗi tháng
Do-thái có một tên gọi; các tên này đều bắt nguồn từ Babylon:
- 14-15 nisân: Lễ
Vượt Qua (tiếng Híp-ri gọi là Lễ Pessah), lễ trọng thứ nhất có hành hương về
Giêrusalem.
- 15-21 nisân: Lễ
Bánh Không Men
- 16 nisân: bắt
đầu tính bảy lần bảy ngày cho đến Lễ Các Tuần
2. Tháng Iyyar: tháng
thứ hai của năm, có thể coi là tương ứng với tháng tư/tháng năm. KinhThánh
không nói tới tháng này.
3. Tháng Sivân: tháng
thứ ba của năm (Et 8,9; Br 1,8), có thể coi là tương ứng với thángnăm/sáu.
- 6 sivân: Lễ Các
Tuần (tiếng Híp-ri gọi là Lễ Shavouoth) hoặc Lễ Ngũ Tuần, lễ trọng thứ hai có
hành hương về Giêrusalem.
4. Tháng Tammuz:
tháng thứ tư của năm, có thể coi là tương ứng với tháng sáu/bảy. Kinh Thánh
không nói tới tháng này.
5. Tháng Ab: tháng
thứ năm của năm, có thể coi là tương ứng với tháng bảy/tám. Kinh Thánhkhông nói
tới tháng này.
- 9 ab: ngày
tang tưởng niệm Đền Thờ Giêrusalem thứ nhất bị người Babylon phá hủy
vào năm 587 tr CG và Đền Thờ Giêrusalem thứ hai bị người Rôma phá hủy vào năm
70 sau CG.
6. Tháng Élul: tháng
thứ sáu của năm, có thể coi là tương ứng với tháng tám/chín (Nkm 6,15).
7. Tháng Tishri: tháng
thứ bảy của năm, có thể coi là tương ứng với tháng chín/mười. Tháng này có
nhiều ngày lễ:
- 1 tishri: Đầu
Năm (tiếng Híp-ri gọi là Rosh haShanah) (Ds 29,1)
- 10 tishri: Ngày
Xá Tội (tiếng Híp-ri gọi là Yôm Kippour)
- 15-22 tishri: Lễ
Lều (tiếng Híp-ri gọi là Lễ Soukkoth), cũng là Lễ Mùa Gặt, lễ trọng thứ ba có
hành hương về Giêrusalem.
8. Tháng Marheshvân: tháng
thứ tám của năm, có thể coi là tương ứng với tháng mười/mười một. Kinh
Thánh không nói tới tháng này.
9. Tháng Kisleu: tháng
thứ chín của năm, có thể coi là tương ứng với tháng mười một/mười hai(Dcr 7,1;
Nkm 1,1; 1 Mcb 1,54; 4,52; 2 Mcb 1,9.18; 10,5)
- 25 kisleu: Lễ
Cung Hiến Đền thờ (thời dòng họ Macabê) (tiếng Híp-ri gọi là Hanoukka).
10. Tháng Tébèt: tháng
thứ mười của năm, có thể coi là tương ứng với tháng mười hai/giêng (Et
2,16).
11. Tháng Shebat: tháng
thứ mười một của năm, có thể coi là tương ứng với tháng giêng/hai.Kinh Thánh
không nói tới tháng này.
12. Tháng Adar: tháng
thứ mười hai của năm (Et 3,7.13; 8,12; 9,1.15.17.18.21; Er 6,15; 1 Mcb7,43.49;
2 Mcb 15,36), có thể coi là tương ứng với tháng giêng/hai.
- 14 adar: Lễ
Purim (“bắt thăm”: Et 9,26.28t.31t). Ngày này cũng còn được dùng để tưởng niệm
chiến thắng của Đức Chúa, gọi là “ngày Moócđôkhai” (2 Mcb 15,36), hoặc “ngày
Nicano” (1 Mcb 15,36; 2 Mcb 15,36).
Nguồn: Ủy Ban Kinh Thánh
.....................................................................
Lịch Do Thái
Lịch Do Thái là lịch nguyệt-nhật (lunisolar): Các tháng được
tính theo trăng, năm được tính theo mặt trời. Ngày bắt đầu bằng buổi tối khi đêm
xuống và có 24 giờ.
Tuần lễ có 7 ngày; sáu ngày đầu không có tên và được gọi căn
cứ theo 6 mẫu tự đầu của bộ mẫu tự Hêbrê hoặc theo số thứ tự, ngày thứ bảy gọi
là ngày Sa-bát (Sabbat, Schabbat). Như vậy tuần lễ bắt đầu từ ngày chủ nhật. Niên
lịch Do Thái căn cứ triệt để theo chu kỳ của trăng.
Cấu trúc
Niên lịch là lịch nhật-nguyệt có 12 tháng, mỗi tháng có 29
hoặc 30 ngày.
Tên tháng
|
Số ngày trong tháng
|
|||||
Trong năm thường (1)
|
Trong năm nhuận (2)
|
|||||
thiếu
|
đủ
|
thừa
|
thiếu
|
đủ
|
thừa
|
|
Tischri
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
Cheschwan
|
29
|
29
|
30
|
29
|
29
|
30
|
Kislew
|
29
|
30
|
30
|
29
|
30
|
30
|
Tewet
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
Schewat
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
Adar (3)
|
29
|
29
|
29
|
30
|
30
|
30
|
Adar Sheni (4)
|
0
|
0
|
0
|
29
|
29
|
29
|
Nisan
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
Ijjar
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
Siwan
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
Tammus
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
Aw
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
30
|
Elul
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
353
|
354
|
355
|
383
|
384
|
385
|
(1) Đây là năm không có thêm ngày hoặc tháng. Tháng thiếu có
có 353 ngày, tháng đủ có 354 ngày và tháng thừa có 355 ngày.
(2) Đây là năm có thêm ngày hoặc tháng. Năm nhuận thiếu có
383 ngày, năm nhuận đủ có 384 ngày, năm nhuận thừa có 385 ngày.
(3) Tháng này trong năm nhuận được gọi là Adar Rishon hoặc
Adar I.
(4) Tháng này cũng được gọi là Adar II.
(chuyển ngữ từ bản chính:
„Der jüdische Kalender und heilige Tage“)
Chú thích: Bài viết "các tháng trong niên lịch Do Thái" của tác giả FX có nhiều điểm không chính xác. (JB LVH)
Bộ mẫu tự Hêbrê