VRNs (02.11.2012) - Bình Dương – Tại nghĩa trang Mạc Đĩnh
Chi- Lái Thiêu, lúc 12 giờ trưa ngày 01.11.2012, một thánh lễ đồng tế cầu
nguyện cho Quý cụ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm (NĐD), cụ cố vấn
Giacôbê Ngô Đình Nhu đã mất được 49 năm. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế, cha
Giuse Đinh Hữu Thoại, cha Đaminh Nguyễn Văn Phương đồng tế và khoảng 20 người
tham dự
12h bắt đầu thánh lễ, bàn lễ được dâng trên mộ của cụ NĐD,
xung quanh gồm mộ của Bà Cố Luxia- thân mẫu hai cụ, cụ Giacôbê Ngô Đình Nhu,
Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn và các mộ khác quanh đó.
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại công bố Lời Chúa
Lễ cầu nguyện đăc biệt cho 4 cụ ở nghĩa trang là người có
công với đất nước, là những người bố mẹ, ông bà chúng ta tri ân trong thời gian
rất dài. Các cụ đã về ở với Chúa trong thời gian rất lâu mà chúng ta là con cái
không có nhiều cơ hộị để cầu nguyện cho cụ, để chúc lành cho cụ. Do đó, hôm nay
chúng ta có mặt để cầu nguyện và chúc lành cho cụ. Hôm nay chúng ta biểu tỏ
nghĩa cử của những người con yêu mến quê hương đất nước, yêu mến và giữ lẽ thảo
hiếu của người Việt.
Cha An Thanh chia sẻ
sứ điệp Lời Chúa
Trong bài giảng, cha An Thanh nói: “Ngày hôm nay chúng
ta quy tụ để tôn vinh các thánh và cầu nguyện cho các linh hồn. Chúng ta quy tụ
ở đây giữa người sống và người chết, thánh nhân và người phàm nên một với nhau.
Sự quy hợp này thật ấm áp và tuyệt vời giống như những ngày Tết của người Việt.
Những người lương, trưa ngày 30 Tết, họ dọn một mâm cúng nhỏ, mời ông bà tổ
tiên về ăn Tết với con cháu. Cũng giống như vậy, ngày hôm nay mọi người chúng
ta, kẻ trên thiên đàng người ở dưới thế, kẻ khác đang ở nơi thanh luyện quy tụ
lại nơi đây dâng lễ, đó là niềm vui, giống như Tết của Giáo hội VN trên nền đức
tin Công giáo”.
Trong phần chia sẻ, cha Thanh cũng nhắc đến thói quen của
người Công giáo là thương cầu cho các linh hồn (nhất là ngày 02.11) vì chúng ta
sợ rằng tội lỗi của các linh hồn cần được thanh luyện, điều đó là không sai vì
Chúa Yêsu có nói đến việc “Tha tội ở đời này và đời sau” nên chắc chắn có việc
thanh luyện ở đời sau. Nhưng điều quan trọng hơn, là những người thân yêu của
chúng ta rất là tốt đã qua đời vài chục năm như hai anh em cụ NĐD và NĐN đã 49
năm, vậy mà chúng ta còn nghĩ cụ chưa lên thiên đàng được là chúng ta lo xa. Sự
lo lắng đó như muốn nói, chúng ta yêu thương các linh hồn hơn Thên Chúa yêu
thương các linh hồn vậy. Sự thật Thiên Chúa rất thương các linh hồn, vì chính
Ngài đã tạo dựng ra họ. Bởi thế khi cầu nguyện cho các linh hồn, cũng là lúc
chúng ta đón nhận ân sủng của Chúa qua sự chúc phúc của các linh hồn. Lúc này,
họ gần Chúa hơn chúng ta.
Cha Đaminh Nguyễn Văn Phương đang tập hát cho cộng đoàn trước giờ lễ
Chuẩn bị thánh lễ
Trao đổi sau thánh lễ giữa những người cùng đi viếng mộ
Theo cụ Cao
Xuân Vỹ kể, thời điểm cụ NĐD sắp bị ám sát, cụ đã biết rõ điều đó, cụ
biết rõ những nhóm nào sẽ hại mình. Cụ Vỹ hỏi tổng thống: “Sao không điều
động quân về dẹp loạn, đánh phủ đầu đi chứ?” Cụ NĐD đáp: “Chẳng lẽ chỉ vì
cá nhân tôi mà gây chiến tranh sao?”. Cụ Vỹ nói lại: “Nhưng người ta giết
minh mà mình không phản ứng sao?” Tổng thống trả lời: “Họ giết mình
thì đã sao?”. Đây là âm mưu của Mỹ, vì cụ không cho Mỹ đưa quân vào VN,
nên vì lợi ích riêng Mỹ đã hạ bệ cụ, còn việc đưa cụ đến cái chết có thể là một
sự quá đà của nhóm nhận lệnh.
Các linh mục đang tế lễ, phần Truyền phép
Cha Thoại cho rước lễ
Cha Phương phân chia hương, nhang để mọi người phúng viếng từng ngôi mộ
Chân dung của một người chúng ta cầu nguyện là người sống xả
thân vì đất nước và không bao giờ hành động vì mình, kể cả lúc gần kề sự chết.
Điều đó làm cho người Công giáo chúng ta hãnh diện.
Trong suốt buổi lễ mọi người sốt sắng dâng lễ và đọc kinh cầu nguyện
cho các cụ.
Cuối thánh lễ, các cha đồng tế cùng mọi người đọc 1 kinh Lạy
Cha và 1 kinh Tin Kính, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng để nhận và chuyển ơn
Đại xá cho các cụ. Mọi người tiếp tục thắp hương cho 4 cụ và các ngôi mộ xung
quanh.
Trước phần mộ của cụ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm
Hình lưu niệm cho ngày 01.11.2012 tại Lái Thiêu
Mời quý độc giả nghe những trao đổi giữa Thomas Việt, VRNs
với một số người sau thánh lễ này: