"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Nhiều thánh giá nhà thờ bị gỡ bỏ ở Trung Quốc

Nhờ thờ Cứu Chuộc ở Ôn Châu khi thánh giá chưa bị gỡ bỏ. Ảnh: Charisma News

August 17, 2014 | Thánh giá đã bị gỡ bỏ ít nhất là hai nhà thờ Kitô giáo trong tuần này ở tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc, một phần trong chiến dịch của chính quyền địa phương nhằm giảm sự gia tăng nhanh chóng về tôn giáo ở đất nước này.

Vào buổi sáng thứ Năm, công an Ôn Châu cưa cây thánh giá ở nhà thờ Cứu Chuộc, các nhân chứng cho biết, họ đã dẹp đoàn biểu tình giáo dân xung quanh nhà thờ. Ngày 21 tháng 7, hàng trăm công an đã thất bại khi gỡ bỏ thánh giá trong cuộc đối đầu với giáo dân khiến hơn 50 người bị thương.

Hôm thứ Ba, công an ở thành phố Hàng Châu đã hạ cây thánh giá ở nhà thờ Hangzhou, theo một nhân viên quản lý nhà thờ cho biết.

Sau khi vụ đụng độ ở nhà thờ Cứu Chuộc vào tháng Bảy, giáo dân đã thay phiên nhau canh gác nhà thờ. Nhưng sau khi lãnh đạo nhà thờ, Zhang Zhengchuang, đạt được thỏa thuận với chính quyền địa phương thì các cơ quan chức năng lấy các chìa khóa nhà thờ và phong tỏa khu vực.

Hôm thứ Năm, không giống như trong cuộc đối đầu đẫm máu hồi tháng Bảy, nhân viên an ninh gần 200 người, bao gồm cả công an mặc thường phục, không mang vũ khí khi họ bao vây nhà thờ.

“Chúng tôi không thể đi vào nhà thờ, vì họ giữ chìa khóa,” một giáo dân chứng kiến ​​sự việc họ gỡ bỏ thánh giá cho biết. “Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung bên ngoài, hát thánh ca và cầu nguyện.”

Một người giáo dân không giám nêu tên vì sợ chính quyền trả thù nói rằng hơn 200 Kitô hữu đã tụ tập bên ngoài nhà thờ Cứu Chuộc vào sáng thứ Năm.

Từ đầu năm nay, chính quyền tỉnh Chiết Giang đã thực hiện chiến dịch chống lại các công trình kiến trúc của nhà thờ. Tuy nhiên, theo một tài liệu nội bộ của chính phủ, chiến dịch được nhắm đặc biệt đến các tòa nhà và các biểu tượng Kitô giáo, trong đó có thánh giá. Nhiều nhà thờ đã nhận được lệnh sẽ bị phá hủy hoặc thông báo để gỡ bỏ thánh giá, không chỉ các nhà thờ thuộc “giáo hội thầm lặng” từ chối sự kiểm soát của chính quyền.

Trong tháng Tư, nhà thờ Sanjiang ở Ôn Châu đã bị phá bỏ, bất chấp sự phản đối từ các Kitô hữu địa phương. Trong tháng Sáu, Nhà thờ Cứu Chuộc cùng với hai chục nhà thờ Tin Lành khác ở Ôn Châu cũng đã nhận được thông báo từ chính quyền địa phương là phải gỡ bỏ thánh giá.

Những người trả lời điện thoại của chính quyền Bình Dương ở Ôn Châu, nơi nhà thờ Cứu Chuộc tọa lạc, nói họ sẽ không có ý kiến gì về việc gỡ bỏ thánh giá của nhà thờ. Những nhân viên trả lời điện thoại ở sở công an Bình Dương nói họ không biết gì cả.

Ít nhất bốn người đã bị nhập viện vì chấn thương trong cuộc đối đầu hồi Tháng Bảy bây giờ mới được công bố, ông Zhang Zhimin, một thành viên Nhà Thờ Cứu Chuộc nói ông đã bị công an đập vào đầu và xuất viện hôm thứ Năm. “Chính phủ nói họ sẽ bồi thường theo yêu cầu của chúng tôi” cho những ai bị đánh, ông Zhang cho biết qua điện thoại. “Nhưng thực tế họ đã không bồi thường.”

Trong khi đó, Huang Yizi, một mục sư thuộc nhà thờ Fengwo, cũng ở Ôn Châu, vẫn còn bị công an giam giữ.

Ông Huang đã bị công an bắt vào ngày 03 tháng 8 với tội danh “tổ chức đám đông để tấn công văn phòng chính phủ”, theo giấy tạm giam của công an. Tuy nhiên, giáo dân cho biết ông Huang đã đi đến văn phòng chính quyền địa phương với một số thân nhân của những người bị đánh đập vào ngày 21 tháng 7 để yêu cầu chính quyền giải thích.

Vào buổi sáng thứ Năm, thánh giá tại nhà thờ Cứu Chuộc đã bị cưa bằng cưa điện và đưa xuống bằng cần trục, các nhân chứng cho biết qua tin nhắn thoại. Việc gỡ bỏ mất khoảng một giờ. Khi các quan chức sắp mang thánh giá đi thì bị các giáo dân chặn lại. Các quan chức đã đồng ý để lại, và thánh giá được đặt bên trong nhà thờ.

“Lòng tôi thực sự rất buồn khi chứng kiến cảnh này”, một Kitô hữu cũng tên là Zhang, người đi trong đoàn và canh thức qua đêm tại nhà thờ nói.

Tại nơi đó, một Kitô hữu khác cũng cho biết: “Nhiều người đã khóc và cầu nguyện khi họ nhìn thấy thánh giá bị đưa xuống.”

Kiki Zhao cho Sinosphere từ Trung Quốc
Nguồn: Sinosphere


.................................................
Chiến dịch đàn áp của Trung Quốc sẽ cứu nguy hay nhấn chìm đảng Cộng sản?
Việc chủ tịch Trung Quốc điều tra cựu giám đốc an ninh về tội tham nhũng có thể gây nguy hiểm

Michael Sainsbury


Cựu giám đốc an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, ở giữa, hội kiến công an tại Quý Dương, tỉnh Quý Châu trong bức hình chụp năm 2006 (Ảnh: AFP)

August 15, 2014 | Mở cuộc điều tra cựu giám đốc an ninh Chu Vĩnh Khang là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bước vào một khu vực lạ có khả năng gặp nguy hiểm. Việc làm này không chỉ khơi lên nguy hiểm cho chế độ cai trị ngày càng độc đoán của ông Tập, mà còn cho chính đảng Cộng sản.

Vụ này được thông báo tuần trước nhắm vào một viên chức cho đến gần đây được xếp cao thứ ba trong thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 thành viên của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Chu nắm quyền kiểm soát lực lượng công an, lực lượng bán quân sự, tòa án và an ninh quốc gia. Trước đây chưa hề có nhân vật cấp cao nào như thế bị điều tra tham nhũng tại Trung Cộng. Đây là dấu hiệu cho thấy ông Tập đang theo đuổi một số “con hổ” lớn nhất trong đảng Cộng sản trong chiến dịch chống tham nhũng lớn.

Cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng Lưu Thiết Nam, thượng tướng quân đội nghỉ hưu Từ Tài Hậu và bí thư tỉnh Quảng Đông Wan Qingling cũng đã bị sờ gáy.

Vương Kỳ Sơn, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và là chủ tịch Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành một cuộc thanh trừng gồm hàng trăm người bên cạnh ông Chu. Ông Tập đã chọn ông Vương, một trong những trợ thủ có năng lực nhất, làm người đứng đầu chiến dịch. ông Vương là cựu giám đốc ngân hàng có học vấn sâu rộng, được đánh giá cao trong giới kinh doanh quốc tế, và được xem chắc chắn là trợ lý chính của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Khi nỗ lực theo dõi dấu vết của những đồng tiền bất chính khiến các quan chức cấp cao và gia đình họ lầm đường lạc lối, còn ai thích hợp hơn giám đốc ngân hàng?

Mục tiêu chính là những người trong ngành dầu khí và ông Chu là người bảo trợ – nhiều người dưới quyền của ông lúc trước hiện đang bị điều tra.

Dù gì thì ông Chu cũng là người đáng bị chỉ trích. Ông phê chuẩn một kế hoạch bắt cóc và tra tấn ngoại tụng, và người ta vẫn còn bàn tán về cái chết của người vợ thứ nhất của ông trong vụ tai nạn xe năm 2000, để rồi ông Chu được tự do tái hôn với một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nhỏ hơn ông 28 tuổi. Báo chí Trung Quốc nói bóng gió trong những tuần gần đây rằng có khả năng đã có kẻ phản phúc.

Vụ điều tra tham nhũng đối với ông Chu, 71 tuổi, rõ ràng cảnh báo không người nào an toàn cả, và Trung Quốc ngày càng có nhiều tin đồn về người có khả năng trở thành mục tiêu tiếp theo. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, mặc dù không nêu tên người nào, đang gây xôn xao và ngày càng rõ ràng rằng chính quyền của ông Tập có thể tiếp theo sẽ nhắm vào cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, một nhân vật vẫn còn quyền lực trong cái gọi là “bè lũ Thượng Hải” và là người đã đưa chính ông Tập lên nắm quyền.

Đã xảy ra các cuộc thanh trừng chiến lược nhắm vào các công ty nhà nước và tổ chức chính quyền trong những tuần gần đây, tất cả rốt cuộc đều nhắm tới ông Giang.

“Ai đã cải tạo các quan chức thối nát hôm nay? Họ được thăng chức vì lý do gì?” tờ Tân Hoa Xã của nhà nước hỏi trên blog phát hành hồi đầu tháng 7.

Sau khi các chiến dịch chống tham nhũng trước đây lắng xuống, nhiều người hoài nghi xem nhẹ nỗ lực của ông Tập, xem đó chỉ là một cuộc thanh trừng địch thủ nội bộ trong khi ban tuyên truyền xem ông là người của nhân dân.

Ông Tập và người tiền nhiện Hồ Cẩm Đào xem tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn vong của đảng Cộng sản. Ông Hồ cũng mở một chiến dịch chống tham nhũng ngay từ khi lên làm chủ tịch nước, nhưng không hề có quy mô hay đụng đến các quan chức cấp cao trong đảng như ta thấy cho đến nay dưới chính quyền của ông Tập.

“Lần này có quy mô lớn”, Kerry Brown, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại đại học Sydney, phát biểu. “Tôi nghĩ họ biết cách duy trì các mạng lưới bảo trợ kiểu bộ lạc được ông Chu đặc biệt áp dụng là kiểu cũ, loại phương pháp của một người phụ trách khi Trung Quốc tạo ra được sự tăng trưởng GDP hai con số. Giờ đây những năm tháng đó không còn nữa và tình hình khó khăn hơn”.

Ông Tập dường như sẵn sàng thủ tiêu các đảng viên vì lợi ích chung của tập thể, và trong thời gian còn 7 năm nắm quyền, sẽ còn có nhiều cuộc thanh trừng lớn nữa. Vụ bắt giam ông Chu là dấu hiệu rõ ràng nhất cho đến nay cho thấy đảng Cộng sản hết sức lo lắng khi thấy cơ hội sống sót của chính họ đang ít dần.

Đảng Cộng sản đã đi đến bước đường cùng, dường như suy đồi về ý thức hệ và mất hết mục đích trừ quyền lực vì lợi ích của bản thân và tài sản liên quan, rõ ràng là mục tiêu của cuộc tàn sát do ông Tập chỉ đạo.

Tâm điểm kế hoạch của ông là tiến hành rất nhiều cuộc cải cách kinh tế trên diện rộng. Chiến dịch chống tham nhũng quyết định cho các cuộc cải cách này qua hai mặt: thị uy để bắt các quan chức phục tùng, và đảm bảo các cuộc thỏa thuận bí mật không gây cản trở cho các cuộc cải cách đó.

Nhưng có một mặt đen tối trong chiến dịch của ông Tập. Giống như cuộc đàn áp các viên chức cấp cao của chế độ này, chiến dịch chống tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Kitô giáo, đã đẩy mạnh các biện pháp khắt khe hơn chống lại người Hồi giáo ở miền tây Tân Cương và tiến hành các lệnh tháo gỡ hàng trăm Thánh giá trong tỉnh miền đông Chiết Giang. Các hoàng đế của Trung Quốc xưa nay luôn tự coi mình là thiên tử, và ông Tập dường như quyết tâm đưa đảng Cộng sản trở lại vị trí này.

Nhìn trong nội bộ Trung Quốc và lịch sử nước này sẽ thấy hành động của ông Tập rất rõ ràng: ông cũng như những người còn lại trong Bộ Chính trị đều học tại Trung Quốc. Không người nào xuất thân từ tầng lớp những người từng học đại học ở phương Tây vốn ngày càng nhiều.

Thiếu tiếp xúc với thế giới bên ngoài đáng buồn như thế chắc chắn là lý do ban lãnh đạo tiếp tục tin rằng họ có thể tiến hành cải cách kinh tế sâu rộng chỉ bằng cách giả vờ thay đổi chính trị.

“Dĩ nhiên có quan điểm thống nhất nơi các lãnh đạo hiện nay về việc này”, Brown nói. “Họ không thích rủi ro, và làm một việc giống như thế này đồng nghĩa với việc họ cảm thấy họ sẽ xử lý được một cuộc khủng hoảng lớn trong đảng Cộng sản có khả năng duy trì tính hợp pháp và quyền lực khi đất nước thực hiện một số thay đổi khả thi khó khăn nhất trong vài năm tới”.

Dường như ông Tập đang chọn con đường ít rủi ro hơn, đưa ra một lập trường báo hiệu những hậu quả ảnh hưởng sâu rộng không thể đoán trước được với hy vọng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lớn hơn. Rõ ràng ông biết không còn nhiều thời gian.

Nhưng thuyết phục những người xung quanh tin ông có thể dẫn dắt mọi người đến chỗ an toàn chỉ bằng cách hất cẳng bạn bè và đồng nghiệp là kiểu ép khách mua hàng, đặc biệt là khi bạn không nói cho họ biết người nào thực sự sẽ phải hy sinh.

Michael Sainsbury 
là nhà báo và là nhà bình luận sống tại Bangkok