Mong ước của Thiên-Chúa vẫn luôn luôn là: cư ngụ với chúng ta, dân của Người. Ngay từ những trang đầu, Kinh thánh đã cho chúng ta thấy điều đó trong hành động từ trời xuống, Người đi dạo trong vườn và chuyện vãn với ông A-dong và bà E-và. Không phải Người đã dựng nên chúng ta vì điều đó hay sao? Người mến yêu mong ước điều gì, nếu không phải là để sống với người mình yêu hay sao? Sách Khải-huyền, khi dò xét dự án của Thiên-Chúa nơi lịch sử, đã mang lại cho chúng ta niềm chắc chắc là mong ước của Thiên Chúa sẽ được thể hiện hoàn toàn.
Người đã khởi sự cư ngụ ở giữa chúng ta từ khi Chúa Giêsu đến, Em-ma-nu-en, “Chúa ở cùng chúng ta”. Và bây giờ Chúa Giêsu đã sống lại, sự hiện diện của Người không còn giới hạn vào nơi chốn và thời gian nữa, mà trải rộng khắp thế giới. Với Chúa Giêsu, việc xây dựng một cộng đồng nhân loại mới rất độc đáo đã bắt đầu, một dân làm nên bởi nhiều dân tộc. Thiên-Chúa không chỉ muốn cư ngụ trong tâm hồn tôi, trong gia đình tôi, trong dân tộc tôi, mà giữa tất cả mọi dân tộc, tất cả kêu gọi làm nên một dân duy nhất. Đàng khác, sự di chuyển của con người hiện nay đang thay đổi chính ý niệm về dân chúng. Tại nhiều quốc gia, dân chúng được làm thành bởi nhiều dân tộc.
Chúng ta thật khác biệt nhau về mầu da, văn hóa, tôn giáo. Ta thường nhìn nhau một cách không tin tưởng, ngờ vực, sợ hãi. Chúng ta gây chiến với nhau. Cho dầu Thiên Chúa là Cha tất cả mọi người, Người thương yêu mỗi người và tất cả. Người không muốn ở với một dân – “dĩ nhiên là dân ta”, chúng ta nghĩ như vậy – và để những dân khác một mình. Đối với Người, tất cả chúng ta đều là con cái của Người, là một gia đình duy nhất.
Vậy chúng ta hãy tập luyện, để cho Lời Sống tháng này hướng dẫn, đến chỗ coi trọng sự khác biệt, tôn trọng người khác, nhìn người khác như một người thuộc về mình: tôi là người khác, người khác là tôi; người khác sống trong tôi, tôi sống nơi người khác. Bắt đầu từ những người cùng sống với tôi hàng ngày. Theo cách đó, chúng ta có thể dành chỗ cho sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta. Chính Người sẽ làm nên sự hiêp nhất, gìn giữ cá tính đặc thù của mỗi dân tộc, tạo nên một xã hội mới.
Chị Chiara Lubich đã trực cảm được điều đó năm 1959, trong một trang rất hiện đại và có tính tiên tri không tưởng được, chị viết:
“Nếu một ngày, con người, không phải từng người mà như các dân tộc […] chính họ biết dời lại ý tưởng mà họ có về quê hương mình,[…] và làm điều đó vì lòng thương yêu lẫn nhau giữa các quốc gia, điều mà Thiên Chúa đòi hỏi, như Người đòi hỏi tình yêu thương lẫn nhau giữa những người anh em, thì ngày đó sẽ là khởi đầu cho một thời đại mới, bởi vì ngày đó […] Chúa Giêsu sẽ sống động và hiện diện giữa các dân tộc […].
Đó chính là lúc […] mà mỗi dân tộc phải vượt qua biên giới của mình và nhìn ra ngoài; lúc đó đã đến giây phút quê hương của người khác phải được mến yêu như quê hương của mình, con mắt của ta phải có được sự trong sạch mới. Việc từ bỏ chính mình để nên những Kitô hữu chưa đủ. Thời đại ngày nay còn đòi nơi người theo Đức Kitô một điều gì hơn nữa: một ý thức xã hội của Kitô giáo […].
[…] Chúng ta hy vọng rằng Chúa thương đến thế giới bị chia rẽ và rối loạn này, thương đến những dân đóng kín trong cái vỏ của mình, để chiêm ngắm vẻ đẹp của riêng mình - đối với họ là vẻ đẹp duy nhất - nó giới hạn và không làm thỏa lòng, để lấy răng cắn chặt những kho tàng của mình - cả những của cải có thể dùng cho những dân khác đang bị chết đói -, và xin Người làm cho những hàng rào ngăn cách đổ xuống, và làm cho đức Ái không ngừng chảy giữa miền đất này với miền đất nọ, là nguồn sự thiện thiêng liêng và vật chất.
Chúng ta hy vọng rằng Chúa sẽ lập lại trật tự mới trên thế giới. Người là Đấng duy nhất có khả năng làm cho nhân loại nên một gia đình và vun sới những sự khác biệt giữa các dân tộc, để trong vẻ huy hoàng của mỗi dân, được đem phục vụ những dân khác, sẽ ngời lên ánh sáng duy nhất của sự sống, của ánh sáng tô điểm quê hương trần gian, làm cho nó nên tiền đường của Quê hương vĩnh cửu” (Maria, vincolo di unità tra i popoli, Città Nuova, Roma 2006, pp. 327-329).
Đó chính là lúc […] mà mỗi dân tộc phải vượt qua biên giới của mình và nhìn ra ngoài; lúc đó đã đến giây phút quê hương của người khác phải được mến yêu như quê hương của mình, con mắt của ta phải có được sự trong sạch mới. Việc từ bỏ chính mình để nên những Kitô hữu chưa đủ. Thời đại ngày nay còn đòi nơi người theo Đức Kitô một điều gì hơn nữa: một ý thức xã hội của Kitô giáo […].
[…] Chúng ta hy vọng rằng Chúa thương đến thế giới bị chia rẽ và rối loạn này, thương đến những dân đóng kín trong cái vỏ của mình, để chiêm ngắm vẻ đẹp của riêng mình - đối với họ là vẻ đẹp duy nhất - nó giới hạn và không làm thỏa lòng, để lấy răng cắn chặt những kho tàng của mình - cả những của cải có thể dùng cho những dân khác đang bị chết đói -, và xin Người làm cho những hàng rào ngăn cách đổ xuống, và làm cho đức Ái không ngừng chảy giữa miền đất này với miền đất nọ, là nguồn sự thiện thiêng liêng và vật chất.
Chúng ta hy vọng rằng Chúa sẽ lập lại trật tự mới trên thế giới. Người là Đấng duy nhất có khả năng làm cho nhân loại nên một gia đình và vun sới những sự khác biệt giữa các dân tộc, để trong vẻ huy hoàng của mỗi dân, được đem phục vụ những dân khác, sẽ ngời lên ánh sáng duy nhất của sự sống, của ánh sáng tô điểm quê hương trần gian, làm cho nó nên tiền đường của Quê hương vĩnh cửu” (Maria, vincolo di unità tra i popoli, Città Nuova, Roma 2006, pp. 327-329).
Lm Fabio Ciardi
"Lời Sống" tháng 5.2016