VRNs (29.08.2012) – Kontum – Vào lúc 5giờ sáng, ngày 28.08.2012, khoảng 5.000 giáo dân hai miền Kontum và Pleiku đã qui tụ về nhà thờ chánh tòa để dự lễ kỷ niệm 9 năm ngày tấn phong giám mục của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum (28.8.2003-28.8.2012).
Thánh lễ làm phép nhà thờ mới được cử hành đúng 9 giờ sáng
cùng ngày. Trong bài chia sẻ, Đức giám mục giáo phận Kontum đã gởi lời cám ơn
cha cố Giuse Maria Đinh Cao Tùng, nguyên chánh xứ Tân Thái Sơn, hạt Tân Sơn
Nhì, giáo phận Sài Gòn đã giúp cho giáo xứ Tea Long 500 triệu đồng. Vì sức
khỏe của cha đang suy yếu nên cha nghĩa tử là cha Phêrô Nguyễn Quốc Tuý, đương
kiêm chánh xứ Tân Thái Sơn đến tham dự lễ thay. Đức cha cũng cám ơn các ân nhân
trong và ngoài gíao phận đã giúp đỡ để anh chị em người Sê Đăng có ngôi nhà thờ
đẹp ngày hôm nay. Nếu chỉ với điều kiện kinh tế khó khăn anh chị em Sê Đăng,
thì họ không có đủ khả năng xây dựng được nhà thờ.
Đức cha Micae nói: “Chúng
ta đang hiện diện tại ngôi giáo đường này thì phải nhớ bao gian nan thử thách,
bách hại mà anh chị em chịu đựng bao năm tháng qua, từ việc dâng thánh lễ chui
ở nhà yáo phu cho đến cất căn nhà nguyện chui chỉ trong 3 ngày”.
Giáo xứ Tea Long được hình thành từ năm 1905 thuộc địa
sở Đak Choi, vì biến cố lịch sử của đất nước, người cộng sản không công nhận
người sắc tộc thiểu số có tôn giáo, nên đời sống của anh chị em Sê Đăng đã khó
lại trở nên ngặt nghèo hơn. Mãi đến ngày 14.07.2009, giáo xứ mới được dựng chui
ngôi nhà nguyện “chui” và ngày 21.02.2012, Đức giám mục giáo phận Kontum đã đến
dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên và đặt Đức Mẹ Lộ Đức làm bổn mạnh giáo xứ.
Hiện nay giáo xứ Tea Long có 1.700 giáo dân Sê Đăng.
Khi ngôi nhà nguyện bằng cây rừng và mái băng tre dựng lên,
chính quyền đã nhiều lần buộc tháo dỡ. Sự giằng co kéo dài trên hai năm cho đến
khi giáo phận tìm được đất xin phép xây dựng thì chính quyền buộc tháo nhà
nguyện cũ mới cấp phép xây dựng. Đó là khuôn mẫu của một chính quyền hô to khẩu
hiệu “của dân, do dân và vì dân”.
Cái lẽ đời sao ngang ngược, nhà mới chưa làm nhà cũ buộc
phải phá? Cha sở và giáo dân dứt khoát không chịu, sau không làm được gì nữa
chính quyền bắt cam kết khi hoàn thành nhà thờ mới, phải tháo dỡ nhà nguyện cũ.
Anh chị em Sê Đăng nói nhà nguyện đã Thánh Hiến cho Thiên Chúa thì không được
đập phá, nên họ xin Đức giám mục dùng ngọn lửa “toàn thiêu” (đốt), để ngôi nhà
nguyện lên trời với Thiên Chúa. Sau thánh lễ làm phép thánh đường mới, Đức cha
Micae cầu nguyện, rồi cầm bó đuốc châm ngọn lửa vào nhà nguyện cũ, giữa tiếng
reo hò và tiếng cồng chiêng vang dậy của anh chị em Sê Đăng cũng như mọi người
đến tham dự.
PV.VRNs
Tại Kontum
Nguồn: Dòng Chúa Cứu
Thế VN