"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Một nhân chứng sống động

Nhân dịp Lễ Giỗ 10 năm của Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928-2002)

Mười ba năm tù, trong đó 9 năm biệt giam – trong những căn phòng nhỏ không cửa sổ, không quan hệ với các tù nhân khác và phải chịu sự hành hạ của những tên cai tù. Nhưng ngay trong cảnh huống cùng cực này đức tin vào Chúa Giêsu Kitô đã đem lại sức mạnh cho ông. Ông trung thành với Ngài cho đến giờ chết vào ngày 16 tháng chín 2002: Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Trong cuốn: „Đường Hy Vọng - Sứ điệp của niềm vui từ trong từ“ ông đã viết: „Nhượng bộ tiền của, chức tước, nhượng bộ mạng sống để giữ lý tưởng, danh dự, đức tin, con chấp nhận. Nhưng không bao giờ con chấp nhận đổi ngược lại: lỗ lã quá!“

Nguyễn Văn Thuận chào đời ngày 17 tháng tư 1928 tại Trung Việt. Cậu của ông là một linh mục, đã chuẩn bị nền tảng tâm linh cho tiến trình tu đức của ông. Trong tiểu chủng viện do Hội Thừa Sai Paris hướng dẫn ông đã có cơ hội để tìm hiểu sâu xa hơn về đức tin của mình. Tại đó ông cũng được làm quen với vị „Tông Đồ Á Châu“, thánh Phanxicô Xaviê, và đã lấy tên của Ngài thêm vào tên tiếng Việt của mình.

Văn Thuận học thần học và năm 1953 đã được nhận chức linh mục.  Ông làm luận án tiến sĩ tại Roma và sau đó trở lại Việt Nam. Năm 1962 ông nhận chức giám đốc tiểu chủng viện nói trên. Hai năm sau ông được bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện của Tổng Giáo Phận Huế; ngày 24 tháng sáu năm 1967 ông được phong giám mục. Tám năm sau ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn với quyền kế vị.

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận thăm một làng tại Việt Nam

Chỉ vài tuần sau đó ông bị cộng sản, khi đó đã chiếm Sài Gòn, bắt vì lý do có tương quan họ hàng với tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, một tín hữu Công Giáo và là một người Chống Cộng Sản. Tổng cộng ông bị giam mười ba năm hằn ghi dấu vết của tra khảo, áp lực tâm lý và hành hạ.

Ban đầu ông „chỉ“ bị quản thúc tại gia; đầu năm 1976 ông đã bị đưa vào trại tù, nơi ông phải sống trong phòng giam không có cửa sổ. Cả sau khi được thả vào năm 1988 ông vẫn bị theo dõi. Cuối cùng, vào năm 1991 người ta để ông sang sống lưu vong tại Roma, nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp nhận ông và bổ nhiệm ông làm Phó Chủ Tịch rồi sau đó làm Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng cho Công Lý và Hòa Bình. Tháng giêng năm 2001 ông nhận tước vị Hồng Y. Một năm rưỡi sau đó ông đã qua đời.

Cho đến nay, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đối với nhiều người là một nhân vật tạo nhiều ấn tượng, đặc biệt đối với đồng hương Việt Nam của ông. Từ năm 2010 bắt đầu tiến trình phong Chân Phước.

Chuyển ngữ: JB Lê Văn Hồng
Nguồn: "Kirche in Not"  (Tổ chức "Giáo hội trong hoạn nạn")

 ................... Nguyên bản tiếng Đức .........................

Ein lebendiger Märtyrer *)
Zum 10. Todestag des Kardinals Francois Xavier Nguyen Van Thuan

Dreizehn Jahre im Gefängnis, neun davon in Isolationshaft — Zellen ohne Fenster, kein Kontakt zu Mithäftlingen und den Schikanen der Wärter ausgesetzt. Dennoch gab ihm selbst in dieser Tortur der Glaube an Jesus Christus Kraft. Er blieb ihm bis zu seinem Tod am 16. September 2002 treu:  Kardinal Francois Xavier Nguyen Van Thuan.

In seinem Buch “Hoffnungswege — Botschaft der Freude aus dem Gefängnis” schreibt er: “Besser ist es für dich, Geld, Titel, selbst das Leben zu verlieren, als dein Ideal und deinen Glauben preiszugeben. Mach niemals den umgekehrten Tausch: Der Verlust wäre zu groß.”

Nguyen Van Thuan kam am 17. April 1928 in Hue in Zentralvietnam zur Welt. Sein Onkel, ein Priester, bereitete die spirituelle Basis für seine geistliche Laufbahn. Auch im Schülerkonvikt, das von der Pariser Missionsgemeinschaft geleitet wurde, konnte er seinen Glauben vertiefen. Dabei lernte er auch den “Apostel Asiens”, den heiligen Franz Xaver, kennen, dessen Namen er später neben seinem vietnamesischen Namen annahm.

Van Thuan studierte Theologie und wurde 1953 zum Priester geweiht. Er promovierte in Rom und kehrte anschließend nach Vietnam zurück. Er wurde 1962 Direktor des oben genannten Konvikts. Zwei Jahre später bestimmte man ihn zum Generalvikar der Diözese Hue, am 24. Juni 1967 erhielt er die Bischofsweihe. Acht Jahre später wurde er zum Erzbischof-Koadjutor von Saigon ernannt.

Nur wenige Wochen danach wurde er von den Kommunisten, die in der Zwischenzeit Saigon besetzt hatten, festgenommen, wegen seiner verwandtschaftlichen Beziehungen zum südvietnamesischen Präsidenten Ngo Dinh Diem, der ein gläubiger Katholik und Anti-Kommunist war. Es wurden insgesamt dreizehn Jahre Gefangenschaft, geprägt von Verhören, psychischem Druck und Schikanen.

Erst stand er “nur” unter Hausarrest, im Frühjahr 1976 wurde er in ein Lager gebracht, wo er in einer fensterlosen Zelle leben musste. Auch nach seiner Freilassung 1988 stand er unter Beobachtung. Man ließ ihn schließlich 1991 nach Rom ins Exil gehen, wo ihn Papst Johannes Paul II. aufnahm und ihn zum Vizepräsidenten und später zum Präsidenten des Päpstlichen Rates für Gerechtigkeit und Frieden ernannte. Im Januar 2001 erhielt er die Kardinalswürde. Eineinhalb Jahre später starb er.

Bis heute ist Kardinal Van Thuan für viele Menschen eine beeindruckende Persönlichkeit, insbesondere für seine vietnamesischen Landsleute. Seit 2010 läuft ein Seligsprechungsverfahren.
.......................
*) Märtyrer: (tiếng Hy Lạp: μάρτυς „nhân chứng“ hoặc μαρτύριον „chứng từ“, „bằng chứng“) là những người dùng chính mạng sống mình để minh chứng niềm tin. Tiếng Việt gọi là „tử đạo“ hoặc „tử vì đạo“

Quelle: Kirche in Not