"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Đức Thánh Cha Phanxicô mở toang những cánh cửa Giáo Hội

Tông huấn của ngài là một luồng khí trong lành, nhưng để lại một điều gì đó khó lường

Lm. Frank Brennan (Ảnh: CPD Australia)

December 2, 2013 | Lần đầu tiên trong triều giáo hoàng của ngài, Đức Thánh Cha đã xuất bản tài liệu giáo huấn rất dài có tựa đề là Evangelii Gaudium (Niềm vui của việc truyền bá Phúc Âm). Với một giọng điệu đầy phấn khởi ngài nhận xét một cách khôi hài: “Tôi ý thức rằng ngày nay các tài liệu không còn gây sự chú ý như trong quá khứ mà chúng nhanh chóng bị quên lãng.”

Trong cương vị quyền bính của Giáo Hoàng, tài liệu này được gọi là bản Tông huấn, có giá trị thấp hơn Thông điệp. Điều này cho phép Đức Thánh Cha thêm vào các giai thoại và những hướng dẫn mục vụ.

Từ thời Công Đồng Vatican II, đã có các thượng hội đồng giám mục nhóm họp để thảo luận những đề tài quan trọng. Trong quá khứ, Đức Giáo Hoàng là người viết tài liệu thượng hội đồng này, nhằm đem lại những hiệu quả trong việc điều hành Vatican.

Cuối triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô có một thượng hội đồng được nhóm họp bàn về “Tân Phúc Âm hóa”, đây đã là điều cốt lõi bắt nguồn từ công bằng xã hội và việc tái khám phá các việc đạo đức, đã mời gọi giới trẻ tham gia một số phong trào canh tân Giáo hội thay thế một vài hoạt động thông thường nơi giáo xứ.

Đức Thánh Cha nói: “Tôi rất vui khi đón nhận kiến nghị của các cha trong thượng hội đồng để viết bản Tông huấn này.” Điều đó đã tạo cho ngài một dịp thuận tiện để công bố cho nhiều tín hữu là những người tin rằng những gì Đức Thánh Cha nói ra đều là những điều tốt – có ý nghĩa mục vụ sâu xa, dấn thân mạnh mẽ cho người nghèo, và một niềm xác tín rằng Rôma không có tất cả mọi câu trả lời.

Cố gắng tóm kết 50.000 từ trong một ít cụm từ, tôi xin được nói về thông điệp của ngài như sau: “Tin mừng thực sự là những tin tốt lành đặc biệt cho người nghèo và bất cứ ai đang đau khổ cùng cực trên thế giới. Các cánh cửa Giáo hội mở ra cho mọi người. Chúng ta cam kết với thế giới và nói một điều gì đó. Hãy ra khỏi đó. Làm một điều gì để giúp người thân cận. Hãy làm điều đó trong sự vui mừng và với niềm đam mê. Giáo hội hiện diện là để giúp đỡ chứ không phải lẩn tránh. Các giáo huấn của Giáo hội sẽ không bị thay đổi trong thời gian ngắn. Nhưng đừng mong đợi Rôma có tất cả mọi câu trả lời. Đừng sợ mắc sai lầm. Và hãy làm một điều gì đó để thay đổi cơ cấu bất công của nền kinh tế thế giới”.

Ngài làm mới lại bằng việc trích dẫn một cách tự do các điều mà các cuộc họp của các giám mục ở các vùng khác nhau trên thế giới trong đó có cả châu Đại Dương. Ngài rất để ý đến việc phân phối quyền hạn và việc bổ trợ. Phải làm mới như thế nào, ngài viết: “Thật không nên để tôi thay thế quyền các giám mục địa phương trong việc nhận định về mỗi đề tài nổi lên trong địa hạt của họ. Theo cách đó, tôi ý thức nhu cầu gia tăng việc phân phối quyền hạn cách có hiệu quả”.

Những nhà lãnh đạo Vatican trong bộ trang phục áo choàng sẽ bị bối rối khi nghe ngài nói: “Chỉ là quản trị thôi thì không đủ. Ngang qua thế giới, chúng ta hãy kiên vững trong sứ mạng”.

Trong quá khứ, nhiều giám mục bảo thủ đã cố gắng làm giảm tầm quan trọng của các hội nghị giám mục tại địa phương, thích làm nổi bật vai trò giáo huấn cá nhân của họ bằng việc dựa vào thẩm quyền Rôma, chính điều đó làm cho các linh mục quản xứ hơi khó chịu về những giáo huấn mục vụ của những giám mục thoáng hơn.

Đức Thánh Cha nói: “Các hội đồng Giám mục là nơi đóng góp nhiều hướng đi thiết thực và phong phú cho việc cụ thể hóa tinh thần chung Giáo hội”. Ngài nói rằng “ước muốn này đã không được lưu tâm cách đầy đủ” và cũng nên lưu ý rằng “việc tập trung quyền hạn thái quá, mà không xem xét đến lợi ích, sẽ làm cho đời sống và sứ mạng mở ra với mọi người của Giáo hội trở nên phức tạp”.

Vì không phải là người Âu châu, Đức Thánh Cha đặc biệt lưu tâm tới nền văn hóa đa dạng và nhiều thứ lỉnh kỉnh mang tính Âu châu trong Giáo hội. Đối với ngài, Giáo hội chưa bao giờ là châu Âu và Âu châu không phải là Giáo hội.

Ngài vui vẻ trích dẫn ý kiến của các giám mục châu Đại Dương rằng Giáo hội “phát triển sự hiểu biết và là đại diện cho chân lý của Đức Kitô đang hoạt động nơi các truyền thống và các nền văn hóa của chính vùng đó” và mời gọi “tất cả các nhà truyền giáo hoạt động phù hợp với các Kitô hữu bản xứ để bảo đảm rằng đức tin và đời sống Giáo hội được diễn tả qua những hình thái đúng đắn phù hợp với mỗi nền văn hóa”.

Với lòng yêu mến Nam Mỹ, ngài nói tiếp: “Chúng ta không thể đòi hỏi những người ở mỗi lục địa, trong việc diễn tả đức tin Kitô giáo của họ bằng việc bắt chước các hình thức diễn tả mà các nước Âu châu đã phát triển tại một thời điểm nào đó trong lịch sử của họ, bởi vì đức tin không thể bị gò ép trong những giới hạn về sự hiểu biết và diễn tả của bất kỳ nền văn hóa nào. Đức tin là sự thật không thể chối bỏ và không một nền văn hóa nào có thể tiêu diệt mầu nhiệm cứu chuộc của chúng ta trong Đức Kitô.”

Trong khi cam kết không thay đổi bắt cứ điều gì liên quan đến giáo huấn Giáo hội về biện pháp tránh thai, ly hôn và tái kết hôn…, ngài đã đưa ra một niềm hy vọng chân thực về tính nhân bản của bí tích đang được trao ban trong các giáo hội địa phương.

Nên lưu ý rằng “Giáo hội có các quy tắc hoặc các giới luật là những điều rất hiệu quả trong quá khứ, nhưng không còn có ích lợi tương tự trong việc hướng dẫn và áp đặt cho cuộc sống con người hôm nay”, ngài đã mở toang các cánh cửa Giáo hội với sắc lệnh này: “Giáo hội được mời gọi để trở thành ngôi nhà của Thiên Chúa, với những cánh cửa luôn luôn mở rộng. Một dấu chỉ cụ thể cho việc mở rộng này là những cánh cửa của các nhà thờ nên luôn luôn được mở để nếu một ai đó được tác động của Thánh Thần, đến tìm gặp Thiên Chúa, thì các cửa nhà thờ đó luôn mở để họ vào.

Có những cánh cửa tương tự cũng không nên bị đóng lại. Mỗi người có thể chia sẻ theo cách nào đó trong đời sống Giáo hội; mỗi người có thể là một phần của cộng đoàn, để các cánh cửa bí tích không bị đóng lại vì bất cứ lý do gì.

Sự thật hiển nhiên của bí tích chính là “cánh cửa”: Phép rửa. Bí tích Thánh thể, mặc dù là một bí tích trọn vẹn của đời sống, không phải là một chóp đỉnh cho sự hoàn thiện, nhưng là một phương dược đầy sức mạnh và dưỡng nuôi những người yếu đuối. Các xác tín này có những hiệu quả mục vụ mà chúng ta được mời gọi để nhận ra với sự khôn ngoan và tin tưởng.

Thông thường, chúng ta hành động như thể những trọng tài của ân sủng hơn là những người nâng đỡ ân sủng. Nhưng Giáo hội không phải là một tổng đài điện thoại; mà là nhà của Thiên Chúa, nơi đó dành cho mọi người với tất cả mọi vấn đề của họ”.

Nhưng có một số điều khó lường nào đó ngài không được chuẩn bị để  đón nhận, và Giáo hội sẽ tiếp tục đau khổ vì điều đó. Ngài viết: “vị thế của chức linh mục dành cho nam giới như là một dấu chỉ của Đức Kitô vị hôn phu đã dâng hiến chính mình trong bí tích Thánh Thể, không phải là một câu hỏi mở để thảo luận, nhưng nó có thể minh chứng cách đặc biệt về sự phân cách nếu năng quyền bí tích bị đồng hóa với sức mạnh thông thường.”

Thậm chí chắc chắn nó phải được phân cách rõ hơn nếu những ai đặt mình trong chính năng quyền bí tích để xác định rằng bản thân họ có thể xác định người nào được lãnh chức đó và kết luận rằng vấn đề này không mở ra cho việc thảo luận.

Xét vì quyền xác định việc giáo huấn của huấn quyền và các qui định của luật không phải là năng quyền bí tích, và như thế có phải không cần thiết để có nữ giới trong việc quyết định rằng vấn đề không phải mở ra để thảo luận và việc tìm kiếm câu trả lời tạm thời cho vấn đề này không?

Vị thế của Đức Thánh Cha có thể được xem là sáng suốt trong Vatican hiện nay nhưng vị trí đó không ăn khớp. Tuyên bố về vấn đề “ không phải là một câu hỏi mở để thảo luận” không thể được duy trì nếu không có năng quyền bí tích cũng như bao gồm năng quyền xác quyết thần học và năng quyền xác quyết giáo luật.

Sau cùng, lời tuyên bố của Đức Thánh Cha phải là chỉ những ai lãnh nhận năng quyền bí tích mới có thể xác định huấn quyền và giáo luật.

Chúng ta cần xác định nếu “vai trò khả thể của nữ giới trong việc đi đến quyết định các lĩnh vực khác nhau của đời sống Giáo hội” thì có thể bao hàm cả năng quyền đóng góp cho việc thảo luận thần học và hình thành tông huấn, và việc thảo luận luật về các sắc lệnh cho việc tham dự thảo luận thần học đưa ra các đề tài chẳng hạn như việc truyền chức cho phụ nữ.

Như Đức Thánh Cha nói, “Đòi hỏi về những quyền pháp lý cho phụ nữ phải được tôn trọng, dựa trên niềm xác tín chắc chắn rằng cả nam lần nữ đều có phẩm giá ngang nhau, hiện tại giáo hội không thể làm ngơ trước những vấn đề quan trọng và thách đố”.

Đoạn văn của bản tông huấn này bàn về việc truyền chức cho phụ nữ không thêm vào một giải pháp nào cho vấn nạn hoặc cách thức để tiến tới. Tông huấn này chứa đựng những ý tưởng tuyệt vời nhưng trong vấn đề này, Đức Thánh Cha đã cố gắng không làm ngơ nhưng cũng không lèo lái vấn đề đi ngược với huấn quyền và giáo luật bởi hai vị tiền nhiệm của ngài.

Đức Thánh Cha không giả vờ để có tất cả câu trả lời. Ngài sẽ không thay đổi các giáo huấn Giáo hội trong thời gian ngắn. Nhưng ngài đã soạn bản tông huấn dài này để đưa Giáo hội vào trong thế giới và mở cửa Giáo hội cho các tội nhân không kỳ thị bất cứ ai.

Ngài có một cái nhìn lạc quan về Giáo hội đó là: “Một Giáo hội bầm dập, tổn thương và dơ bẩn vì Giáo hội trên đường, hơn là một Giáo hội không lành mạnh từ việc khép kín và bám lấy sự an toàn của chính mình”.

Linh mục Frank Brennan-
là tác giả và nhà chú giải Giêsu hữu người Úc

Nguồn: UCANews