Tranh vẽ thánh Gioan Tẩy Giả của Leonardo da Vinci
Thánh Gioan Tẩy Giả còn gọi là Thánh Gioan Tiền Hô. Tẩy giả, vì Ngài được khỏi tội tổ tông truyền ngay khi còn trong lòng mẹ. Tiền hô, vì Ngài có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế.
Cha mẹ của Ngài là ông Giacaria và bà Êlizabét, sống ở miền núi xứ Giuđêa. Ông Giacaria là tư tế thuộc phiên ban Abia. Bà Êlizabét thuộc dòng dõi Aharon.
Hai ông bà đã già rồi mà không có con, vì Êlizabét son sẻ. Đây là một nỗi tủi nhục cho ông bà, đặc biệt ở Do Thái vào thời bấy giờ. Mặc dầu vậy, ông bà vẫn không phàn nàn kêu trách Chúa. Trái lại, ông bà có một đời sống đạo rất mẫu mực. Thánh Luca cho biết “Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa, ăn ở theo mọi giới răn và lề luật của Chúa, không ai trách được điều gì” (Lc 1,6).
Nhưng ước muốn có con vẫn nung nấu nơi đôi vợ chồng son sẻ này. Họ ngày đêm cầu nguyện, cậy trông vào Thiên Chúa. Thế rồi, một hôm theo phiên thứ của mình, ông Giacaria bắt thăm và trúng việc vào cung thánh Chúa để dâng hương. Thiên thần hiện ra và cho ông biết, bà Êlizabét sẽ mang thai và sinh con. Vì sự việc xảy đến quá đột ngột, nên ông Giacaria nghi ngờ lời Thiên thần báo tin. Vì vậy, ông đã bị câm. Sau thời gian đó, bà Êlizabét có thai như lời Thiên thần báo tin.
Bài Tin mừng hôm nay kể lại việc bà Êlizabét sinh hạ Gioan Tẩy Giả. Đồng thời, hai ông bà làm lễ đặt tên cho con. Việc đặt tên cũng là một việc hết sức lạ lùng. Từ trước tới nay, người ta thường lấy tên Cha đặt cho con. Vì thế, hôm nay họ hàng hai bên cũng không đi ra ngoài thông lệ đó. Họ đã lấy tên cha là Giacaria mà đặt tên cho con trẻ. Nhưng cả hai ông bà không chấp nhận và muốn đặt tên con trẻ là Gioan. Tên mà Thiên Thần đã cho biết trước. Khi ông Giacaria viết tên con trẻ là Gioan lên một tấm bảng, thì lập tức ông nói được.
Sau sự kiện đó, Phúc âm không nói gì về cuộc đời của ông Giacaria và bà Êlizabét nữa, nhưng chắc chắn hai ông bà tiếp tục sống công chính trước mặt Chúa và mọi người. Đặc biệt, hai ông bà chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ đối với Gioan Tẩy Giả.
Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra trước Chúa Giêsu sáu tháng. Trước khi bước vào cuộc sống công khai, Ngài đã có một thời gian sống khắc khổ trong sa mạc. Mình mặc một chiếc áo khoác bằng lông lạc đà. Lưng thắt dây da. Thức ăn hằng ngày của Ngài là châu chấu và mật ong rừng.
Sứ mạng của Ngài đã được Thiên thần nói một cách chi tiết với ông Giacaria: “Vì trẻ này sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men; sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ này sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Êlia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngỗ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị sẵn sàng" (Lc 1, 15-17).
Sứ mạng đó được cụ thể hoá nơi những lời chính Thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,4-6).
Ngài kêu gọi mọi người lãnh nhận phép rửa sám hối cầu ơn tha tội: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 2). Phép rửa của Gioan là một nghi thức thống hối kèm theo việc xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Khi nghe lời rao giảng của Ngài, hết mọi thành phần trong xã hội thời đó đều đến với Ngài và hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” Đối với dân chúng, Ngài nói: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11). Đối với những người thu thuế, Ngài nói: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh” (Lc. 3,13). Đối với binh lính, Ngài nói: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình” (Lc. 3,14).
Kể cả nhóm luật sĩ và biệt phái là thành phần lãnh đạo tôn giáo thời đó cũng đến nghe Ngài giảng. Ngài không ngần ngại nói thẳng với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (x. Mt 3, 7).
Rồi Ngài thêm: “Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Abraham. Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá nầy trở nên con cháu ông Abraham” ( Mt 3, 9). Ngài cũng mời gọi họ “Hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối” (x. Mt 3,8). Những ai không sinh hoa trái thì hình phạt nghiêm khắc sẽ dành cho họ: “Cái rìu đã đặt gần gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quẳng vào lửa” ( Mt 3, 10). Ngài nói thêm: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3,12).
Khi biết Vua Hêrôđê cướp vợ của anh mình, đồng nghĩa với phạm tội loạn luân, Ngài đã thẳng thắn can ngăn. Chính vì hành động can đảm này, Ngài bị nhà vua bỏ tù. Tin mừng Thánh Mathêu kể lại: “Nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: ‘Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm.’ Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ” (14,6-11).
Bài Tin mừng hôm nay kể lại việc bà Êlizabét sinh hạ Gioan Tẩy Giả. Đồng thời, hai ông bà làm lễ đặt tên cho con. Việc đặt tên cũng là một việc hết sức lạ lùng. Từ trước tới nay, người ta thường lấy tên Cha đặt cho con. Vì thế, hôm nay họ hàng hai bên cũng không đi ra ngoài thông lệ đó. Họ đã lấy tên cha là Giacaria mà đặt tên cho con trẻ. Nhưng cả hai ông bà không chấp nhận và muốn đặt tên con trẻ là Gioan. Tên mà Thiên Thần đã cho biết trước. Khi ông Giacaria viết tên con trẻ là Gioan lên một tấm bảng, thì lập tức ông nói được.
Sau sự kiện đó, Phúc âm không nói gì về cuộc đời của ông Giacaria và bà Êlizabét nữa, nhưng chắc chắn hai ông bà tiếp tục sống công chính trước mặt Chúa và mọi người. Đặc biệt, hai ông bà chu toàn bổn phận làm cha làm mẹ đối với Gioan Tẩy Giả.
Thánh Gioan Tẩy Giả sinh ra trước Chúa Giêsu sáu tháng. Trước khi bước vào cuộc sống công khai, Ngài đã có một thời gian sống khắc khổ trong sa mạc. Mình mặc một chiếc áo khoác bằng lông lạc đà. Lưng thắt dây da. Thức ăn hằng ngày của Ngài là châu chấu và mật ong rừng.
Sứ mạng của Ngài đã được Thiên thần nói một cách chi tiết với ông Giacaria: “Vì trẻ này sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa, sẽ không uống rượu và thức có men; sẽ được tràn đầy Thánh Thần ngay từ lòng mẹ, sẽ đem nhiều con cái Israel trở về cùng Chúa là Thiên Chúa. Trẻ này sẽ đi trước Người, trong thần trí và quyền lực của Êlia, để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngỗ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị sẵn sàng" (Lc 1, 15-17).
Sứ mạng đó được cụ thể hoá nơi những lời chính Thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm phải san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa” (Lc 3,4-6).
Ngài kêu gọi mọi người lãnh nhận phép rửa sám hối cầu ơn tha tội: “Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 2). Phép rửa của Gioan là một nghi thức thống hối kèm theo việc xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Khi nghe lời rao giảng của Ngài, hết mọi thành phần trong xã hội thời đó đều đến với Ngài và hỏi “Chúng tôi phải làm gì?” Đối với dân chúng, Ngài nói: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy” (Lc 3,11). Đối với những người thu thuế, Ngài nói: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh” (Lc. 3,13). Đối với binh lính, Ngài nói: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình” (Lc. 3,14).
Kể cả nhóm luật sĩ và biệt phái là thành phần lãnh đạo tôn giáo thời đó cũng đến nghe Ngài giảng. Ngài không ngần ngại nói thẳng với họ rằng: “Nòi rắn độc kia, ai đã chỉ cho các anh cách trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống vậy?” (x. Mt 3, 7).
Rồi Ngài thêm: “Đừng tưởng có thể bảo mình rằng: Chúng ta đã có tổ phụ Abraham. Vì tôi nói cho các anh hay, Thiên Chúa có thể làm cho những hòn đá nầy trở nên con cháu ông Abraham” ( Mt 3, 9). Ngài cũng mời gọi họ “Hãy sinh hoa trái để chứng tỏ lòng sám hối” (x. Mt 3,8). Những ai không sinh hoa trái thì hình phạt nghiêm khắc sẽ dành cho họ: “Cái rìu đã đặt gần gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt, đều bị chặt đi và quẳng vào lửa” ( Mt 3, 10). Ngài nói thêm: “Tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Mt 3,12).
Khi biết Vua Hêrôđê cướp vợ của anh mình, đồng nghĩa với phạm tội loạn luân, Ngài đã thẳng thắn can ngăn. Chính vì hành động can đảm này, Ngài bị nhà vua bỏ tù. Tin mừng Thánh Mathêu kể lại: “Nhân ngày sinh nhật của vua Hê-rô-đê, con gái bà Hêrôđia đã biểu diễn một điệu vũ trước mặt quan khách, làm cho nhà vua vui thích. Bởi đó, vua thề là hễ cô xin gì, vua cũng ban cho. Nghe lời mẹ xui bảo, cô thưa rằng: ‘Xin ngài ban cho con, ngay tại chỗ, cái đầu ông Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm.’ Nhà vua lấy làm buồn, nhưng vì đã trót thề, lại thề trước khách dự tiệc, nên truyền lệnh ban cho cô. Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan. Người ta đặt đầu ông trên mâm, mang về trao cho cô, và cô ta đem đến cho mẹ” (14,6-11).
Tranh của Michelangelo Caravaggio (1607) Salome (con gái của Herodia) và thủ cấp của thánh Gioan
Như vậy, Thánh Gioan Tẩy Giả đã chết vì chân lý. Ngài chết vì dám bênh vực cho sự thật. Đó là gương mẫu cho mỗi người chúng ta hôm nay. Sống giữa một xã hội gian dối, bất công lan tràn, dù bị thiệt thòi và có thể phải chết khi bệnh vực cho sự thật, khi đứng về phía chân lý, nhưng chúng ta phải chu toàn bổn phận ngôn sứ của mình như Thánh Gioan ngày xưa.
Mặc dầu Ngài mạnh mẽ can đảm lên án kẻ quyền thế sống vô luân, nhưng Ngài luôn sống khiêm nhường trước mặt Chúa. Ngài xác nhận, Ngài chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Ngài nói: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7); “Người cần phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi” (Ga 3,30). Sự khiêm nhường của Ngài còn được thể hiện qua việc Ngài giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình: “Đây chiên Thiên Chúa đây đáng xoá tội trần gian” (Ga 1,29). Nhờ đó, một số môn đệ của Ngài đã theo Chúa Giêsu.
Mừng ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, xin Ngài bầu cử để mỗi chúng ta biết học theo các nhân đức của Ngài, nhất là nhân đức khiêm nhường và can đảm, luôn biết bênh vực cho công lý và sự thật. Đồng thời, mỗi người hãy quyết tâm thực hành những lời Ngài giảng dạy để trở thành những Gioan Tẩy Giả của thời đại hôm nay.
Lm. Anthony Trung Thành
Mặc dầu Ngài mạnh mẽ can đảm lên án kẻ quyền thế sống vô luân, nhưng Ngài luôn sống khiêm nhường trước mặt Chúa. Ngài xác nhận, Ngài chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Ngài nói: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1,7); “Người cần phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi” (Ga 3,30). Sự khiêm nhường của Ngài còn được thể hiện qua việc Ngài giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình: “Đây chiên Thiên Chúa đây đáng xoá tội trần gian” (Ga 1,29). Nhờ đó, một số môn đệ của Ngài đã theo Chúa Giêsu.
Mừng ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả hôm nay, xin Ngài bầu cử để mỗi chúng ta biết học theo các nhân đức của Ngài, nhất là nhân đức khiêm nhường và can đảm, luôn biết bênh vực cho công lý và sự thật. Đồng thời, mỗi người hãy quyết tâm thực hành những lời Ngài giảng dạy để trở thành những Gioan Tẩy Giả của thời đại hôm nay.
Lm. Anthony Trung Thành