"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Giáo hội Công giáo và Đồng bào Việt Nam


Hà Minh Thảo

(VietCatholic News-13.02.2012) Nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần 45 vào Chúa nhật 01.01.2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gởi đến các bậc cha mẹ gia đình, những nhà giáo dục, huấn luyện, cũng như các vị trách nhiệm trong các lãnh vực khác nhau của đời sống tôn giáo, xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền thông Sứ điệp có đề tài: «Giáo dục người trẻ về Công lý và Hòa bình».

Trong giờ Kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 22.01.2012, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chúc Tết Tân Xuân Nhâm Thìn đã các dân tộc Viễn Đông: «Anh chị em thân mến, trong các ngày này, nhiều dân tộc Viễn Đông vui mừng Năm Mới Âm lịch. Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội hiện nay, tôi cầu chúc tất cả các dân tộc ấy một Tân Niên thực sự ghi dấu CÔNG LÝ và HÒA BÌNH, đem lại thoa dịu cho người khổ đau. Tôi đặc biệt cầu chúc cho các bạn trẻ, với lòng hăng hái và sự thúc đẩy của lý tưởng, có thể cống hiến cho thế giới một niềm hy vọng mới."

I. NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC VÀ NHỮNG ĐỀ NGHỊ CHÍ LÝ

Sau khi phần đất Tòa Khâm sứ cũ, thuộc quyền sở hữu của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, và phần đất Giáo xứ Thái Hà, thuộc quyền sở hữu Dòng Chúa Cứu Thế, bị chiếm đoạt và biến thành hai vườn hoa, ngày 25.09.2008, Hội đồng Giám mục Việt-Nam đã cho phổ biến văn kiện:

QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOÀN CẢNH HIỆN NAY
http://hdgmvietnam.org/News.aspx?Type=3&Act=Detail&ID=215&CateID=116

Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người dân Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo Hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội. Do đó, là những người lãnh đạo trong Giáo Hội, chúng tôi có trách nhiệm rao giảng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, nhằm thăng tiến con người và đời sống xã hội cách toàn diện. Sau khi cầu nguyện và trao đổi với nhau, chúng tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay.

A. Tình hình

1. Nhiều nguyên nhân dẫn đến những khiếu kiện đất đai, trong đó có đất đai của các tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, và chưa được giải quyết thoả đáng vì : luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này.

2. Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Ngày nay, thay vì dùng sự phát triển các phương tiện truyền thông để gia tăng hiểu biết và phát triển tình liên đới và mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại cách trung thực, nhưng hiện nay nó là một trong những điều gây nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc, không thể không quan tâm đến tình trạng này.

3. Cũng trong tiến trình giải quyết này và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội và đang có chiều hướng gia tăng, trong các vấn đề lớn của xã hội lẫn ngay trong gia đình và học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện về đạo đức và lương tâm, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội.

4. Cũng trong tiến trình giải quyết những xung đột nêu trên và nhiều vụ việc khác, một số người có khuynh hướng sử dụng bạo lực, và như thế, tạo thêm bất công trong xã hội. Điều này đang có chiều hướng gia tăng, không những trong các vấn đề lớn của xã hội mà ngay cả trong đời sống gia đình cũng như tại học đường. Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người, nơi đó cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối không ngừng diễn ra. Nếu không được hướng dẫn và tập luyện, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội. Do đó, việc giáo dục đạo đức và huấn luyện lương tâm phải là trách nhiệm hàng đầu của toàn xã hội, và cần đến sự tham gia tích cực của người dân cũng như các tổ chức xã hội.

B. Quan điểm

Do đó, chúng tôi đề nghị cụ thể như sau:

1. Luật về đất đai còn nhiều bất cập nên sửa đổi cho hoàn chỉnh, cần quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế Liên hiệp quốc về Nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Khi người dân có quyền làm chủ đất đai của họ, thì đồng thời họ cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Điều này càng khẩn thiết hơn khi Việt Nam hội nhập hơn vào nhịp sống chung thế giới và sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.

2. Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi những người làm công tác truyền thông phải tôn trọng sự thật vì chỉ khi tôn trọng sự thật, giới truyền thông mới hoàn thành chức năng của mình là thông tin và giáo dục nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính.

3. Truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương tương tương ái và sự hài hòa trong xã hội, nên mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực, trong hành động cũng như trong ngôn từ, theo quan điểm chính trị và hình sự, như khi đã giải quyết những tranh chấp gần đây. Một giải pháp thỏa đáng chỉ có thể đạt được nhờ đối thoại thẳng thắn, cởi mở và chân thành, trong hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.
Ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, người Việt hãy cùng nhau xây dựng Quê Hương trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu để quê hương ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

* Văn kiện này đã được Kitô hữu đón nhận với lòng biết ơn Hội đồng Giám mục Việt Nam trong niềm hy vọng và tin tưởng ‘Hội Thánh trong lòng Dân Tộc’ (Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 01.05.1980) như trong bài ‘Một suy nghĩ về Quan điểm của HĐGMVN’ đăng trên Viêtcatholic ngày 29.09.2008, Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, OFM, đã viết : « Thời gian qua, chắc chắn rất nhiều người trong Giáo Hội và ngoài Giáo Hội, ở trong nước và ở nước ngoài nôn nóng chờ đợi một lập trường chính thức của các Giám mục Việt Nam về tình hình căng thẳng hiện nay liên quan đến vụ việc Toà Khâm sứ cũ (số 42 phố Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 178, Nguyễn Lương Bằng) ở Hà Nội, nhất là khi biết Hội Đồng Giám Mục nhóm họp tại toà Giám mục Xuân Lộc từ 22 đến 26/9/2008. Thì đúng như chờ đợi, các Giám mục đã công bố bản “Quan điểm về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”, đề ngày 25/9/2008 Ừ và, kết luận : "Dù sao chăng nữa, mấy đề nghị của các ngài là chân thành, tích cực và xây dựng, nếu được chính quyền quan tâm đúng mức, chắc sẽ góp phần vào sự phát triển đất nước ta bền vững, ổn định và mau lẹ hơn nữa ». Xem văn kiện 

II. NHỮNG BIẾN CỐ TRONG BA NĂM SAU ĐÓ


1. Hai Linh mục và các Giáo dân bị đánh trọng thương tại Tam Tòa

Sáng sớm ngày 20.07.2009, nhằm tạo điền kiện tối thiểu cho giáo dân già trẻ tham dự Thánh Lễ, Linh mục Chính xứ Lê thanh Hồng cùng giáo dân đã dựng ngôi lán tạm trên nền đất cũ nhà thờ Tam Toà, phố Nguyễn Du, và dựng một cây Thánh Giá để làm bàn thờ. Khi gần xong, bất ngờ, lực lượng công an Đồng hới và rất nhiều du côn được thuê đến tấn công Cha và giáo dân bằng dùi cui, gậy gộc, lựu đạn hơi cay, xe bắt tù thật dã man… Khi Thánh Giá bị hạ xuống, một em bé chạy đến ôm lấy Thánh Giá và bị đánh đập dã man, bị thương nặng. Em bị bắt với 18 người khác, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em. Công an Đồng Hới, Quảng Bình đã bắt đi 19 người. Họ dùng xe kéo đổ sập ngôi lán và cướp tất cả mang đi.

Đấng Tạo Hóa dựng nên Con Người và ban cho Con Người biết dùng lời nói và lý trí để giải thích, để đối thoại với nhau, cần gì phải sử dụng lựu đạn cay hay dùi cui điện, những thứ đồ ngoại nhập, để đàn áp dân Việt, tay không tấc sắt, đến đổ máu Lạc Hồng… khiến giáo dân toàn giáo phận đoàn kết đứng lên tìm Công Lý và Sự Thật, thực thi bổn phận Bác Ái với anh chị em mình.

Sáng ngày 27.07.2009, 5 Linh mục và Hội đồng Mục vụ các giáo xứ trong Giáo hạt Kỳ Anh vào thăm các nạn nhân. Khi đoàn vừa bước xuống xe, gần nền nhà thờ Tam Tòa thì một nhóm ăn mặc thường phục, có cả côn đồ xông vào đánh các Linh mục và Giáo dân. Gần đó, một đám khoảng 30 công an đã đứng nhìn bầy công an thường phục đánh Cha Phao lô Nguyễn Đình Phú đến trọng thương đầu, mặt, cằm và răng vì chúng đã liên tục đá vào đầu Cha. Các giáo dân đưa Cha Phú và mấy người bị trọng thương vào một trạm xá gần đó để điều trị. Thấy tình thế quá bất ổn, vì nhóm côn đồ tiếp tục nói những lời tục tĩu, đe dọa buộc các linh mục và giáo dân phải rời khỏi nơi đó. Than ôi! một Quảng Bình an ninh và văn minh.

Hay tin như vậy, Cha Phêrô Ngô thế Bính, Chánh xứ Hà Lời, tới để xem tình hình và thăm Cha Phú. Thấy cảnh tượng khủng khiếp, nhóm côn đồ bao vây trạm xá không cho ai vào, Cha đã điện thoại yêu cầu ông Trần công Thuật, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, tới để Cha có thể vào thăm Cha Phú. Khoảng 10 phút sau, ông Thuật ra về, bỏ mặc Cha cho hơn 100 côn đồ đuổi đánh, trước sự chứng kiến của các công an. Kết quả, Cha Bính bị côn đồ đánh trọng thương và ngất xỉu rớt từ lầu hai xuống tình trạng rất nặng. Hành vi bỏ về của ông Thuật thật đáng nghi ngờ.

Một giáo dân đang làm việc tại Đồng Hới đi qua thấy và biết đó là Cha Bính liền thuê xe đưa Cha tới bệnh viện Việt Nam-Cuba tại Đồng Hới. Sau đó, công an thuê taxi đưa Cha Phú và 5 giáo dân bị đánh trọng thương cũng tới bệnh viện này. Tại đây, 2 Cha và các giáo dân bị thương không được cứu chữa nên Cha Phú và 5 giáo dân được đưa về bệnh viện Kỳ Anh. Cha Bính, sau khi tỉnh lại, được người giúp đưa ra khỏi bệnh viện và lên xe về Phòng khám Đa khoa Tòa Giám mục Xã Đoài.

2. Nổ mìn phá tan Thánh Giá trên Núi Chẽ tại Đồng Chiêm

Lúc 2 giờ sáng ngày 06.01.2010, lợi dụng Linh mục Chánh và Phó xứ tham dự kỳ tĩnh tâm tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chính quyền Hà Nội đã huy động một lực lượng rất đông cán bộ, công an các loại khoảng 1.000 người, trang bị súng, dùi cui, roi điện, mìn, lựu đạn cay, chó nghiệp vụ, bao vây Giáo xứ Đồng Chiêm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đập tan cây Thánh Giá xi măng cốt thép, được giáo dân trồng trên Núi thờ vào dịp Mùa Chay 2009, với sự chứng kiến của chính quyền huyện Mỹ Đức, để thay thế một Thánh Giá gỗ đã bị gãy đổ, bởi trải qua năm tháng mưa gió. Núi Thờ vốn là nghĩa trang đồng nhi của giáo xứ, nơi an táng các thai nhi vô tội và những người vãng lai bị chết mà không có nơi chôn cất.

Ba giáo dân đã bị đánh tới độ ngất xỉu và trọng thương. Nhiều tín hữu khác bị đả thương, gẫy chân hay tay. Các cụ bà và các chị phụ nữ nằm trên vũng máu đã nói lên tất cả sự gian ác của chính quyền cộng sản. Ngày này đã trở thành ngày tang tóc cho giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm.

Chiều hôm đó, toàn thể các linh mục Tổng giáo phận Hà Nội tham dự kỳ tĩnh tâm tháng tại Tòa Giám mục đã lên đường tới nhà thờ Đồng Chiêm để hiệp thông và chia sẻ với giáo xứ cơn bách hại đạo lớn nhất từ trước tới nay.

** Sau đó, một văn kiện được đăng tại địa chỉ, có có đề tựa đề: : HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: LÊN TIẾNG HAY KHÔNG LÊN TIẾNG , không đề ngày và chỉ ký tên : Ban biên tập WHĐ, với phần mở đầu như sau :

« Khi xảy ra vụ việc Đồng Chiêm cũng như các vụ việc Toà Khâm Sứ (Hà Nội), Tam Toà (Vinh) hay Loan Lý (Huế), Trang tin điện tử của HĐGMVN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng? Trong bối cảnh trên và trong tinh thần hiệp thông của Năm Thánh 2010, thiết tưởng một vài suy nghĩ cần được chia sẻ để soi sáng cho nhau trong đời sống của Hội Thánh.

Liên quan đến từng vụ việc cụ thể tại từng địa phương, hơn ai hết, vị giám mục sở tại vừa là người có trách nhiệm chăm sóc một phần Dân Thiên Chúa tại đây (x. GM số 11) vừa là người nắm rõ tình hình và bối cảnh của vấn đề, chính ngài là người đưa ra quyết định cụ thể để giải quyết. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc. Nói như thế không có nghĩa là HĐGM không quan tâm gì đến đời sống của Dân Chúa tại địa phương, và hoàn toàn im lặng trước những vấn đề liên quan đến đời sống của anh chị em tín hữu. HĐGM không lên tiếng về từng vụ việc nhưng HĐGM lên tiếng ở một tầm mức khác, bằng cách đưa ra những định hướng mang tính chủ đạo để mỗi địa phương áp dụng định hướng ấy vào hoàn cảnh cụ thể của mình. Ở đây, chúng tôi muốn quy chiếu vào bài “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay” để thấy được những định hướng căn bản này. » (Xin đọc nguyên văn văn kiện tại địa chỉ ghi trên).

3. Một giáo dân bị đánh chết tại Cồn Dầu

Tại Cồn Dầu, Hạt Giống Tin Mừng nẩy mầm từ 135 năm và Giáo xứ được thành lập 80 năm nay. Nhà thờ, tuy thuộc quyền sở hữu Tòa Giám mục, nhưng bao thế hêỉ cha ông của những giáo dân và chính họ đã dày công gây dựng và tu bổ, nay phải xa lìa. Nhất là, khi không có gì bảo đảm sự tồn tại của Giáo xứ và, khi không còn giáo dân, thì nhà thờ có nguy cơ san bằng vì giá đất ngày càng tăng cao.

Lý do khác mà người dân không chấp nhận đi vì mất những những điều gắn liền với đời sống của họ một cách bất công. Việc đền bù chỉ từ 50.000 đồng/m2 đất ruộng và 350.000đ/m2 đất thổ cư, để đi đến chổ ở mới nhà nước chỉ định phải mua với giá từ 800.000 đến 1.100.000đ/m2. Ngoài chuyện mua đất, còn tiền xây nhà, rồi còn phải mua mọi thứ công cụ và nguyên liệu để sản xuất.

Ngày 25.01.2010, Bí thư thành ủy Nguyễn bá Thanh dẫn trên 100 công an trang bị đầy đủ vũ khí cùng chó nghiệp vụ, cán bộ các cấp xuống tận nhà dân chúng khủng bố tinh thần giáo dân để kiểm định, làm dân lành rất kinh sợ, phải đóng cửa nhà đi lánh nạn. Chúng dỡ ngói quay phim bên trong các nhà, làm những điều không ai tưởng tượng được. Tinh thần giáo dân bị khủng bố, nhà bị niêm phong… nhiều người quá sợ hãi đã ngất đi và phải được đi cấp cứu.

Chúa nhật 31.01.2010, Đức cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Ðà Nẵng, đã đến dâng Thánh Lễ tại nhà thờ Cồn Dầu để hướng dẫn họ cách hành xử đúng đắn với chính quyền, với lương dân và với nhau. Sau khi nhắc đến học thuyết xã hội Giáo hội về sự công bằng và những quyền căn bản của con người, Đức cha khẳng định lập trường về vấn đề qui hoạch khu sinh thái Hoà Xuân hiện nay để thành phố có bộ mặt hiện đại văn minh hơn, nhưng phải bảo đảm cuộc sống cho người dân liên hệ, nhất là người nghèo và kêu gọi chính quyền lẫn người dân trong khi thực thi chính sách và quyền lợi dân sự, phải quan tâm đến công lý và công ích. Nếu chỉ đề cập đến công bằng mà coi nhẹ tính công ích, thì sẽ đẩy xã hội dân sự đến đường cùng. Đây cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng trong Thông điệp Caritas in Veritate (Bác Ái trong Chân Lý) của Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI vừa ban hành.

Lưu ý: Thôn Cồn Dầu với diện tích 100 ha bị giải tỏa lấy mặt bằng để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Hòa Xuân do Tập đoàn Sun Group.

6 giờ tối ngày 04.03.2010, ông Bí thư Thành ủy với cả trăm công an và cán bộ đến Cồn Dầu để họp với tổ dân phố 20, nhưng không ai tới vì đã có đến 20 lần để chỉ nghe ông lấy quyền lực đè ép họ bán đất của mình cho kẻ lắm tiền của và không còn muốn nghe đe dọa ‘nếu không đồng ý kiểm định, sẽ không cho doanh nghiệp hoạt động và các giáo viên có thể không cho dạy học’.

Ngày 09.03.2010, ông Bí thư Thành ủy dẫn công an đến gặp Cha Chánh xứ Emmanuel Nguyễn tấn Lục để yêu cầu khi giảng hãy khuyên giáo dân ký giấy đồng ý giải tỏa để sớm giao đất cho nhà đầu tư. Cha từ chối vì Cha chỉ có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa trong Thánh Lễ và khuyên bảo giáo dân ăn ngay ở lành. Việc mua bán đất đai là việc giữa hai đối tác, thuận mua vừa bán, ở đây là giữa chính quyền và nhân dân. Sau 2 giờ thuyết phục không xong, ông lớn tiếng dọa rằng ông sẽ cho hàng ngàn xe ủi đất đến san bằng ruộng vườn và lấp cánh đồng Cồn Dầu cho dù dân có đồng ý hay không.

Ngày 10.04.2010, chính quyền thành phố thông báo cấm chôn xác để chuẩn bị giải tỏa tại nghĩa địa giáo xứ, dù đã được nhà nước liệt vào danh sách di tích lịch sử cần được bảo tồn. Họ yêu cầu Cha Lục báo cho giáo dân không được chôn kẻ chết tại nghĩa địa nữa, Cha từ chối vì nghĩa địa thuộc về giáo dân từ bao đời nay, nếu muốn làm gì thì cứ họp dân lại mà giải quyết. Ngày 04.05.2010, 300 công an, cảnh sát cơ động đã bao vây giáo xứ và nghĩa trang Cồn Dầu với súng ống, lựu đạn, lưới thép B40 để giăng một lướùi sắt ngang qua cổng nghĩa địa ngăn cản tang lễ bà Hồ Nhu, muốn được chôn cạnh mộ phần ông chồng, ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời. Chính quyền ra lệnh cho Cha xứ không được làm lễ an táng tại nghĩa địa. Cha nói Cha sẽ cử hành Thánh Lễ an táng cho bà tại nhà thờ như Cha vẫn làm cho các tín hữu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tùy ý họ. Trên đường đưa quan tài bà vào nghĩa trang Cồn Dầu đã bị công an lấy đi, đem chôn ở nghĩa trang Hòa sơn, cách đó chừng 20 km. Ngoài ra, công an đã bắt giữ 11 người, không rõ lý do.

Ngày 19.06.2010, sau khi Giám mục Châu Ngọc Tri chính thức lên tiếng khuyên bảo giáo dân nên hợp tác với chính quyền, chấp nhận tiền đền bù và mau chóng di dời cũng như đưa mồ mả ông bà đi nơi khác cho kịp tiến độ thi công thì giáo dân còn lại rất hoang mang, thất vọng và bức xúc đã gửi thư kêu cứu đến Hội đồng Giám mục Việt Nam và Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội đồng Giám mục như một nỗ lực cuối cùng để giữ lại Giáo xứ.

Lúc 11 giờ ngày 03.07.2010, công an đến nhà ông Tôma Nguyễn thành Năm, thành viên trong đội trợ tang Giáo xứ, đã từng bị công an hành hung trong đám tang bà Hồ Nhu, để bắt ông. Ông sợ quá, bỏ chạy. Chúng đuổi bắt, còng tay, đánh đập ông rất dã man trước sự chứng kiến của nhiều người. Bà Hồng Anh, vợ ông Năm, đã quỳ lạy, xin tha nhưng chúng vẫn tiếp tục đánh. Khi được đưa về nhà, ông Năm đã trối trăng với vợ là cố gắng nuôi mấy đứa con rồi sùi bọp mép và ngã ra chết vào khoảng 13 giờ.

Ngày 22.10.2010, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ ban Công lý Và Hoà bình, gửi cho Chủ Tịch UBND Đà Nẵng và Chánh án Tòa án Nhân dân quận Cẩm Lệ xin hoãn xét xử đã đem lại sự mừng vui, ấm áp cho các nạn nhân và giáo dân Việt Nam.

4. Trò ‘quần chúng tự phát’được diễn ra tại Nhà Thờ Thái Hà

Sau khi Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội từ chối việc triển khai thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý nước thải Bệnh viện Đống Đa trên khu đất thuộc tu viện bị chiếm trái phép và yêu cầu giao trả khu đất đã mượn để Giáo xứ Thái Hà và tu viện DCCT sử dụng đúng vào mục đích tôn giáo, đuối lý về pháp luật cộng sản, ‘chính quyền’ giở trò ‘quần chúng tự phát’. Lúc 14 giờ 45 ngày 03.11.2011, cả trăm người tự cho là Cựu chiến binh, là Hội phụ nữ, là Thanh niên… xông đến Nhà Thờ để có hành động côn đồ và làm ố danh cho tập thể khi xâm phạm nơi tôn nghiêm, đe dọa giết người trắng trợn, dù được báo chí nhà nước tháp tùng để ghi những cảnh vũ phu, cầm 2 loa tay chửi bới các tu sĩ, xô sát với các linh mục và giáo dân. Họ đã lăng mạ nhiều giáo dân và hăm dọa giết. Đa số người trong họ miệng đầy mùi rượu, say máu đã hung hãn dùng búa tạ đập tung cánh cửa cổng Nhà thờ.

Ngày 20.11.2011, một dân phòng mang dùi cui và điếu thuốc lá đang cháy trên tay đã vào Nhà Thờ Thái Hà ngay trong Thánh Lễ dành cho Thiếu nhi và bước lên cung thánh, nơi hai Linh mục Đinh Tiến Đức và Vũ Đồng Tùng đang dâng lễ, để lăng mạ các Cha và giáo dân. Các huynh trưởng của Giáo xứ đã mời ông ra khòi Nhà Thờ một cách ôn hòa.

III. NHẬN ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TẠI TIÊN LÃNG (Sơ Lược)

I.- UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn như sau:

1. Việc giao đất, thu hồi đất

- Quyết định số 447/QĐ-UB ngày 04.10.1993 giao 21 ha đất cho ông Đoàn Văn Vươn là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.
- Quyết định số 220/QĐ-UB ngày 09.04.1997 giao bổ sung 19,3 ha đất cho ông Vươn để nuôi trồng thuỷ sản với thời hạn 14 năm, tính từ ngày 04.10. 1993 là đúng thẩm quyền và phù hợp với thực tế sử dụng đất. Tuy nhiên, không đúng với quy định của pháp luật đất đai về giao đất, cho thuê đất; về thời hạn và thời điểm tính thời hạn giao đất.
- Các Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23.04.2008 và số 461/QĐ-UBND ngày 07.04.2009 thu hồi đất của ông Vươn với lý do hết thời hạn sử dụng là không đúng với quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29.10.2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.

2. Việc cưỡng chế thu hồi đất

Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên việc cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.

3. Việc phá dỡ nhà của ông Đoàn Văn Vươn

Việc lãnh đạo chính quyền địa phương chỉ đạo phá nhà của ông Vươn là có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự cần phải được khởi tố, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh.

II. Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hải Phòng thực hiện tốt các công việc sau:

1. Chỉ đạo thu hồi các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng về việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đã giao cho ông Vươn. Xử lý các vi phạm về sử dụng đất của ông theo quy định của pháp luật và làm thủ tục cho ông sử dụng đất theo đúng quy định Luật Đất đai. Chỉ đạo Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này.

2. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khởi tố, điều tra và sớm đưa ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật và đình chỉ công tác những cán bộ đã chỉ đạo việc phá dỡ nhà của ông Vươn.

3. Chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND Tiên Lãng.

4. Chỉ đạo huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến những vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế, phá dỡ nhà của ông Vươn.

5. Lãnh đạo thành phố Hải phòng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về việc:
- Chấp thuận đề nghị cưỡng chế thu hồi đất không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
- Khi vụ việc xảy ra chậm chỉ đạo làm rõ đúng sai và trách nhiệm của tập thể, cá nhân; báo cáo chưa đầy đủ - nghiêm túc với Thủ tướng; việc thực hiện cung cấp thông tin chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ gây bức xúc trong dư luận.

6. Lãnh đạo Hải Phòng kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc qua vụ việc này và chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, không để xảy ra vụ việc tương tự. Sớm ổn định tình hình mọi mặt của huyện Tiên Lãng.

III. Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, Thủ tướng yêu cầu:

1. UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước chủ động rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc thu hồi và cưỡng chế thu hồi đất bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Đề cao trách nhiệm, tập trung giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai

2. Bộ Tài nguyên – Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng đất đai. Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.

3. Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng thể chế để kiểm soát việc ban hành các quyết định hành chính của chính quyền các cấp.

4. Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo thẩm quyền xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án nhân dân huyện Tiên Lãng.

5. Thủ tướng hoan nghênh các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần tích cực để các cơ quan chức năng làm sáng tỏ và có sự chỉ đạo phù hợp đối với vụ việc này.

Từ những kết luận trên, chúng ta thấy : Rồi đây, chính những người cầm quyền hành chính lẫn công an, tư pháp đã có nhiều vi phạm luật pháp và tuyên bố những lời bất nhất và mâu thuẫn trong việc cưỡng chế thu hồi đất và phá tan nhà của ông Vươn nay lại khẩn trương đưa vụ án ‘giết người và chống người thi hành công vụ’ ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Trong tình tế đó, ai có thể bảo đảm sự quan minh chính trực của cán cân ‘công lý’ khi hành pháp và tư pháp đều do Đảng ủy ‘góp ý’hầu mang lại sự công bằng trong tình người và bao dung đối với các can phạm ‘bất đắc dĩ’: ông Đoàn Văn Vươn và thân nhân vì tự cứu mình mà phải gánh lấy tội danh ‘Giết Người’. Do đó, chúng ta cần tiếp tục thận trọng cho tới khi mọi sự được thực hiện trong Công lý và Hòa bình.

IV. KẾT LUẬN

1. Rất tiếc bản ‘Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay’ thật chính xác và giá trị đã không được tiếp tục dùng làm căn bản để đối thoại hầu đi đến ‘sự cộng tác lành mạnh giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị’ như đề nghị của hai Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II và Biển Đức XVI trong những lần Ad limina ngày 22.01.2002 và ngày 27.06.2009.

Ngày nay, nhờ những phạm pháp và cướp của mà gia đình ông Đoàn Văn Vươn phải chịu mà Thủ tướng mới đề nghị: «Khẩn trương tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 9 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai để kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới.»

2. Nếu Luật Đất đai đã sửa đổi sớm cho phù hợp với thực tế tình hình và yêu cầu phát triển mới thì biết bao nhiêu dân oan và giáo oan đã không mất nhà cửa, tính mạng và bị thương tích vô ích.

Sáng Chúa nhật ngày 30.12.2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Tòa Tổng Giám mục để gặp và trao đổi với Đức Tổng Giám mục Ngô quang Kiệt về những gì đang xảy ra xung quanh vụ việc Toà Khâm Sứ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Sau đó, Thủ tướng đã sang quan sát Toà Khâm Sứ cũ và nghe giải thích của Đức cha. Kết quả tồi tệ như thế nào chúng ta đều biết.

3. Trong phiên họp vòng thứ hai Nhóm Công tác Hỗn hợp Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican trong hai ngày 23 và 24.06.2010, đại diện Chính phủ Việt Nam đề nghị Toà Thánh ra thông báo cấm các cuộc tập trung cầu nguyện đòi đất đai, tài sản như trong thời gian trước đó và can thiệp kịp thời như vụ cầu nguyện ở Toà Khâm sứ, phái đoàn Vatican trả lời rằng: «Đ
ất đai, tài sản của Giáo hội sở hữu một cách hợp pháp, Toà thánh kiên quyết bảo vệ và vẫn dứt khoát nêu lại đòi hỏi của các Giám mục Việt Nam là đòi lại quyền sử dụng hợp pháp Toà Khâm sứ ở Hà Nội và Giáo hoàng học viện Đà Lạt». Đến nay, chưa có kết quả nào ở Hà Nội cũng như tại Đà Lạt.