............................................
Trích sách Sáng Thế. (St 41, 55-57; 42, 5-7a. 17-24a)
„Trong những ngày ấy, cả nước Ai-cập gặp nạn đói kém, dân
chúng kêu vua Pharaon, xin cho họ của ăn. Vua trả lời họ rằng: "Các ngươi hãy đến cùng Giuse và ông bảo thế nào,
các ngươi hãy làm như vậy". Cơn đói kém ngày càng gia tăng khắp mặt đất.
Bấy giờ ông Giuse mở các kho lúa, bán cho người Ai-cập, vì họ cũng đói kém khổ
sở. Khắp mọi nước, người ta tuôn đến Ai-cập để mua lương thực ăn cho đỡ đói“.
„Các ngươi hãy đến cùng Giuse“ - Chúng ta hãy lấy câu nói này và hãy coi đó là một lời khuyên bảo hữu ích – để tìm hiểu sâu hơn về vai trò của Thánh Cả GIUSE trong đời sống. Giáo dân Việt đã từng diễn tả với lòng biết ơn những kinh nghiệm đạo đức, nhất là khi có việc ngặt nghèo riêng của gia đình, trong kinh “Khấn Thánh Giuse” :
I- Thánh
Cả Giuse, Đấng Cứu chữa (các Thánh đã nói
gì?)
1. Thánh
nữ Têrêsa Avila:
Thánh nữ Têrêsa Avila (1515-1582) là vị cải tổ Dòng Cát Minh. Bà đã thành
lập 18 đan viện Cát Minh cải cách và giúp thánh Gioan Thánh Giá lập 13 Dòng nam
Cát Minh. Năm 1970 bà được phong Tiến Sĩ Hội Thánh cùng với thánh nữ Catarina
Sienna. Đoạn văn sau đây trích từ cuốn Tự Truyện bà viết do đức vâng lời, liên hệ
đến thời kỳ ba năm bà bị bệnh bất toại (22-24 tuổi). Môt tài liệu quí giá để
chúng ta thâm tín hơn về việc sùng kính Thánh Giuse.
"Thấy mình còn trẻ mà bị
bất toại, lại thấy tình trạng đáng buồn do các y sĩ trần gian đưa đẩy tôi vào,
tôi quyết định chạy đến cùng các y sĩ
trên trời để được khỏi bệnh … Tôi nhận Thánh
Giuse vinh hiển làm Đấng bàu chữa và bảo hộ tôi. Tôi cậy nhờ Người cách rất
thiết tha. Ơn cứu giúp của Người nổi bật nhãn tiền. Đấng bảo hộ và Cha hiền của
linh hồn tôi đã cứu tôi khỏi bệnh tật suy tàn về thân xác, cũng như Người đã
giải thoát tôi khỏi những hiểm nguy trầm trọng hơn về mặt khác, có thể làm hại
hạnh phúc đời đời của tôi. Tôi nhớ rõ,
chưa bao giờ tôi cầu xin sự gì cùng Thánh Cả Giuse mà không được như ý. Kỳ
diệu thay, những ơn đặc biệt mà Thiên Chúa đã ban đầy tràn cho tôi, và đã giải
thoát tôi khỏi mọi nguy hiểm phần hồn cũng như phần xác, do lời cầu bàu của Vị
Thánh vinh phúc này".
"Dường như Đấng Tối Cao
ban ơn cho các thánh giúp chúng ta việc này việc nọ, nhưng kinh nghiệm cho tôi
biết thì Thánh Giuse vinh hiển có quyền năng rộng rãi giúp chúng ta trong mọi
việc. Như thế là Chúa muốn cho chúng ta hiểu rằng, như xưa Chúa đã vâng phục
Thánh Cả dưới thế, đã nhìn nhận Người với
quyền làm cha và làm giám quản, thì nay ở trên trời, Chúa cũng sẵn lòng chiều
theo ý muốn của Người, mà nhận mọi lời Người cầu xin. Những người khác mà
tôi khuyên chạy đến cùng Vị Bảo Hộ này, cũng nhận thấy điều ấy như tôi, do kinh
nghiệm. Vậy nên số các linh hồn sùng kính Thánh Cả Giuse ngày càng gia tăng, và
những hiệu quả tốt lành do sự chuyển cầu của Thánh Cả ngày càng xác nhận lời
tôi nói là sự thật ..."
„Qua kinh nghiệm lâu dài như
vậy, ngày nay được biết rõ uy thế rất lạ lùng của Thánh Giuse trước toà Thiên
Chúa, tôi muốn thuyết phục mọi người tôn kính sùng mộ Thánh Cả Giuse cách đặc
biệt. Cho đến nay tôi vẫn thấy những ai có lòng sùng kính Người đích thực và
chứng tỏ bằng việc làm, họ đều tiến tới trên đường nhân đức, vì Đấng Thánh Bảo
Hộ trên trời hằng giúp đỡ rõ rệt về đường tiến đức cho những ai cậy nhờ Người.
Đã từ nhiều năm nay, cứ ngày lễ kính Thánh Giuse, tôi vẫn xin Người một ơn đặc
biệt, và tôi luôn được toại nguyện. Khi nào lời cầu nguyện của tôi có điều gì
chưa toàn hảo theo mục đích sáng danh Chúa, thì
Người điều chỉnh lại cho, để giúp tôi rút được lợi ích lớn lao hơn. Nếu tôi
có quyền viết, tôi sẵn lòng thuật lại trong một ký thuật tỉ mỉ, những ơn mà
biết bao người cũng như tôi đã thụ lãnh ở nơi Thánh Cả Giuse... Vậy tôi chỉ còn
biết, vì lòng mến Chúa, nài xin những ai không tin lời tôi, hãy thử mà cậy nhờ,
cầu khẩn Thánh Tổ Phụ Giuse vinh hiển và nhiệt thành tôn sùng kính mến Người,
là điều ơn ích dường nào „!
„Nhất là những người nguyện
ngắm, càng phải luôn luôn kính mến Người với hết tình con thảo. Tôi không hiểu
sao người ta có thể nghĩ đến Đức Trinh Vương các Thiên Thần và nhớ lại mọi khổ
cực Người đã phải chịu trong thời thơ ấu của Chúa Giêsu, mà người ta lại không cám ơn Thánh Cả Giuse. Vì Người đã cứu giúp
Mẹ Con Chúa cách tận tình và hoàn hảo đến thế! Ai không tìm được thầy dạy dỗ cách
nguyện ngắm, xin hãy chọn Vị Thánh
Cả tuyệt diệu này làm thầy ; và dưới sự dìu dắt của Người, họ sẽ chẳng sợ lầm
lạc, khi tôi đã táo bạo dám nói về Người. Tôi công khai biểu lộ lòng sùng kính
đặc biết đối với Người, … nhờ Người, tôi đã cảm thấy sức lực phục hồi, tôi đứng
dậy, tôi đi, tôi không còn bất toại nữa“.
Một vinh quang trong sứ mạng
của Thánh Nữ Têrêsa theo ơn Chúa Quan Phòng cho những thế kỷ gần đây, là đã phổ
biến việc sùng kính Thánh Cả Giuse trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Tác giả lừng danh Patrignant
đã viết : "Thánh nữ Têrêsa là một trong những ngôi sao sáng ngời nhất, một
trong những kim cương mỹ lệ nhất nơi triều thiên Thánh Cả Giuse. Bà đã được
Thiên Chúa chọn để truyền bá việc tôn sùng Thánh Cả Giuse trong khắp thế giới,
và để đặt bàn tay cuối cùng, nếu có thể nói như thế, vào công cuộc lớn lao
này" (Dévot à Saint Joseph, q.I, ch.XI).
Nhà thờ của Đan viện cải cách
đầu tiên do Bà lập được dâng kính Thánh Giuse. Trong 17 Đan viện Bà lập sau Đan
viện Avila, thì 12 Đan viện được dâng kính Thánh Tổ Phụ, nhưng Bà
đưa việc tôn sùng Thánh Giuse vào tất cả mọi Đan viện. Bà trao phó hết cho
Thánh Giuse bảo hộ, Bà luôn luôn đặt tượng Vị Thánh trên cửa vào tu viện. Hơn
nữa người ta được đọc trong một hồ sơ pháp lý để phong thánh cho Bà : "Bà
tự tay đặt ở cửa vào mỗi tu viện một bức ảnh Đức Mẹ và Thánh Giuse trốn sang Ai
cập với lời ghi : Pauperem vitam gerimus,
sed multa bona habebimus, si timuorimus Deum : Chúng ta sống khó nghèo,
nhưng chúng ta sẽ được tài sản lớn, nếu chúng ta kính sợ Thiên Chúa (Tb 4,23).
Trong một khuyến cáo Bà nói :
"Mặc dù các chị em tôn kính nhiều vị thánh làm bổn mạng, nhưng chị em hãy
có lòng đặc biệt đối với Thánh Cả Giuse, vì Người có quyền thế rất lớn trước
toà Thiên Chúa" (Avis, LXV).
Đến cuối thế kỷ XVII, nguyên trong
dòng Cát Minh người ta đã đếm được 150
nhà thờ mang thánh hiệu Giuse. Thánh nữ, một nhà chiêm nghiệm sâu xa và là
một nhà năng động hiếm có, là một người rất có lòng sùng kính Thánh Cả Giuse.
Lòng sùng kính ấy, cũng như Thánh Bênađô, Bà đã được trong một thị kiến. Bà tự
thuật : "Ngày lễ Mông Triệu, tôi được xuất thần như ra khỏi tôi … Tôi được
mặc một chiếc áo thật trắng và chói sáng. Thoạt đầu tôi không biết ai đã mặc
cho tôi. Nhưng rồi, tôi thấy Đức Mẹ ở bên hữu và Cha tôi, Thánh Giuse, ở bên tả,
đã mặc cho tôi. Và tôi được nghe : từ đây tôi được rửa sạch mọi tội lỗi của
tôi. Sau việc mặc áo, tôi cảm thấy đầy hạnh phúc và sung sướng, và tôi thấy Đức
Mẹ cầm tay tôi và nói : "Mẹ rất vui thích khi thấy con tôn sùng Thánh Cả
Giuse vinh hiển. Tôi có thể tin rằng ý định lập dòng của tôi sẽ thành tựu. Chúa
Kitô và Hai Đấng sẽ được tôn vinh..."
2. Thầy
Anrê và nguyện đường Mont Royal, Montréal, Canada :
Trung tâm quốc tế sùng kính
Thánh Giuse là ở Montréal, Canada, trong "nguyện đường Mont Royal".
Nguyện đường ấy là một vương cung thánh đường vĩ đại, hằng năm thu hút khoảng 2
triệu khách hành hương. Đó là một công cuộc của một thầy dòng hèn mọn, thầy Anrê, mà Đức Gioan Phaolô II đã
tôn phong chân phước ngày 23-5-1982. Thầy Anrê chính là một thách đố đối với sự
khôn ngoan trần thế. Ngài không có sức khỏe thì lại sống đến 91 tuổi. Ngài ít
học, chỉ biết ký tên, để trả lời 80.000 bức thư mỗi năm, phải dùng 4 thư ký.
Ngài không được ai biết thì mỗi ngày phải tiếp trung bình từ 2 đến 300 người
khách. Ngài là một tu sĩ rất nghèo lại xây dựng được một ngôi thánh đường dâng
kính Thánh Giuse lớn nhất thế giới.
Alfred Bessette
sinh hạ tại Québec ngày 9-8-1845, thứ tám trong một gia đình 12 anh em. Mồ côi
cha mẹ sớm, Alfred phải trải qua nhiều đói khổ và bệnh tật, làm bánh mì, làm
thợ giày, thợ rèn, lại mắc bệnh yếu bao tử không làm được việc nặng, mà Alfred
phải mang suốt đời. Điều làm cho anh vượt thắng là sự cậy trông vào Chúa quan
phòng và Thánh Cả Giuse.
Lúc lên 25 tuổi, Alfred được
nhận vào tập viện Dòng Thánh Giá,
trước đây gọi là Dòng Sư Huynh Thánh
Giuse và mang tên Anrê. Thầy Anrê làm thầy gác cửa của trường trung học Đức
Bà ở Montréal. Mặc dù bị bệnh bao tử hành, thầy vẫn tỏ ra vui vẻ và tiếp đón
mọi người, nghe họ tâm sự, từ học sinh đến phụ huynh. Anrê lắng nghe, an ủi,
cầu nguyện và khuyến khích họ cầu nguyện.
Người có biệt tài nói đến
Thánh Cả Giuse và xin mọi người cầu nguyện với Thánh Nhân trong mọi thử thách
phần hồn cũng như phần xác. Người cầu
nguyện với họ và tặng họ mề-đai Thánh Giuse để chữa lành bệnh. Người khuyên họ hãy
tin tưởng thoa dầu ôliu đã được đốt
trước Bàn Thờ Thánh Cả trong nhà nguyện của nhà trường lên các vết thương. Vết thương được
chữa lành và tâm hồn ăn năn trở lại. Bệnh
nhân ùn ùn kéo đến làm xáo trộn trật tự của trường... cần phải chấm dứt. Bề
trên xin thầy phải rút lui không được tiếp ai cả. Thầy tuân lệnh, nhưng vẫn ôm
mộng làm được gì lớn lao cho Thánh Cả và các bạn bệnh nhân.
Trước mặt trường trung học là
quả đồi gọi là đồi Mont Royal. Thầy
Anrê ước mơ xây ở đó một nguyện đường kính Thánh Giuse. Người lên đồi, cầu
nguyện suốt nhiều đêm. Nhiều người chống đối, nhưng giáo dân và cả giáo quyền
địa phương thì ủng hộ nhiệt tình. Lý do vì đã có nhiều phép lạ đã xảy ra mà
không thể đem khoa học hay y học ra cắt nghĩa được. Và Thánh Cả bắt đầu làm
việc. Một lô đất được mãi tậu, một tượng Thánh Giuse được dựng lên và một nguyện
đường được khởi công. Nhưng không bao lâu nguyện đường ấy trở nên bé nhỏ trước
hàng trăm ngàn người đến kính viếng và cầu xin ơn Thánh Cả.
Với thầy Anrê, không có gì là
quá lớn đối với Thánh Giuse. Một đại thánh đường được khởi công. Thầy Anrê có
một phòng nhỏ sát cạnh vương cung thánh đường mà Người chỉ gọi là "Nhà nguyện Thánh Giuse". Người cầu
nguyện và giúp người ta cầu nguyện. Mỗi ngày người giúp lễ, viếng Thánh Thể, tổ
chức lần hạt mân côi, đi đàng Thánh Giá. Buổi chiều Người xuống phố đi thăm
bệnh nhân không thể lên thánh đường và kết thúc bằng việc chầu Thánh Thể.
Thầy Anrê qua đời ngày
6-1-1937 hưởng thọ 91 tuổi. Mặc dầu
trời băng tuyết, hơn một triệu người đã đi qua trước linh cữu. Vương cung thánh
đường vẫn mang tên là "Nguyện đường" để ghi nhớ sự khiêm tốn của buổi
đầu. Nhưng có đủ mọi dịch vụ của một trung tâm hành hương lớn, dịch vụ tiếp
đón, dịch vụ thiêng liêng. Nhất là ở đây còn có một trung tâm đại kết và
"Giuse Học", các nhà thần học hội họp và nghiên cứu về tu đức theo
đường hướng cuộc sống của Thánh Giuse.
Ngày 11-9-1982 trong cuộc
công du viếng thăm Canada, Đức Gioan Phaolô II đã đến kính viếng "Nguyện
đường Thánh Giuse", và ngôi mộ chân phước Anrê nằm sau bàn thờ chính. Câu
chuyện "Nguyện đường Thánh Giuse" như một câu chuyện thần tiên, khai
sinh và triển nở cách lạ lùng. "Không gì là bé nhỏ đối với Thánh Cả
Giuse" quả đúng như lời Người đã nói.
Con Chó Con Của Thánh
Giuse
Lúc ấy vào khoảng quá không
giờ ngày mồng 6 tháng 1 năm 1937. Trong một căn phòng của tu hội Thánh Giá tại
Montréal, Canada, một ánh sáng lu mờ của ngọn đèn dầu đủ để ta nhận thấy một vị
tu sĩ già ngoài 90 tuổi đang hấp hối. Bên cạnh, một tu sĩ trẻ đang quỳ cầu
nguyện trước tòa Thánh Cả Giuse đặt ngay bên giường bệnh nhân. Nghe tiếng thở
yếu đuối và khó nhọc của thầy dòng già, thầy trẻ đứng dậy, ghé xuống an ủi:
- Thưa thầy, em vừa được lên Thiên đàng về. Bên cạnh
Thánh Cả Giuse, em thấy một ngai tòa rực rỡ không thể tả. Em hỏi thì Thánh Cả
trả lời là dành để cho thầy đấy.
- Ấy, đừng nói thê! Tôi chỉ là con chó con của Thánh
Cả Giuse thôi mà!
Nói xong một lát, thầy dòng
già tắt hơi thở an lành. Bấy giờ là 0 giờ
50 phút.
Thầy dòng già nhận mình là
con chó con của Thánh Cả giuse đó là Chân
Phước Anrê, một vị đại tông đồ của Thánh Cả Giuse trong thời đại chúng ta.
3. Thánh
Giuse ở Kapellen, Bỉ:
Năm 1956 tại Anvers, một hải
cảng lớn của nước Bỉ, nhưng cũng là một nơi có rất nhiều tệ đoan xã hội, nhất
là trong giới nghèo thợ thuyền. Tại đây trong một tu viện, có một chị nữ tu
không làm gì khác ngoài việc đi thăm viếng người nghèo và cầu nguyện. Chị tiếp
xúc với những người cùng đinh xã hội, những người nghèo xác xơ thường hay đến
gõ cửa nhà dòng. Chị đã làm gì? Hay chị có thể làm gì? Khi đã là một nữ tu, thì
phương tiện hoạt động rất hạn hẹp. Chị chỉ biết cầu nguyện và khuyến khích mọi
người cầu nguyện với Thánh Cả Giuse, và kết quả rất là kỳ diệu.
Đoàn lũ người nghèo ùn ùn kéo
đến tu viện bất chấp giờ giấc làm xáo trộn cuộc sống nội vi. Vì thế, chị được
lệnh không tiếp ai, không ra nhà khách và lệnh cấm ấy lại phát xuất từ Toà Hồng
Y, Đức Van Roey : "Chị phải sống ẩn dật không được đi ra ngoài … Chỉ được
đi dạo vòng ngoài công viên lúc sáng sớm …".
Nhưng ngoài công viên lại có
một pho tượng Thánh Giuse và chị hay
đến tỏ bày tâm sự. Và một ngày kia, chị nghe từ pho tượng phát ra, tiếng kêu
đích danh chị, và lời dạy sau đây : "Justa,
con đem Ta đến khu mới Kapellen, con biết chỗ ấy. Mọi người có thể đến. Ta
sẽ cầu xin cho những ai đến kêu cầu Ta, và Trời sẽ xuống gần đất và đất sẽ lên
gần Trời".
Chị Justa hứa sẽ đặt pho
tượng vào ngày 1-5. Chị hứa, nhưng
không biết làm sao thực hiện. Chị đem câu chuyện chia sẻ với một chị bạn. Chị
này phát sợ, đã có nhiều khó khăn rắc rối rồi. Cả nhà dòng phản đối và cả Toà
Giám mục nữa : "Chị ơi ! chị nghĩ đâu đâu".
Nhưng chị nghĩ là làm theo lời
Thánh Giuse ! Và Thánh Cả chỉ dẫn cho chị biết dần những việc phải làm. Trước
hết chị nằm mơ thấy mình đang nằm trong một xưởng thợ, có nhiều người đang làm
việc. Bỗng chị thấy trong một xó góc có một pho tượng đầy bụi bặm dơ bẩn, đến
độ chị không nhìn ra được là tượng gì. Chị liền bắt đầu phủi bụi, lấy một chiếc
khăn lau sạch. Thì ra là pho tượng Thánh Giuse. Chị rất kinh ngạc, nhưng vẫn
lau chùi, trong khi các người thợ khác tỏ ra khó chịu vì làm bụi lan tỏa ra.
Khi ấy, chị nhìn thấy một vị linh mục không quen biết bước vào. Thì ra là Thánh
Gioan Don Bosco, một vị thánh rất
sùng kính Thánh Giuse.
Chị Justa chợt tỉnh và tự hỏi
mình phải làm sao. Chị liền đi ra công viên đến trước pho tượng Thánh Cả và cầu
nguyện. Chị nói : "Nếu Thánh Cả muốn con đưa Ngài đến đó thì xin làm một
dấu gì. Xin cho cha xứ đến gặp con, hoặc bà ở của ngài cũng được … như một dấu
chỉ rằng chính Thánh Cả muốn như vậy, và họ đến gặp con ở nhà khách vì con
không được phép gặp ai". Khu phố Kapellen là một khu phố "đỏ",
nổi tiếng về việc chống đối giáo sĩ mà họ gọi là "những con quạ đen".
Không một linh mục nào đặt chân đến khu chống đối ấy, thì Thánh Cả Giuse lại
chọn khu phố đó.
Hai ngày sau, Mẹ Bề Trên tu
viện ban phép cho chị Justa được tiếp ở phòng khách bà quản gia của cha sở. Đây
là dấu hiệu đầu tiên. Bà biết chị Justa cầu nguyện rất sốt sắng và đến xin chị
khấn cho người em ruột đang mắc bệnh ung thư. Chị Justa trả lời : "Nếu bà
làm hết sức để thuyết phục cha xứ đặt một pho tượng nhỏ Thánh Giuse tại khu phố
mới Kapellen vào ngày 1-5 đến, chắc chắn bà sẽ được Thánh Giuse nhậm lời".
Chị xin bà quản gia thuyết phục cha sở cho bằng được, vì việc đặt tượng không
phải dễ. Cha sở từ chối ngay: "Thật là điên khùng. Ai lại đặt tượng Thánh
Giuse vào giữa một khu phố chống giáo sĩ, vào
ngày Lễ Lao Động quốc tế !".
Thánh Giuse lại phải can thiệp. Cha
sở đã xiêu lòng phần nào khi thấy bà em cô quản gia của mình được lành bệnh
hoàn toàn, tức khắc và lâu bền, nhưng vẫn khăng khăng từ chối. Thánh Giuse lại
gửi đến cho cha một cơn bệnh rất khó chịu. Nhưng cha vận dụng lý trí để phân
tích : Khu phố Kapellen thiết lập từ năm 1920 rất chống báng, ở đó có một bầu
khí rất thù ghét Giáo Hội. Con cái gia đình nào được gửi đến trường đạo, cha mẹ
đó sẽ bị tẩy chay sỉ vả. Ai lại đem pho tượng Thánh Giuse đặt vào đó?
Cha sở được lành bệnh nhưng
chỉ đặt pho tượng tại tư gia của mình. Thánh Giuse lại phải can thiệp bằng cách
gửi đến cha sở ương ngạnh bệnh sưng đầu gối, cần phải mổ. Cha không hiểu làm
sao cả. Cha liền dâng lại lời hứa sẽ đặt pho tượng Thánh Cả Giuse tại khu phố
oái ăm này. Khi bệnh sưng chân được khỏi, cha lại cho rằng muốn đặt một pho
tượng ngoài trời thì phải có một pho tượng khá lớn. Thánh Giuse lại can thiệp.
Một bà lạ, từ đâu đến nhà cha sở, xin dâng một pho tượng Thánh Giuse, mà bà cho
rằng nhà bà không xứng để đặt tượng Ngài. Bà nói : "Đây pho tượng Thánh
Giuse, cha có biết một nơi nào muốn đặt pho tượng này không ?" Lạ thật cha
sở vận dụng tất cả can đảm đến gặp Hội Đồng Thị Xã để xin phép đặt tượng. Ông
Thị trưởng ký giấy cho phép ngay. Ai cũng ngạc nhiên.
Ngày áp lễ Lao Động, một
người thợ mộc dựng chiếc đế cao để đặt pho tượng trước hiên một ngôi nhà. Hàng
xóm không bằng lòng, nhưng giấy phép chính thức đã có, công việc vẫn tiến hành.
Các phong trào bài giáo sĩ dự định đem "hội kèn tây" đến thổi để lấn
át tiếng của cha sở khi dọc diễn văn khánh thành. Thánh Giuse lại can thiệp cho
người đi giải độc, cho họ biết Thánh
Giuse là một người lao động như họ và là quan thầy giới lao động, vì thế
không nên chống phá. Ngày lễ Lao Động cũng là ngày khánh thành, làm phép pho
tượng. Khu phố Kapellen đầy cờ đỏ phất phới, nhiều hội kèn tây cử những bài
mừng Thánh Giuse. Thật long trọng.
Pho tượng Thánh Cả được đặt
giữa hai ngôi nhà và người ta bắt đầu đến kính viếng. Nhóm người chống đối dần
dần cũng đổi thái độ. Một bà già 80 tuổi ở gần đó, cảm thấy mình sắp được Chúa
gọi về, đề nghị bán ngôi nhà đang ở để các linh mục biến thành ngôi nhà nguyện
kính Thánh Giuse.
Giáo dân lũ lượt đến kính
viếng, nhất là vào ngày thứ tư, cha
sở chủ sự cầu kinh trước pho tượng Thánh Cả. Ngày 3-5-1957, Toà Tổng Giám Mục
gửi người đến thanh tra và cấm cha sở không được dự vào việc sùng kính có vẻ
quá ồn ào ở đó. Cha sở bị cấm, nhưng giáo dân không bị cấm, vẫn tiếp tục kéo
đến, xung quanh pho tượng chất đầy những tấm đá tạ ơn. Năm 1962 Đức Giám mục
mới của Tổng Giáo phận Anvers ban phép xây cất nhà nguyện mới, và năm 1964
thánh lễ đầu tiên được cử hành.
TRUYỆN (1): Mẫu
ảnh chữa cháy
Với lòng tôn kính chân thành
tượng ảnh Thánh Giuse nhiều khi cũng linh ứng lắm.
Một tu sĩ Dòng Nobertô kể lại
tích này: Bên cạnh tu viện chúng tôi, có một nhà làm ăn vô ý bị phát hỏa. Chẳng
may lại gặp ngay gió lớn. Dân làng tấp nập chạy chữa nhưng vô hiệu, lửa sắp lan
sang nhà dòng.
Thấy vậy chúng tôi vội vàng
chạy vào nguyện đường, thắp một ngọn đèn trước tòa Thánh Giuse và khấn rằng:
Nếu ông Thánh cứu chữa nhà dòng thì chúng con xin thắp đèn đủ tám ngày để tạ
ơn. Khấn rồi gió còn to lắm và lửa càng bốc cao. Trong khi đó các thầy đã chạy
đồ đạc ra sân. Tôi liền vào phòng riêng xem còn sót gì chăng. Thấy mẫu ảnh
Thánh Giuse còn treo trên tường, tôi vội gỡ lấy chạy ra ngoài sân, miệng lâm
râm kêu khấn, tay liệng mẫu ảnh vào đám lửa.
Ôi quyền thế Ngài lớn lao,
lời cầu Ngài mạnh thế trước mặt Thiên Chúa ngần nào! Vừa ném ảnh vào lửa thì
gió liền dịu xuống, khỏi một lúc thì dập tắt hỏa hoạn.
Ngày hôm sau khi dọn dẹp nhà
cửa, tôi thấy mẫu ảnh còn nguyên vẹn, chẳng cháy chẳng sém, cũng chẳng nhọ lem
chút nào. Xin tạ ơn ngợi khen Thánh Cả chẳng bỏ lời kẻ trông cậy chạy đến cùng
Ngài trong cơn khốn quẫn.
4- Thánh GIUSE ở GOTIGNAC (Pháp)
Lịch sử vùng Gotignac thật ly
kỳ. Ngày 7. 6. 1660, trên sườn đồi Bessillon, cách Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn ba cây
số về hướng tây, một người chăn chiên tên là Gaspard Ricard đang chăn giữ đoàn
vật và ngồi nghỉ dưới một gốc cây. Trời nắng chang chang. Anh lại khát nước,
khát đến khô cổ, chỉ mong được một gáo nước. Bỗng dưng, có một người xuất hiện
đột ngột trước mặt anh, ông lấy tay chỉ vào một tảng đá lớn trên thảm cỏ và
nói: "Ta là Giuse. Hãy đẩy tảng đá
này đi và sẽ có nước uống."
Anh Gaspard là con người thực
tế, anh lượng định sức mình không làm sao xê dịch được tảng đá quá lớn và quá
nặng. Nhưng người tự xưng là Giuse lại truyền: "Cất hòn đá đi và anh sẽ
được uống." Người chăn chiên vâng lời. Anh nâng tảng đá lên một cách dễ
dàng như nâng một chiếc lông hồng và đặt nó sang một bên. Một giòng suối trong
veo, mát mẻ lộ hiện. Anh cúi xuống sát đất và uống một mạch cho đỡ khát. Uống
xong, anh nguớc mặt lên để cám ơn người lạ dễ thương. Nhưng không thấy đâu cả…
Ông đã biến đâu mất, nhìn trước ngó sau, anh không thấy ai.
Anh vội chạy về làng kể lại
việc lạ xảy ra. Nhưng người ta không tin. Anh năn nỉ mời họ ra xem. Giòng nước
chảy từ ba giờ trưa tới giờ và vẵn còn chảy mạnh. Mọi người đều kinh ngạc. Tảng
đá còn nằm lồ lộ đó, tám người thử nâng lên không nổi, như đã được đóng chốt
xuống lòng đất. Một tia sáng xuyên qua tâm hồn, Gaspard người chăn chiên chất
phác đã hiểu. Giuse kỳ diệu ấy không ai khác là chính Thánh Cả Giuse. Ngài đã
ban cho anh một sức mạnh phi thường để di chuyển tảng đá. Dân làng bắt đầu cầu
nguyện và từ năm 1660, dân chúng đổ về cầu xin Thánh Cả Giuse và uống nước. Dòng
suối tuôn chảy chữa bệnh tật cho nhiều người cả phần xác lẫn phần hồn.
Nhà cầm quyền Gotignac, được
dân chúng ủng hộ, đã xây cất ở đó một thánh đường trùm lên suối nước, được giám
mục Frejus long trọng làm phép ngày 9 tháng 8 năm 1660. Một tu viện cũng được
thiết lập bên cạnh. Tại Gotignac, Thánh Giuse dạy chúng ta hãy cất "hòn
đá" đi, để chọn "ngọn suối ơn Thánh" tuôn chảy "Ai khát thì
hãy đến với Ta và hãy uống, kẻ tin vào Ta, như Kinh Thánh đã nói: "Tự lòng họ, nước hằng sống sẽ chảy ra
như dòng sông" (Gio 7, 37-38).
II- Lịch
sử việc tôn kính Thánh Giuse
1. Thời kỳ phôi thai
Sự tôn kính Thánh Giuse có
căn bản trong Phúc âm, nhưng đã phát triển từ từ, khác nào hạt giống lâu năm
mới thành cây cao bóng cả, che rợp cảnh vườn Giáo Hội.
Giêsu-Maria-Giuse, ba Ðấng
liên kết chặt chẽ với nhau theo mối quan hệ gia đình hết sức tự nhiên. Không
thể nghĩ tới Con, tới Mẹ mà lại không nghĩ tới Cha được.
Ngay từ những thế kỷ đầu,
Giáo Hội đã công khai thờ kính Chúa Giêsu, Ðức Mẹ và các Thánh Tử Ðạo. Còn
Thánh Giuse, cứ theo các di tích sử, thì xem ra ít được chú trọng. Là vì ban
sơ, Giáo Hội đương cần củng cố Thiên Tính của Chúa Giêsu và sự sinh sản đồng
trinh của Mẹ Ngài. Lại cũng cần phấn khích đức tin giáo hữu trong cơn bắt bớ
bằng việc tôn kính các anh hùng tử đạo.
Bởi thế, về địa vị Thánh
Giuse, Chúa Quan phòng còn muốn để lu mờ, cho các tín điều kia được nổi bật và
in sâu trước đã. Tuy nhiên có nhiều Giáo Phụ thời đó như Gioan Kim Khẩu,
Giêrônimô, Augutinh đã nhiệt liệt ca ngợi quyền cao chức trọng của Thánh Giuse
trong nhiều bài giảng và văn phẩm của các Ngài.
2. Thời kỳ phát triển
Thế kỷ XII là thế kỷ đánh dấu
sự thăng tiến của Thánh Giuse. Nhiều nhân vật có thế giá, nhất là Thánh Bênađô
(1153) trong những bài giảng hùng hồn đã đề cao vai trò Thánh Giuse trong thời
thơ ấu Chúa Giêsu, tuyên dương những vinh hiển và nhân đức của Ngài. Dòng
Ðaminh với Thánh Thomas tiến sĩ (1274) dòng Phanxicô góp phần một phần lớn vào
phong trào sùng kính ấy.
Thế kỷ XV, nhà thần học
Gerson đọc một bài diễn văn hùng hồn tại Ðại Công Ðồng Constancia (1416) về
quyền chức Thánh Giuse và đề nghị lập lễ kính Ngài, để xin ơn bình an cho Giáo
Hội đương cơn khủng hoảng. Ðồng thời Hồng Y Phêrô Ailly xuất bản cuốn sách
"Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse". Từ đó, lễ Thánh Cả được
lan tràn trong Giáo Hội. Khắp Âu Châu, nhiều thánh đường được xây cất kính
Ngài.
Thế kỷ XVI, Thánh Nữ Têrêxa AVILA ,tiến sĩ (1528)
cải tổ dòng Cát Minh và dâng kính Thánh Giuse hầu hết các tu viện bà sáng lập.
Ðồng thời bà chép sách cổ võ sự sùng kính Thánh Cả. Bà đáng gọi là tông đồ số
một của Ngài.
Thế Kỷ XVII càng sáng lạn hơn
nữa. Tại nước Pháp, Giám mục Bossuet (1704) đọc một bài diễn văn thời danh tán
dương Thánh Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Ðức Urbanô VIII đã nâng lễ Thánh
Giuse lên bậc lễ buộc trong nước Pháp.
Tại nước Áo, vua Leopolđô
(1677) tôn Thánh Giuse làm đấng bảo trợ quốc gia và xin phép Ðức Giáo Hoàng cho
lập lễ Hôn phối Thánh Giuse và Ðức Mẹ, hầu cảm tạ Thánh Giuse đã cho sinh được
con nối dòng là vua Giuse đệ I cùng
đã cứu thành Vienna khỏi tay quân Thổ nhĩ kỳ đánh phá.
Nhưng thế kỷ XIX mới là đỉnh
vinh quang của Thánh Giuse. Năm 1870, Ðức Piô IX, thể theo đề nghị của hàng
giám mục thế giới đương nhóm Ðại Công Ðồng Vatican I đã long trọng tôn phong
Thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ toàn thể Giáo Hội và truyền phải mừng lễ ngày 19
tháng ba hàng năm cho trọng thể.
Năm 1889, Ðức Lêo XIII ra một
thông điệp thời danh, đáng gọi là Hiến chương thần học tuyên dương sự vinh hiển
Thánh Giuse và truyền lấy tháng 3 làm tháng kính Ngài.
Từ đó tới nay, sự sùng kính
Ngài lan tràn khắp nơi, đến nỗi sau Ðức Mẹ thì chẳng có Ðấng Thánh nào sánh
kịp.
TRUYỆN (2): Tự
quân là con cầu tự
Tại nước Áo, vua Leopolđô
(1677) tôn Thánh Giuse làm đấng bảo trợ quốc gia và xin phép Ðức Giáo Hoàng cho
lập lễ Hôn phối Thánh Giuse và Ðức Mẹ, hầu cảm tạ Thánh Giuse đã cho sinh được
con nối dòng là vua Giuse đệ I cùng
đã cứu thành Vienna khỏi tay quân Thổ nhĩ kỳ đánh phá. Vua Lêôpolđô I là tông
đồ truyền bá sự sùng kính Thánh Giuse rất nhiệt thành. Nguyên ủy như sau:
Thượng vị Lêôpolđô I (1640-1705) là vua nước Áo, đã 40 tuổi mà chưa có con nối
quyền. Vua liền sốt sắng cầu khẩn Thánh Giuse xin ban cho có con trai làm tự
quân.
Ðể chứng tỏ lòng trông cậy,
vua ra chiếu chỉ tôn Thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ các vua nước Áo. Ngài lại
truyền đúc tượng Thánh Cả bằng bạc, yêu cầu các linh mục dâng thánh lễ và tổ
chức rước kiệu kính Ngài đủ tám ngày. Khỏi chín tháng, Hoàng hậu sinh hạ một
con trai, nhà vua và dân chúng xiết bao hoan hỉ. Ðể nhớ ơn Thánh Cả, nhà vua
truyền đặt tên Thái tử là Giuse và khấn đúc một tượng lớn Thánh nhân
bằng bạc đặt tại quảng trường thành Vienna.
Nhưng vua cha băng hà khi
chưa kịp thi hành lời khấn. Vua con là Giuse I (1678-1711) nhớ mình bởi đâu mà
sinh ra, cũng có lòng kính mến Quan thầy lắm. Ngài truyền đúc tượng Thánh Giuse
rất lớn bằng bạc, xây bệ cao giữa kinh đô và tôn đặt lên chính ngày lễ Thánh
Giuse năm 1709, y như lời vua cha đã khấn năm xưa.
3. Tại Giáo Hội Việt Nam
Giáo Hội Việt Nam sinh sau đẻ
muộn, nhưng được nhận biết và tôn kính thánh Giuse ngay từ đầu. Ða số nam giới
được hân hạnh mang tên Thánh Giuse. Trong các nhà thờ đều có lập tòa kính Ngài
đối ngang với tòa Ðức Mẹ.
Các nhà truyền giáo đầu tiên
đã tôn Ngài làm quan thầy nước Việt Nam. Linh mục Ðắc Lộ thuật sự tích như sau:
"Ngày 12-3-1627, lễ Thánh Grêgoriô, tôi và thầy Antôn Marques xuống tàu
tại Áo-môn để sang Ðàng ngoài. Chúng tôi vượt biển, thuận buồn xuôi gió cho tới
chiều ngày thứ bảy. Khi toan vào cửa, bỗng bão nổi lên với nhiều hình quái dị
khiến mọi người kinh hãi. Nhưng qua hôm sau là lễ Thánh Giuse thì biển yên sóng lặng, hình quái gở đã biến đi, nên
chúng tôi vào cửa bình an. Cửa ấy, dân địa phương gọi là cửa Bạng (Ba Làng, Thanh Hóa: „Lênh
đênh trên cửa thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm“), nhưng chúng tôi
đặt tên là Cửa Thánh Giuse, hầu kính nhớ ơn Ngài đã phù hộ chúng tôi tới đó
bình an".
Năm 1678, Ðức Inôxentiô XI, theo đề nghị của các Giám Mục truyền giáo
phương Ðông, đã phong Thánh Giuse làm Thánh
Bảo Trợ nước Việt Nam và các nước lân cận. Nên các giáo hữu nước nhà càng
có lý do mà tôn kính, cậy trông Ngài hơn nữa.
Những việc làm kính Thánh
Cả:
1.
Hàng ngày : Năng nguyện tắt: "GiêsuMariaGiuse con mến yêu, xin cứu
rỗi các linh hồn", và dâng mình cho ba Đấng. Cầu xin cùng Thánh cả
lúc gặp khó khăn hoặc cơn cám dỗ. Tối trước khi đi ngủ, đọc kinh Thánh Giuse
bầu cử, hay đọc 7 kinh Lạy Cha, 7 kinh Kính Mừng, kính nhớ 7 sự vui
mừng và đau khổ của Ngài, kính Ngài và xin ơn chết lành.
2.
Hàng tuần : Ngày Thứ Tư kính Thánh Cả, làm thêm việc lành tùy hoàn cảnh:
như đọc thêm kinh, đọc sách về Thánh Cả, hãm mình, làm việc bác ái, dự
lễ.
3.
Tháng Ba: sửa sang bàn thờ gia đình, thêm hoa nến để kính Ngài. Trong dịp
trước lễ kính Thánh Giuse (ngày 19 tháng 3), nên làm tuần 3 ngày dọn mình mừng
lễ Ngài cho long trọng, xưng tội, rước lễ, xin lễ, tôn kính
Ngài.
Ngoài ra còn nhiều việc sùng
kính khác như đeo ảnh trong mình, bày tượng ảnh trong nhà, lập đài nơi khu xóm,
cất đền nơi xứ đạo, tôn Ngài làm quan thầy Hội đoàn, phát hành báo chí, internet,
phổ biến tranh ảnh, bài hát kính Ngài nữa.
TRUYỆN (3): Con
trai được cải hóa, nhờ mẹ và các em cầu nguyện.
Gần thành Granôpoli, nước
Pháp, có một gia đình 5 người. Ông chồng chết sớm. Mẹ con làm ăn nuôi nhau. Bà
mẹ có lòng đạo đức, luôn lấy lời nói gương sáng khuyên bảo các con. Hai cô em
thì ngoan, còn ông anh cả đi học xa ở Paris thì ôi thôi: phần xác thì ốm đau,
phần hồn thì bê bối đủ điều, khô khan tội lỗi. Hắn không cầu nguyện, không dự
lễ, mà khi thấy mẹ và các em cầu nguyện, hắn lại chê bai. Ba mẹ con hằng khuyên
nhủ và kêu xin Chúa cải thiện hắn, nhưng vô ích, hắn cứng đầu hơn đá. Mọi
năm nhà này cứ tới tháng Ba là làm việc
kính Thánh Cả Giuse. Năm ấy mẹ bảo hai con sốt sắng hơn để cầu nguyện cho
người anh khô khan, tội lỗi được ơn cải thiện đời sống.
Hôm trước ngày mùng một, mẹ
con trang hoàng bàn thờ Thánh Cả với hoa nến đẹp đẽ. Người anh đi đâu về thấy
bàn thờ đã dọn thì hỏi: - Dọn làm gì? Mẹ trả lời: - Mai là tháng Thánh Giuse,
mẹ và các em có ý kính Người hơn mọi năm để cầu xin cho con được ơn ăn năn cải
thiện trở về cùng Chúa, sốt sắng giữ đạo.
Con cả nghe vậy cười lớn và
lắc đầu, tỏ vẻ khinh thường. Ngày mùng một, hai, ba, khi mẹ và 2 em quì gối làm
việc kính Thánh Cả, thì cậu con ngồi xa xa cười mẹ và các em mê tín dị đoan. Nhưng
từ ngày 7, 8 trở đi, nó không cười nhạo nữa, nhưng ngồi yên lặng coi bộ suy tư
lắm. Đến ngày mùng 10, hắn làm dấu Thánh giá và thỉnh thoảng gạt nước mắt trộm
vụng kẻo có ai thấy và thở dài kêu thầm: Lạy
Ông Thánh Giuse, xin thương linh hồn tôi.
Đến ngày 15, nó đến thú thật
với mẹ rằng: Từ khi con bỏ Đức Chúa Trời, con bối rối lo âu luôn luôn. Nhờ dịp
này, con quyết ăn năn cải thiện đời sống, xin mẹ cùng 2 em cầu nguyện để con
được ơn cải thiện thật lòng. Anh ta cầu nguyện và xét mình vài ba ngày, rồi đi
tìm linh mục xưng tội rước lễ sốt sắng. Từ ngày ấy trở đi, anh ta sống đạo rất
tốt, làm gương cho các em và làm mẹ vui lòng lắm. Sau 3 năm, anh ta mắc bệnh
nặng, và được chết lành êm ái trong tay Thánh Cả Giuse Bổn Mạng của anh ta.
4- Sự im lặng của thánh Giuse trong thế kỉ ồn áo
VATICAN CITY (VIS).- Vào buổi
trưa Chủ Nhật, trước khi đọc Kinh Truyền Tin với đám đông các tín hữu hiện diện
tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đề cập đến đến hình
ảnh của Thánh Giuse.
Đức Thánh Cha nói, Thánh Sử
Máthêu đã trình bày cho chúng ta thấy Thánh Giuse như là một mẫu gương của
người đàn ông "ngay thẳng, cao
thượng", đã cùng hòa điệu nhịp nhàng với vợ mình, là Mẹ Maria, trong
việc đón tiếp Người Con của Thiên Chúa, xuống trần thế với tư cách là một con
người và dõi theo sự phát triển mang tính cách nhân loại của Người Con đó. Vì
lý do này, mà trong những ngày trước Giáng Sinh, "điều quan trọng hơn cả
chính là hãy tạo ra một kiểu đối thoại tâm linh với Thánh Giuse, bởi vì chính
Thánh Giuse là người giúp chúng ta cảm nghiệm được một cách trọn vẹn về mầu
nhiệm đức tin vĩ đại này."
Đức Thánh Cha nói tiếp, Đức
Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là vị Giáo Hoàng rất sùng kính Thánh Giuse,
và Ngài đã để lại cho chúng ta một sự suy gẫm đặc biệt dành cho vị Thánh này
qua Tông Huấn "Redemptoris Custos" (tức Người Hộ Mệnh của Đấng
Cứu Chuộc), qua đó Đức Cố Giáo Hoàng "đặc biệt nhấn mạnh về sự thinh lặng
của Thánh Giuse; một sự thinh lặng lan tỏa bằng chính việc suy niệm về mầu
nhiệm của Thiên Chúa, theo một thái độ hoàn toàn cởi mở cho thánh ý của Thiên
Chúa.
Hay nói cách khác, sự im lặng của Thánh Giuse không phải là
một cách diễn tả về nội tâm trống rỗng, mà trái lại, một nội tâm tràn đầy với
đức tin mà Ngài mang theo trong trái tim mình, để hướng dẩn mỗi suy nghĩ và
hành động của Ngài. Một sự thinh lặng để cùng với Mẹ Maria, che chở cho Ngôi
Lời của Thiên Chúa, và cứ thế mà Ngài lặng thinh qua từng biến chuyển trong
cuộc đời của Chúa Giêsu; một sự thinh lặng được xen lẫn với lời cầu nguyện
không ngừng nghỉ, cùng với lòng tín thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên
Chúa.
Thật không quá lời khi phải
nói rằng, từ chính người cha Giuse của Ngài, ở tầm mức con người, Chúa Giêsu đã
học được về một cuộc sống nội tâm mãnh
liệt, làm cơ sở cho nền công lý thật sự, nền công lý trọn vẹn, tuyệt hảo mà
sau này Ngài giảng dạy lại cho các môn đệ của Ngài."
Đức Thánh Cha kết luận:
"Chúng ta hãy tự cho phép chúng ta bị ảnh hưởng bởi sự thinh lặng của
Thánh Giuse! Vì chưng, chúng ta rất cần đến sự thinh lặng này trong một thế giới quá ồn ào, một thế giới không
thích sự suy niệm, âm thầm, để có thể lắng nghe được tiếng nói của Thiên
Chúa. Trong suốt thời gian chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh (sắp tới), chúng ta hãy
cùng nhau khơi dậy lên sự suy niệm trong nội tâm sâu lắng trong trái tim chúng
ta, để chúng ta biết đón nhận và trông chờ Hài Nhi Giêsu đến trong cuộc sống
của chúng ta."
TRUYỆN (4): Thánh
Cả phù hộ người ngoài Công giáo - Thánh Giuse làng Tự Khoát, Hà nội.
Năm 1913, có một người làm
nghề kéo xe tay, nghèo nhưng lại cờ bạc. Khi tuần canh về thu thuế ông ta
thường trốn. Một lần ông ta chạy trốn vào nhà thờ, kéo chuông, rồi ôm tượng
Thánh Giuse đặt dưới gốc cây, rồi hô lên là có kẻ đến phá nhà thờ. Lính tuần
không muốn mang tiếng, nên rút lui. Giáo dân kéo đến, thấy tượng thánh bị đổ
gẫy đầu. Họ tìm đủ cách không sao gắn lại được, nên cho người kéo xe đem tượng
vỡ ra sông vứt bỏ.
Thay vì đưa ra sông, anh kéo
xe lại đem tượng đến giếng nhà Chùa
bỏ. Sau một năm, bức tượng thánh nổi lên, như hình em bé lên 10. Người đi chùa
hô lên, mọi người tới xem. Người ta vớt lên, thì là tượng không đầu của người
Công giáo. Sư cụ ra xem cũng không phân biệt. Sư cụ khấn: nếu là tượng linh, xin nổi cái đầu. Đầu nổi lên, người ta biết là
tượng bên Công giáo, nên mời người Công giáo đến lấy. Người vớt tượng đòi tiền,
bên Công giáo không chịu. Đôi bên đánh nhau bể đầu.
Quan trách, và ra lệnh cho
đem tượng về làng Tự Khoát. Giáo dân đón rước tưng bừng. Họ xem xét, thấy tượng chảy mồ hôi, họ thấm đổ vào
chai, chai nước nổi lên hình bông huệ,
nước cao tới đâu, hụê cao tới đó. Người ta lấy rêu bám quanh tượng và nước mướt
ra cho bệnh nhân uống, bệnh được khỏi.
Nghe tin lạ, dân chúng đổ về
Tự Khóat, đến nỗi cây đa dựng tượng trước cũng bị bóc từng lá. Giếng nước nhà
chùa được vét từng chút bùn. Năm 1950, người viết bài này đã cùng lý trưởng lập
đồn chống VC trên tháp nhà thờ họ đạo, đến sau họ di đi nơi khác vì hàng đêm có cụ già râu bạc bảo phải dời
đi. Năm 1954, gia đình người viết này, nhờ ơn Thánh Cả đã di cư được vào
Nam, sinh sống tại Hố nai. Truyện này do người viết, bố mẹ ông và sư cụ cùng kể
lại để mọi người tôn kính Thánh Cả Giuse. (Trần Văn Đàn, NSĐMHCG 3/2000)
III- SỰ
CAO CẢ CỦA THÁNH CẢ GIUSE
Trong Giáo Hội Việt Nam,
chúng ta gọi Thánh Giuse là Thánh Cả. Danh hiệu này gắn liền vào tên gọi của
Người làm thành gần như là một biệt danh. Dựa vào Lời Chúa, chúng ta hoàn toàn
có lý để làm như thế. Nhưng từ thời đầu Giáo Hội đến tận ngày nay, vẫn không
thiếu người cho rằng những gì các sách Phúc Âm viết về Thánh Giuse là chưa đủ
để nói lên sự cao cả, thánh thiện của Người. Quả thực, Phúc Âm nói rất ít về
Ðức Maria, lại càng ít hơn nhiều về Thánh Giuse, và trong 4 Phúc Âm thì chỉ có
Luca và Matthêu nói tới Người, còn Gioan thì chỉ nhắc đến một lần duy nhất (1,
45) và Maccô thì tuyệt nhiên không đả động tới.
Không những ít oi, mà những
chỗ viết về thánh nhân lại quá đơn sơ, quá cô đọng; nếu đọc qua một cách hời
hợt, người ta không khỏi hình dung ra một Thánh Giuse mờ nhạt, xuất hiện như
một cái bóng âm thầm, đóng một vai trò tăm tối, bạc bẽo một thời gian nào đó,
rồi lặng lẽ biến đi, không mấy ai để ý tới. Có vẻ như Thiên Chúa dùng Người cho
công việc của mình theo kiểu người ta vắt
chanh bỏ vỏ vậy. Vì không hài lòng về các tài liệu lịch sử "nghèo
nàn" đó nên một số tác giả thời Kitô giáo sơ khai, đã viết thêm mấy cuốn
Phúc Âm mà Giáo Hội không nhìn nhận, và bởi thế quen gọi là Phúc Âm ngụy thư
(Phúc Âm giả). Vào thế kỷ thứ 5, có người dựa theo đó, đã viết ra cuốn: Tiểu sử Giuse, người thợ mộc.
a- Những điều tượng tượng
về Thánh Giuse.
Trong các sách loại đó, người
ta tưởng tượng ra nhiều chuyện li kỳ hoặc khác thường về cuộc sống Thánh Giuse,
Ðức Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Chẳng hạn: Khi đính hôn với Maria thì Giuse đã gần
90 tuổi, còn Maria thì mới khoảng 13-14. Khi Maria sắp sinh con, ông
"chồng" già chạy đi tìm được một bà đỡ. Trong nghề thợ mộc, khi hai
cha con cưa gỗ lỡ hụt mất thì mỗi người cầm một đầu khúc gỗ kéo ra cho đủ kích
thước.
Thánh Giuse sống ở Na-gia-ret
chừng 20 năm và mất vào lúc 110 tuổi. Lúc ấy, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa
Cha sai hai thiên thần rước linh hồn Người về trời và hai thiên thần khác giữ
gìn xác Người nguyên vẹn cho đến tận thế... ( x. Léon Cristiani: Saint Joseph,
Paris 1962).
Căn cứ vào những chuyện đó
thì đời sống của Thánh Giuse và của Thánh Gia là không bình thường như những
người khác vì thường xuyên "sống" nhờ phép lạ và những việc li kỳ.
Thật ra các tác giả hoàn toàn có ý tốt. Họ cho Giuse là một ông già lọm khọm
đầu tóc bạc phơ khi kết bạn với cô Maria trẻ măng chẳng hạn, là có ý
"chứng minh" sự trinh khiết của hai đấng thánh... Có ý tốt, nhưng xem
ra họ không hiểu đúng mầu nhiệm Nhập Thể và cách thức Thiên Chúa thường hành
động trong lịch cử cứu độ.
Phần chúng ta, không cần phải
ca ngợi sự cao cả, thánh thiện của Thánh Giuse bằng những chuyện tưởng tượng,
nhưng bằng cách dựa sát theo Phúc Âm và theo lịch sử cứu độ.
b- Vai trò lớn lao của
Thánh Giuse.
Trước hết, theo Phụng Vụ, lễ
mừng thánh nhân vào ngày 19 tháng 3
hằng năm cho ta thấy sự liên tục trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa: cùng một
lời hứa với Tổ phụ Abraham, được nhắc lại một cách long trọng với vua Ðavit qua
miệng ngôn sứ Nathan và được thực hiện từ từ qua giòng lịch sử cho tới thời
Chúa Giêsu Kitô, Ðấng đã đến hoàn thành một cách quyết định ý muốn cứu độ của
Thiên Chúa. Phụng Vụ còn cho thấy rằng những người cuối cùng đã đóng một vai
trò thiết yếu trong công cuộc Nhập thể của Chúa Cứu Thế, đó là Ðức Maria và
Thánh cả Giuse.
Vai trò cốt yếu của Giuse là
làm cho Ðức Giêsu có một lý lịch hợp pháp
và được gắn liền vào dòng họ vua Ðavit. Ngôi Hai đầu thai trong lòng Ðức
Trinh Nữ là do quyền năng Chúa Thánh Thần; nếu không có ai đứng ra làm người
cha hợp pháp, thì Ngài sẽ không được thừa nhận, và theo luật, Mẹ Ngài sẽ bị ném
đá. Ðàng khác, Giuse thuộc giòng họ Ðavit,
nếu luật pháp nhận Người là cha của Ðức Giêsu, thì rõ ràng Ðức Giêsu là "con vua Ðavit"
(theo kiểu nói của người Do Thái), là Ðấng thực hiện lời hứa mà ngôn sứ Nathan
đã nhắc lại với chính vua này thuở trước:"Khi ngày đời của ngươi đã mãn và
ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên kế vị ngươi -
một người do chính ngươi sinh ra -, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được
bền vững ... Ngai vàng của ngươi sẽ vững bền mãi mãi" (2 Samuel, 7, 12.
16). Ðó là nét cao cả đầu tiên của Thánh Giuse.
c- Thánh Giuse "người
công chính".
Nhưng đọc kỹ Phúc Âm, ta sẽ
thấy: Thánh GIUSE không chỉ cao cả nhờ vai trò Thiên Chúa đã giao cho trong
chương trình cứu độ mà thôi, mà chính bản thân của Người cũng đã là cao cả,
thánh thiện. Trước hết, chúng ta nhận thấy Thánh Giuse không bao giờ nói một
lời nào. Người không hỏi Maria về cái thai trong lòng bà, dù rất thắc mắc.
Không nghi ngờ về sự chính trực của bạn mình, phải chăng Giuse đã mơ hồ đoán
thấy một điều nhiệm mầu gì đó đã xảy đến với Maria?
Có một chỗ đáng lẽ chính
Giuse phải nói, đó là khi tìm lại được Ðức Giêsu trong Ðền Thờ. Thì ở đây người
cất tiếng hỏi con, lại là Ðức Maria:"Tại
sao con làm như thế? ..." Trong gia đình Do Thái, vai trò của người
cha rất lớn, đến nỗi người vợ gọi ông là "chủ" của bà và ông có quyền
bán con cái làm nô lệ. Trong diễn tiến cụ thể, chắc chắn Giuse cũng đã nói với
Ðức Giêsu trong Ðền Thờ, nhưng Phúc Âm không nhấn mạnh vì muốn nêu lên chân lý
này là: Thánh Giuse không phải là con người nói nhưng làm. Bao giờ cũng làm, và
làm thật trung thành.
Ðang toan tính bỏ Maria cách
kín đáo, thì được sứ thần Chúa đến báo mộng:"Này ông Giuse là con cháu
Ðavit, đừng ngại đón Maria vợ ông về ...", thế là không nói không rằng,
không thắc mắc, Người đã làm theo lời Sứ Thần dạy. Khi vua Hêrôđê định tìm cách
giết hại Hài Nhi Giêsu, lại có báo mộng và Phúc Âm chép rằng ngay lập tức Giuse
chỗi dậy và đem Hài Nhi và Mẹ Ngài trốn sang Ai Cập giữa ban đêm. Ở lại Ai Cập
một thời gian thì Hêrôđê chết, một lần nữa Người lại được Chúa dạy bảo trong
giấc mơ, và Giuse lặng lẽ nhưng mau mắn vâng lời, sửa soạn hành lý lên đường
trở về quê cũ. Một cuộc hành trình 4-5 ngày đi bộ, nhưng Giuse không phàn nàn. Có
thể nói: nơi Thánh Giuse có hai cơ năng hoạt động mạnh nhất là: TAI nghe và TAY làm. Nghe Lời Chúa để
thi hành. Ðó là đặc điểm của người môn đệ Chúa Giêsu, của con cái Cha trên
trời.
Qua các đoạn Phúc Âm nói về
Thánh Giuse, ta thấy Người thật là người tôi tớ trung thành và khôn ngoan, và
là người có một lòng tin mãnh liệt vào Thiên Chúa. Người hoàn toàn tuân phục,
hoàn toàn để cho Chúa hành động và mau mắn làm điều Chúa muốn. Tổ phụ Abraham đã làm như thế. Mẹ Maria đã
làm như thế. Thánh cả Giuse đã làm như thế. Ðó là những kiểu mẫu tuyệt với
về lòng tin tưởng, phó thác. Phụng vụ lấy lại lời Phúc Âm, gọi thánh nhân là
"người công chính". Bề ngoài Giuse có vẻ tầm thường, kỳ thực Người
cao cả biết bao trước mặt Thiên Chúa!
BỊ CHÚ: cho bài thuyết trình:
Phụ Lục BÀI HỌC CỦA THÁNH GIA (trang
21-23)
d- Thánh Giuse và chúng ta.
Mỗi người trong ta đều có một
chỗ đứng trong ý nghĩ và trong cõi lòng của Thiên Chúa. Mỗi người trong ta đều
phải hoàn thành một dự định nào đó của Thiên Chúa về cuộc đời mình để làm cho
nó thành tựu cách tốt nhất. Không phải vì ta có giá trị nên Chúa mới nghĩ đến
ta, nhưng chính vì Chúa nghĩ tới ta trước nên ta mới thực sự có giá trị. Không
ai là vô danh tiểu tốt trước mặt Thiên Chúa cả.
Trong bước đi dò dẫm của lòng
tin, ta phải khám phá ra dần dần những điều Chúa chờ đợi nơi ta và mau mắn thực
hiện. Vai trò của ta có khi có vẻ tối tăm, bạc bẽo, và thường không làm cho ta
nổi bật. Nhưng sự cao cả của con người trước mặt Thiên Chúa không nằm nơi các
thứ bề ngoài như dòng tộc, danh tiếng, chức vị, giàu sang ... nhưng nằm trong
tâm hồn, trong phẩm chất của một cuộc đời phù hợp với Thánh Ý của Chúa. “Xảy
ra là đang khi ông bà ở đó, thì đã mãn những ngày thai nghén, đến buổi lâm bồn,
và bà đã sinh ra con trai đầu lòng” (Lc 2,6).
Khi Đức Maria mang thai,
Thánh Giuse đã băn khoăn, thắc mắc và tìm cách xử trí. Lúc này đây, khi bà
Maria, bạn mình, sinh con trong một hang đá nghèo hèn, thì chắc hẳn thánh Giuse
cũng hết sức băn khoăn thắc mắc, nhưng không phải thắc mắc về cách xử trí của
mình, mà là về cách thức Thiên Chúa làm. Một hài nhi được hoài thai một cách lạ
lùng trong lòng một trinh nữ, hài nhi ấy, cứ theo lẽ thường phải là Đấng Thiên
Chúa dùng để làm nhiều điều lạ lùng cho Dân Người.
Thế mà giờ đây, bà Maria bạn
mình lại không tìm được chỗ trọ, không tìm được một nơi ở xứng đáng cho Hài Nhi
mà Thiên Chúa đã giao sứ mệnh cao cả. Điều đó chắc hẳn phải là một thắc mắc lớn
đối với Giuse trong lúc này. Nhưng ở đây cũng vậy, chúng ta thấy thánh Giuse
chẳng nói một lời, không kêu than trách móc, không bối rối nghi nan gì cả.
Trong sự im lặng huyền nhiệm của giờ phút lịch sử này, chắc hẳn thánh Giuse
phải suy gẫm về đường lối của Thiên Chúa, và ngài hiểu rằng mầu nhiệm Thiên
Chúa đã cất dấu từ muôn thủơ, nay lại được tỏ bày ra cho mình, mầu nhiệm cao cả
với dáng vẻ bình thường mầu nhiệm cứu độ dưới dáng vẻ yếu ớt của một Hài Nhi.
Thiên Chúa không đòi hỏi
chúng ta phải làm những việc cao cả, lớn lao. Nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta ý
thức địa vị cao cả lớn lao của mình. Được làm con cái Chúa. Địa vị cao cả đó
cũng đòi buộc chúng ta phải anh dũng thi hành những đòi hỏi của Đức tin ngay
trong những việc hết sức nhỏ mọn, hết sức tầm thường hằng ngày. Chẳng cần phải
rao báo một Thiên Chúa oai phong lẩm liệt, nhưng là một Thiên Chúa hiện diện âm
thầm, nhỏ nhoi giữa loài người, một sự nhỏ nhoi đầy cao cả, một sự im lặng đầy
huyền nhiện, một sự bình an, đơn sơ, mộc mạc, nhưng lại toát ra một sức mạnh
chinh phục con người. Như thánh Giuse, người Kitô hữu mang Chúa trong lòng,
mang mầu nhiệm lớn lao trong lòng, mang địa vị cao cả trong lòng. Điều đó kêu
gọi mỗi người phải biết chiêm ngắm, phải biết tạ ơn, phải biết để cho lòng mình
thấm nhuần tình yêu bao la của Chúa.
TRUYỆN (5): Chuyện
hoang đường hay là điều kỳ diệu ?
RADIO VATICAN - Chứng từ tri ân của cặp vợ chồng trẻ người Ý - Enza và Franco - đối với Thánh Cả GIUSE THỢ, mừng vào Ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.
„Cách đây hơn 5 năm, gia đình chúng tôi - gồm 2 vợ chồng và đứa con trai tên Sandro - trải qua một thời kỳ khó khăn. Nhưng chính trong gian nan thử thách mà Đức Tin được củng cố.
Cứ sự thường ”căn nhà” là mái ấm gia đình, là nơi cư ngụ vững vàng nhất và là địa điểm diễn ra mọi sinh hoạt thân thương trìu mến. Người ta thường nói: An cư rồi mới lạc nghiệp! Thế nhưng, khi căn nhà bạn đang ở bị chủ nhà liên tục dọa đuổi bạn ra khỏi nhà, thì lúc đó, căn nhà bỗng trở thành một bóng ma ám ảnh. Bằng mọi cách bạn phải tức tốc tìm mua một căn nhà khác.
Mua nhà là vấn đề nhiêu-khê khốn-khổ của không biết bao nhiêu gia đình sống ở các thành phố lớn. Làm sao có thể dung hòa nhiều yếu tố gần như không thể nào dung hòa được? Chẳng hạn: có được căn nhà vừa tiện nghi vừa rẻ tiền vừa ở gần trung tâm thành phố! Đó cũng là ước nguyện thâm sâu nhất của vợ chồng chúng tôi với một đứa con trai. Nhưng chúng tôi không khá giả, mà lại bị bó buộc phải mua nhà cấp bách.
May mắn thay chúng tôi luôn đặt trọn niềm tin vào THIÊN CHÚA. Chính Ngài hướng dẫn chúng tôi từng đường đi nước bước. Thêm vào đó chúng tôi gặp được một tu sĩ dòng Anh Em Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chính vị Tu Sĩ khuyến khích chúng tôi kêu cầu cùng Thánh Cả GIUSE, Vị Bảo Trợ quyền năng của các Gia Đình Công Giáo.
Thế nhưng, ngày qua ngày, chúng tôi vẫn chưa tìm ra căn nhà vừa ý và thích hợp với túi tiền khiêm tốn của chúng tôi. Trong khi đó chủ nhà liên tục hăm đe hù dọa chúng tôi. Thật đau lòng khi phải sống trong nơm-nớp sợ-hãi và trong bất ổn bất-an.
Mỗi ngày chúng tôi chỉ biết dâng lên THIÊN CHÚA mọi âu-lo sầu-khổ và khẩn nài sự trợ giúp của Nữ Trinh Rất Thánh MARIA và Thánh Cả GIUSE. Mỗi buổi tối toàn gia đình - sau khi lần hạt Mân Côi - đọc thêm kinh Kính Thánh Cả GIUSE. Chúng tôi đặc biệt kêu van Thánh Cả GIUSE cầu bầu cứu giúp.
Ngày 27-4-2001, hãng địa-ốc điện thoại bảo chúng tôi đi xem một căn nhà. Sau khi đọc kinh Thánh Cả GIUSE như thường lệ, tôi thầm thì thân thưa cùng Thánh Cả như sau: „Thưa Thánh Cả GIUSE, chỉ còn 3 ngày nữa đến lễ mừng Thánh Cả dưới tước hiệu ”Thánh GIUSE THỢ”. Nếu Thánh Cả không ban cho chúng con ơn chúng con đang xin, thì đợi đến khi nào Thánh Cả mới ban cho chúng con ơn này?“
Buổi chiều hôm ấy chúng tôi tới xem căn nhà. Vừa đi, tôi vừa thầm thì đọc liên tục Kinh Kính Mừng MARIA. Rồi tôi cầu nguyện cùng Chúa: „Lạy Chúa GIÊSU, ước gì thời gian lang-thang nơi hoang địa chấm dứt. Giờ đây xin Chúa cho chúng con vào được đất Chúa hứa ban cho chúng con. Xin Chúa xót thương chúng con!“
Vừa bước vào nhà, chúng tôi có cảm giác như căn nhà này dành cho chúng tôi từ lâu. Căn nhà đáp ứng mọi nguyện vọng chúng tôi hằng mơ ước và khẩn cầu. Hai ngày sau, chúng tôi ký giấy mua nhà với giá phải chăng, hợp với túi tiền khiêm tốn của chúng tôi. Hôm đó là ngày 1-5 ngày mừng kính Thánh Cả GIUSE Thợ. Thật là một ngày vui mừng khôn tả đối với chúng tôi. Toàn gia đình chúng tôi tri ân dâng lời cảm tạ Thánh Cả GIUSE đã âu yếm trao tặng chúng tôi món quà quá mức chờ mong.
Ngoài ra phải kể thêm một sự kiện khác thường gần như một phép lạ. Một người trong Nhóm Cầu Nguyện khi nghe chúng tôi gặp khó khăn trong việc tìm mua nhà đã trao tặng chúng tôi một món tiền khá lớn. Sau đó khi nói chuyện với chủ nhà chúng tôi hỏi thăm có thánh đường nào gần nơi cư ngụ không. Chúng tôi ngạc nhiên biết bao khi nghe chủ nhà cho biết, chỉ cách đó khoảng một trăm thước có ngôi thánh đường dâng kính Thánh Cả GIUSE THỢ.
Tôi cảm động không cầm được nước mắt. Tôi vui mừng ôm chầm lấy chồng tôi. Chàng cũng cảm động rưng nước mắt y như tôi. Chúng tôi nhận ra Bàn Tay THIÊN CHÚA Quan Phòng nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cả GIUSE.
Muôn vàn cảm tạ tình thương bao la nhân hậu của THIÊN CHÚA và của Thánh Cả GIUSE. (”Missio Mariae”, n.24, Primavera-2002, trang 9-10)
RADIO VATICAN - Chứng từ tri ân của cặp vợ chồng trẻ người Ý - Enza và Franco - đối với Thánh Cả GIUSE THỢ, mừng vào Ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.
„Cách đây hơn 5 năm, gia đình chúng tôi - gồm 2 vợ chồng và đứa con trai tên Sandro - trải qua một thời kỳ khó khăn. Nhưng chính trong gian nan thử thách mà Đức Tin được củng cố.
Cứ sự thường ”căn nhà” là mái ấm gia đình, là nơi cư ngụ vững vàng nhất và là địa điểm diễn ra mọi sinh hoạt thân thương trìu mến. Người ta thường nói: An cư rồi mới lạc nghiệp! Thế nhưng, khi căn nhà bạn đang ở bị chủ nhà liên tục dọa đuổi bạn ra khỏi nhà, thì lúc đó, căn nhà bỗng trở thành một bóng ma ám ảnh. Bằng mọi cách bạn phải tức tốc tìm mua một căn nhà khác.
Mua nhà là vấn đề nhiêu-khê khốn-khổ của không biết bao nhiêu gia đình sống ở các thành phố lớn. Làm sao có thể dung hòa nhiều yếu tố gần như không thể nào dung hòa được? Chẳng hạn: có được căn nhà vừa tiện nghi vừa rẻ tiền vừa ở gần trung tâm thành phố! Đó cũng là ước nguyện thâm sâu nhất của vợ chồng chúng tôi với một đứa con trai. Nhưng chúng tôi không khá giả, mà lại bị bó buộc phải mua nhà cấp bách.
May mắn thay chúng tôi luôn đặt trọn niềm tin vào THIÊN CHÚA. Chính Ngài hướng dẫn chúng tôi từng đường đi nước bước. Thêm vào đó chúng tôi gặp được một tu sĩ dòng Anh Em Phan-Sinh Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chính vị Tu Sĩ khuyến khích chúng tôi kêu cầu cùng Thánh Cả GIUSE, Vị Bảo Trợ quyền năng của các Gia Đình Công Giáo.
Thế nhưng, ngày qua ngày, chúng tôi vẫn chưa tìm ra căn nhà vừa ý và thích hợp với túi tiền khiêm tốn của chúng tôi. Trong khi đó chủ nhà liên tục hăm đe hù dọa chúng tôi. Thật đau lòng khi phải sống trong nơm-nớp sợ-hãi và trong bất ổn bất-an.
Mỗi ngày chúng tôi chỉ biết dâng lên THIÊN CHÚA mọi âu-lo sầu-khổ và khẩn nài sự trợ giúp của Nữ Trinh Rất Thánh MARIA và Thánh Cả GIUSE. Mỗi buổi tối toàn gia đình - sau khi lần hạt Mân Côi - đọc thêm kinh Kính Thánh Cả GIUSE. Chúng tôi đặc biệt kêu van Thánh Cả GIUSE cầu bầu cứu giúp.
Ngày 27-4-2001, hãng địa-ốc điện thoại bảo chúng tôi đi xem một căn nhà. Sau khi đọc kinh Thánh Cả GIUSE như thường lệ, tôi thầm thì thân thưa cùng Thánh Cả như sau: „Thưa Thánh Cả GIUSE, chỉ còn 3 ngày nữa đến lễ mừng Thánh Cả dưới tước hiệu ”Thánh GIUSE THỢ”. Nếu Thánh Cả không ban cho chúng con ơn chúng con đang xin, thì đợi đến khi nào Thánh Cả mới ban cho chúng con ơn này?“
Buổi chiều hôm ấy chúng tôi tới xem căn nhà. Vừa đi, tôi vừa thầm thì đọc liên tục Kinh Kính Mừng MARIA. Rồi tôi cầu nguyện cùng Chúa: „Lạy Chúa GIÊSU, ước gì thời gian lang-thang nơi hoang địa chấm dứt. Giờ đây xin Chúa cho chúng con vào được đất Chúa hứa ban cho chúng con. Xin Chúa xót thương chúng con!“
Vừa bước vào nhà, chúng tôi có cảm giác như căn nhà này dành cho chúng tôi từ lâu. Căn nhà đáp ứng mọi nguyện vọng chúng tôi hằng mơ ước và khẩn cầu. Hai ngày sau, chúng tôi ký giấy mua nhà với giá phải chăng, hợp với túi tiền khiêm tốn của chúng tôi. Hôm đó là ngày 1-5 ngày mừng kính Thánh Cả GIUSE Thợ. Thật là một ngày vui mừng khôn tả đối với chúng tôi. Toàn gia đình chúng tôi tri ân dâng lời cảm tạ Thánh Cả GIUSE đã âu yếm trao tặng chúng tôi món quà quá mức chờ mong.
Ngoài ra phải kể thêm một sự kiện khác thường gần như một phép lạ. Một người trong Nhóm Cầu Nguyện khi nghe chúng tôi gặp khó khăn trong việc tìm mua nhà đã trao tặng chúng tôi một món tiền khá lớn. Sau đó khi nói chuyện với chủ nhà chúng tôi hỏi thăm có thánh đường nào gần nơi cư ngụ không. Chúng tôi ngạc nhiên biết bao khi nghe chủ nhà cho biết, chỉ cách đó khoảng một trăm thước có ngôi thánh đường dâng kính Thánh Cả GIUSE THỢ.
Tôi cảm động không cầm được nước mắt. Tôi vui mừng ôm chầm lấy chồng tôi. Chàng cũng cảm động rưng nước mắt y như tôi. Chúng tôi nhận ra Bàn Tay THIÊN CHÚA Quan Phòng nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cả GIUSE.
Muôn vàn cảm tạ tình thương bao la nhân hậu của THIÊN CHÚA và của Thánh Cả GIUSE. (”Missio Mariae”, n.24, Primavera-2002, trang 9-10)
e- Thánh bảo trợ các gia đình
Thấy Thánh Giuse là ta liên
tưởng đến Chúa Con và Ðức Mẹ, cùng chung sống trong Thánh Gia, mà ông đã tận
tình yêu mến, trông cậy dẫn dắt suốt đời. Ông thực xứng đáng làm quan thầy bảo
hộ các gia đình: Ông thánh của gia đình
Giuse là ông Thánh của gia
đình. Ông làm chồng, làm cha, làm gia trưởng với bao trách nhiệm nặng nề, phiền
toái trên vai để thông cảm với những người đồng cảnh ngộ.
Gây dựng một gia đình hạnh
phúc là cả một nghệ thuật. Phải có một Bí Tích (Hôn Phối) để bảo đảm ơn phù trợ
bởi trời. Vậy mà tỉ lệ thành công xem ra cũng không cao lắm.
Vì sao nhiều nơi gia đình
xuống dốc, trôi dạt, đổ vỡ... Phải chăng vì người gia trưởng trốn trách nhiệm.
Một tờ báo Luân Đôn đã mở một cuộc phỏng vấn độc giả đàn ông và xin họ trả lời
câu hỏi: Trong gia đình bạn, ai làm chủ?-
Kết quả câu trả lời như sau: 60% cho rằng vợ tôi làm chủ, 30% nghĩ là mẹ vợ tôi
làm chủ, và chỉ có 10% nhận là tôi làm chủ.
Giuse là tảng đá, trên đó
Chúa đã xây dựng Nhà Ngài mà ác vuơng Hêrôđe cũng không phá được. Ðúng như lời
phúc âm theo một nghĩa tương xứng: "Người khôn ngoan xây nhà trên đá, mưa
có đổ xuống, nuớc có tràn vào, gió bão có thổi lên lùa vào nhà đó, nhà vẫn
không sập, vì được xây trên nền đá." (Mt 7, 24)
Ðọc Phúc âm ta thấy Giuse
khôn ngoan, dũng lược, đương đầu với mọi điều bất trắc, lại cần cù làm ăn nuôi
sống gia đình, và nhiệt tình thương vợ, mến con chẳng nề gian khổ. Ðành rằng
với vợ ấy, con ấy, ông cũng nhẹ đi phần nào về sự sống chung và giáo dục, nhưng
không phải có nhiều điều cần nín nhịn như khi bà có thai, lúc con lạc mất.
Gia đình Công giáo hiện nay
đương trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng. Bên trong thì tình tư dục, tính
ích kỷ đục khoét, bên ngoài thì thói phóng túng, sự tục hóa lung lay. Phải mời
cho được Thánh Giuse gia trưởng, xin ông tới như một kiện tướng để bảo vệ gia
đình chúng ta, bằng gương sáng và ơn phù trợ mạnh thế của Ngài.
Nhà ta phải xây trên chữ Tín:
tín đức đối với Chúa, tín nghĩa đối với nhau. Có như vậy, nhà mới vững được.
Nếu, theo câu ngạn ngữ Tây
phương, "Nghèo không phải là xấu", thì vị tất "Nghèo đã là
tốt". Phúc âm đề cao "tinh thần nghèo khó" là có ý đề cao sự
siêu thoát tiền tài. Thiên Chúa không muốn cho ta túng thiếu. Ngài
muốn ta hằng ngày dùng đủ. Ngài không muốn ta làm "tôi của
cải", nhưng Ngài cũng chẳng cấm ta làm "chủ" nó. Không ai
phong thánh cho một người nghèo, chỉ vì người ấy nghèo. Biết bao vương
giả, phú ông, ngồi trên vàng bạc, đã được phong thánh.
Vậy, khi nói đến cái nghèo trong
gia đình của Thánh Gisue, cần chú trọng đến sự siêu thoát của ông đối với tiền
bạc. Thực ra, không phải một mình ông nghèo. Xã hội Do thái thời đó là
một xã hội nghèo. Phúc âm còn để ló ra một vài chỉ dẫn. Hai đồng nhỏ, đáng
giá một xu, là tất cả của độ thân của bà góa. Mười đồng bạc đã là cả gia
tài của người phụ nữ mất tiền. Vải vóc khan hiếm đến nỗi lý hình bắt thăm
chia áo người tử tội. (Mc 12, 44; Lc 15, 8 ; Mt 27, 35).
Quả thực, Giuse cũng nghèo,
nghèo đến nỗi không kiếm được chỗ trong quán trọ, phải để Chúa Con sinh
ra trong máng cỏ chiên bò (Lc 2, 21). Trong lễ Dâng Con Ðền Thánh, ông cũng chỉ
dâng được đôi chim câu, thay vì một con chiên theo lệ của người giầu có (Lc 2,
24). Bỏ nhà ra đi muôn dặm trong một thời gian vô hạn định, mà ông chỉ thu xếp
trong khoảnh khắc là xong Hành trang hẳn phải sơ sài lắm. Nhà cửa
cũng chẳng đáng giá gì. Ra đi không bịn rịn, không tiếc xót. Ðáng
ca ngợi thay tinh thần siêu thoát của Giuse (Mt 2, 13- 23).
Thánh Giuse bảo trợ gia đình
mình như thế nào? Chẳng những Gisue vâng lệnh trực tiếp của Chúa do Thiên Thần
chuyển đạt, mà ông cũng tuân giữ mọi luật pháp Chúa truyền trong Ðạo cũ, như
cắt bì Hài Nhi, dâng con Ðền Thánh, đi lễ Gia Liêm. Sau hết, Giuse cũng sẵn
sàng vâng lệnh các nhà đương cục. Nghe tin hoàng đế Augustô ban lệnh kiểm
tra dân số, ông vội vã từ Nagiaret lên Bêlem để khai sổ bộ, cùng với Maria, bạn
ông đương thai ghén (Lc, 1- 5) Siêu thoát tư kiến, siêu thoát tiền tài, Giuse
là con người ôn thuận, Chúa dùng để làm nên việc lớn: bảo vệ gia đình và Ơn
Thánh! Thánh Giuse đã chu toàn vai trò “người quản lý các mầu nhiệm của Thiên
Chúa”.
Giai thoại vui: Thánh Cả
giúp bán nhà
Nguyệt san Catholic Digest số
tháng 3 năm 1991 có đăng một bài mang tựa đề "Saint Joseph, Realtor?" Bài báo đề cập tới một tập tục
của một số người Mỹ Công giáo. Mỗi khi có nhà cần bán và muốn bán thật mau lẹ,
họ thường làm những việc sau đây:
Trước hết, mua một tượng
thánh Giuse. Tiếp đến, đem pho tượng chôn ở vườn sau nhà, một nửa pho tượng vùi
xuống đất, còn nửa kia nhô lên khỏi mặt đất. Sau đó là cầu nguyện với thánh
Giuse, thường họ bắt đầu làm tuần 9 ngày kính thánh Giuse. Và sau hết là thu
dọn đồ đạc chuẩn bị ra khỏi nhà, vì họ tin rằng chỉ trong vòng nay mai là sẽ có
người đến mua nhà. Kết quả rất nhiều người đã bán được nhà như lòng sở nguyện.
f- Thánh bảo trợ ơn chết
lành
Người tín hữu không nên bi
thảm hóa sự chết, hãy coi đó là thường và sẵn sàng đón nhận. Nhưng cũng phải
coi giờ chết là quan trọng, vì là lúc định đoạt số phận đời đời.
Cần có một Quan Thầy mạnh thế
an ủi và bênh đỡ ta trong giờ quyết định ấy. Ai hơn Thánh Giuse được? Vì ông đã
qua đời một cách thực thánh thiện, êm đềm. Nhìn lại dĩ vãng, ông không có gì
phải lo sợ, mà có nhiều lý do để cậy trông. Một đời trong trắng, vô tội với
biết bao nhân đức vững vàng, một đời cần lao nhẫn nhục, đau khổ vì Chúa Cứu Thế
và Mẹ Ngài.
Còn hiện tại, ông nhắm mắt
trong tay Chúa Giêsu, con ông và Mẹ Maria, bạn ông. Hai Đấng nâng đỡ an ủi ông,
lại ban những ơn phước đặc biệt mà đền đáp công ơn, trong khi Chúa Thánh Thần
đổ vào tâm hồn ông sự an bình Thiên Quốc. Về tương lai, sau một thời gian chờ
đợi trong Cung tổ tông, nơi an nghỉ dành cho các thánh hiền Cựu Ước, ông vui
mừng được đón Chúa Giêsu sống lại, rồi theo Ngài vào thiên cung, mà lãnh quyền
cai quản mọi tài sản của Ngài (Lc 12, 37). Cảnh lâm chung của Thánh Giuse đẹp
như buổi hoàng hôn rực rỡ an bình. Đó là một kỳ quan của ân sủng, quý báu thay
trước tôn nhan Thiên Chúa! (Tc 116, 15).
Thánh Giuse có đủ điều kiện
để giúp ta được lìa trần êm ái như ông. Gương của ông khích lệ ta đừng sợ chết,
miễn là chết trong ơn nghĩa Chúa. Các ơn trợ giúp bởi trời dành cho ông trong
giờ sau hết, Giáo Hội cũng sẽ đem đến cho ta, nhất là Chúa Giêsu Thánh Thể làm
"Của Ăn Đàng". Chúa sẽ đến! Ngài đến để bênh đỡ ta trong trận giao
chiến cuối cùng. Ta sẽ được tế lễ mạng sống ta hợp cùng lễ tế cao cả của Ngài.
Đời sống tốt đẹp của Thánh
Giuse cũng là bài học dạy ta cách thế bảo đảm ơn chết lành. Mọi việc ở đời đều
phải chuẩn bị. Ta sẽ chết, nhưng làm sao cho được chết lành.
Một linh mục đạo đức năng
giảng đi giảng lại điều này, đến nỗi giáo hữu hầu như thuộc lòng: "Sống lành thì chết lành, sống dữ thì chớ
trông chết lành. Một trăm người sống lành thì một trăm người chết lành. Một
trăm người sống dữ thì khó trông được một người chết lành."
Ta phải luôn luôn sẵn sàng,
vì thần chết đến như kẻ trộm, mà chỉ viếng có một lần, nếu chẳng may chết dữ
thì hỏng hết, không còn cơ sửa lại. Thánh
Giuse đã dọn mình chết lành suốt đời bằng một cuộc sống thánh thiện, tận
tình phục vụ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Đối với ta, phương thế tối hảo là sùng kính
Thánh Cả Giuse, hằng ngày xin ông cầu nguyện cho ta được sinh thuận tử an, xin
ông lấy tình thương như áo choàng che phủ và chúc lành cho ta, khi nay và trong
giờ lâm tử.
TRUYỆN (6): Món
Quà Ðáng Quí
Một bà mẹ Tin lành có người
con trai Công giáo, anh luôn luôn muốn cho mẹ được vào Hội Thánh. Nhưng
mỗi lần nhắc tới thì bà đều viện lẽ ai nấy đều được tự do tôn giáo, và không
nên làm lộn xộn gia đình. Anh cũng không nản chí, quyết tâm đạt mục đích mới
thôi. Nhân kỷ niệm ngày sinh của mẹ, anh tới chúc mừng với cả nhà: "Thưa
mẹ, con xin biếu mẹ một món quà nhỏ mọn mà con cho là quý giá. Ðó là
tượng Thánh Cả Giuse, xin mẹ vui nhận như bằng chứng hiếu thảo của con." Anh
nói với một giọng đầy cảm xúc, làm bà không cầm lòng được: -Ừ, má sẽ trưng bày
tượng này trong phòng má.
Từ đó mỗi lần nhìn lên Thánh
tượng, bà thấy xúc động tâm hồn. Và mặc dầu đạo Tin lành không chấp nhận
việc kính tôn các Thánh, bà như bị một hấp lực nào thúc đẩy, hằng ngày hằng cầu
nguyện cùng Thánh Giuse. Sau một thời gian, bà ngã bệnh nặng, gọi con mà bảo: -Má
đưa tin mừng cho con là má đã quyết định gia nhập Hội Thánh Công Giáo. Ðó
là nhờ ơn dẫn dắt của Thánh Giuse. Má muốn được chết trong đức tin chân
chính. Rồi bà tuyên bố từ bỏ các lầm lạc, nhận lãnh các bí tích và qua đời tốt
lành như một linh hồn ưu tuyển.
Windheim, 19. Juni 2012
Dr.
Francis HO
(Trong bài này tác giả có xử
dụng nhiều tài liệu khác nhau tìm được trên Internet)
...........................
PHỤ LỤC: BÀI HỌC CỦA THÁNH GIA
Nhắc lại đoạn Phúc Âm thánh LUCA thuật lại cuộc thất lạc trẻ Giêsu trong Ðền Thờ chúng ta không thấy Thánh Kinh ghi lại một động tĩnh, ngay một lời nói dù ngắn gọn nào của Giuse. Ðây là một điểm tâm lý hết sức cần thiết của phụ huynh, đặc biệt, của các người cha trong vai trò giáo dục. Phần đông, nhất là con trai, ít muốn nghe cha mẹ nói nhiều; ngược lại, muốn nhìn thấy cha mẹ, đặc biệt, cha mình làm nhiều. Thánh Giuse đã áp dụng tâm lý này một cách hết sức hiệu quả.
1. Giá trị lời nói:
Phần đông phụ huynh mỗi khi nói với con đều nói nhiều và nói giai. Lặp đi, lặp lại một vấn đề với quan niệm cho rằng nói nhiều thì sẽ thấm, sẽ lọt vào lỗ tai. Nhưng đây là phản ảnh tâm lý tiêu cực, vì hình ảnh nói nhiều của người mẹ hay người cha sẽ chỉ đưa đến một người con ưa nói nhiều và thích nói sau này.
Qua cách thức nói năng với con mình, Giuse và Maria đã để lại cho phụ huynh một bài học tâm lý rất quí báu, đó là cả hai đều nói ít và làm nhiều. Và kết quả là chúng ta thấy Giêsu sau này cũng phản ảnh tâm lý ấy. Sống ẩn dật 30 năm trong nhà
Thánh Giuse tuy không học về tâm lý, nhưng ngài hiểu được ứng dụng của tâm lý về giá trị của lời nói. Giá trị lời nói của người cha mạnh bằng 5 lần giá trị lời nói của người mẹ. Có lẽ chính vì thế mà ngài thường yên lặng, chỉ nói khi cần phải nói. Trong trường hợp không nói, chắc chắn là ngài đứng sau để hỗ trợ và khuyến khích vợ mình.
2. Cách nói:
Thánh Kinh đã ghi nhận rất ít những câu nói của Giuse và Maria đã nói với con. Nhưng mỗi khi ghi lại, chúng ta đều thấy Maria biểu lộ cách nói của mình qua hình ảnh một người mẹ nhẹ nhàng, từ tốn, và hiểu biết. Biến cố lạc con là một thí dụ: Trước những khó khăn, cực nhọc của hai ông bà suốt mấy ngày đường đau khổ tìm con, khi gặp mặt, Mẹ chỉ nói có một câu: “Này con. Sao con làm chuyện này cho cha mẹ. Này cha con và mẹ đau khổ tìm con” (Lc 2:48),
Như vừa trình bày, cả Maria và Giuse đều tỏ ra rất bình tĩnh và biết tự
kìm hãm. Vẫn biết việc làm của trẻ Giêsu lúc đó là không đúng với mình, và làm
bực mình, nhưng cả hai đều đã làm được công việc giáo dục hết sức cần thiết:
kìm hãm được những bức xúc và khó chịu của mình. Trong đời sống giáo dục, rất
nhiều lần phụ huynh chúng ta phạm phải lỗi lầm to lớn này là nhân danh giáo
dục, nhân danh tình yêu để la mắng, chửi bởi, hoặc đánh đập con cháu cho thỏa
cái nóng nẩy, và cái tôi ích kỷ của mình. Về điểm này Thánh Kinh đã nhắc nhở
chúng ta: “Ðừng sửa phạt khi nóng giận”.
Là cha mẹ, chúng ta nhiều khi đã hành động vì nóng giận, vì bực tức hơn vì giáo dục, do đó, thái độ bình tĩnh của Maria và Giuse là một bài học cho chúng ta. Trong chiều hướng giáo dục, “Chúng ta phải giáo dục một đứa trẻ 20 năm trước khi nó chào đời”. Nói một cách khác, mình phải giáo dục chính mình, phải nên gương cho con cái. Ngược lại từ 18 tuổi trở lên chúng ta chỉ lo học lấy bằng lái xe, chứ có bao giờ học làm cha mẹ đâu. May ra thì dự được một khóa “Dự bị Hôn Nhân” ngắn ngủi của giáo xứ!
3. Cách hỏi:
Khi con cái khó bảo, hư hỏng, hoặc làm phiền lòng cha mẹ, đa số phụ huynh thường càm ràm, la hét, hoặc chửi bới. Nhưng tất cả những việc này đều đem lại phản ứng tiêu cực đối với tâm lý tuổi trẻ. Khi nói với con: “Này con. Sao con làm chuyện này cho cha mẹ. Này cha con và mẹ đau khổ tìm con” (Lc 2:48), Mẹ Maria chỉ muốn biết sự thật như thế nào chung quanh biến cố này, mà không hề kết án trẻ Giêsu, mặc dù hành động ấy gây đau khổ cho gia đình.
Việc làm của Maria hoàn toàn phù hợp tâm lý, khác với lối phản ứng võ
đoán, chủ quan của phần đông phụ huynh chúng ta, đặc biệt, khi con cái có lỗi.
Trở lại cách thức nói chuyện với con cái của chúng ta, nhiều khi chưa hiểu,
chưa biết con mình như thế nào, nhưng hễ có chuyện liên quan đến mình là lập
tức “quyết đoán”. Tâm lý này làm cho các trẻ em rất bực tức. Ða số các em phàn
nàn và cho rằng ba má võ đoán, hoặc “suy
bụng ta ra bụng người”, và kết quả là rất nhiều lần la mắng con cái, chúng
ta chỉ la cho thỏa cái tính nóng nảy, thỏa cái tôi của mình mà không hề có một
tác dụng giáo dục nào.
Tuy nhiên, khi hỏi con, chúng ta phải hỏi như Maria đã hỏi, tâm lý gọi là những câu hỏi “mở ngõ”, những câu hỏi “muốn nghe sự thật”, chứ không phải những “câu hỏi chết” mà người được hỏi dù trả lời có hay không cũng đều đáng trách cả.
4. Lắng nghe:
“Ông bà tìm tôi làm gì. Ông bà không biết rằng tôi phải ở lại trong nhà Cha Tôi sao” Lc 2:49). Ðấy là lối nói của những em bước vào tuổi dậy thì. Những câu nói mà không chỉ chúng ta, mà ngay cả đến Giuse và Maria cũng “khó hiểu”. Thánh ký đã ghi lại điều này: “Nhưng ông bà không hiểu gì”. Vì không hiểu gì, nên Maria đã ghi nhận và suy nghĩ trong lòng. Hành động này chính là một cử chỉ lắng nghe.
Mẹ suy nghĩ gì? Không phải suy nghĩ như chúng ta suy nghĩ để la mắng,
nhưng là một sự bình tĩnh tìm hiểu và lắng nghe. Ðối với Maria, thì trường hợp
này là tìm hiểu Thánh ý Thiên Chúa,
và cũng tìm hiểu xem tại sao con mình lại hành động như vậy.
Chúng ta thường thấy hiện tượng con cái xỏ tai, xỏ mũi, xỏ lưỡi,
tatoo... Hoặc tóc tai bù xù, áo quần chim cò, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi,
những việc làm ấy mang ý nghĩa gì không? Câu trả lời là tuổi trẻ muốn chứng tỏ
với chúng ta rằng, chúng đã lớn, và chúng
muốn ta lắng nghe. Mà bởi vì không được lắng nghe, nên chúng đã dùng thêm
những ngôn ngữ bề ngoài như thế.
5. Ðồng nhất trong giáo dục:
Maria đã được Giuse hợp ý và đồng nhất trong việc dậy dỗ trẻ Giêsu. Sự
yên lặng của Giuse cho chúng ta một khái niệm về giáo dục, đó là cả hai cha mẹ
đều phải có cùng một quan tâm và một ý hướng. Tuổi trẻ tuy không biết nhiều,
nhưng chắc chắn chúng biết giữa cha và mẹ ai chiều mình hơn, và vì thế trở ngại
giáo dục nằm ở chỗ “ông nói gà, bà nói vịt”. Ở đây chúng ta thấy Giuse yên
lặng, và sự yên lặng này có nghĩa là “Mẹ
con nói đúng”.
Trở lại biến cố lạc mất Giêsu. Ai có lỗi trong việc lạc mất con? Thiết tưởng cả hai. Giuse và Maria đều có lỗi trong việc này, nhưng đây chỉ là những lỗi vô tình vì cả hai đều nghĩ rằng con đi với mẹ hoặc đi với cha. Trong đời sống gia đình, và trong việc giáo dục con cái cả hai đều có trách nhiệm đồng đều, và phải có bổn phận đối với nhau và đối với con cái. Người con nếu hư hỏng, thất bại thì sự hư hỏng hay thất bại ấy không chỉ là do cha, hoặc ngược lại, do mẹ. Và cũng như Maria, Giuse, cả hai phải hối hả trở lại Giêrusalem tìm con, có nghĩa là cả hai phải cộng tác để giáo dục, sửa sai con cái một khi có lỗi, tuyệt nhiên, không đổ lỗi cho nhau và bỏ bê trách nhiệm giáo dục.
Kết luận: HÃY HỌC NƠI THÁNH GIA
Tóm lại, gương Thánh Gia đã để lại cho chúng ta là một tấm gương giáo dục hết sức giá trị không chỉ ở khía cạnh tâm linh, mà còn ngay trong khía cạnh tâm lý và tình cảm sống nữa. Kết quả của những việc làm trên là đã tạo nên một Giêsu biết vâng lời, trưởng thành trong sự khôn ngoan và nhân đức như Thánh Ký ghi nhận: “Ngài trở về Nazareth vâng phục ông bà. Chúa Giêsu lớn lên trong khôn ngoan và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và con người. (Lc 2:51-52) .
Ðó là những điều lý tưởng mà mọi phụ huynh chúng ta đều mong mỏi. Nhưng nếu nhìn vào gương của Thánh Gia, thì điều đó không phải là nhưng không mà có, mà hiển nhiên phải có sự cộng tác và chịu khó của mọi người: Giuse, Maria, và cả Giêsu. Muốn hấp thục được gương giáo dục lành mạnh của Thánh Gia chúng ta phải biết cầu nguyện.
Sức mạnh của Cầu Nguyện
Cha Mẹ có thể cho con cái tất
cả mọi thứ chúng cần tới, nhưng nhỡ khi thất bại thì họ sẽ cần tới một món ăn
tinh thần, vâng „của ăn thiêng liêng“:
đó chính là sự cầu nguyện. Muốn biết hiệu lực của sự cầu nguyện mạnh mẽ như thế
nào, thiết tưởng chúng ta hãy học hỏi nơi câu chuyện sau đây:
Có một đệ tử muốn sống
trọn lành nhưng không biết phải cầu nguyện như thế nào (như các môn đệ cũng đã
từng hỏi chúa Giêsu) bèn đến hỏi ý kiến một thánh nhân ẩn tu nọ. Thánh nhân bảo
anh ta đi lấy một cái rổ đan bằng tre và xuống suối múc nước đem về cho Thầy. Chàng
vâng lời lấy rổ đi kín nước, nhưng chỉ thấy cái rổ ướt đẫm mà nước thì dọc
đường chảy qua các lỗ đan không kín hết cả rồi. Đi được vài lần chàng thấy mình
hình như bị thầy coi là kẻ ngu dại nên mới hỏi tại sao lại lấy rổ đi múc nước.
Lúc ấy thánh nhân mời mỉm cười trả lời: „Con hãy nhìn kỹ cái rổ này đi, nó
không giữ được nước, nhưng nhờ con múc đi múc lại mấy lần mà nó đã trở nên sạch
hơn, hết dơ rồi đó. Vậy khi con cầu nguyện liên lỉ thì tâm hồn con cũng sẽ được
sạch sẽ hơn, trong sáng và tinh anh hơn như thế.“ Quả vậy lời kinh nguyện có
thể thấm qua linh hồn ta, nhập vào tận tim ta, đuổi xa đi tất cả nhưng mối lo
sợ, thất vọng, ưu phiền, bất bình, hồ nghi, giận dữ… và đó ta lại được thêm sức
tiếp tục sống với con cái và gia đình.