...............................
1- Lịch Sử
kinh Kính Mừng
Chúng ta cùng cầu nguyện: "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa
Trời ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi người nữ. Và Giêsu Con lòng bà gồm phúc
lạ. Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi này và
trong giờ lâm tử. Amen"
Đôi khi người Công giáo bị
bắt gặp như đang phòng thủ, gần như bối rối, về vấn đề Đức Maria. Khi được
những người bạn Tin lành hỏi tại sao người Công giáo lại thờ phượng Đức Maria,
chúng ta có thể trả lời cách mau lẹ, "Chúng tôi không thờ phượng ngài; chúng tôi tôn kính ngài." Khi được hỏi tại
sao chúng ta lại cầu xin với Đức Maria, chúng ta có thể trả lời, "Chúng
tôi không cầu xin ngài mà chúng tôi xin ngài cầu bầu cho chúng tôi."
Trước khi có hình thức cố
định như hiện nay, Lời Kinh Kính Mừng đã mặc lấy những hình thức hơi khác nhau
mặc dù ý nghĩa căn bản vẫn còn nguyên vẹn. Chẳng hạn như vào giữa thế kỷ thứ
XIV, các tu sĩ dòng Các Tôi Tớ của Ðức Maria, tại Firenze bên nước Italia, đã
phổ biến lời kinh Kính Mừng như sau:
"Kính mừng Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, rất dịu hiền
và rất trinh trong vô nhiễm nguyên tội. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và
Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa Trời, Mẹ ân sủng và Mẹ
nhân từ, xin cầu cho chúng con, bây giờ và trong giờ lâm tử. Amen."
Cũng trong thế kỷ XIV, thánh
Bernadinô thành Siêna, đã thêm vào sau những lời „Cầu cho chúng con“, một đặc
tính nữa là "những kẻ có tội".
Vào năm 1568, Ðức Giáo Hoàng
Piô V, đã tổng hợp tất cả các truyền thống lại, và mặc cho phần thứ hai của
kinh Kính Mừng hình thức cố định như hiện nay:
"Thánh Maria, Ðức Mẹ Chúa trời, cầu cho chúng
con, là kẻ có tội, khi nầy và trong giờ lâm tử. Amen."
Ðọc lại toàn bộ lời kinh Kính
Mừng, chúng ta có thể chú ý đến hai đặc điểm được đề cao nơi Mẹ Maria, đó là Mẹ đầy ơn sủng và Mẹ nhân từ. Mẹ được
tràn đầy ân sủng của Thiên Chúa và Mẹ luôn là người Mẹ nhân từ đối với loài
người chúng ta, những kẻ tội lỗi cần nhờ đến lòng nhân từ hay tha thứ của Thiên
Chúa. Chính vì thế mà chúng ta không ngần ngại chạy đến Mẹ, xin Mẹ cầu nguyện
cho trong giây phút hiện tại và trong giờ lâm tử được ơn cứu rỗi của Thiên
Chúa.
Ðến đây chúng ta có thể thắc
mắc tự hỏi: việc con người chạy đến nhờ một người khác cầu nguyện cho mình, việc
làm đó có phù hợp với tinh thần Thánh Kinh hay không? Mẹ Maria là Mẹ Thiên
Chúa, là Ðấng tràn đầy ơn phúc, nhưng Mẹ vẫn là một con người. Việc xin Mẹ
Maria cầu nguyện cùng Chúa cho chúng ta có gì nghịch lại Kinh Thánh hay không?
Thắc mắc nầy có liên quan đến sự trung gian của Mẹ Maria giữa Thiên Chúa và con
người, mà thông điệp của Ðức Gioan Phaolô II về Ðức Maria, Mẹ Ðấng Cứu Chuộc, đã gọi là "sự trung gian hiền mẫu", của một người Mẹ. Và sự trung gian đó
không thay thế cho sự trung gian duy nhất của Chúa Giêsu Kitô (trong các lời
nguyện, ta đọc: „nhờ Đức Kitô…“),
nhưng chỉ tham dự vào đó mà thôi.
Nơi Phúc âm theo thánh Gioan,
trong biến cố tiệc cưới Cana, chúng ta thấy Mẹ Maria đứng ra cầu khẩn Chúa
Giêsu, Con Mẹ, xin Ngài làm phép lạ giúp cho gia đình đang tổ chức tiệc cưới mà
hết rượu. Nơi sách TĐCV, chương 1, câu 14, chúng ta thấy Mẹ Maria hiện diện
giữa các tông đồ vào ngày Ngũ Tuần (Lễ Hiện Xuống), để cầu nguyện cùng với các
Ngài và cho các Ngài, vào giây phút quan trọng khai sinh Giáo Hội của Chúa
Kitô.
Ðọc lên kinh Kính Mừng với
hết lòng đạo đức sốt sắng, chúng ta vừa dâng lời chào kính mẹ Maria, vừa đồng
thời xin Mẹ đến hiện diện giữa chúng ta, cầu nguyện với chúng ta và cho chúng
ta. Mỗi khi đọc kinh Kính Mừng Maria là ta nhắc lại lời chào thánh thiện gồm 3
nguồn gốc sau:
1- Lời Thiên thần Gabriel khi
Truyền Tin cho Ðức Mẹ: "Kính Mừng
Maria đầy ơn phúc (ngày nay các nhà chuyên môn dịch là: Mừng vui lên, Đấng
đầy ơn phúc) Đức Chúa Trời ở cùng Bà.
2-Lời bà Isave khen ngợi, khi Ðức Mẹ thăm viếng bà: "Em được chúc phúc hơn mọi người nữ và
Giêsu Con lòng Em được chúc phúc".
3- Lời Hội thánh dạy kêu cầu:
"Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu
cho chúng con là kẻ có tội khi nay (bây giờ) và trong giờ lâm tử (giờ chết),
Amen.
Vậy ta nên đọc đi đọc lại
những lời Kinh Kính Mừng đó, những lời nguyện khiêm tốn, đơn sơ, với lòng yêu
mến và tin cậy. Chuỗi Mân Côi thêm sức cho ta bất cứ lúc vui cũng như buồn. Cần
phải chăm chú khi tay lần chuỗi, miệng đọc, trí lòng để ý tới lời kinh. Một
ngày kia, Đức Mẹ nói với chân phước Eulalie: "Mẹ thích một chuỗi chú tâm và lần thong thả hơn là ba chuỗi đọc
vội vã chia lòng chia trí".
TRUYỆN (1): Đọc
kinh Kính mừng cầu cho tội nhân
Trong giáo xứ kia, có một
người đã cố tình bỏ đạo, thường xúc phạm đến Chúa, bài bác sự đạo. Cha sở cũng
như bà con giáo dân đã kiên trì khuyên bảo mà vẫn không có kết quả, lại
còn bị ông ta chửi mắng đuổi ra khỏi nhà nữa. Ông sống khô khan nguội lạnh như
thế suốt mấy mươi năm, ai cũng ngã lòng... Nhưng rồi một hôm trong cơn
bệnh nặng, ông tỏ dấu cho người mời Cha xứ đến để dược chịu các phép bí tích
hầu được chết lành trong tay Chúa. Sau khi ông nhắm mắt, cha xứ rao cho cả nhà
thờ được biết để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho ông.
Mấy hôm sau, một bà cụ già
chống gậy vào thăm cha xứ.
Bà nói: - Thưa cha, việc trở
lại của người vừa qua đời chẳng làm con ngạc nhiên chút nào cả. Con vẫn tin Đức
Mẹ sẽ cứu ông ấy mà.
- Sao bà biết như thế?
- Chẳng giấu gì cha, từ đầu
con cũng năng lui tới khuyên bảo ông ấy! Nhưng kể từ khi ông quát tháo đuổi ra
khỏi nhà, con lại càng sốt sắng cầu nguyện hơn nữa. Hàng ngày, buổi sáng, trước
khi đi làm và buổi chiều khi trở về nhà, hễ đi qua trước cổng nhà ông, miệng
con liền cất cao lời kinh Kính Mừng để gởi gấm ông ta cho Đức Mẹ. Trong suốt
mấy mươi năm qua, con vẫn kiên trì làm như thế với một niềm tin sắt son vào Mẹ.
Con tin chắc Mẹ nhân từ chẳng bao giờ bỏ ông, và thực sự Mẹ đã chẳng bỏ ông.
Hôm nay con càng xác tín vào lời cầu nguyện hơn nữa và muốn cùng cha tạ ơn Đức
Mẹ.
2- Chân
Phước GH Gioan Phaolô II với kinh Kính Mừng
Khi được hỏi là tại sao những
người Công giáo lại cầu nguyện bằng lời kinh Kính Mừng, ta có thể giải thích
rằng đó là lời kinh mà trong đó chúng ta nài xin mẹ của Đức Giêsu cầu bầu cho
chúng ta. Vì Đức Maria rất gần gũi với Con của người trên trời, người là đấng
chuyển cầu ý tưởng những lời cầu xin đưa chúng ta đến gần với Đức Giêsu hơn. Và
chúng ta van xin sự chuyển cầu của Đức Maria y như chúng ta cầu xin cho nhau ở
trần gian này, vì thế điều ấy sẽ được chấp thuận đối với một kitô hữu cầu
nguyện với lời kinh Kính Mừng, cầu xin với Mẹ MARIA "cầu cho chúng con là
những kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử." Hãy nghĩ tới việc chúng ta
„cậy xin“ người này người nọ „nói giúp một tiếng, một câu“ với ai đó cho mau và
chắc „được như ý…“.
Trong khi tất cả điều này là
đúng, nhưng đấy lại không phải là lối tiếp cận mà Chân Phước ĐGH Gioan-Phaolô
II đã theo khi ngài giải thích kinh Kính Mừng trong Tông thư Rosarium Virginis
Mariae (RVM). Đối với Đức Gioan-Phaolô II, lời kinh Kính Mừng không chỉ là một
lời kinh chuyển cầu cho phép các kitô hữu đọc thuộc lòng; nhưng nó đích thực là
lời cầu nguyện lấy Đức Giêsu làm trung
tâm, lời cầu xin dành cho Đức Giêsu -
lời ngợi khen cao cả. Nếu chúng ta yêu mến Đức Giêsu thực sự, thì chúng ta - như
là những kitô hữu - cần cầu xin bằng lời kinh này!
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét
những suy tư của Đức Gioan-Phaolô II về lời kinh Kính Mừng và làm thế nào mà
lời kinh ấy có thể biến đổi cách thức chúng ta cầu nguyện nhờ lời kinh này và
đưa chúng ta đến với mối thâm tình sâu xa hơn với Đức Giêsu mỗi khi chúng ta
đọc lời kinh ấy lên.
Trước tiên, Đức Gioan-Phaolô
II giải thích rằng mặc dù kinh Kính Mừng được bày tỏ với Đức Maria nhưng
"chính với Đức Giêsu mà tác động tình yêu được nhắm đến một cách tối
hậu" (RVM, số 26). Khi giải thích chi tiết lời kinh này, ĐGH chia kinh Kính Mừng làm hai nửa (kính
mừng Maria và thánh Maria)
a- Đặt mình vào trường hợp
sứ thần Gabrien
Trong lời khẳng định rất đáng
chú ý, Đức Gioan-Phaolô II ghi nhận làm thế nào mà những lời của nửa đầu kinh
Kính Mừng diễn tả "điều kỳ diệu của trời và đất" bao trùm mầu nhiệm
của Đức Kitô trong cung lòng (dạ) của Đức Trinh Nữ Maria (RVM, số 33).
Chúng ta hãy suy xét ngài
muốn nói gì về cụm từ "điều kỳ diệu
của trời và đất " trong lời
kinh Kính Mừng. Dòng đầu tiên -"Kính chào Đức Maria, đầy ân sủng, Đức Chúa
ở cùng bà"- là những lời của sứ thần Gabrien chào Đức Maria trong hoạt
cảnh Truyền Tin (Lc 1,28). Để cảm nhận đầy đủ hơn ý nghĩa của lời khai mở này
trong kinh Kính Mừng, hãy tưởng tượng ý nghĩa nguyên thuỷ của những lời này của
Tổng thiên thần Gabrien.
Gabrien là thiên thần, đấng
hiện hữu từ rất lâu trước khi Đức Maria hiện hữu. Sứ thần Gabrien đã có mặt lâu
hơn dân tộc Israen hoặc toàn thể gia đình nhân loại nhiều. Thực ra, sứ thần
Gabrien đã có mặt trực tiếp khi Thiên
Chúa tạo dựng thế giới. Ngay từ đầu của sự hiện hữu của ngài, sứ thần
Gabrien đang thờ phượng, tôn thờ, và yêu mến Thiên Chúa, Đấng tạo thành vô biên
tối cao là Thiên Chúa Ba Ngôi.
Và giờ đây, vị sứ thần cao cả
này được sai đến một hành tinh nhỏ bé trong vũ trụ được gọi là trái đất… tới một ngôi làng nhỏ bé, vô
danh tên là Nadarét… đến một tạo thành hết sức nhỏ bé, một thiếu nữ tên là
Maria (14-16 tuổi) - để loan báo cho bà rằng Thiên Chúa toàn năng, toàn thánh,
Đấng đang được phụng thờ ngay từ khởi nguyên của cuộc hiện hữu của ngài sắp trở
thành hài nhi bé nhỏ trong lòng dạ bà. Nỗi kinh hoàng trên mầu nhiệm thẳm sâu
vị Thiên Chúa vĩnh hằng đang trở thành phôi
thai nhỏ bé trong lòng dạ Đức Maria, sứ thần Gabrien chào Đức Maria,
"Kính chào, Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà" (Lc 1,28). Quả
thực, Đức Chúa không ở với người nào như Người sắp ở cùng Đức Maria. Trong sự
diệu kỳ mừng vui, sứ thần Gabrien nhận ra điều này, và những lời của ngài ngợi
khen Thiên Chúa vì đang trở thành con người trong mẹ.
b- Nối kết giữa trời và
đất
Y như vậy, bà Elisabét chào
Đức Maria bằng sự tôn kính cao cả. Trình thuật Kinh Thánh về cuộc Viếng Thăm kể
cho chúng ta biết rằng bà Elisabét được "tràn đầy Thánh Thần" (Lc
1,41), điều ấy cho thấy rằng bà đã được ban cho sự thấu hiểu ý nghĩa và vai trò
của ngôn sứ Gabrien. Trước khi Đức Maria có một cơ hội nói về việc mang thai
của mình, thì bà Elisabét biết rồi.
Và bà biết Đức Maria có thai không phải với một hài nhi thông thường nào mà là
chính Chúa. Sự diệu kỳ bao phủ mầu nhiệm này là Thiên Chúa đang trở thành người
trong Đức Maria, bà Elisabét tuyên bố, "em là người có phúc giữa các phụ
nữ, và phúc lành em đang cưu mang là hoa trái trong lòng dạ em!" Như sứ
thần Gabrien, bà Elisabét cũng hân hoan dâng lời ngợi khen Thiên Chúa trước mầu
nhiệm Nhập Thể đang thành hình và tỏ hiện.
Bạn có nhận ra rằng mỗi lần
bạn đọc kinh Kính Mừng, là bạn đang lập lại những lời nổi tiếng này của sứ thần
Gabrien và bà Elisabét không? Và đang khi làm như thế, bạn đi vào niềm vui xuất
thần của "trời và đất" đang bao trùm mầu nhiệm của Đức Kitô: trời, được thể hiện nơi sứ thần Gabrien,
và đất được thể hiện nơi bà Elisabét.
Cả hai đi với nhau để ngợi khen Thiên Chúa trở nên người phàm trong Đức Giêsu
Kitô, hài nhi đã được thụ thai trong lòng Đức Maria. Và chúng ta dự phần vào lơi
ngợi khen Thiên Chúa mỗi lần chúng ta đọc kinh Kính Mừng. Thật vậy, kinh Kính
Mừng đích thực là lời kinh hướng về Chúa Kitô!
c- Điều kỳ diệu của chính
Thiên Chúa
Hơn nữa, vì những lời này của
sứ thần Gabrien và bà Elisabét là Lời Chúa được linh hứng trong Kinh Thánh, nên
những lời ấy cũng thể hiện sự đáp trả của Thiên Chúa đối với mầu nhiệm của Đức
Kitô. Vì thế, bất cứ khi nào chúng ta nhắc lại những lời này trong kính Kính
Mừng, là chúng ta dự phần vào niềm vui của Thiên Chúa trên mầu nhiệm Nhập Thể.
Như Đức Gioan-Phaolô II giải thích, "Những lời này. . . có thể được nói để
ban cho chúng ta có thoáng thấy sự kinh ngạc của chính Thiên Chúa khi Người
chiêm ngắm "kiệt tác" của Người - Người Con nhập thể trong cung lòng
Đức Trinh Nữ Maria… Việc lặp đi lập lại lời kinh Kính Mừng… cho chúng ta chia
sẻ sự kinh ngạc và vui thích của
chính Thiên Chúa: Trong sự kinh ngạc đầy vui mừng, chúng ta biết ơn phép lạ vĩ
đại nhất của lịch sử" (RVM, số 33).
d- Ngôn ngữ của Tình Yêu
Nửa sau của kinh Kính Mừng
cũng tập trung vào Đức Giêsu. Ở đây, chúng ta phó thác cuộc đời của chúng ta
cho sự chuyển cầu của Đức Maria, nài xin mẹ "cầu
cho chúng con là những kẻ có tội, bây giờ và trong giờ lâm tử."
Là người môn đệ kiểu mẫu của
Đức Kitô, đấng đã nói lời „xin vâng“
ý định của Thiên Chúa xuyên suốt cuộc đời của Người - kể từ lúc sứ thần Gabrien
hiện ra lần đầu lúc Truyền Tin cho đến mọi nẻo đường dẫn đến Thập giá - Đức
Maria là người lý tưởng can thiệp cho chúng ta qua nhiều thử thách và những nỗ
lực mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc sống. Chúng ta nài xin người cầu cho
chúng ta, hầu chúng ta có thể bước theo Thiên Chúa cách trung tín như người đã
thực hiện. Như trong Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy: "Người khẩn cầu cho
chúng ta như người khẩn cầu cho người:“'xin
cứ làm cho tôi theo lời của Ngài.“- Bằng chính việc tín thác vào lời khẩn cầu của
người, cùng với người chúng ta buông mình theo ý Thiên Chúa: „Ý của Người sẽ
được thực hiện (fiat)“ (số 2677).
Cuối cùng, chúng ta chỉ nhận
ra kinh Kính Mừng mang tính qui-Kitô
(hướng về Chúa Kitô) như thế nào khi chúng ta thừa kế những gì mà Đức
Gioan-Phaolô II gọi là "cái bản
lề" của lời kinh này là danh thánh Giêsu. Không chỉ là danh của Đức
Giêsu là bản lề kết nối hai nửa lại với nhau, nhưng danh ấy đích thực là
"trọng tâm" của toàn bộ kinh Kính Mừng.
Điều này sẽ khích lệ chúng ta
xem xét chúng ta cầu nguyện kinh Kính Mừng như thế nào: Phải chăng danh đích
thực của Đức Giêsu là "trọng tâm" của lời kinh của chúng ta? Phải
chăng chúng ta đối xử với danh Đức Giêsu với sự cẩn trọng đặc biệt và tuyên
xưng danh Người với lòng yêu mến khi chúng ta đọc kinh Kính Mừng?
Đức Gioan-Phaolô II lưu ý
danh Giêsu cần phải được nhấn mạnh như thế nào trong lời kinh này. Tuy nhiên,
nếu chúng ta đọc kinh Kính Mừng quá nhanh,
chúng ta không thể bày tỏ lòng kính trọng cách xứng hợp và sự chú tâm yêu
thương đối với danh Giêsu mà lẽ ra chúng ta cần phải có. "Đôi khi, trong
khi đọc vội vã, trọng tâm này có thể bị bỏ qua" (RVM, số 33). Chúng ta nên
đối xử với danh thánh Giêsu trong kinh Kính Mừng như thể lằn đường giảm tốc độ - nghĩa là khi đến đó chúng ta cần đọc cách
chậm rãi và dành cho lời kinh ấy một sự chú tâm đặc biệt khi đọc.
Chúng ta có thể áp dụng ở đây
những gì học được từ ngôn ngữ tình yêu. Y như người yêu gọi tên người yêu của
mình cách nhẹ nhàng chậm rãi, thì chúng ta nên gọi tên Giêsu trong lời kinh này
như thế. Thực vậy, với từng kinh Kính Mừng, chúng ta nên lặp lại cách âu yếm
tên chàng rể của chúng ta - "phúc
thay hoa trái của lòng bà là… Giêsu" - ngõ hầu danh thánh Giêsu được thốt lên bằng một
tình yêu trìu mến, trở thành nhịp đập đích thực của trái tim trong từng lời
kinh Kính Mừng mỗi khi chúng ta cầu nguyện.
TRUYỆN (2): Mỗi
ngày đọc một kinh kính mừng
Câu chuyện trích từ Tập Sách ”Gương Lành và Phép Lạ của Đức Nữ Trinh
MARIA Mẹ THIÊN CHÚA” xuất bản tại Roma trong các thập niên 1672-1700. Tác
giả là Cha Carlo Bovio (1614-1705), Linh Mục Dòng Tên và là văn-thi-sĩ người Ý.
Nơi thành phố Dormans ở vùng Champagne thuộc miền Trung nước Pháp có một ông, mặc dầu đã lập gia đình, vẫn lang thang dan díu với một bà khác. Người vợ vô cùng ghen tức. Bà không thể nào chịu đựng cảnh sống ngang trái ngoại tình như thế, nên không ngừng nguyền rủa chúc dữ và mong muốn THIÊN CHÚA nghiêm khắc trừng phạt cả hai tình địch của mình!
Một ngày, người vợ vào thánh đường và đến trước bàn thờ dâng kính Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Bà xin Đức Mẹ phân xử công minh chống lại người đàn bà dám ngang nhiên cướp mất chồng của mình. Trớ trêu thay, cũng trước bức tượng Đức Mẹ này, người đàn bà tội lỗi kia vẫn thường đến đây mỗi ngày đọc một Kinh Kính Mừng MARIA để chào kính Đức Mẹ.
Một đêm kia, Đức Mẹ hiện ra cùng người vợ trong giấc chiêm bao. Vừa trông thấy Đức Mẹ, bà vợ vội vàng lập lại lời van xin xét xử công minh. Đức Mẹ trả lời ngay:
- Con dám xin Mẹ xét xử sao? Con hãy đi kiếm người nào khác làm cho con việc ấy! Phần Mẹ, Mẹ không thể nào làm được. Bởi vì, con nên nhớ rằng người đàn bà tội lỗi kia mỗi ngày đều đến đây chào kính Mẹ. Mà hễ bất cứ ai chào kính Mẹ thì đều được Mẹ gìn giữ che chở và không bị trừng phạt vì tội lỗi của mình!
Ngày hôm sau, người vợ đi tham dự Thánh Lễ nơi nhà thờ dâng kính Đức Mẹ. Lễ xong khi ra khỏi nhà thờ, bà gặp ngay tình-nhân của chồng. Cơn giận bốc cao, bà không tiếc lời nguyền rủa và thóa mạ:
- Mày là mụ phù thuỷ! Mày còn dám bỏ bùa quyến rũ ngay cả Đức Mẹ nữa!
Nghe vậy, mọi người đứng đó lên tiếng trách mắng và bảo bà vợ hãy im đi. Nhưng bà vợ càng tức giận và la to hơn:
- Tôi phải im đi sao? Không, tôi không im! Bởi vì những gì tôi nói là sự thật. Đêm vừa qua Đức Mẹ hiện ra với tôi. Tôi liền xin Đức Mẹ hãy xét xử công minh và hãy trừng phạt người đàn bà đã cướp mất chồng tôi. Nhưng Đức Mẹ cho biết không thể nào làm chuyện này, bởi vì ”một lời chào kính” mà người đàn bà này vẫn hàng ngày dâng cho Đức Mẹ!
Mọi người vừa ngạc nhiên vừa tò mò vây quanh người đàn bà tội lỗi và hỏi cho biết đó là ”lời chào” nào? Bà này cảm động trả lời:
- Ave MARIA - Kính Mừng MARIA!
Về phần người đàn bà tội lỗi, sau khi nghe biết sự việc, bà thật sự xúc động. Bà cảm nhận lòng nhân lành bao la của Đức Mẹ đối với mình, mặc dầu bà chỉ đọc duy nhất mỗi ngày một Kinh Kính Mừng MARIA chào kính Đức Mẹ. Bà đi ngay vào nhà thờ, đến quỳ gối trước bức tượng Đức Mẹ dấu ái. Và trước sự hiện diện của mọi người, bà khiêm tốn xin mọi người tha thứ cho gương mù bà đã gây nên. Bà cũng long trọng thề hứa từ nay sẽ giữ trinh khiết trọn đời.
Sau biến cố hy hữu trên đây, người đàn bà tội lỗi khoác áo tu và ẩn mình nơi căn phòng nhỏ bên cạnh thánh đường. Ở đó bà sống những ngày còn lại trong thống hối, chay tịnh và trung tín với lời thề hứa cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trong hương thơm thánh thiện.
Nơi thành phố Dormans ở vùng Champagne thuộc miền Trung nước Pháp có một ông, mặc dầu đã lập gia đình, vẫn lang thang dan díu với một bà khác. Người vợ vô cùng ghen tức. Bà không thể nào chịu đựng cảnh sống ngang trái ngoại tình như thế, nên không ngừng nguyền rủa chúc dữ và mong muốn THIÊN CHÚA nghiêm khắc trừng phạt cả hai tình địch của mình!
Một ngày, người vợ vào thánh đường và đến trước bàn thờ dâng kính Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA. Bà xin Đức Mẹ phân xử công minh chống lại người đàn bà dám ngang nhiên cướp mất chồng của mình. Trớ trêu thay, cũng trước bức tượng Đức Mẹ này, người đàn bà tội lỗi kia vẫn thường đến đây mỗi ngày đọc một Kinh Kính Mừng MARIA để chào kính Đức Mẹ.
Một đêm kia, Đức Mẹ hiện ra cùng người vợ trong giấc chiêm bao. Vừa trông thấy Đức Mẹ, bà vợ vội vàng lập lại lời van xin xét xử công minh. Đức Mẹ trả lời ngay:
- Con dám xin Mẹ xét xử sao? Con hãy đi kiếm người nào khác làm cho con việc ấy! Phần Mẹ, Mẹ không thể nào làm được. Bởi vì, con nên nhớ rằng người đàn bà tội lỗi kia mỗi ngày đều đến đây chào kính Mẹ. Mà hễ bất cứ ai chào kính Mẹ thì đều được Mẹ gìn giữ che chở và không bị trừng phạt vì tội lỗi của mình!
Ngày hôm sau, người vợ đi tham dự Thánh Lễ nơi nhà thờ dâng kính Đức Mẹ. Lễ xong khi ra khỏi nhà thờ, bà gặp ngay tình-nhân của chồng. Cơn giận bốc cao, bà không tiếc lời nguyền rủa và thóa mạ:
- Mày là mụ phù thuỷ! Mày còn dám bỏ bùa quyến rũ ngay cả Đức Mẹ nữa!
Nghe vậy, mọi người đứng đó lên tiếng trách mắng và bảo bà vợ hãy im đi. Nhưng bà vợ càng tức giận và la to hơn:
- Tôi phải im đi sao? Không, tôi không im! Bởi vì những gì tôi nói là sự thật. Đêm vừa qua Đức Mẹ hiện ra với tôi. Tôi liền xin Đức Mẹ hãy xét xử công minh và hãy trừng phạt người đàn bà đã cướp mất chồng tôi. Nhưng Đức Mẹ cho biết không thể nào làm chuyện này, bởi vì ”một lời chào kính” mà người đàn bà này vẫn hàng ngày dâng cho Đức Mẹ!
Mọi người vừa ngạc nhiên vừa tò mò vây quanh người đàn bà tội lỗi và hỏi cho biết đó là ”lời chào” nào? Bà này cảm động trả lời:
- Ave MARIA - Kính Mừng MARIA!
Về phần người đàn bà tội lỗi, sau khi nghe biết sự việc, bà thật sự xúc động. Bà cảm nhận lòng nhân lành bao la của Đức Mẹ đối với mình, mặc dầu bà chỉ đọc duy nhất mỗi ngày một Kinh Kính Mừng MARIA chào kính Đức Mẹ. Bà đi ngay vào nhà thờ, đến quỳ gối trước bức tượng Đức Mẹ dấu ái. Và trước sự hiện diện của mọi người, bà khiêm tốn xin mọi người tha thứ cho gương mù bà đã gây nên. Bà cũng long trọng thề hứa từ nay sẽ giữ trinh khiết trọn đời.
Sau biến cố hy hữu trên đây, người đàn bà tội lỗi khoác áo tu và ẩn mình nơi căn phòng nhỏ bên cạnh thánh đường. Ở đó bà sống những ngày còn lại trong thống hối, chay tịnh và trung tín với lời thề hứa cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trong hương thơm thánh thiện.
3- ƠN LÀNH
ĐỨC MẸ BAN QUA VIỆC ĐỌC BA KINH KÍNH MỪNG
Thói quen lành thánh đọc 3
Kinh Kính Mừng mỗi ngày từ lâu trong Giáo Hội Công Giáo vẫn được xem như là
Chìa Khóa để vào Thiên Đàng. Việc đạo đức do chính Đức Mẹ MARIA tỏ lộ và được
các vị Giáo Hoàng như Đức Lêô XIII (1878-1903), Đức thánh Giáo Hoàng Piô X
(1903-1914), Đức Bênêdettô XV (1914-1922), Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan
XXIII (1958-1963) và Đức Phaolô VI (1963-1978) chuẩn y, chúc lành và khuyến
khích…
Nguồn gốc của việc đọc ba Kinh Kính Mừng như sau.
Thánh nữ Mathilde Hackeborn
(1241-1281) là nữ đan sĩ Biển Đức. Vào những ngày cuối đời, thánh nữ tha thiết
khẩn cầu Đức Mẹ MARIA trợ giúp mình trong giờ sau hết. Đức Mẹ ưu ái nhậm lời
thánh nữ cầu xin. Cùng lúc, Đức Mẹ tỏ lộ cho biết: Thánh nữ cũng phải góp phần
của mình vào ân huệ đặc biệt này, bằng cách mỗi ngày đọc 3 Kinh Kính Mừng: „Chắc chắn, Mẹ sẽ làm như lời con cầu xin.
Tuy nhiên, Mẹ cũng muốn con góp phần vào nữa, bằng cách mỗi ngày đọc cho Mẹ 3
Kinh Kính Mừng“. Mẹ muốn rằng:
1=
Khi đọc Kinh Kính Mừng thứ nhất, con cảm tạ THIÊN CHÚA CHA Toàn
Năng đã đoái thương nâng linh
hồn Mẹ lên cao trên mọi thọ sinh khác, lên cao đến mức độ - chỉ sau THIÊN CHÚA
CHA - Mẹ là thọ sinh có nhiều quyền
năng nhất, cả trên trời lẫn dưới đất..
2=
Khi đọc Kinh Kính Mừng thứ hai, con cảm tạ THIÊN CHÚA CON - là Sự Khôn Ngoan
được sinh ra từ THIÊN CHÚA CHA - đã
thông truyền cho Mẹ sự khôn ngoan thần linh của Ngài và đã thông ban cho Mẹ các
kho tàng của khoa học và trí tuệ, đến độ Mẹ đạt đến mức hiểu biết THIÊN CHÚA Ba
Ngôi sâu xa hơn mọi hiểu biết của tất cả các thánh gọp chung lại. Mẹ chiếu sáng
bầu trời như mặt trời với các tia sáng trang điểm Mẹ lộng lẫy ..
3=
Khi đọc Kinh Kính Mừng thứ ba, con cảm tạ Đức Chúa Thánh Thần đã làm cho Mẹ
được tràn đầy tình yêu và lòng nhân hậu đến độ - chỉ sau THIÊN CHÚA - Mẹ là thụ tạo có đầy lòng ưu ái và từ bi
thương xót nhất…
Trong số các vị thánh đặc
biệt sùng kính Đức Mẹ MARIA và cổ võ việc đọc 3 Kinh Kính Mừng, xin kể tên
thánh Gioan Bosco (1815-1888). Thánh nhân nhắn nhủ các bạn trẻ: „Lòng kính mến
Đức Mẹ là một trợ lực rất lớn cho các con. Nếu các con thật lòng yêu mến Đức Mẹ
thì Đức Mẹ sẽ bầu cử cùng THIÊN CHÚA cho các con được nhiều phúc lành ở đời này
và được hưởng phúc trường sinh ở đời sau. Tất cả những gì các con cầu xin cùng
Đức Mẹ thì Đức Mẹ sẽ ban cho. Các con nhớ đặc biệt xin cùng Đức Mẹ 3 ơn này: 1)Thứ
nhất, không bao giờ phạm tội trọng. 2)Thứ hai, giữ lòng trong sạch. 3)Thứ ba,
tránh xa các bạn bè xấu. Và để được ba ơn này, mỗi ngày các con nhớ đọc 3 Kinh
Kính Mừng, 1 Kinh Sáng Danh và đọc 3 lần lời nguyện tắt: ”Lạy Đức Trinh Nữ MARIA dấu ái, xin Mẹ cho linh hồn con được cứu rỗi”.
TRUYỆN (3): Thánh
Gioan Bosco còn nói về hiệu quả của việc đọc 3 Kinh Kính Mừng với các bạn trẻ
như sau.
Có một bạn trẻ cứ phạm hoài
hoài một số tội. Cha Giải Tội cho chàng việc đền tội là đọc 3 Kinh Kính Mừng
mỗi ngày, cho đến khi chàng trở lại xưng tội lần sau. Nhưng chàng lại sa ngã và
đi xưng lần thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư và thứ năm.. Mỗi lần như thế, Cha Giải
Tội đều kiên nhẫn và nhân từ cho chàng việc đền tội là đọc 3 Kinh Kính Mừng… Sau
cùng, chàng thanh niên rầu rĩ nói với Cha Giải Tội:
- Thưa Cha, việc đền tội Cha
cho con làm chả có công hiệu gì hết. Thôi, con không làm nữa đâu!
Cha Giải Tội hiền từ nói:
- Con cứ can đảm và tiếp tục đọc 3 Kinh Kính Mừng mỗi ngày, cho đến khi nào con trở lại xưng tội. Đây là thời gian diễn ra cuộc chiến giữa Đức Mẹ MARIA và quỷ dữ. Nhưng chắc chắn Đức Mẹ sẽ thắng.
- Con cứ can đảm và tiếp tục đọc 3 Kinh Kính Mừng mỗi ngày, cho đến khi nào con trở lại xưng tội. Đây là thời gian diễn ra cuộc chiến giữa Đức Mẹ MARIA và quỷ dữ. Nhưng chắc chắn Đức Mẹ sẽ thắng.
Chàng thanh niên ngoan ngoãn
vâng lời. Chàng tiếp tục đọc mỗi ngày 3 Kinh Kinh Mừng. Chàng đọc với trọn lòng
tin tưởng và kính mến… Cho đến một ngày, chàng không còn sa ngã phạm các tội cũ
nữa. Khi trở lại xưng tội, Cha Giải Tội ngạc nhiên hỏi:
- Con nhận được ơn không còn tái phạm các tội cũ nữa, khi nào thế?
- Con nhận được ơn không còn tái phạm các tội cũ nữa, khi nào thế?
Chàng thanh niên đơn sơ trả
lời:
- Một ngày, khi đọc 3 Kinh Kính Mừng như thường lệ, con bắt đầu ý thức suy nghĩ về câu “Cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Từ giây phút đó, con không còn sa ngã tái phạm các tội cũ nữa.
- Một ngày, khi đọc 3 Kinh Kính Mừng như thường lệ, con bắt đầu ý thức suy nghĩ về câu “Cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Từ giây phút đó, con không còn sa ngã tái phạm các tội cũ nữa.
= Thánh Anphongsô là vị Tiến
sĩ Cầu Nguyện và là vị Tiến sĩ "Những Vinh hiển của Ðức Mẹ Maria", đã
đặt Kinh Kính Mừng vào hàng đầu trong 10 việc tôn kính Ðức Mẹ. Đây lời vàng
ngọc của Ngài: "Ôi lời chào mừng của Thiên Thần đẹp lòng Ðức Trinh Nữ biết
bao!" Khi nghe lời ấy, cơ hồ như Ngài cảm nhận lại niềm vui lúc Thiên Sứ
Gabrien báo tin Ngài sắp làm Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta hãy hân hạnh dâng nỗi hoan
lạc đó bằng cách thường xuyên đọc Kinh „Ave Maria“.
= Thánh Tôma A Kempis khuyên:
"Chúng ta hãy năng ngỏ lời với Mẹ Maria lời chào của Thiên Thần, vì Ngài
rất thích thú khi nghe lời ấy". Chính Ngài đã tâm sự với thánh Mêchtin:
Trong tất cả mọi lời chào kính, lời chào kính thiết thân tới lòng Ngài hơn cả
là Kinh Kính Mừng.
= Ai chào Mẹ sẽ được Ngài
chào lại. Ngày kia, Thánh Bênađô nghe rõ ràng từ một tượng Mẹ: "Bênađô, Mẹ chào con." Mà lời
chào của Ðức Trinh Nữ là một ân sủng Ngài ban để đáp lễ. Thánh Bônaventura nói:
"Ngài hoan hỉ chào ta, nếu ta sốt sắng chào Ngài bằng kinh Kính
Mừng."
= Rítsa Lôrensô thêm:
"Nếu người nào trình diện Ðức Trinh Nữ với Kinh Kính Mừng, lẽ nào Ngài có
thể từ chối không ban ơn cho đương sự?" Chính Mẹ đã hứa với thánh Giêtruđê
sẽ ban cho trong giờ lâm chung bao nhiêu điều giúp đỡ bằng bấy nhiêu lần đọc
kinh Kính Mừng.
= Thánh Alanh Rốt (Alain de
la Roche) quả quyết: Khi đọc Kinh Kính Mừng cả thiên đàng nhảy mừng hoan lạc,
hỏa ngục run rẩy và ma quỉ chạy trốn.
= Tôma A Kempis cũng minh xác
do kinh nghiệm cá nhân: Ngày kia ma quỉ hiện ra, ông liền đuổi nó chạy trốn với
Kinh Kính Mừng.
= Đặc biệt thánh Tiến Sĩ của
Ðức Trinh Nữ - Thánh Anphongsô - khuyên ta đọc kinh Kính Mừng trong 6 trường
hợp sau đây:
Ðọc 3 Kinh Kính Mừng sáng khi
thức dậy và ban tối trước khi đi ngủ.
Ðọc Kinh Nhật – kinh Truyền
Tin - một Ngày 3 lần (sáng, trưa, chiều).
Ðọc Kinh Kính Mừng khi nghe
điểm giờ.
Ðọc Kinh Kính Mừng khi ra
khỏi nhà và khi đi về.
Ðọc Kinh Kính Mừng mỗi khi
thấy tượng Ðức Mẹ (bên đường hoặc trong nhà).
Ðọc Kinh Kính Mừng trước và
sau khi làm một việc gì.
TRUYỆN (4): Ghì
chặt tội nhân không cho đến máy chém.
Trong quyển III sách truyện
Các Phép Lạ số 39, LM. Radi (Razzi) thuộc dòng Thánh Biển Ðức kể truyện lạ sau
đây:
Một thanh niên mồ côi cha
sớm, được mẹ gởi ở trong triều của một ông hoàng. Khi từ giã, bà mẹ đạo đức và
rất sùng kính Ðức Trinh Nữ, bắt con hứa mỗi ngày đọc một Kinh Kính Mừng và thêm
lời đơn giản: "Lạy Ðức Trinh Nữ có
phúc, xin bảo trợ con trong giờ lâm tử."
Thế là anh chàng vào triều.
Nhưng chẳng bao lâu, anh quá trác táng, ông hoàng buộc lòng phải thải hồi. Tuyệt
vọng và không biết sống bằng cách nào, anh bắt đầu đi cướp của giết người. Tuy
vậy, anh vẫn tiếp tục đọc một Kinh Kính Mừng hằng ngày và lời nguyện như đã hứa
với mẹ. Rồi anh bị bắt và bị án tử. Trước ngày bị xử, ở trong tù, đương sự than
phiền nỗi ô nhục của mình, mối đau thương của mẹ và cái chết đang chờ đợi
chàng.
Quỉ lấy hình một thanh niên
tuấn tú hiện ra và hứa cứu chàng khỏi tù và khỏi chết, nếu chàng chịu làm điều
quỉ bảo. Người bất hạnh tuyên bố sẵn sàng làm hết mọi điều. Thanh niên trá hình
cho chàng biết hắn là quỉ đến cứu giúp chàng. Hắn bắt đầu buộc chàng phải từ bỏ
Chúa Giêsu Kitô và các bí tích. Tên khốn nạn bằng lòng. Quỉ còn buộc hắn bỏ Ðức
Trinh Nữ và không nhận sự bảo hộ của Ngài. Anh chàng đáp: "Việc đó tôi
không làm bao giờ." Và tâm trí hướng về Mẹ Maria, chàng đọc Kinh Kính Mừng
và lời nguyện mà thân mẫu đã dạy.
Nghe vậy, quỉ biến mất, để
tên tử tù khốn khổ, buồn phiền đến cực độ, vì đã phạm tội tầy đình là chối
Chúa. Nhưng chàng chạy đến cùng Ðức Trinh Nữ. Ngài ban cho chàng ơn thống hối
tội lỗi và xưng tội với lòng ăn năn trọn hảo trong lệ sầu chan chứa.
Trên đường đến máy chém, tên
tử tù đi ngang trước một tượng đài Ðức Mẹ. Chàng chào kính bằng Kinh Kính Mừng
và lời nguyện xin hộ phù trong giờ lâm chung.
Và kinh ngạc thay: mọi người đều thấy tượng Mẹ gật đầu chào
lại. Vô cùng cảm động, chàng xin đến hôn chân Mẹ. Các người thi hành án
lệnh chẳng thích gì việc đó, nhưng vì quần chúng đã thấy Đức Mẹ chào tên tử tội,
nên buộc lòng họ cho chàng đến đặt đôi môi nóng hổi lên chân Mẹ. Khi chàng cúi
hôn, tượng Ðức Mẹ bỗng sinh động, đưa tay
ra nắm tay chàng, chặt đến nỗi chàng không thể rứt ra được.
Quần chúng thấy sự lạ hô to: Xin tha! Xin Tha! Và chàng được tha
bổng. Anh chàng hồi hương sống đời thánh thiện và trở nên tông đồ nhiệt thành
của Kinh Kính Mừng vạn ứng đã cứu
chàng cả phần hồn lẫn phần xác.
4- SUY NIỆM
KINH KÍNH MỪNG
Nếu có một kinh nào đó đặc
trưng được gọi là Kinh Công Giáo, thì chắc chắn đó là Kinh Kính Mừng. Ta đọc
Kinh này không biết bao nhiêu lần, dưới nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng nhất
là trong lúc đọc Kinh Truyền Tin và
lần chuỗi Mân Côi, cho đến nay có lẽ
đã đến cả hàng ngàn lần… Tuy nhiên, nhiều lúc ta chỉ đọc nó theo thói quen, ít
khi chịu tìm hiểu ý nghĩa đầy đủ của nó. Thực ra, không một chữ nào trong Lời
Kinh này dư thừa, vô nghĩa cả.
< Kính mừng Maria >
Đây không hẳn là lời chào cho có lệ. Lúc Truyền Tin, thiên thần không chào Đức Maria bằng lời chào vô nghĩa hàng ngày, như kiểu người Úc, người Mỹ gặp nhau thường nói “hello”. Vì chữ “Ave” (Ave Maria) thực ra có nghĩa là “hãy vui lên”. Không lạ gì cha ông ngưòi Việt chúng ta dịch là “Kính Mừng”. Nó chứa cả một âm sắc thiên sai của niềm vui mà Thiên Chúa dành sẵn cho con người khi trở thành Một Con Người như họ. Qua niềm vui của Đức Maria, ta còn thấy cả một hừng đông ơn cứu rỗi nhân loại đang ló dạng.
Tước hiệu “Maria” là của Đức Maria trước khi Ngài được thiên thần xưng như thế. Tước hiệu này có nhiều nghĩa, nhưng một trong các nghĩa ấy chính là “Bà”, “Mệnh Phụ”, “Lệnh Bà “(Lady) tương tự như chữ “Chúa” (Lord) áp dụng cho Chúa Kitô. Nói theo tiếng Latinh, thì là “Domina” (Đức Bà) trong khi Chúa Giêsu là “Dominus” (Đức Chúa). Tước hiệu này chính là căn bản để ta xưng tụng Đức Maria là Nữ Vương. Người sẽ là Mẹ của Chúa Tể Vũ Trụ, nên hiển nhiên sẽ là Nữ Vương của nhân loại.
< Đầy ơn phúc >
Bản Kinh Kính Mừng của ta dựa theo bản dịch Phổ Thông. Bản dịch này do Thánh Giêrômô thực hiện vào đầu thế kỷ thứ V theo lệnh của Thánh Giáo Hoàng Đamasô I. Đây là bản dịch duy nhất được một công đồng chung của Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận. Không những chỉ nhìn nhận mà thôi, mà còn được Công Đồng tuyên bố là chân chính, nghĩa là nó chứa đựng một cách chính xác bản chất sự mạc khải của Thiên Chúa cho nhân loại.
Nhưng ta tự hỏi Đức Maria “đầy ơn phúc” như thế nào? Người đầy ơn phúc, trước nhất vì người được tượng thai trong bụng mẹ người (như tất cả chúng ta) nhưng không vướng tội nguyên tổ (Immaculata). Đàng khác, suốt cuộc đời Người, Đức Maria nhận được ơn phúc dư thừa đến độ không ai khác, ngoại trừ Chúa Kitô, được như thế. Ngoài ra, không phải Người chỉ được ơn vô nhiễm lúc đầu đời mà thôi, mà suốt đời không bao giờ Người phạm tội. Sau cùng, quan trọng hơn cả, Người được ơn duy nhất làm Mẹ Tác Giả mọi ơn phúc. Quả là đầy ơn phúc!
< Chúa ở cùng Bà >
Đây lời của chính Tổng lãnh thiên thần Gabriel. Ta tự hỏi: Chúa ở cùng Đức Maria ra sao? Ta hãy để ý điều này: Người không ở gần Đức Mẹ hay ở trong Đức Mẹ mà thôi, mà ở cùng Đức Mẹ. Người cũng ở với Đức Mẹ qua đức tin của Đức Mẹ, tin tất cả những điều Người đã từng mạc khải về việc Người sẽ đến để cứu chuộc nhân loại. Ta có thể nói, chính đức tin sâu sắc của Đức Mẹ đã kéo được ơn trở thành Mẹ Chúa Kitô.
Chúa ở cùng Đức Maria, và tiếp tục ở cùng Đức Mẹ qua sự Quan Phòng kỳ diệu của Người. Ta có thể chắc chắn: Thiên Chúa không bao giờ ban bất cứ ơn nào đơn độc cả. Người không bao giờ ban ơn rồi bỏ đấy mà đi. Người ở cùng Đức Mẹ vì Người bảo bọc Đức Mẹ bằng sự chăm sóc của Người và sắp xếp mọi sự trong đời Đức Mẹ để hoàn tất mục tiêu quan phòng trong cuộc đời ấy. Nhưng ta cũng cần thêm ngay rằng: Chúa ở cùng Đức Mẹ vì Đức Mẹ ở cùng Chúa. Và việc ấy đã có từ trước việc Nhập Thể. Chữ “cùng” ám chỉ một nối kết hai chiều. Bạn không thực sự ở cùng ai đó nếu người ấy không ở cùng bạn cách tương ứng.
< Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ >
Giờ đây ta hãy xem người chị em họ Êlisabét chào mừng Đức Mẹ ra sao lúc Ngài đến thăm bà. Bà dùng lời tuyệt diệu sau đây: "chị có phúc lạ hơn mọi người nữ”. Lời chào ấy có nghĩa gì? Trước nhất, lời ấy có nghĩa: trong tất cả mọi người nữ, Đức Maria là người duy nhất làm mẹ mà vẫn còn đồng trinh. Ngài độc nhất vô nhị vì Ngài là Mẹ Đấng Được Xức Dầu. Đức Maria là độc nhất vô nhị trong hàng phụ nữ vì Con Trẻ Ngài mang thai chính là Đấng tạo nên Ngài. Khi hạ sinh Chúa Kitô, Đức Mẹ có thể nói với Người hay nói về Người rằng: “Này là mình tôi” - bởi vì Chúa Giêsu đã lấy thịt xương nhân bản từ chính Đức Mẹ. Bởi thế, ta nghe Giáo Hội dạy và tin rằng: caro Jesu, caro Mariae (Thịt máu Chúa Giêsu là thịt máu Đức Maria). Khi quyết định làm người, Thiên Chúa đã chọn lấy xác thịt mình từ một người đàn bà. Chắc chắn, người Đàn Bà ấy phải hết sức độc đáo.
Nhưng không phải Êlisabét chỉ nói Đức Mẹ độc đáo trong hàng phụ nữ mà thôi. “Phúc” đây cũng có nghĩa là “hạnh phúc”, “hãy vui lên” (be happy). Thành thử tại đây, ta có hai lời chúc hạnh phúc tiếp sau nhau trong cùng một chương của Phúc Âm Thánh Luca: một của thiên thần (Gabriel/trời), một của người chị họ (Êlisabét/đất). Như thế, Đức Maria quả là người đàn bà hạnh phúc nhất trong mọi người nữ, chứng tỏ cho ta thấy Thiên Chúa muốn ta hạnh phúc ngay ở đời này. Nhưng điều kiện của hạnh phúc này ra sao? Điều kiện này đã được Đức Maria hoàn toàn chứng nghiệm. Đó là việc Ngài khiêm hạ chấp nhận thánh ý Chúa, hoàn toàn vâng phục các dự kiến hết sức huyền nhiệm của Chúa.
Vấn đề lớn nhất trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thực sự không phải là ta không thể dùng trí khôn mà hiểu được Người vô cùng mầu nhiệm; vấn đề là ở chỗ ta cần phải sống một số mầu nhiệm ấy. Đức Maria đã sống trong mầu nhiệm. Điều ấy có nghĩa: Ngài đã sống ý Chúa dù không hoàn toàn hiểu lý do tại sao. Và bạn hẳn còn nhớ hai dịp cảm kích trong đó Đức Mẹ lên tiếng đặt câu hỏi: một lần lúc được truyền tin và lần kia khi tìm lại Con trong Đền Thờ. Hai dịp đó nhắc cho con người mọi thời biết rằng người đàn bà hạnh phúc nhất trong mọi người nữ này từng phải bước đi trong mò mẫm, trong bóng tối, bóng tối của đức tin! Đã đành là Ngài tin, nhưng đức tin là thế đó: tin mà không hoàn toàn hiểu. Cho nên, niềm vui của Đức Maria là kết quả việc Ngài hoàn toàn tuân theo ý Thiên Chúa. Ta cũng cần thêm rằng: đối với con người đang ở thung lũng đầy nước mắt này, muốn hạnh phúc, không có con đường nào khác ngoài con đường trên. Bí quyết là thực hiện Ý Chúa mà không được đòi hỏi Người giải thích.
< Và Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ >
Không phải Êlisabét chỉ nói Đức Mẹ hạnh phúc, mà cả Con Trẻ trong lòng Đức Mẹ cũng hạnh phúc nữa. Mà Người hạnh phúc thật vì từ lúc còn trong bụng Mẹ, nhân tính của Chúa Kitô đã kết hợp làm một với Ngôi Lời Thiên Chúa ngay trong bản thể rồi. Ngay khi còn trong bụng Mẹ, dưới hình thức xác phàm, Chúa Kitô, trong tư cách con người, đã được chiêm ngắm nhan thánh Ba Ngôi Thiên Chúa. Ai lại không hạnh phúc khi được chiêm ngắm thánh nhan Thiên Chúa? Các nhà huyền bí từng viết rất nhiều về cuộc sống ẩn dật của Chúa Kitô, nhưng ta nên nhớ rằng cuộc sống ẩn dật ấy đã khởi đầu ngay trong lòng Mẹ rồi. Hạnh phúc trong chốn ẩn dật ấy khích lệ ta rất nhiều lúc ta thấy khó chấp nhận việc mình không được ai biết đến, không được ai nhìn nhận, bị mọi người lãng quên… Con người nhân bản chúng ta là thế, sợ bị lãng quên, sợ bị làm ngơ xiết bao, khao khát được người khác biết đến biết là dường nào!
Thế ta tự hỏi: bù vào đấy ta được gì? Không ai làm một việc gì mà lại không mong nhận được điều gì từ đó mà ra. Thế các vị thánh và bạn hữu nổi tiếng của Chúa đã nhận được điều gì khi thực hiện Ý Thiên Chúa? Thánh Inhaxiô viết rằng: “Phần thưởng cao nhất mà tôi tớ Chúa Kitô nên mong chờ ở người phàm đời này chính là điều mà Chúa của họ từng nhận được từ người đương thời của Người: chống đối, đóng đinh, và cái chết”. Nhưng liệu Thiên Chúa có ban cho những kẻ phục vụ Người điều chi không? Thưa có. Nhưng cái có này bạn không nói về nó được. Bạn phải cảm nghiệm nó. Đó là một cảm nghiệm hân hoan không ai có thể ban, ngoại trừ Thiên Chúa; và Thiên Chúa không ban cho ai ngoại trừ cho kẻ thực hành Ý của Người, theo đúng mức họ thực hành Ý ấy.
TRUYỆN (5):
Thời thế chiến thứ hai 1939-1945 một số đội quân của các nước thuộc miền Nam Liên Xô trấn đóng tại Yugoslavi. Sau đây là câu chuyện của một sĩ quan pháo binh trẻ người Nga.
Ở Nga, tôi chỉ là tên lính quèn. Từ nhỏ, tôi vẫn nuôi mộng ước: lớn lên sẽ trở thành sĩ quan cấp cao. Nhưng cơ may chưa đến. Thế chiến thứ hai bùng nổ bỗng trở thành cơ hội ngàn vàng cho tôi thực hiện mộng ước. Tôi gia nhập quân ngũ. Tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất trần gian! Trong quân đội, tôi chiến đấu anh dũng. 12 lính trẻ - trong đó có tôi - được chọn để thăng cấp sĩ quan. Buổi sáng hôm ấy chúng tôi nghiêm chỉnh sắp hàng. Vị chỉ huy xuất hiện. Ông còn đang đọc danh sách thì một bạn đồng ngũ của tôi bước ra khỏi hàng tiến đến bên vị chỉ huy. Anh bạn vừa chỉ vào tôi vừa báo cáo:
- Thưa chỉ huy trưởng, đồng chí này không xứng đáng thăng cấp sĩ quan, vì anh ta luôn mang trong mình ảnh thánh Đức MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA. Anh ta có lòng sùng kính Đức Mẹ. Anh ta là tên gián điệp, một kẻ phản quốc!
Vị chỉ huy quắc mắt nhìn tôi và dõng dạc chất vấn:
- Có đúng anh là tên phản bội không?
- Không, không đúng! Tôi không phải là kẻ phản bội!
- Anh có mang ảnh Đức Mẹ không?
- Thưa chỉ huy, có, tôi vẫn mang trong mình ảnh thánh Đức Mẹ.
Rồi tôi vội vàng nói thêm một hơi:
- Các vị thống chế nổi danh của Nga như Suvorov - từng chiến thắng hoàng đế Napoléon và đẩy lui quân Pháp - cũng mang trong mình ảnh thánh Đức Mẹ. Điều đó đâu có gì là sai quấy, trái với luật lệ?
Vị chỉ huy trịnh trọng ra lệnh:
- Anh hãy lập tức rời khỏi hàng ngũ! Đây là huy hiệu sĩ quan. Bây giờ anh phải chọn đạp lên một trong hai: hoặc là huy hiệu hoặc là Ảnh Đức Mẹ! Tôi bước thêm ba bước và đạp lên chiếc huy hiệu. Trong nháy mắt, giấc mộng đẹp nhất của tuổi trẻ cuộc đời tôi tan thành mây khói! Ngay sau đó, tôi bị đổi ra chiến tuyến, nơi đang có các cuộc giao tranh dữ dội. Tôi bị quân Đức bắt làm tù binh rồi bị sát nhập vào các đội quân và bị đưa về Yugoslavi. Thế là từ một tù binh tôi lại trở thành sĩ quan chỉ huy quân đội ở đây!
Tôi không biết có ngày nào đó, tôi được hân hạnh trở về làng cũ, nằm bên bờ sông Volga, thăm lại người mẹ hiền yêu dấu hay không. Trước ngày tôi gia nhập quân ngũ, mẹ tôi âu yếm trao cho tôi Ảnh Thánh Đức Mẹ MARIA và dặn dò tôi phải luôn mang trong mình. Điều mà tôi vẫn làm cho đến ngày hôm nay. Nếu tôi không được may mắn gặp lại hiền mẫu nơi trần gian thì tôi hy vọng nhờ sự bảo trợ của Đức MARIA, Mẹ THIÊN CHÚA, tôi sẽ gặp lại mẹ hiền trên Thiên quốc.
< Thánh Maria >
Trong Kinh Cầu Đức Mẹ, Ngài có nhiều tước hiệu. Ngài có nhiều tước hiệu hơn nữa trong các giáo hội La Mã, và càng nhiều hơn nữa trong Phụng Vụ Byzantine. Tuy không đếm, nhưng ta biết trong lịch Byzantine, mỗi ngày đều có lễ kính một tước hiệu của Đức Mẹ. Tuy nhiên, Giáo Hội như một toàn thể dành tước hiệu “Thánh Maria” cho Ngài vì Ngài là người thánh thiện nhất trần đời; Ngài là tạo vật thánh thiện hơn cả, dĩ nhiên chỉ sau Chúa Kitô, Đấng vốn là Thiên Chúa.
Đức Mẹ thực hành mọi nhân đức tới mức siêu phàm. Ngài không bao giờ phạm tội, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng Ngài thánh thiện chủ yếu không phải vì những điều Ngài làm, vì như ta biết, Ngài đâu có làm chi phi thường đâu; Ngài thánh thiện chủ yếu vì chính con người của Ngài. Đức Mẹ vốn đầy ơn thánh Chúa. Ta cũng cần nhấn mạnh thêm điều này nữa: sự thánh thiện của Đức Mẹ không những chỉ vì Ngài là Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ Thiên Chúa, mà Ngài còn sống trong tình thân hữu với Thiên Chúa nữa. Và loại thánh thiện này ai trong chúng ta cũng có thể với tới được, và nhờ ơn Chúa, đều có thể chiếm hữu được, tất cả chúng ta đều tin tưởng được là mình sống trong tình thân hữu với Người. Sự thánh thiện trong yếu tính này, sự thánh thiện ta cùng có với Đức Maria này, ta có được là nhờ ta sống trong trạng thái có ơn thánh.
Trong Kinh Cầu Đức Mẹ, Ngài có nhiều tước hiệu. Ngài có nhiều tước hiệu hơn nữa trong các giáo hội La Mã, và càng nhiều hơn nữa trong Phụng Vụ Byzantine. Tuy không đếm, nhưng ta biết trong lịch Byzantine, mỗi ngày đều có lễ kính một tước hiệu của Đức Mẹ. Tuy nhiên, Giáo Hội như một toàn thể dành tước hiệu “Thánh Maria” cho Ngài vì Ngài là người thánh thiện nhất trần đời; Ngài là tạo vật thánh thiện hơn cả, dĩ nhiên chỉ sau Chúa Kitô, Đấng vốn là Thiên Chúa.
Đức Mẹ thực hành mọi nhân đức tới mức siêu phàm. Ngài không bao giờ phạm tội, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng Ngài thánh thiện chủ yếu không phải vì những điều Ngài làm, vì như ta biết, Ngài đâu có làm chi phi thường đâu; Ngài thánh thiện chủ yếu vì chính con người của Ngài. Đức Mẹ vốn đầy ơn thánh Chúa. Ta cũng cần nhấn mạnh thêm điều này nữa: sự thánh thiện của Đức Mẹ không những chỉ vì Ngài là Mẹ Chúa Kitô và là Mẹ Thiên Chúa, mà Ngài còn sống trong tình thân hữu với Thiên Chúa nữa. Và loại thánh thiện này ai trong chúng ta cũng có thể với tới được, và nhờ ơn Chúa, đều có thể chiếm hữu được, tất cả chúng ta đều tin tưởng được là mình sống trong tình thân hữu với Người. Sự thánh thiện trong yếu tính này, sự thánh thiện ta cùng có với Đức Maria này, ta có được là nhờ ta sống trong trạng thái có ơn thánh.
Đàng khác, không những ta có thể ca ngợi và khẩn cầu sự thánh thiện của Đức Maria, ta còn có thể bắt chước sự thánh thiện ấy nữa. Ngài là kiểu mẫu thánh thiện của ta. Như các tác giả thiêng liêng thường nói, Ngài là imitatrix Christi, người mô phỏng Chúa Kitô. Quả là tuyệt! Ngài là Đấng trung thành phản chiếu sự thánh thiện của Chúa Kitô qua các nhân đức Ngài từng thực hành. Tuy thế, ta cần ghi nhớ điều này: dù chắc chắn Ngài có thực hành các nhân đức luân lý như khôn ngoan, công bình, tiết độ và can đảm, nhưng chính việc Ngài thực hành điều ta gọi là nhân đức đối thần bác ái đã làm Ngài nên giống Chúa Kitô như thế trong tinh thần, vì Ngài yêu Chúa Kitô, Đấng về phương diện xác thịt giống như Ngài, vì Người là Con Trai của Ngài.
< Đức Mẹ Chúa Trời >
Bà Êlisabét chào Đức Maria là “Mẹ của Chúa tôi”. Và Giáo Hội từ đó cũng đã xưng hô với Ngài như thế. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa vì Ngài cưu mang và sinh hạ Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao Ngài vô nhiễm từ lúc được tượng thai. Khi Thiên Chúa ban ơn gọi, Người luôn đặt kế hoạch từ trước. Biết rằng Đức Maria sẽ là Hòm Bia Giao Ước và là Nhà Tạm đầu hết của Đấng Tối Cao, nên Thiên Chúa đã chuẩn bị thân xác và linh hồn của Ngài ngay lúc Ngài được tượng thai. Đó cũng là lý do tại sao, tựu chung, Ngài đã được triệu về trời cả hồn lẫn xác.
Tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” này quả là dấu chỉ đức tin chân chính. Chính dựa vào tiêu chuẩn này người ta nhận diện được các lạc giáo trong các thế kỷ đầu tiên. Những người nhìn nhận Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng là những người tin rằng Con của Ngài là Thiên Chúa. Và từ đó đến nay cũng thế. Chỉ những ai thực sự tin vào thần tính của Chúa Kitô mới chấp nhận mẫu quyền Thiên Chúa của Đức Maria một cách đơn thành và không thắc mắc. Bất cứ ai dè dặt đối với việc Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa cũng đều dè dặt với việc Con của Ngài là Thiên Chúa Vô Cùng.
< Cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử >
Lời khẩn cầu cuối cùng này với Đức Trinh Nữ Diễm Phúc vừa là lời xưng thú vừa là lời nài van. Qua nó, ta xưng thú rằng, không như Đức Maria, tất cả chúng ta đều là người có tội. Hãy nhớ câu truyện chung quanh việc Đức Mẹ hiện ra với Thánh Nữ Bernadette tại Lộ Đức. Khi lần hạt Mân Côi, Đức Mẹ không đọc Kinh Kính Mừng, quả là đúng thay! Ngài làm sao khẩn cầu chính mình được. Nhưng hơn hết, Ngài không thể gọi mình điều mà Ngài không hề là, tức là kẻ có tội. Chúng ta mới là kẻ có tội. Không như Đức Maria, chúng ta là kẻ có tội do “thừa tự” mà có. Chúng ta được tượng thai một cách không phải là vô nhiễm mà là ô nhiễm, đầy tì vết, tì vết của tội lỗi mà toàn bộ nhân loại đều vướng phải, ngoại trừ Chúa Kitô và Mẹ của Người.
Hơn nữa, ta còn là kẻ có tội vì môi trường nữa. Dĩ nhiên, xã hội trong đó Đức Maria sinh sống cũng là một xã hội tội lỗi, nhưng không như Ngài, ta không những vướng tội lúc sinh ra trên đời mà còn vướng tội của những người quanh ta nữa. Nhất là ta bị vướng tội và là kẻ có tội vì sa phạm, nghĩa là cố tình phạm đến Thiên Chúa. Bởi thế ở đây ta xưng thú ta là kẻ có tội.
Nhưng ngoài việc xưng thú, lời khẩn cầu kia cũng là lời nài nỉ, van xin. Xin Đức Mẹ cầu bầu với Chúa Kitô cho chúng ta. Trước nhất cho lúc này, lúc này đây, khi ta đang khiếp đảm nhớ lại tội lỗi quá khứ của mình, khi ta đang phải phấn đấu với chính mình và người khác để giữ mình khỏi phạm tội. Một trong những điều khó khăn nhất trong việc cư xử với người ta là giữ cho mình đừng vướng vào tội lỗi của họ. Nên ta cầu xin được giúp đỡ ngay trong lúc này.
Ta kết thúc bằng cách xin cho mình được bảo vệ vào giờ chết. Đây là lời cầu hàng ngày và nhiều lần trong ngày xin được bền đỗ đến cùng. Ta cần rõ ràng về điều mình xin. Giáo Hội khuyên ta tin rằng ta cần xin cho được ơn bền đỗ đến cùng là ơn tự nó ta chẳng đáng được dù cả đời sống đạo hạnh đi chăng nữa.
Ta xin Ngài cầu cùng Con Ngài xót thương. Người sẽ xót thương vì Người yêu Mẹ của Người. Đức Maria luôn nhận được điều Ngài muốn, miễn là chúng ta biết tin tưởng nơi Ngài và có lòng khiêm nhường nhìn nhận nhu cầu của ta.
TRUYỆN (6): Ðức
Mẹ Nằm Vạ
Ðệ tử là biệt danh khiêm tốn
của đấng Ðáng Kính Gioan Hêrôn (Jean Herold), Dòng Thuyết Giáo. Trong bài giảng
161 ngài kể lại mẫu chuyện cảm động sau đây:
Một ông kia đã lập gia đình
và sống trong tội lỗi. Vợ đương sự rất đạo đức, ngày đêm năn nỉ chàng dứt bỏ
đàng tà. Chàng coi như pha. Nàng cố gắng van xin mãi, ít nhất là trong thảm
trạng đó, chàng trung thành với một việc sùng kính nào đối với Ðức Trinh Nữ
Maria. Nàng yêu cầu: "Thôi, anh nể tình em, chỉ đọc một Kinh Kính Mừng mỗi
lần anh đi qua tượng ảnh Ðức Mẹ". Anh chàng chấp nhận.
Một đêm kia, trên đường truy
hoan, chàng thấy xa xa một ánh sáng. Chàng đến gần và nhận ra là một cây đèn
thắp trước một bức tượng Ðức Mẹ bồng Chúa Con. Chàng đọc Kinh Kính Mừng như
thông lệ. Nhưng chàng thấy gì? Chúa Hài
Ðồng tràn đầy những thương tích thê thảm và dầm dề máu chảy.
Khiếp sợ và cảm kích nghĩ là vì
chính mình, bởi tội lỗi mình gây nên thương tích cho Ðấng Cứu Chuộc, chàng khóc
nức nở. Nhưng kìa, Chúa Hài Nhi quay mặt đi không nhìn chàng. Tội nhân hết sức
thẹn thùng, ngỏ lời cùng Ðức Trinh Nữ: "Hỡi Mẹ nhân hậu, Con Mẹ từ khước
con. Con chạy đến cùng Mẹ là Mẹ Ngài và là Ðấng biện hộ quyền phép vô song mà
cũng nhân hậu vô cùng nữa. Vậy xin Mẹ hãy giúp con, cầu bầu cùng Chúa cho
con."
Ðức Mẹ liền đáp: "À, các
người tội nhân , các người gọi ta là Mẹ nhân hậu, nhưng các người không ngừng
làm cho ta trở thành một người Mẹ đau khổ khi tái diễn tấn tuồng Thương Khó của
Con Ta và khổ não cho chính Ta nữa." Tuy nhiên, Mẹ Maria không thể để anh
ấy trở về mà không được an ủi. Anh đã chào Mẹ bằng Kinh Mân Côi khi vừa quì
dưới chân Mẹ, và Mẹ đã quay về phía Chúa Giêsu để xin tha thứ.
Ðức Trinh Nữ để Chúa nằm xuống
đất và quì xuống nói với Ngài: "Con ơi, Mẹ quì mãi dưới chân Con cho đến
khi nào Con tha thứ cho tội nhân nầy, Mẹ mới đứng dậy..." - Chúa đáp:
"Thưa Mẹ, Con không thể từ chối sự gì với Mẹ. Mẹ muốn Con tha cho nó? Thế thì
Con tha vì yêu mến Mẹ. Xin Mẹ bảo nó đến hôn các thương tích của Con." - Phạm
nhân bước tới, giàn giụa nước mắt, và hôn đến đâu thương tích Chúa biến tan đến
đó. Sau cùng, Chúa ôm chàng để tỏ dấu thứ tha.
Hoàn toàn đổi mới, tội nhân từ đó sống như một vị Thánh và mỗi ngày đọc
hằng ngàn, hằng vạn Kinh Mân Côi để tạ ơn Mẹ.
KẾT
LUẬN:
Ðức Mẹ thương giúp một vị Quốc Trưởng Việt Nam
Theo Văn khố tại Vương Cung Thánh Ðường La Vang, chúng ta đọc giai thoại sau đây:
Ngày lễ Tứ Tuần của Vua Khải Ðịng sắp đến; Triều đình Huế chuẩn bị xôn xao mừng Ðại Khánh; nhưng cả Hoàng cung rất lo lắng vì Nhà Vua ngã bệnh, lúc bấy giờ quyết đem hết tài lực cứu chữa song vô hiệu, bệnh tình cứ mỗi ngày mỗi trầm trọng thêm lên mãi. Ðã tới hồi nan phương, liền có quan cận thần tâu Nhà Vua biết sự cứu giúp linh ứng của Ðức Mẹ La Vang, và thỉnh cầu Nhà Vua nên tìm tới xin ơn Ðấng Thánh Mẫu.
Vua Khải Ðịnh cho mời ngay Cụ Quận công Nguyễn Hữu Bài (thân phụ Cha giáo Nguyễn quốc Bồng, chủng viện Tân Thanh, Bảo Lộc, 1954-1962) vào điện và xuống mạng theo Cụ ra La Vang khấn xin cùng Ðức Mẹ. Vâng Thánh dụ, Cụ Quận ra La Vang cầu xin, Ðức Mẹ đã nhậm lời cho Nhà Vua an thuyên và bình phục rất mau chóng.
Ðến lễ Tứ Tuần, Nhà Vua ngự triều tiếp kiến đình thần, quan khách, và dự được các nghi lễ yến tiệc. Sau lễ Tứ Tuần, một chiều kia Cố Trung ở Trí Bưu vào La Vang, đột ngột bảo ông từ Lê Hộ dọn dẹp trang hoàng Ðền Thờ, chưng hoa đèn trên bàn thờ, trải nệm và dọn mấy bàn quì đặc biệt. Cửa Ðền Thờ mở rộng; Cố Trung đứng đợi khách dưới tháp chuông.
Mãi đến nửa đêm, hai chiếc xe hơi bóng loáng đổ trước cấp tiền đường; nhưng vị khách rất sang trọng bước xuống. Cố Trung chào kính và đưa khách vào trước Cung Thánh. . . ấy là cuộc lễ tạ ơn của Nhà Vua.
Qua năm sau, Vua Khải Ðịnh lại ngã bệnh nguy cấp; một lần nữa, Nhà Vua nhờ Cụ Quận Nguyễn Hữu Bài ra khấn xin Ðức Mẹ. Lần này Nhà Vua cho các cận thần mang theo 2 cây sáp ong to lớn cao 1 thước và vòng lưng 3 tấc rưỡi để dâng cúng Ðức Mẹ. Ra tới La Vang Cụ Quận dạy quan hầu đặt hai cây sáp trước bàn thờ Ðức Mẹ và đốt lên. Nhưng lạ thay, một cây sáng đỏ tử tế, còn cây kia đốt mãi vẫn không cháy, dù có chữa tim cẩn thận, ngọn đèn vẫn leo lét rồi phụt tắt liền. Khấn vái xong, Cụ Quận ra về nói với các quan hầu và người nhà rằng: "Tôi rất phân vân thấy hai cây đèn một cháy, một không, làm cách gì cây kia cũng vẫn không cháy. Có lẽ hoặc là Ðức Mẹ cho biết chỉ nhận lần này nữa thôi, còn lần khác Mẹ không cho nữa chăng".
Trong bút tích để lại, Cụ Quận có viết: "Tôi tưởng có dấu cho tôi hiểu là lần này Ðức Mẹ chỉ cho vì sự nài ép quá mà thôi…" Năm sau Vua Khải Ðịnh lại ngã bệnh, và đã băng hà cũng do một chứng bệnh ấy.
Lời Nguyện
Nguyện xin Mẹ cho nước Việt Nam chúng con trở nên nước của Ðức Mẹ như Bồ Quốc đã được các sử gia tặng vinh tước cao cả đó. Chúng con quyết từ tháng Mân Côi này củng cố nước của Mẹ bằng thứ khí giớ vô cùng sắc bén, vô cùng và luôn luôn tối tân, đó là Kinh Mân Côi.
Theo Văn khố tại Vương Cung Thánh Ðường La Vang, chúng ta đọc giai thoại sau đây:
Ngày lễ Tứ Tuần của Vua Khải Ðịng sắp đến; Triều đình Huế chuẩn bị xôn xao mừng Ðại Khánh; nhưng cả Hoàng cung rất lo lắng vì Nhà Vua ngã bệnh, lúc bấy giờ quyết đem hết tài lực cứu chữa song vô hiệu, bệnh tình cứ mỗi ngày mỗi trầm trọng thêm lên mãi. Ðã tới hồi nan phương, liền có quan cận thần tâu Nhà Vua biết sự cứu giúp linh ứng của Ðức Mẹ La Vang, và thỉnh cầu Nhà Vua nên tìm tới xin ơn Ðấng Thánh Mẫu.
Vua Khải Ðịnh cho mời ngay Cụ Quận công Nguyễn Hữu Bài (thân phụ Cha giáo Nguyễn quốc Bồng, chủng viện Tân Thanh, Bảo Lộc, 1954-1962) vào điện và xuống mạng theo Cụ ra La Vang khấn xin cùng Ðức Mẹ. Vâng Thánh dụ, Cụ Quận ra La Vang cầu xin, Ðức Mẹ đã nhậm lời cho Nhà Vua an thuyên và bình phục rất mau chóng.
Ðến lễ Tứ Tuần, Nhà Vua ngự triều tiếp kiến đình thần, quan khách, và dự được các nghi lễ yến tiệc. Sau lễ Tứ Tuần, một chiều kia Cố Trung ở Trí Bưu vào La Vang, đột ngột bảo ông từ Lê Hộ dọn dẹp trang hoàng Ðền Thờ, chưng hoa đèn trên bàn thờ, trải nệm và dọn mấy bàn quì đặc biệt. Cửa Ðền Thờ mở rộng; Cố Trung đứng đợi khách dưới tháp chuông.
Mãi đến nửa đêm, hai chiếc xe hơi bóng loáng đổ trước cấp tiền đường; nhưng vị khách rất sang trọng bước xuống. Cố Trung chào kính và đưa khách vào trước Cung Thánh. . . ấy là cuộc lễ tạ ơn của Nhà Vua.
Qua năm sau, Vua Khải Ðịnh lại ngã bệnh nguy cấp; một lần nữa, Nhà Vua nhờ Cụ Quận Nguyễn Hữu Bài ra khấn xin Ðức Mẹ. Lần này Nhà Vua cho các cận thần mang theo 2 cây sáp ong to lớn cao 1 thước và vòng lưng 3 tấc rưỡi để dâng cúng Ðức Mẹ. Ra tới La Vang Cụ Quận dạy quan hầu đặt hai cây sáp trước bàn thờ Ðức Mẹ và đốt lên. Nhưng lạ thay, một cây sáng đỏ tử tế, còn cây kia đốt mãi vẫn không cháy, dù có chữa tim cẩn thận, ngọn đèn vẫn leo lét rồi phụt tắt liền. Khấn vái xong, Cụ Quận ra về nói với các quan hầu và người nhà rằng: "Tôi rất phân vân thấy hai cây đèn một cháy, một không, làm cách gì cây kia cũng vẫn không cháy. Có lẽ hoặc là Ðức Mẹ cho biết chỉ nhận lần này nữa thôi, còn lần khác Mẹ không cho nữa chăng".
Trong bút tích để lại, Cụ Quận có viết: "Tôi tưởng có dấu cho tôi hiểu là lần này Ðức Mẹ chỉ cho vì sự nài ép quá mà thôi…" Năm sau Vua Khải Ðịnh lại ngã bệnh, và đã băng hà cũng do một chứng bệnh ấy.
Lời Nguyện
Nguyện xin Mẹ cho nước Việt Nam chúng con trở nên nước của Ðức Mẹ như Bồ Quốc đã được các sử gia tặng vinh tước cao cả đó. Chúng con quyết từ tháng Mân Côi này củng cố nước của Mẹ bằng thứ khí giớ vô cùng sắc bén, vô cùng và luôn luôn tối tân, đó là Kinh Mân Côi.
Lạy Mẹ Mân Côi, xin cho đất nước chúng con sớm thanh bình, để chúng con lại được tự do đến Bình Lợi, La Vang cao rao Danh thánh Mẹ. Xin Mẹ cho các con dân nước Việt đang rải rác khắp thế giới được luôn trung thành dùng khí giới sắc bén là Chuỗi Vàng Mân Côi, để chúng con chiến thắng những quyến dũ của vật chất xa hoa, để chúng con chống lại với sức mạnh của thần lực quỉ ma và để chúng con sáng suốt làm chủ chính con người chúng con, hầu chúng con luông xứng đáng là con riêng của Mẹ.
Windheim, ngày 18, tháng Juni,
năm 2012
Dr. Francis HO
(Trong bài
này tác giả có xử dụng nhiều tài liệu khác nhau tìm được trên Internet)
..............................................
PHỤ LỤC
Ai giữ chìa
khóa thiên đàng = Tràng Hạt MÂN CÔI
Ngày kia, Chúa Cha bỗng nhận ra trên Thiên Đàng sao
bát nháo quá : đông đảo hạng người
xuất hiện nhộn nhịp hẳn lên, bèn gọi Thánh Phêrô đến và hỏi :
- Này, anh có giữ cửa Thiên Đàng cẩn thận không
đấy? Dạo này ta thấy Thiên Đàng có vẻ lộn xộn lắm, anh lo mà sắp
xếp lại cho trật tự đi nhé !
Thánh Phêrô ngơ ngác bối rối nhưng cũng cung kính
đáp:
- Thưa vâng, con sẽ xem lại ạ!
Quay lưng đi, ông thầm nghĩ: Lạ nhỉ, Chuyện này là
thế nào? Mình vẫn giữ chìa khóa cẩn thận kia mà. Và ai tới của
Thiên Đàng cũng đều phải có tên trong danh sách mới được vào chứ. Sao
lại có đủ thứ người lạ xuất hiện thế này ? Không lẽ có sự gian
lận nào sao?...À! Phải rồi, hay còn chiếc chìa khóa nào khác giống
của mình nữa? - Ơ ! Cũng không phải, vì chính Thầy Giêsu đã trao nó cho
mình kia mà. Phải rồi, vậy chắc là Thầy còn một chiếc nữa. Phải đi
gặp Thầy mới được !
Nghĩ là làm. Phêrô ba chân bốn cẳng chạy đến với
Đức Giêsu kể lể sự tình rồi nói :
- Thưa Thầy, thế thì nhất định Thầy còn một
chiếc chìa khóa giống như thế nữa phải không ạ? Và Thầy đã mở cho
họ vào mà con không biết chứ gì?
Thế nhưng, Đức Giêsu mỉm cười nhìn ông, rồi bảo:
- Ta chỉ có duy nhất một chiếc chìa khóa nước
trời và tôi đã trao nó cho anh rồi còn gì.
- Thế thì con phải giải thích làm sao với Chúa
Cha sự tình này đây, thưa Thầy?
Đức Giêsu dịu dàng đáp :
- Anh đi mà hỏi Mẹ
Ta đấy !
Thế là Thánh Phêrô chạy đi tìm Đức Maria ngay. Tìm
khắp nơi mà chẳng thấy đâu. Hay Mẹ đang hát thánh ca với các thiên
thần? Nhưng đến chỗ ca đoàn các thiên thần thì không có… Phải, phải !
Chắc là đang ở chỗ các phụ nữ Giêrusalem. Đến chỗ các phụ nữ
Giêrusalem hay tụ tập, cũng không thấy… Ôi ! Chắc Mẹ đang cầu nguyện với các
Tông Đồ? Thế nhưng, cũng chẳng thấy bóng dáng Mẹ trong nhà các Tông
Đồ.
Mệt bở hơi tai, Phêrô thất thểu lê bước trở về, không
biết phải ăn nói làm sao với Chúa Cha. Bỗng trông thấy hình như có
một tên lạ hoắc kiểu như vừa mới
vào và đang dáo dác tìm chỗ trên Thiên Đàng, vội chặn người ấy
lại hỏi:
- Này, anh có trông thấy Đức Mẹ đâu không?
Gã này nhoẻn miệng cười toe toét, chỉ tay lên trên:
- Bẩm ngài, Mẹ đang ở trên sân thượng ấy ạ. Tôi vừa
mới được Mẹ đưa vào Thiên Đàng đấy, chưa biết ở đâu cả…
- Cái gì??? Thôi rồi, đích thị rồi !
Thế là ngài phóng thẳng lên sân thượng và trước đôi
mắt ngỡ ngàng của ngài, Đức Maria đang chồm người qua lan can sân
thượng, tay nắm một sợi dây thật dài, thòng xuống tận mặt đất, trên
đó lúc nhúc những người là người, đủ mọi sắc tộc, màu da, ngôn ngữ
đang bám vào để leo lên Thiên Đàng…
Dụi mắt nhìn kỹ, thánh Phêrô chợt nhận ra sợi dây ấy chính là tràng hạt Mân Côi.
Ông toát mồ hôi kêu lên :
- Trời ạ! Mẹ làm gì thế này?
Quay lạ, Đức Mẹ chỉ biết nhoẻn miệng cười cầu hòa
:
- Này Phêrô, Ta biết sao bây giờ? Anh thông cảm nhé !
Vì ta đã lỡ hứa với họ là ai siêng năng lần hạt Mân Côi và suy gẫm
các mầu nhiệm của Chúa Giêsu khi đọc kinh ấy thì sẽ được vào nước
trời. Họ đã nghe lời ta và đã đọc kinh Mân Côi, thế thì ta phải giữ
lời thôi…