Phong trào «Đấu Tranh Liên Tục», Berlinger, các phong trào
sinh viên, đảng cộng sản và chủ nghĩa Marx. Nhưng cũng có Radio Maria, Hội
Đồng Giám Mục Italy (CEI), phong trào bảo vệ sự sống, bảo vệ các giá trị Kitô
giáo và gia đình tự nhiên và những sở thích tinh thần với thẩm quyền giáo huấn
của ĐGH Biển Đức XVI.
Ông Paolô Sorbi tham gia một phong trào ở Ý mà một tờ báo
đặt cho cái tên trào phúng là «những người mácxít ratzingơ», mà tất cả các
thành viên đều là «những người được chiêu hồi» để có một «cái nhìn nhân chủng
học» của ĐGH Biển Đức XVI, ủng hộ bảo vệ sự sống «từ lúc thụ thai đến lúc chết
tự nhiên» và bảo vệ hôn nhân như một sự kết hợp giữa một người đàn ông và một
người đàn bà.
Ông đã đưa ra ở đây một sự chẩn đoán về các cuộc bầu cử
chính trị sắp tới ở Italy và cũng về cuộc «Biểu tình cho tất cả» được tổ chức
hôm chúa nhật trước đây, 13-01-2013, ở Paris và trong nhiều thành phố trên thế
giới.
Zenit – Hơn 800.000 người đã xuống đường hôm chúa nhật, ở Paris, để
biểu tình «chống» bản dự luật của chính phủ Hollande về hôn nhân giữa hai người
đồng phái và cho phép họ nhận con nuôi. Với tư cách một chuyên gia về các phong
trào quần chúng, ông có cái nhìn như thế nào về biến cố này?
Paolô Sorbi – Tôi
thấy rất là độc đáo sự kiện một cuộc biểu tình rộng lớn cho những lý tưởng hay
những giá trị đã nổi lên từ một tình hình ở châu Âu đang cơn suy thoái xã hội
trầm trọng (…). Cuộc biểu tình này thực chất là một hớp không khí, trước hết
bởi con số quan trọng người tham dự, nhưng cũng bởi tính cách độc đáo của sự
tham gia thế tục, không mang tính kỳ thị hay phản cấp tiến, nghĩa là chống một
đề nghị vô giá trị của đảng xã hội. Đây là một phong trào rất tích cực cũng vì
có sự tham dự của những phong trào đồng tính luyến ái mà không muốn biết đến
hôn nhân đồng tính – thật ra là một mâu thuẫn về từ ngữ – đó là không kể đến
nhiều lực lượng thế tục và khoảng 27 đại diện đảng xã hội không chấp nhận «một
cách mù quáng» đề nghị đạp đổ này. Sau cùng, một sự hiện diện đông đảo người
Hồi Giáo đã rất dễ thấy, cũng như cộng đồng Do Thái Giáo, với sự có mặt của Vị
Giáo Chủ ở Pháp là ông Gilles Bernheim.
Điểm cuối này xác định đây không phải là một sự phản đối «ngoan đạo»
của người Công Giáo, như một số cơ quan truyền thông đã gợi ý, mà là một sự
khẳng định các giá trị hoàn vũ vượt lên xa hơn cả những tín ngưỡng của mỗi
người?
Chắc chắn là như vậy, Cuộc biểu tình cho tất cả đã diễn ra
trên mặt thế tục và thuần lý, trong đó luận cứ Công Giáo không được kể đến. Người
Công Giáo hiện diện với tư cách là những công dân và những người có thiện chí,
và những Người Hồi Giáo, Do Thái Giáo vv… cũng thế. Những giá trị cần nêu lên
không riêng thuộc về Đức Tin hay về một tôn giáo nào, mà chúng có một đặc tính
nhân chủng học và nhân bản. Có cả một guồng máy công cụ hóa của nền văn minh
thống trị, rộng khắp châu Âu, kiểu cấp tiến – hư vô, nghĩa là không có giá trị.
Chúng ta phải hiểu rằng chúng ta là một thiểu số, ngoài con số 800.000 người
tham dự, là một con số lớn cho một cuộc biểu tình, nhưng không phải là con số
đáng kể trong các cuộc bầu cử, hay đầu phiểu (…)
Tôi xin trở lại một thành ngữ mà ông vừa sử dụng: «hôn nhân đồng tính
là một sự mâu thuẫn về từ ngữ». Ông muốn nói gì?
Tôi muốn nói rằng nếu hai người đồng tính muốn sống chung,
điều đó rất là chính đáng, mặc dù cá nhân tôi không không đồng ý vì tôi không
chia sẻ tư tưởng đồng tính luyến ái. Nhưng du nhập cái này vào trong hôn nhân,
thì thật tình là không được! Đây là một sự mâu thuẫn vì từ trước đã dự kiến, và
ở Pháp cũng vậy, rằng một cuộc hôn nhân không phải là giữa «người gieo giống 1»
và «người gieo giống 2», như đã được ghi trong dự luật, mà phải là sự kết hợp
giữa một người đàn ông và một người đàn bà với mục đích là sinh đẻ con cái. Và,
cũng ở Pháp, bộ luật dân sự nhấn mạnh điều này. Đây là một nguyên tắc tự nhiên
không được bóp méo bởi những dự án hay những sở thích của một cộng đồng thiểu
số như cộng đồng đồng tính kuyến ái.
Ông nghĩ thế nào về bản án mới đây của Tòa phá án Italy, ấn
định rằng một đứa trẻ vị thành niên có thể lớn lên một cách cân bằng, dù là
trong một gia đình cha mẹ đồng tính.
Chúng ta giải thích điều này như là sự phi lý và một sự diễn
giải sai lầm về những cuộc khảo cứu và những kết quả thăm dò từ phía những thẩm
phán, mà họ cũng như mọi người, có thể sai lầm. Tôi đánh giá cao giới thẩm phán
Italy, nhưng trong trường hợp này, tôi tin rằng đây chính là một «ngu xuẩn»
pháp lý khổng lồ.
Liên quan đến các cuộc bầu cử trong tháng tới ở Ý, nhiều
người là Công Giáo sẽ nhìn thấy toàn cảnh mà nền chính trị Italy dành cho
họ và sẽ cảm thấy «mất phương hướng». Theo ý ông, trên cơ sở những tiêu
chuẩn nào một người Công Giáo sẽ sử dụng lá phiếu của mình?
Tự do lương tâm! Một người Công Giáo phải thực hiện công
khai lý luận căn tính của mình, không quá khích, nhưng xuất phát từ căn tính
Kitô giáo của mình. Những tiêu chuẩn đều là chủ quan, người Kitô giáo phải suy
ngẫm… Tôi không đồng ý, và tôi cũng đã không bao giờ đồng ý, với sự thống nhất
chính trị của người Công Giáo; ngược lại, tôi chia sẻ hoàn toàn ý nghĩ rằng họ
phải được phân bố trên mọi mặt trận.
Ông là thành viên của nhóm nổi danh «mácxít-ratzingơ». Chính xác đây là
cái gì?
Xin giải thích trước hết, đây là một cái tên rất dễ thương
của cái có thể gọi là «marketing chính trị» mà tờ báo Corriere della Sera đã
gán cho chúng tôi, nhưng thật ra nó không phản ánh thực tế. Chúng tôi là một
nhóm 4 người : cá nhân tôi, và các giáo sư Tronti, Vacca và Barcellona,
tất cả đều xuất thân từ đảng cộng sản và đã làm chứng -3 người với tư cách
không có đức tin và tôi với tính cách là có đức tin- rằng từ khởi thủy con
người luôn là có vị trí tối thượng, ngay cả trong những thập niên khi đó tôi
còn là một đảng viên cộng sản hăng say hoạt động. Người ta gọi chúng tôi là phe
phái «ratzingơ» vì chúng tôi đánh giá cao (cá nhân tôi vì đức tin, các bạn tôi
vì kính nể) việc soạn thảo tín lý và nhân chủng học của Joseph Ratzinger (ĐGH
Biển Đức XVI).
Đặc biệt, chúng tôi nghĩ rằng quan hệ giữa đức tin và lý trí,
do nhà trí thức lớn Âu Châu là Đức Thánh Cha soạn thảo, cũng như những bình
luận của ngài về thời sự khủng hoảng kinh tế mà ngài đã viết trong Caritas in
veritate, là một sự đóng góp cơ bản cho những viễn cảnh tương lai của nhân loại
và của cuộc tân Phúc Âm hóa.
Ông có sau lưng ông một quá khứ mang tính biểu tượng : quá khứ của
một người cộng sản cực tả đã tìm thấy trong những đại lý tưởng Kitô giáo những
đáp án cho cuộc cách mạng mà ông đã đi theo để đấu tranh. Chuyện gì đã xảy ra?
Đúng ra, phải nói ngược lại là : một người Kitô giáo đã
trở thành một người hoạt động tích cực. Ngày nay, điều này có thể gây căm phẫn
bởi vì ở châu Âu, chúng ta sống vì những danh từ, những tĩnh từ đã được chuyển
lại trong một bầu khí cực hữu đáng sợ. Vào thời đại của tôi, rất may, tất cả
những chuyện này không có; trái lại, đã có một bầu khí bao dung, tự do, đối
thoại. Tôi là đứa trẻ điển hình của những năm 60-70, đã đấu tranh theo phe tả
cho đến năm 1989, sau một thời gian dài «suy nghĩ». Tôi đi vào chính trị lúc
mới 17-18 tuổi, trong cái cánh tả lúc đó mệnh danh là Công Giáo dấn thân, trong
giai đoạn tiền công đồng, trên những tiêu đề xã hội như người nghèo, các phong
trào giải phóng dân tộc, tình đoàn kết, v.v… Tất cả dưới quyền giáo huấn của
những nhân vật rất nổi tiếng như giáo sư La Pira, don Lorenzo Milani và nhất là
Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, mà tôi còn vô cùng ngưỡng vọng. Tôi thuộc về cái
thế hệ đang chuẩn bị cho bầu khí của Công Đồng Vaticanô II và đã tạo ra hay đã
tham gia trong nhiều phong trào (…)
Rồi sau đó chuyện gì đã xảy ra?
Chủ nghĩa cộng sản đã bại trận. Tôi đã không trở lại, lúc
đó, vào trong cơ chế đồi bại của thế hệ những người cộng sản biến thành đảng
viên đảng xã hội, hay dân chủ xã hội và tất cả những thứ «tự do cấp tiến» mà
tôi không chia sẻ nổi, nhất là vì sự đoạn tuyệt với những giá trị của con người
(…)
Nguyên tác: „De Marx à Ratzinger, par PaoloSorbi”
Salvatore Cernuzio
Mạc Khải phỏng dịch
Nguồn: Lam Hồng