"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Thư mời tham dự lễ kỷ niệm 35 năm tàu CAP ANAMUR ra khơi cứu thuyền nhân Việt Nam


Cách đây đúng 35 năm, vào ngày 09.08.1979, con tàu mang tên CAP ANAMUR đã trực chỉ biển Đông với một sứ mạng duy nhất là cứu các thuyền nhân Việt Nam liều mình vượt biển để trốn chạy nạn cộng sản.
Việc làm của Cap Anamur đã được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân Đức. Đã có gần 10 triệu người Đức liên tục đóng góp tài chánh yểm trợ các con tàu Cap Anamur từ 1979 đến 1986. Nhờ sự tiên phong của người dân Đức các chính trị gia và chính quyền Đức sau đó đã nhập cuộc và chương trình này đã tạo nên một làn sóng cứu trợ nhân đạo mạnh mẽ.

Kết quả cụ thể là 11.300 thuyền nhân tị nạn Việt Nam đã được vớt ngoài biển Đông. Đại đa số hiện nay định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, thành công và hội nhập thật tốt đẹp.


Mốc điểm 35 năm không chỉ là cơ hội để kỷ niệm ngày con tàu nhân đạo lần đầu tiên ra khơi, nhưng còn là cơ hội cho tất cả người Việt Tị Nạn biểu lộ lòng tri ân sâu xa của mình đối với nhân dân và chính quyền Đức, Ủy Ban Cap Anamur và cách riêng đối với tiến sĩ Rupert Neudeck, người sáng lập chương trình này. Tri ân vì chúng ta đã được cứu sống trong cơn thập tử nhất sinh. Tri ân vì chúng ta đã được tiếp nhận, đùm bọc, giúp đỡ để vượt qua những khó khăn và gầy dựng một cuộc sống mới tốt đẹp trong một xã hội tự do, dân chủ và nhân bản.

Trân trọng kính mời Quý Vị đến tham dự

* Lễ kỷ niệm 35 năm con tàu Cap Anamur, được tổ chức

ngày thứ bảy, 09.08.2014
từ 13:00g đến 16:00g
Johannisbollwerk
20459 Hamburg
tại hải cảng Hamburg 
(trước Tượng Đài Thuyền Nhân)
U/S-Bahn Landungsbrücken

Trong buổi lẽ sẽ có sự hiện diện của nhiều chính trị gia và yếu nhân của chính quyền liên bang và tiểu bang. Đồng thời cũng có đại diện của trung tâm ASIA và đài truyền hình SBTN đến từ Hoa Kỳ

* Đêm Văn Nghệ sẽ được tổ chức sau đó

từ 18:00g đến 24:30g
tại Helmut-Schmidt-Universität der Bundeswehr in Hamburg
Holstenhofweg 85
22043 Hamburg

với sự tham gia của các hội đoàn và cá nhân trong và ngoài Hamburg.
Đặc biệt có sự tham dự của Ban Nhạc Cát Bụi Hamburg.

Trong đêm văn nghệ có bán thức ăn Việt Nam. Vào cửa miễn phí.

Thay mặt Ban Tổ Chức

* Komitee Cap Anamur e.V. và Grünhelme e.V.                    
TL Nguyễn Hữu Huấn      
Đt. 0163 7339348              
nguyenhh@gmx.net

* Hội NVTNCS tại Hamburg
 Lê Ngọc Tùng, chủ tịch
Đt. 0152 29514242
thuongquavietnam75@hotmail.com
------------------------------------------
Warum wir uns noch einmal in Hamburg treffen wollen?
Und dann auch noch am 9. August 2014, 14 Uhr an den Landungsbrücken in der Freien und Hansestadt Hamburg?

Die Flucht von hunderttausenden Vietnamesen über das Südchinesische Meer war wie eine Tsunami-Katastrophe, nur noch schlimmer. Diese Menschen setzten damals ihre eigene Sicherheit aufs Spiel, um einem Regime zu entfliehen, das sie nicht so leben lassen wollte, wie sie es sich vorstellten und wünschten.

In Deutschland und Frankreich und auch anderen Ländern Europas sind damals Menschen bereit gewesen, diesem Massen-Ertrinken im Süd-Chinesische Meer nicht nur als passive Zuschauer am Fernsehschirm beobachtend beizuwohnen, sondern sich aktiv dagegenzustellen.

Die Deutschen haben sich damals am weitesten aus dem Fenster gehängt. Bis zehn Millionen Spender haben das Schiff Cap Anamur und die nächsten drei schiff bis 1986 unterstützt, so dass diese Aktion damals eine der deutschen Gesellschaft war. Die Bürger sind vorangegangen, die Politik und die Regierungen kamen hinterher. Aber am Ende war es eine wunderbare Gemeinschaftsaktion.

Unendliche viele meiner Mitbürger haben dabei mitgeholfen. Einige waren besonders prominent und wichtig: der unvergessliche Schriftsteller Heinrich Böll, der deutsche Fernsehmoderator Franz Alt, der Niedersachsen Ministerpräsident Ernst Albrecht, der deutsche Kabarettist Dieter Hildebrandt.

Meine Vietnamesen, wie ich sie alle später immer wieder nennen durfte, haben uns Deutsche dann noch mit einem unerwarteten Geschenk belohnt. Sie wurden für die deutsche Gesellschaft ganz wertvoll, sie wurden geradezu die Lieblinge der Nation. Als die Vietnamesen bei der Enthüllung des Gedenksteins an den Landungsbrücken in Hamburg die deutsche Nationalhymne sangen, sah ich, wie Wolfgang Schäuble, damals Bundesinnenminister, sich die Tränen aus den Augen wischen musste.

Wir wollen diese wunderbare Gelegenheit noch einmal feiern. Am 9. August 2014 - 35 Jahre nach dem wir mit dem Schiff um 15.23 Uhr aus dem japanischen Hafen ausgelaufen sind, wollen wir den eigenen Mitbürgern danken für eine der schönsten lebensrettenden Aktionen in der deutschen Nachkriegsgeschichte. Hamburg, so können wir dem Ersten Bürgermeister Olaf Scholz versprechen, wird am 9. August 2014 im Meer von jungen und alten Vietnamesinnen und Vietnamesen versinken, die alle dorthin kommen, um das Danke an die deutschen Gesellschaft und die deutsche - Bundes- und Länderregierungen zu sagen.

Dr. Rupert Neudeck (27.04.2014)
Gründer von Cap Anamur und den Grünhelmen e.V.

..........................................
Tại sao chúng ta muốn tái ngộ tại Hamburg 
vào ngày 09.08.2014 tại hải cảng của thành phố Hamburg?

Cuộc vượt biển tìm tự do của hàng trăm ngàn người Việt Nam trên biển Đông đã giống như một cơn đại hồng thủy, nhưng khủng khiếp hơn. Những con người này lúc đó đã đánh đổi sự an ninh bản thân chỉ để mong thoát khỏi tay của một chế độ đã không muốn cho họ có cuộc sống như họ ước mơ và mong đợi.

Khi đó tại Đức, Pháp và các quốc gia Âu Châu khác nhiều người đã không muốn chỉ là những khán giả truyền hình thụ động ngồi xem cảnh chết đuối hàng loạt trên biển Đông, nhưng đã muốn hành động để giải quyết nó.

Trong số đó, người Đức đã là những người liều lĩnh và nhiệt tình nhất trong việc này. Gần 10 triệu người đã liên tục ủng hộ con tàu Cap Anamur cũng như ba con tàu kế tiếp cho đến năm 1986, và đã biến hoạt động này thành một trong những hoạt động của cả xã hội Đức. Người dân đã đi tiên phong, và rồi cơ cấu chính trị cũng như chính quyền đã đi theo, để cuối cùng nó đã trở thành một hành động tập thể thật tuyệt vời.

Rất nhiều công dân không kể xiết đã cùng trợ lực. Trong đó có một số yếu nhân quan trọng như nhà văn nổi tiếng Heinrich Böll, ký giả truyền hình Franz Alt, thống đốc tiểu bang Niedersachsen, ông Ernst Albrecht, nghệ sĩ hài nổi tiếng Dieter Hildebrandt.

Những người bạn Việt Nam của tôi – như tôi sau này vẫn gọi họ như thế - sau đó đã đem lại cho chúng tôi, những người Đức, một món quà bất ngờ: Họ đã trở thành những nhân tố giá trị cho xã hội Đức; họ đã trở thành những kẻ đáng yêu của quốc gia này. Khi người Việt Nam hát bài Quốc Ca Đức trong buổi lễ khánh thành Tượng Đài Thuyền Nhân tại hải cảng Hamburg, tôi đã nhìn thấy ông Wolfgang Schäuble, hồi đó còn là Bộ Trưởng Nội Vụ liên Bang  lau những giọt nước mắt lăn trên má mình.

Chúng tôi muốn nhân cơ hội tuyệt vời này để cùng mừng ngày lễ một lần nữa. Vào ngày 09.08.2014, 35 năm sau ngày chúng tôi đã cùng với con tàu rời hải cảng Nhật lúc 15:23 giờ, chúng tôi muốn cám ơn những người dân của mình vì những hoạt động cứu người thật đẹp trong giai đoạn lịch sử thời hậu chiến của nước Đức.

Và chúng ta có thể hứa hẹn với ông thị trưởng của Hamburg Olaf Scholz rằng, vào ngày 09.08.2014 Hamburg sẽ chìm trong biển người Việt Nam, già có, trẻ có; tất cả sẽ kéo đến Hamburg để biểu lộ lòng tri ân đối với nhân dân Đức cũng như với chính quyền liên bang và tiểu bang.

Ts. Rupert Neudeck (27.04.2014)
Người thành lập Cap Anamur và Grünhelme e.V.

(Chuyển ngữ: JB Lê Văn Hồng)