Người dân Philippines và công dân Việt Nam tại Philippines vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về biển Đông sáng 12/7/2016. AFP photo
RFA-12.07.2016 | Ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế tại La Haye ra phán quyết nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình cho hay, Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa, nói thêm là chính phủ sẽ có tuyên bố chính thức về nội dung phán quyết này.
Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan, nói rằng:
“Với kết quả thắng lợi này của Philippines có thể nói rằng nó có một phần hỗ trợ cho Việt Nam trong vấn đề bác bỏ tính pháp lý của đường 9 đoạn. Không riêng gì Việt Nam mà tất cả các nước có đòi hỏi chủ quyền đều thấy đây là nhân tố mới, thuận lợi cho cuộc đấu tranh về mặt pháp lý. Với phán quyết chiều 12 tháng 7 hôm nay thì nhãn tiền Việt Nam đã hiểu được giá trị của pháp lý trong tương lai. Và đã là công cụ pháp lý thì một nước như Việt Nam không thể buông cái công cụ hữu hiệu ấy được”.
Cũng lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, từ Hà Nội tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao,viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển của Việt Nam cho rằng:
“Theo tôi có thể nói Việt Nam là một nạn nhân rất nặng nề trong những hành vi bành trướng, thôn tính hoặc sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Do đó việc đấu tranh ngoại giao, đặc biệt đấu tranh pháp lý đây là thời cơ rất thuận lợi cho Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần phải kiên quyết hơn nữa trước những hành vi của Trung Quốc. Đặc biệt ngay ngày hôm nay, Trung Quốc tiếp tục có hành vi sử dụng vũ lực trên Biển Đông: dùng tàu đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Trước bối cảnh như thế chính phủ Việt Nam không thể nào chỉ dừng lại ở việc tuyên bố phản đối thông qua người phát ngôn của Bộ Ngoại giao. Chính phủ Việt Nam cần phải có quyết đoán chính trị trong thời điểm này. Cần phải tính đến việc khởi kiện và cần phải có những biện pháp đấu tranh ngoại giao khác để gây áp lực lên Trung Quốc buộc phải chấp hành trật tự pháp luật quốc tế cũng như Công ước Luật biển năm 1982.”
Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế
Trong phán quyết mới đưa ra hôm 12.07.2016 liên quan đến vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với những nguồn tài nguyên nằm trong khu vực thường được gọi là “đường lưỡi bỏ” mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra để nhận chủ quyền thuộc về mình
Theo Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế, bằng những hành động khác nhau Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Philippines tại vùng đặc quyền kinh tế, như ngăn chận tầu cá, tàu thăm dò của Phi, xây dựng đảo nhân tạo.
Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng Tài Thường trực Quốc Tế cũng nói rõ Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế nào ở quần đảo Trường Sa, có nghĩa là ngay cả đảo Ba Bình mà Đài Loan đang kiểm soát cũng không phải là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
Phán quyết còn viết rằng Trung Quốc đã gây nhiều tai hại không thể khắc phục được đối với các rặng san hô ở Trường Sa, cũng như tạo nguy cơ, gây căng thẳng vì tầu tuần tra của Trung Quốc có thể va chạm với tầu của Philippines trong khu vực.
Cũng ở điểm này, phán quyết còn lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, gọi việc Bắc Kinh cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo là điều không phù hợp với trách nhiệm của một quốc gia trong lúc đang giải quyết tranh chấp về chủ quyền.
Nhận định về phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao nói với RFA:
“Phán quyết này khẳng định công lý, pháp lý quốc tế đã được thực thi một cách rõ ràng; một thắng lợi chung cho các quốc gia chứ không phải một mình Philippines. Phán quyết cũng là một bài học cho Trung Quốc, một lời cảnh báo đối với Trung Quốc cần phải ứng xử, hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế chứ không thể cậy sức mạnh quân sự của mình để phá rối trật tự pháp luật quốc tế.”
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế sẽ có những tác động rất quan trọng trong việc giải quyết những tranh chấp mang tính lịch sử ở Biển Đông:
“Tôi nghĩ rằng tin này rõ ràng là một cái tin quan trọng, bởi vì trong lịch sử hiếm khi có một cái tin như thế này. Nhất là lịch sử tại Biển Đông thì đây là lần đầu tiên và cho tới bây giờ chưa ai đánh giá được tác động của việc này đối với tình hình khu vực, đối với tập hợp lực lượng ở đây nó có thể có mặt hại tức là thúc đẩy cuộc đấu tranh nhưng nó cũng có thể có cái mặt trái là phân hóa lực lượng.”
Phản ứng của Philippines và Trung Quốc
Ngay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc tế, Bộ Ngoại Giao Philippines lên tiếng hoan nghênh phán quyết của Tòa, đồng thời kêu gọi dân chúng bình tĩnh, đừng có những hành động quá khích.
Kêu gọi bình tĩnh cũng là điều được Ngoại Trưởng Perfecto Yasay của Philippines nói đến, cho rằng không chỉ mình Phi mà ngay chính những quốc gia liên hệ cũng phải bình tĩnh và tự kiềm chế.
Trong tuyên bố đưa ra với báo chí, Ngoại Trưởng Phi cũng cho hay Manila đang nghiên cứu về phán quyết của Tòa, và gọi phán quyết này mang một ý nghĩa rất quan trọng.
Bộ Ngoại Giao Phi còn nhắc nhở những công dân Phi đang có mặt tại Trung Quốc nên tránh tối đa, đừng thảo luận, tranh luận với người dân địa phương về phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế.
Tân Tổng Thống Phi, ông Rodrigo Duterte cũng nói là rất phấn khởi trước phán quyết của Tòa, đồng thời nhắc lại rằng ông sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc để tìm giải pháp thuận lợi nhất cho cả đôi bên.
Về phần Trung Quốc, ngay từ ngày đầu Bắc Kinh đã lên tiếng nói không tham gia vào vụ kiện, đồng thời cũng không công nhận mọi phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra.
Mới tuần trước khi nói chuyện qua điện thoại với Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc gọi Tòa Trọng Tài Quốc Tế là trò hề, cần phải chấm dứt ngay tức khắc.
Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không quan tâm và cũng không chấp nhận phán quyết mà Tòa vừa đưa ra.
Phản ứng Quốc tế
Tại Washington, Hoa Kỳ xem phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế là phán quyết chung cuộc và có giá trị pháp lý, đồng thời kêu gọi cả hai chính phủ Philippines và Trung Quốc không nên đưa ra những lời tuyên bố hoặc hành động mang tính khiêu khích, nhắc lại lập trường của nước Mỹ là mọi tranh chấp đều phải giải quyết bằng thương thuyết, ôn hòa.
Lên tiếng sau khi Tòa Trọng Tài Quốc Tế ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, phát ngôn viên John Kirby của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng Washington hy vọng cả Philippines lẫn Trung Quốc tuân thủ phán quyết mà tòa đưa ra.
Mặc dù từ chối bình phẩm về phán quyết mà Tòa mới công bố, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ cho rằng phán quyết này sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết ôn hòa tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, bảo thêm phán quyết có giá trị pháp lý và những nước liên quan cần phải tuân thủ.
Tại Nhật Bản, Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida gọi phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế là phán quyết chung cuộc, mang tình ràng buộc về pháp lý, đòi hỏi tất cả các nước liên hệ phải tuân thủ.
Ngoại Trưởng Kishida cũng nói rằng Nhật Bản tôn trọng luật pháp, không chấp nhận việc sử dụng võ lực để giải quyết tranh chấp.
Cũng cần nói thêm là trước khi phán quyết được Tòa công bố, Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu là ông Donald Tusk đang có mặt tại Bắc Kinh. Trong cuộc thảo luận với Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Tusk nhấn mạnh phán quyết mà Tòa đưa ra mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bảo vệ trật tự thế giới.
Ông Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk còn nói rằng tất cả mọi quốc gia đều có bổn phận phải bảo vệ điều này.
Riêng với Đài Loan, tin tức chứng tôi ghi nhận được cho thấy dường như chính phủ Đài Bắc tỏ ý không công nhận phán quyết của Tòa.
Theo lời phát ngôn viên chính phủ Đài Loan, Tổng Thống Thái Anh Văn và các quan chức Đài Bắc đang phân tích phán quyết, nhắc lại mục tiêu của Đài Bắc là bảo vệ chủ quyền và lợi ích tại Trường Sa, bảo vệ đảo Thái Bình và tăng cường hoạt động tuần tra để bảo vệ an ninh lãnh hải. Đảo Thái Bình tức là đảo Ba Bình mà Việt Nam nói là có chủ quyền.
Tại Washington, Hoa Kỳ xem phán quyết Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế là phán quyết chung cuộc và có giá trị pháp lý, đồng thời kêu gọi cả hai chính phủ Philippines và Trung Quốc không nên đưa ra những lời tuyên bố hoặc hành động mang tính khiêu khích, nhắc lại lập trường của nước Mỹ là mọi tranh chấp đều phải giải quyết bằng thương thuyết, ôn hòa.
Lên tiếng sau khi Tòa Trọng Tài Quốc Tế ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, phát ngôn viên John Kirby của Bộ Ngoại Giao Mỹ nói rằng Washington hy vọng cả Philippines lẫn Trung Quốc tuân thủ phán quyết mà tòa đưa ra.
Mặc dù từ chối bình phẩm về phán quyết mà Tòa mới công bố, nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ cho rằng phán quyết này sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết ôn hòa tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, bảo thêm phán quyết có giá trị pháp lý và những nước liên quan cần phải tuân thủ.
Tại Nhật Bản, Ngoại Trưởng Nhật Fumio Kishida gọi phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế là phán quyết chung cuộc, mang tình ràng buộc về pháp lý, đòi hỏi tất cả các nước liên hệ phải tuân thủ.
Ngoại Trưởng Kishida cũng nói rằng Nhật Bản tôn trọng luật pháp, không chấp nhận việc sử dụng võ lực để giải quyết tranh chấp.
Cũng cần nói thêm là trước khi phán quyết được Tòa công bố, Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu là ông Donald Tusk đang có mặt tại Bắc Kinh. Trong cuộc thảo luận với Thủ Tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Tusk nhấn mạnh phán quyết mà Tòa đưa ra mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bảo vệ trật tự thế giới.
Ông Chủ Tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk còn nói rằng tất cả mọi quốc gia đều có bổn phận phải bảo vệ điều này.
Riêng với Đài Loan, tin tức chứng tôi ghi nhận được cho thấy dường như chính phủ Đài Bắc tỏ ý không công nhận phán quyết của Tòa.
Theo lời phát ngôn viên chính phủ Đài Loan, Tổng Thống Thái Anh Văn và các quan chức Đài Bắc đang phân tích phán quyết, nhắc lại mục tiêu của Đài Bắc là bảo vệ chủ quyền và lợi ích tại Trường Sa, bảo vệ đảo Thái Bình và tăng cường hoạt động tuần tra để bảo vệ an ninh lãnh hải. Đảo Thái Bình tức là đảo Ba Bình mà Việt Nam nói là có chủ quyền.