"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Bí ẩn Đại Hồng Thủy và con tàu của Noah



Vào năm 1959, Llhan Durupinar, lúc ấy đang là một viên đại úy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã khám phá ra một hình thù bất thường trong khi đang kiểm tra các bức ảnh chụp từ trên không. Vật thể này lớn hơn một sân bóng đá, nổi bật lên khỏi địa hình đồi núi mấp mô ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy núi Ararat, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ.


Tọa độ con tàu: 39 26’ 26.09″ Bắc, 44 14’ 04.29″ Đông

Con tàu nằm giữa một dòng bùn cổ (Ảnh chụp năm 1959)

Đây là một khu vực xa xôi hẻo lánh, chỉ có dân cư của một số ngôi làng nhỏ sinh sống tại đây. Trước đó chưa hề có báo cáo nào về vật thể kỳ lạ này. Vì vậy đại úy Llhan Durupinar đã chuyển âm bản của bức hình cho chuyên gia chụp ảnh trên không là tiến sỹ Brandenburger, thuộc Trường đại học bang Ohio nước Mỹ. Sau khi nghiên cứu bức ảnh chụp của đại úy Llhan Durupinar, Brandenburger kết luận: “Tôi chắc chắn, rằng vật thể này là một con tàu. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, tôi chưa từng trông thấy vật thể nào như cái này…”.


Vào năm 1960, bức ảnh phía trên đã được xuất bản trong tạp chí LIFE trong bài viết tựa đề “Có phải tàu Noah?“. Cũng trong năm đó một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đi theo đại úy Llhan Durupinar đến địa điểm trong tấm hình. Họ trông đợi sẽ tìm được những cổ vật hay cái gì đó mà có thể chứng minh vật thể lạ kia đúng thật là một con tàu. Sau hơn 1 ngày đào bới trong khu vực mà không tìm được, họ tuyên bố rằng vật thể lạ có vẻ chỉ là một kiến tạo tự nhiên. Câu chuyện nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Vào năm 1977, Ron Wyatt tới viếng thăm địa điểm này. Được chính quyền địa phương cho phép, Ron và những người khác đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Họ sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, tiến hành thăm dò cẩn thận, thực hiện các phân tích hóa học, vv… Những kết quả thu được hoàn toàn xứng đáng với tâm sức mà họ đã bỏ ra. Những khám phá của họ đã làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Vật thể lạ quả thực là một con tàu cực kỳ cổ xưa. Đó là một con tàu rất lớn, thuộc “thời tiền sử”, tại sườn núi ở độ cao 2.000m trên mực nước biển,… và không chỉ có thế.

Bằng chứng trực quan

Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo các kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, đầu kia bo lại – đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m (chính xác 300 cubit Ai Cập).



Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, đã được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A). Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy dáng cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khác, phần lớn vẫn chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được.

Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao cuộc khảo sát năm 1960 đã không có kết quả, bởi tại những chỗ mà họ tìm kiếm, gỗ đều đã hóa thạch và xói mòn từ rất lâu trước đó.

Dấu vết những thanh sườn gỗ hóa thạch bên mạn tàu

Con tàu này nằm giữa một dòng bùn khô. Căn cứ theo vị trí của con tàu và dòng bùn, có thể thấy rõ vật thể này đã bị cuốn trôi cùng dòng chảy của bùn, ra cách xa khỏi vị trí ban đầu của nó khoảng 1,6 km. Các nhà địa chất học tin rằng ban đầu con tàu này nằm ở vị trí cao hơn chỗ hiện tại khoảng 300m, và bị bao bọc trong một lớp bùn cứng hơn. Họ cho rằng một trận động đất hồi năm 1948 đã phá vỡ lớp vỏ bùn cứng ấy và làm con tàu lộ ra. Điều này cũng được dân làng xung quanh đó xác nhận.

Phân tích tàn tích của con tàu, sử dụng các phương tiện khác nhau, người ta xác định con tàu ban đầu có cấu trúc khá phức tạp, với các kích thước cụ thể ghi trong hình:

Radar xuyên đất

Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu của nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR).



Đội các nhà địa chất đánh dấu các dải băng màu vàng dọc theo vật thể. Sau đó họ rà quét theo các đường này để thu thập dữ liệu và phân tích. Sau khi phân tích toàn bộ, họ đã lập ra được bản đồ của vật thể cùng với những gì đang nằm bên dưới mặt đất. Và kết quả là đây:

Radar ngầm đã giúp xác định rõ các cấu trúc bên dưới mặt đất. Chúng hoàn toàn đối xứng và có bố cục rất hợp lý.

“Dữ liệu này không tương ứng với kiến tạo địa chất tự nhiên. Chúng là những cấu trúc nhân tạo…”- Ron Wyatt cho biết.

Radar cũng cho thấy nhiều cấu trúc cây gỗ bên trong thân tàu. Các phân tích đã xác định chúng là những thanh gỗ sống tàu, sống phụ, mép tàu, các buồng ở, các buồng động vật, hệ thống thang (con tàu có 3 tầng), cánh cửa phía mũi mạn phải, 2 cái thùng lớn ở gần mũi tàu kích thước 14 x 24 inch, và một giếng trời nhỏ ở khu vực chính giữa con tàu để thông khí cho toàn bộ 3 tầng của con tàu tiền sử vĩ đại này.

Các hiện vật

Sử dụng máy Radar xuyên đất, Ron Wyatt đã khám phá ra một khoang trống ở bên mạn phải của con tàu. Ông khoan vào bên trong khoang trống này để lấy mẫu và đã thu được những thứ rất thú vị.

Trái: lỗ khoan dò. Phải: phân động vật hóa thạch

Trái: gạc hươu hóa thạch. Phải: một chùm lông mèo

Có lẽ khám phá quan trọng và đáng kinh ngạc nhất thu được từ hiện trường là một miếng gỗ đã hóa thạch. Khi mới được tìm thấy, người ta tưởng rằng đó là một miếng gỗ đơn thuần của sàn tàu. Nhưng khi kiểm tra kỹ lưỡng hơn, nó hóa ra gồm 3 tấm ván khác nhau, được cán mỏng sau đó gắn chặt với nhau bằng một loại keo dán hữu cơ. Nó rất giống với cách chế tạo gỗ dán của chúng ta ngày nay! Gỗ dán có sức bền lớn hơn nhiều so với gỗ thường. Điều này chứng tỏ người cổ xưa có trình độ công nghệ rất cao.


Trái: Các kiểm tra do phòng thí nghiệm Galbraith Labs tại Knoxville, Tennessee, Mỹ thực hiện, cho thấy mẫu gỗ hóa thạch chứa 0,7% carbon hữu cơ.
Phải: Bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này, người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt

Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch.

Điều thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa, là người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này.

Trong sách Genesis 6:14, Thần bảo Noah “hãy tự đóng một con tàu bằng gỗ gopher”. Từ “Gỗ gopher” này thực ra là lỗi dịch sai, đúng ra phải là “gỗ kopher”. Kopher nghĩa là nhựa đường, “gỗ kopher” nghĩa là gỗ được phủ nhựa đường.

Ký tự tương đương với “g” và “k” trong tiếng Do Thái cổ

Nguyên nhân là khi người ta dịch Genesis từ văn bản tiếng Do Thái cổ sang tiếng Anh, thì họ đã bị lẫn lộn giữa ký tự G và ký tự K, vốn có cách viết rất giống nhau trong tiếng Do Thái. Thực ra bản Bible tiếng Anh, phiên bản King James, có nhiều lỗi dịch sai tương tự như thế. Ví dụ: Acts 7:45, Hebrews 4:8,… Đáng chú ý là nhiều phiên bản Bible các thứ tiếng khác lại dịch từ tiếng Anh ra, cho nên lỗi hiểu sai và dịch sai còn phổ biến hơn nhiều.

Chúng ta thường bị dạy một cách quá bài bản rằng loài người trải qua “thời kỳ đồ đá”, “thời kỳ đồ sắt”, vv… Người ta xếp “thời kỳ đồ sắt” vào khoảng hơn 3.000 năm trước đây. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có những cây đinh sắt, cắm bên trong một tấm gỗ dán đã hóa thạch, của một con tàu khổng lồ thời tiền sử.

Mẫu vật đáng kinh ngạc nhất đã được khám phá nhờ các máy dò kim loại. Đội nghiên cứu đã xác định được một số vị trí mà ở đó có tín hiệu mạnh nhất. Sau khi đào lên, họ đã tìm thấy những cái đinh tán lớn có hình đĩa. Quan sát, chúng ta đều có thể thấy chỗ mà những đinh tán này đã được gõ bẹt đầu sau khi xỏ xuyên qua lỗ.

Chiếc đinh tán cắm ngập vào phần thân gỗ hóa thạch. Kết quả phân tích cho thấy nó được làm bằng một loại hợp kim mà thành phần có chứa cả nhôm

Người ta tiến hành phân tích để tìm hiểu xem kim loại gì đã được sử dụng để làm ra những cái đinh tán đó. Kết quả là: nó có chứa sắt (8.38%), nhôm (8.35%) và titan (1.59%). Nhưng đó chỉ là phần kim loại chưa bị rỉ sét hẳn, cho nên thành phần nguyên thủy ban đầu của thứ hợp kim kỳ lạ này chính xác gồm những gì vẫn còn là bí ẩn.


Sách giáo khoa nói rằng trong tự nhiên nhôm không tồn tại ở dạng kim loại, rằng đến cuối thế kỷ 19 người ta mới sản xuất được nhôm vì việc này đòi hỏi công nghệ luyện kim và kỹ thuật rất cao. Hợp kim Sắt-Nhôm tạo ra lớp nhôm ôxit mỏng có khả năng chống rỉ và ăn mòn rất tốt. Thành phần titan giúp hợp kim bền vững hơn. Có lẽ nhờ vậy mà những chiếc đinh tán còn tồn tại được đến tận ngày nay mà chưa bị rỉ nát.

Tàu Noah bị lãng quên từ bao giờ?

Cách con tàu vài km, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm ngã trên mặt đất. Những khối đá này nặng nhiều tấn, có lỗ xuyên qua. Các nhà nghiên cứu đã xác định rõ rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng.


Những khối đá neo này thường có nhiều dấu khắc chữ thập. Những dấu khắc hình chữ thập trên những khối đá này là do những người hành hương từ thời Trung cổ tới đây để được chiêm ngưỡng con tàu huyền thoại. Thực ra, con tàu này đã nổi tiếng ngay từ thời Trung cổ, thậm chí là từ trước đó nữa. Địa điểm của con tàu này đã được ghi lại trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau.

Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) nói rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Địa điểm trong thực tế tên là Nasar.

Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Một giọng nói cất lên: “Đất hãy rút nước của ngươi. Trời hãy ngừng mưa của ngươi”. Hồng Thủy dịu đi và ý chí của Allah đã được thực hiện. Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết“. Chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.

Cổ thư Genesis 8:4-5 (thuộc bộ sách Bible) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”. (chính xác)

Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab. (chính xác)

Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab. (chính xác)

Vào thế kỷ 13, một du khách tên là Willam đã nói rằng ngọn núi Masis là vị trí mà con tàu nằm lại. Chính xác, ngày nay ngọn núi này có tên là Ararat.

Cuốn Geographia của Ptolemy (1548) nói dãy núi Armenia là vị trí của con tàu. Du khách Nicolas de Nicolay (1558) cũng nói như vậy. (chính xác)

Không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu. Thống kê cho thấy toàn thế giới có khoảng 2.000 “truyền thuyết” như vậy. Dưới đây là phân tích sơ bộ một phần nhỏ trong số này.

Bảng phân tích nội dung các câu chuyện Đại Hồng Thủy khắp toàn cầu (35/~2000). Phần lớn các câu chuyện đều cho biết đại ý rằng: Đại Hồng Thủy là do Thần tạo ra để hủy diệt loài người vì nhân loại thời kỳ đó đã không còn lương tâm đạo đức, không còn xứng làm người. Nhấn vào hình ảnh để phóng lớn.


Báu vật quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ

Ron Wyatt và đằng sau là tàn tích hóa thạch của con tàu Noah “huyền thoại”. Địa điểm tại độ cao 2.000m trên mực nước biển thuộc dãy núi Ararat này đã trở thành Công viên Quốc gia Noah’s Ark – Báu vật quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ

Tờ báo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ: Chính phủ xác nhận: “Đây là tàu Noah”

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận

Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Noah. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ.

Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy là sự thật. Nó đã được công nhận từ 24 năm trước. Nhưng, tại sao sự kiện này bị phớt lờ và hầu như không có phương tiện truyền thông đại chúng nào của thế giới dám nhắc đến? Ai đã buộc họ phải im lặng? Câu hỏi này thực ra còn bí ẩn hơn bản thân con tàu “huyền thoại” ấy.