"Chấm này nối tiếp chấm kia, ngàn vạn chấm thành một đường dài. Phút này nối tiếp phút kia, muôn triệu phút thành một đời sống. Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh." (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận)

Người Kitô hữu dấn thân trong chính trị



A. CHÍNH TRỊ LÀ GÌ?   

1. Qua các thế kỷ, các mối tương quan giữa người tín hữu Chúa Kitô và chính trị đã trải qua như thế nào?

* Các mối liên hệ giữa chính trị và người tín hữu Chúa Kitô, giữa tổ chức cơ chế Quốc Gia và Giáo Hội, qua các thế kỷ và trong các Quốc Gia khác nhau, đã gặp phải những biến chuyển phức tạp trên lãnh vực nguyên tắc, cũng như trong các lãnh vực thực hành cụ thể.

* Phương thức quan niệm và thực hành các mối tương quan đó cần phải lưu tâm đến các bối cảnh lịch sử, xã hội và tôn giáo khác nhau.

* Những dòng suy tư dưới đây đặc biệt được dựa trên các tài liệu của Giáo Hội trong 50 năm cuối cùng vừa qua, nhứt là trên

- Hiến Chế Gaudium et Spes,
- Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo,
-  Bộ Giáo Luật,
- Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội.

2 . Theo đức tin Kitô giáo, mục đích của chính trị là gì?

Chính trị được hiểu như là các động tác đa dạng và khác nhau về kinh tế – xã hội – luật pháp – quản trị – văn hoá. Nguời tín hữu Chúa Kitô chuyên cần trong chính trị phải

a) Đối với con người và xã hội dân sự

- bảo vệ và phát huy các quyền căn bản, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người, phẩm giá và quyền bình đẳng của tất cả;

- thi hành các phận vụ của mình, như là phận vụ phải phục vụ con người và xã hội;

- phát huy các giá trị căn bản và dùng các phương thức chính đáng và thích hợp để thực hiện công ích, công lý và hoà bình;

- xử dụng các đức tính tự nhiên, như những gì nền văn minh cỗ Hy Lạp đã nói lên một cách chính đáng phải có; và đó là bốn đức tính định điểm cho cuộc chung sống nhân loại: đức khôn ngoan, đức công bình, lòng can đảm và đức tính có điều độ.  

b) Đối với công quyền, người tín hữu Chúa Kitô phải

- dùng các phương tiện ngay chính để đạt được, giữ vững và tăng thêm quyền lực công quyền.
- hành xử quyền lực được dân chúng  ủy thác không thiên vị, bè phái và theo phương thức dân chủ.
- tạo mọi điều kiện dễ dàng để thông tin loan báo và để cho dân chúng tham dự một cách dân chủ vào quyền lực Quốc Gia, trong khi vẫn tuân giữ kính trọng nguyên tắc liên đới hỗ tương, nhứt là đối với những người nghèo khổ, yếu kém, thành phần thiểu số.
- thực hiện một nền quản trị trong sáng trong lãnh vực nhân sự và quản trị tài nguyên công cộng, cùng với việc tiêu xài một cách thành thật chính đáng công qủy.
- nhận biết và tồn giữ một cách chính đáng các quyền của phe đối lập.

c) Đối với nhân loại

- phát huy tình liên đới hỗ tương, lợi ích và hoà bình giữa các dân tộc.
- sắp xếp các mối đụng chạm bất hoà bằng đối thoại.
- thực hiện và tăng cường vững mạnh một tổ chức quốc tế, trong tôn trọng các nguyên lý gợi ý cho một thể chế pháp luật thích hợp với trật tự luân lý.
- thực hiện công ích.

3. Công ích có những đòi buộc nào?

a) Công ích

- “được thực hiện thành một tổng thể các điều kiện xã hội cho phép và tạo dễ dàng cho con người, cho gia đình và các tổ chức xã hội trung gian ( gia đình, học đường, hiệp hội, chính đảng, tổ chức công đoàn)  có thể đạt được đầy đủ và nhanh chóng sự triển nở hoàn hảo chính mình (Gaudium et spes ( GS), 26).
- Vì là của tất cả và của mỗi người, nên công ích là và vẫn sẽ là công cộng, bởi vì không thể phân chia và bởi vì chỉ có khi nào là tổng thể của chung, cá nhân cũng như tổ chức xã hội trung gian mới đạt đến được, làm cho công ích phát triển được và gìn giữ bảo vệ được, cả trước viễn ảnh hướng về tương lai” (GS, 164).

b) Công ích

- là lợi ích của tất cả mọi người và của cả con người toàn diện (uomo integrale) (Christifideles laici, 42).

- đòi buộc phải làm sao cho phép con người có thể đạt đến được những những gì cần thiết , để cho con người có được một cuộc sống xứng đáng với con người” (GS, 26).

- có liên hệ đến quan niệm toàn diện về con người và về sự triển nở của con người, theo cả sự giàu có sung mãn mà con người được cấu trúc;

- đòi buộc công cuộc chuyên cần dấn thân của tất cả và của mỗi người, mặc dầu dưới nhiều thể thức và bằng nhiều phương thức khác nhau và bổ túc cho nhau theo hình thức, phận vụ và trách nhiệm.

Công ích là tìm kiếm “ lợi ích cho tất cả và cho mỗi người, bởi vì tất cả hãy chịu trách nhiệm đối với tất cả “( Sollecitudo rei socialis (SRS), 38).Công ích cho con người không thể thực hiện được, tự lập đối với công ích của cộng đồng, mà con người tùy thuộc vào đó.

- cũng bao gồm cả tầm mức kinh tế, mặc dầu không phải chỉ kết thúc vào kinh tế. Công ích gồm có mối đan kết trật tự giữa ba phương diện không thể thiếu của việc phát triển: kinh tê, xã hội và nhân bản.

4. Bao giờ một xã hội được xem chính đáng là dân chủ, theo quan niệm Kitô giáo?

- Khi xã hội được đặt trên một tổ chức Quốc Gia được thiết lập một cách chính danh, trong đó luật pháp ở địa vị tối thượng chớ không phải ý muốn tùy hỷ của những con người hành quyền. Một Quốc Gia như vừa kể đòi buộc phải có

* những cuộc tuyển cử tự do và phổ quát;

* quan niệm chính đáng về phẩm giá con người và phải có những phương thức tiên liệu bảo đảm các quyền của con người;

* nhãn quan và thực hiện hợp lý công ích, như là mục đích và định chuẩn xếp đặt đời sống chính trị:

* sự tham dự đều khắp và cùng đồng trách nhiệm của người dân, ở nhiều tầm mức khác nhau và tùy khả năng khác nhau của các đương sự;

* sự kính trọng quyền tự lập của chính mình và cũng như của người khác, trong các lãnh vực chính trị, văn hoá, kinh tế, tôn giáo.

5. Trong một xã hội dân chủ, chủ thể của quyền lực chính trị là dân chúng, nói một cách tổng quát tất cả dân chúng là chủ nhân quyền tối thượng của Quốc Gia.

Cộng đồng chính trị được thiết lập để phục vụ xã hội dân sự, và nói cho cùng, là để phục vụ con người và các tổ chức xã hội trung gian, thành phần của Quốc Gia.

Bởi đó quyền lực chính trị phải

- bảo đảm trật tự và trôi chảy cho cộng đồng Quốc Gia, bằng cách phát huy công ích.

- tôn trọng nguyến lý ” phụ túc bảo trợ ” ( sussidiarietà ), tức là cơ chế Quốc Gia không được thay thế tự do hoạt động của cá nhân hay tổ chức xã hội trung gian, mà dúng hơn là thiết định lằn mức pháp luật định chế và nâng đỡ trong trường hợp cần thiết.

     – để cho mình được hướng dẫn bởi lề luật luân lý. Đó là lề luật được đặt nền tảng trong Thiên Chúa, Nguyên Lý tiên khởi và Cùng Đích của mọi tạo vật ( ĐTC Gioan XXIII, Pacem in terris, 270).

Chính từ lề luật luân lý đó, mà quyền lực chính trị diễn dịch ra được các đức tính có hiệu lực bắt buộc và đặc tinh luân lý chính danh của các động tác mình, chớ không phải từ các suy tư tùy hỷ và lòng ước muốn của quyền lực.

- nhận biết, kính trọng và phát huy các giá trị và luân lý căn bản của con người.

- phổ biến các lề lluật chính đáng, tức là những luật lệ thích hợp với phẩm giá con người và với tiếng nói của lương tâm chính đáng. Bởi đó người dân không bị lương tâm bắt buộc phải tuân theo các chỉ thị của Chính Quyền, nếu những chỉ thị đó ngược lại các đòi buộc luân lý, ngược lại các quyền căn bản của con người hay ngược lại các huấn dạy Phúc Âm.

- trù hoạch các hình phạt tương xứng với tầm quan trọng của tội phạm, và với mục đích nhằm sửa chữa lại rối loạn do sai lỗi gây nên, bảo đảm trật tự công cộng và an ninh cho con người, góp phần sửa đổi và thu lươm lại cá nhân và đoàn thể tội phạm.

6. Làm thế nào để thực hiện tính cách trần thế trong tổ chức Quốc Gia?

“ Không phải là đặc tính trần thế, mà là băng hoại thành thế tục chủ nghĩa, thái độ thù nghịch mọi sự hiện diện của một đường lối chính trị và văn hoá tôn giáo, một cách cá biệt, chống đối lại mọi biểu tượng tôn giáo trong các tổ chức công cộng.

Cũng vậy, không phải là dấu hiệu đặc tính trần thế lành mạnh thái độ khước từ

- cộng đồng kitô giáo, và một cách cá biệt  khước từ đối với những người chính danh đại diện cho cộng đồng đó,

- quyền được nói lên các vấn đề luân lý mà ngày nay đang kêu gọi đến lương tâm của tất cả mọi người, nhứt là lương tâm của những nhà lập pháp. 
Điều vừa kể không có nghĩa là sự xâm nhập của Giáo Hội vào tác động lập pháp, tác động chuyên biệt và chỉ dành cho Quốc Gia, nhưng đó chỉ là xác định và bênh vực các giá trị cao cả làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa và là để bảo vệ phẩm giá con người.

Những giá trị đó, trước khi là những giá trị Kitô giáo, là những giá trị nhân loại, bởi đó khiến cho Giáo hội không thể dững dưng và im lặng. Giáo Hội có bổn phận tuyên bố một cách cứng rắn chân lý về con người và về số phận của con người ” ( ĐTC Benedictus XVI, Discorso all’Unione Giuristi Cattolici Italiani, 09.12.2005).

B. GIÁO HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

7. Giáo Hội chuyên cần dấn thân vào chính trị như thế nào? 

Giáo Hội, tự bản tính phận vụ tôn giáo của mình, không dấn thân, không đồng hoá mình, không hoà lẫn mình với chính trị, không có liên hệ với một hệ thống hay một đảng phái chính trị nào. Giáo Hội tôn trọng và phát huy đặc tính trần thế lành mạnh và chính đáng của tổ chức Quốc Gia.

Giáo Hội không phải là môt động tác viên chính trị, không phải là một chính đảng, không làm chính trị.

Giáo Hội không có bổn phận nói cho người công giáo biết bỏ phiếu hay không bỏ phiếu cho ai, bởi lẽ mục đích của Giáo Hội là giúp người công giáo đào tạo lương tâm của chính mình theo chân lý của Thiên Chúa.

- Giáo Hội không đưa ra các quyết định thiết thực phải hành xử theo, các chương trình phải thực hiện, các vận động chính trị cần phải phổ biến, các nhân vật cần phải bỏ phiếu cho. Tất cả những gì vừa kể là những thực tại
* “là những điều thuộc về kỷ thuật, mà đối với những vấn đề đó Quyến Huấn Dạy của Giáo Hội không có những phương tiện thích hợp tương ứng, cũng như không có một sứ mạng nào” 8 ĐTC Pio XI, Quadragesimo anno).

* “Giáo Hội kính trọng sự tự lập chinh đáng của trật tự dân chủ và không có danh nghĩa gì để nói lên giải pháp theo luật pháp hay hiến pháp nào” ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Centesimus annus, 47). 

- Giáo hội và cộng đồng chính trị, mặc dầu được thể hiện bằng những cấu trúc thấy được,nhưng là những thực thể khác nhau tự bản tính, do diện mạo cũng như do mục đích nhằm đạt được.

- Mặc dầu mục đích của Giáo Hội và của tổ chức cơ cấu Quốc Gia nằm trên thứ bậc khác nhau và cả hai là là những tổ chức hoàn hảo, bỏi lẽ đều có các phương tiện riêng của mình và độc lập đối với nhau trong lãnh vực hoạt động. Nhưng cả hai đều tác động nhằm lợi ích cho một chủ thể chung: đó là con người.

Bởi đó sự tách rời, khác biệt nhau giữa Giáo Hội và cộng đồng chính trị không loại trừ việc cộng tác với nhau của hai thực thể:

* “Cộng đồng chính trị và Giáo Hội là những thực thể độc lập và tự lập. Cả hai, mặc dầu với danh nghĩa khác nhau, đều nhằm phụ
c vụ ơn gọi của con người và xã hội của chính các con người” ( GS, 6). 
* “Như vậy tính cách độc lập và  tôi thượng của Quốc Gia và Giáo Hội đều được xác nhận, cũng như việc cùng chung nhau cộng tác để thăng tiến con người và công ích cho cộng đồng Quốc Gia. Trong việc theo đuổi mục đích đó, Giáo Hội không giới thiệu mình như chủ thể nhằm quyền lực, cũng không kỳ vọng đặc ân hay ước vọng có được vị thế thuận lợi trong kinh tế và xã hội. Mực đích duy nhứt của Giáo Hội là phục vụ con người, bằng ước vọng, như là lề luật tối thượng để hành xử, vào lời và gương của Chúa Giêsu Kitô, ” đi qua trong khi chúc phúc và chửa lành mọi người ” ( Act 10, 38). Bởi đó Giáo Hội công giáo đòi hỏi được nhìn nhận, do chính bản thể và sứ mạng cá biệt của mình ” ( ĐTC Benedictus XVI, Discorso all’ambasciatore italiano, 04.10.2007). 

8. Chính vì Giáo Hôi nhằm phục vụ mỗi con người và thăng tiến toàn vẹn con người, nên Giáo hội có thể và phải

- rao giảng Phúc Âm về trật tự chính trị ( chính trị ở đây, được hiểu trong giá trị cao đẳng nhứt trong đức khôn ngoan);

- được nhìn nhận luật pháp về căn tính của mình và thưc hiện được những hình thức bền vững các mối tuơng quan và các dụng cụ thích ứng ( các thoả ước chẳng hạn để bảo đảm các mối liên quan một cách hòa hợp;

- phán định các thái độ chính trị, bởi lẽ là những thái độ có lên hệ với tầm mức luân lý. Như vậy Giáo Hội cho mình có quyền nói lên những phán định luân lý của mình trên mọi thực tại con người, mỗi khi điều đó được các  quyền căn bản của con người hay sự cứu rỗi của con người đòi hỏi.

- trợ giúp các tín hữu giáo dân, qua các vị Mục Tử, để dào tạo cho họ có được một lương tâm Kitô giáo chính đáng và để các tín hữu giáo dân làm sống động các thực tại trần thế ( phận sư đó của người tín hữu giáo dân là phận vụ bẩm sinh đối với người tín hữu giáo dân, từ lúc họ được đón nhận phép rửa và phép thêm sức);

- dạy dỗ và soi sáng, như là chính phận vụ của mình, lương tâm các tín hũu, nhứt là đối với nhũng ai dấn thân vào đời sống chính trị, để cho động tác của họ luôn là động tác nhằm phục vụ để thăng tiến toàn vẹn con người và công ích.

- bằng cách diễn tả ra chân lý đã được mac khải cho Giáo Hội có thể và phải phục vụ “ tất cả các thành phần xã hội, bằng cách chiếu sáng trên nền tảng luân lý và thanh tẩy lý trí,trong khi vẫn bảo đảm cho lý trí vẫn còn mở rộng  cho các chân lý cuối cùng và  suy tư thoát xuất từ đức khôn ngoan ” ( ĐTC Benedictus XVi, Discorso ad alcuni ambasciatori, 15.09. 2007);

- “trong chính trị thường phải chọn con đường nào có thể, hay đúng hơn con đường nào tốt đẹp nhứt ( …). Tuy nhiên cần phải có can đảm không nên hội nhập vào mỗi con đường bởi vì theo lý thuyết và kỷ thuật là con đường có thể hành trình được” ( Card. Tarvisio Bertone, Discorso a Cravovia in Polonia, 16.09.2007). 

- ”Hành động trong lãnh vực chính trị để thiết định một trật tự chính đáng cho xã hội không phải là phận sự trực tiếp của Giáo Hội, mà đúng hơn là của các tín hữu giáo dân” (ĐTC Benedictus XVI, Messaggio alla 45° Settimanale Sociale dei Cattolici Italiani, 18.10.2007), tùy theo thẩm quyền của mỗi người và dưới trách nhiệm tự lập của chính mình.  

NGUYỄN HỌC TẬP