Trong bối cảnh của những suy niệm về Thiên Chúa là
con đường, là sự thật và là sự sống, Đức hồng y Monsengwo
Pasinya đề cập đến một số sự kiện bi thảm nhất của thời đại
chúng ta, chẳng hạn như chiến tranh, diệt chủng, bạo lực chính trị, phá thai vàmọi hình
thức thao túng con người. Ngài cũng mời mọi người đừng thờ
ơ trước tình trạng “con người đàn áp và khai thác con người”, và đừng mất cảnh
giác, “cả khi mầu nhiệm tội lỗi ở xa chúng ta”.
“Chúng ta phải bước đi trong ánh sáng. Nói cách khác,
chúng ta phải chọn từ bỏ tội lỗi” và để cho Sự Thật biến đổi
cuộc sống chúng ta qua hành trình hoán cải. Nhận ra Thiên
Chúa chân lý là điều đặc biệt quan trọng đối với con người vốn “không ý thức
về tội lỗi của mình, đối với những người đã mất cảm thức tội
lỗi vì họ không còn đặt ra cho mình những vấn đề về Thiên Chúa nữa”,
và đối với những người chẳng còn tiêu chuẩn đạo đức và
lẫn lộn giữa thiện và ác. Khuynh hướng này có liên
quan đến “sự dửng dưng tôn giáo, vốn cho rằng mọi tôn
giáo đều như nhau, nhưng thực ra khuynh hướng ấy chủ trương một
nền luân lý dễ dãi”.
Đức hồng y cảnh báo rằng các linh mục không
miễn nhiễm với các lỗi này, “vì họ cũng sẽ mắc phải chính những
lỗi đó nếu đời sống thiêng liêng khô khan nguội lạnh”. “Như thế sứ vụ linh mục chỉ
còn là một thứ công vụ và chẳng còn thực sự ý thức về Thiên
Chúa nữa”. ĐHY cũng nêu ra tấm gương của các tông đồ
Phêrô và Giuđa. Tông đồ Phêrô “đã sa ngã vì chính lòng quảng đại của
mình, vì gắn bó với Chúa Kitô; tuy nhiên, sa ngã đó là
do sự khinh suất và liều mình trước nguy hiểm. Nhưng rồi
ngài đã rời ngay nơi phạm tội để than khóc tội mình”. “Đây
là một bài học cho tất cả các linh mục. “Lòng quảng đại không
bảo vệ chúng ta khỏi tội lỗi. Chúng ta phải khôn ngoan, đừng liều
lĩnh tự đưa mình vào nơi có thể sa ngã. Trong bất kỳ tình
huống nào, dù điều gì xảy ra, Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta. Điều sỉ
nhục lớn nhất mà chúng ta dành cho Chúa là nghi
ngờ lòng thương xót của Người, như Giuđa đã làm”.
ĐHY nói: “Sống trong sự thật là sống theo Tám Mối Phúc
Thật. Điều đó có nghĩa là khước từ những dối trá trong lời
nói và hành động của mình. Điều đó có nghĩa là từ chối thói đạo
đức giả khiến chúng ta tỏ ra như những con người khác với
con người thật của mình”. Giáo Hội cũng phải chống lại sự giả trá và
lừa dối, cả nơi chính mình và trong thế giới, và tranh đấu “để cho chân
lý của Tin Mừng Chúa Kitô được biết đến và được sống”.
(VIS, 02-03-2012)
Minh Đức
Nguồn: Hội Đồng Giám Mục Việt Nam